Các Hệ Điều Hành Phổ Biến hiện nay!!!
+3
HaLinh(I92C)
TruongHuuHien(I92C)
kimvan(I92C)
7 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Các Hệ Điều Hành Phổ Biến hiện nay!!!
Một số HĐH phổ biến hiện nay :
• Hệ điều hành mạng UNIX: Đây là hệ điều hành do các nhà khoa học xây dựng và được dùng rất phổ biến trong giới khoa học, giáo dục. Hệ điều hành mạng UNIX là hệ điều hành đa nhiệm, đa người sử dụng, phục vụ cho truyền thông tốt. Nhược điểm của nó là hiện nay có nhiều Version khác nhau, không thống nhất gây khó khǎn cho người sử dụng. Ngoài ra hệ điều hành này khá phức tạp lại đòi hỏi cấu hình máy mạnh (trước đây chạy trên máy mini, gần đây có SCO UNIX chạy trên máy vi tính với cấu hình mạnh).
• Hệ điều hành mạng Windows NT: Đây là hệ điều hành của hãng Microsoft, cũng là hệ điều hành đa nhiệm, đa người sử dụng. Đặc điểm của nó là tương đối dễ sử dụng, hỗ trợ mạnh cho phần mềm WINDOWS. Do hãng Microsoft là hãng phần mềm lớn nhất thế giới hiện nay, hệ điều hành này có khả nǎng sẽ được ngày càng phổ biến rộng rãi. Ngoài ra, Windows NT có thể liên kết tốt với máy chủ Novell Netware. Tuy nhiên, để chạy có hiệu quả, Windows NT cũng đòi hỏi cấu hình máy tương đối mạnh.
• Hệ điều hành mạng Windows for Worrkgroup: Đây là hệ điều hành mạng ngang hàng nhỏ, cho phép một nhóm người làm việc (khoảng 3-4 người) dùng chung ổ đĩa trên máy của nhau, dùng chung máy in nhưng không cho phép chạy chung một ứng dụng. Hệ dễ dàng cài đặt và cũng khá phổ biến.
• Hệ điều hành mạng NetWare của Novell: Đây là hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay ở nước ta và trên thế giới trong thời gian cuối, nó có thể dùng cho các mạng nhỏ (khoảng từ 5-25 máy tính) và cũng có thể dùng cho các mạng lớn gồm hàng trǎm máy tính. Trong những nǎm qua, Novell đã cho ra nhiều phiên bản của Netware: Netware 2.2, 3.11. 4.0 và hiện có 4.1. Netware là một hệ điều hành mạng cục bộ dùng cho các máy vi tính theo chuẩn của IBM hay các máy tính Apple Macintosh, chạy hệ điều hành MS-DOS hoặc OS/2.
• Hệ điều hành này tương đối gọn nhẹ, dễ cài đặt (máy chủ chỉ cần thậm chí AT386) do đó phù hợp với hoàn cảnh trang thiết bị hiện tại của nước ta. Ngoài ra, vì là một phần mềm phổ biến nên Novell Netware được các nhà sản xuất phần mềm khác hỗ trợ (theo nghĩa các phân mềm do các hãng phần mềm lớn trên thế giới làm đều có thể chạy tốt trên hệ điều hành mạng này).
• Hệ điều hành mạng UNIX: Đây là hệ điều hành do các nhà khoa học xây dựng và được dùng rất phổ biến trong giới khoa học, giáo dục. Hệ điều hành mạng UNIX là hệ điều hành đa nhiệm, đa người sử dụng, phục vụ cho truyền thông tốt. Nhược điểm của nó là hiện nay có nhiều Version khác nhau, không thống nhất gây khó khǎn cho người sử dụng. Ngoài ra hệ điều hành này khá phức tạp lại đòi hỏi cấu hình máy mạnh (trước đây chạy trên máy mini, gần đây có SCO UNIX chạy trên máy vi tính với cấu hình mạnh).
• Hệ điều hành mạng Windows NT: Đây là hệ điều hành của hãng Microsoft, cũng là hệ điều hành đa nhiệm, đa người sử dụng. Đặc điểm của nó là tương đối dễ sử dụng, hỗ trợ mạnh cho phần mềm WINDOWS. Do hãng Microsoft là hãng phần mềm lớn nhất thế giới hiện nay, hệ điều hành này có khả nǎng sẽ được ngày càng phổ biến rộng rãi. Ngoài ra, Windows NT có thể liên kết tốt với máy chủ Novell Netware. Tuy nhiên, để chạy có hiệu quả, Windows NT cũng đòi hỏi cấu hình máy tương đối mạnh.
• Hệ điều hành mạng Windows for Worrkgroup: Đây là hệ điều hành mạng ngang hàng nhỏ, cho phép một nhóm người làm việc (khoảng 3-4 người) dùng chung ổ đĩa trên máy của nhau, dùng chung máy in nhưng không cho phép chạy chung một ứng dụng. Hệ dễ dàng cài đặt và cũng khá phổ biến.
• Hệ điều hành mạng NetWare của Novell: Đây là hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay ở nước ta và trên thế giới trong thời gian cuối, nó có thể dùng cho các mạng nhỏ (khoảng từ 5-25 máy tính) và cũng có thể dùng cho các mạng lớn gồm hàng trǎm máy tính. Trong những nǎm qua, Novell đã cho ra nhiều phiên bản của Netware: Netware 2.2, 3.11. 4.0 và hiện có 4.1. Netware là một hệ điều hành mạng cục bộ dùng cho các máy vi tính theo chuẩn của IBM hay các máy tính Apple Macintosh, chạy hệ điều hành MS-DOS hoặc OS/2.
• Hệ điều hành này tương đối gọn nhẹ, dễ cài đặt (máy chủ chỉ cần thậm chí AT386) do đó phù hợp với hoàn cảnh trang thiết bị hiện tại của nước ta. Ngoài ra, vì là một phần mềm phổ biến nên Novell Netware được các nhà sản xuất phần mềm khác hỗ trợ (theo nghĩa các phân mềm do các hãng phần mềm lớn trên thế giới làm đều có thể chạy tốt trên hệ điều hành mạng này).
kimvan(I92C)- Tổng số bài gửi : 32
Join date : 14/09/2010
Age : 37
Đến từ : Viet Nam
Re: Các Hệ Điều Hành Phổ Biến hiện nay!!!
Theo mình bít nếu phân loại cách HĐH phổ biến hiên nay thì chia ra làm 2 phần .
1 là dành cho máy tính cá nhân, máy trạm :
Gồm Windows xp, vista, 7 của MS
Mac của Apple
Cái OS mã nguồn mở của cộng động mã nguồn mở.
2 dành cho server :
Windows 2000 , 2003, 2008 của MS
Asianux Server 3 là được phát triển từ nhân Linux với sự đóng góp của các hãng phần mềm lớn tại châu Á như Hồng Kỳ Linux (Trung Quốc), Miracle Linux (Nhật Bản), HaanSoft (Hàn Quốc) và VietSoftware (Việt Nam).
HP-UX 11iv3 của HP
Ngoài ra còn có HĐH MultiPoint Server 2010 là một HĐH cho hàng chục máy tính do MS phát triển.
1 là dành cho máy tính cá nhân, máy trạm :
Gồm Windows xp, vista, 7 của MS
Mac của Apple
Cái OS mã nguồn mở của cộng động mã nguồn mở.
2 dành cho server :
Windows 2000 , 2003, 2008 của MS
Asianux Server 3 là được phát triển từ nhân Linux với sự đóng góp của các hãng phần mềm lớn tại châu Á như Hồng Kỳ Linux (Trung Quốc), Miracle Linux (Nhật Bản), HaanSoft (Hàn Quốc) và VietSoftware (Việt Nam).
HP-UX 11iv3 của HP
Ngoài ra còn có HĐH MultiPoint Server 2010 là một HĐH cho hàng chục máy tính do MS phát triển.
TruongHuuHien(I92C)- Tổng số bài gửi : 76
Join date : 13/09/2010
Age : 36
Đến từ : HCM City
Re: Các Hệ Điều Hành Phổ Biến hiện nay!!!
hj thanks ban da cung cap them thong tin nhá!
kimvan(I92C)- Tổng số bài gửi : 32
Join date : 14/09/2010
Age : 37
Đến từ : Viet Nam
Re: Các Hệ Điều Hành Phổ Biến hiện nay!!!
Vừa rồi mình cũng có tham khảo một số bài viết về các hệ điều hành trực tuyến nên chia sẽ lên đây để các bạn có thêm thông tin. Mình thấy hệ điều hành trực tuyến rất tiện lợi và cơ động vì bạn có thể làm việc với các chương trình và dữ liệu của mình ở bất cứ nơi nào có internet như : EYE, G.H.O.S.T, iCloud. Hình như mọi người thích xài G.H.O.S.T hơn hehe
HaLinh(I92C)- Tổng số bài gửi : 24
Join date : 14/09/2010
Re: Các Hệ Điều Hành Phổ Biến hiện nay!!!
Nghề lập trình là nghề rất danh giá trên Thế Giới, nhưng lập trình bằng ngôn ngữ nào là hiếm tại VN? Có ai biết Cobol không? Có ai biết AS400 không? Và có ai đã từng thử OS AIX không?
Còn nữa, hình như các bạn nhìn còn thiếu, hầu hết khi nói đến OS là mọi người nghĩ đến máy vi tính. Tổng số lượng OS chạy trên mobi đang chiếm nhiều hơn tổng số lượng OS chạy trên máy tính đấy các bạn ạ!
Còn nữa, hình như các bạn nhìn còn thiếu, hầu hết khi nói đến OS là mọi người nghĩ đến máy vi tính. Tổng số lượng OS chạy trên mobi đang chiếm nhiều hơn tổng số lượng OS chạy trên máy tính đấy các bạn ạ!
PhamVanNam(I92C)- Tổng số bài gửi : 35
Join date : 13/09/2010
Đến từ : Ho Chi Minh
Re: Các Hệ Điều Hành Phổ Biến hiện nay!!!
- Tất nhiên rùi, mỗi người thích 1 cái máy dt để liên lạc sử lý, gọn nhẹ hơn là 1 cái PC to đùng hoặc laptop còng kền. Tương lai thế hệ phần mền sẽ ra nhiều và chuyên về dt. Còn ứng dụng ở VN thì còn xa vời 20 năm nữa chắc gì có thể thấy hết sự thuận tiện của cái HĐH mang lại trong cuộc sống.PhamVanNam(I92C) đã viết:Nghề lập trình là nghề rất danh giá trên Thế Giới, nhưng lập trình bằng ngôn ngữ nào là hiếm tại VN? Có ai biết Cobol không? Có ai biết AS400 không? Và có ai đã từng thử OS AIX không?
Còn nữa, hình như các bạn nhìn còn thiếu, hầu hết khi nói đến OS là mọi người nghĩ đến máy vi tính. Tổng số lượng OS chạy trên mobi đang chiếm nhiều hơn tổng số lượng OS chạy trên máy tính đấy các bạn ạ!
luonghuytai(I92C)- Tổng số bài gửi : 78
Join date : 13/09/2010
Re: Các Hệ Điều Hành Phổ Biến hiện nay!!!
Ngoài ra có 1 HĐH của Apple củng ko kém (tên gọi chung là: Macintosh"):
- Hệ điều hành cho các user client cuả Apple gồm:
Mac OS 8.X, OS 9 (tương đương Win 98)
Mac OSX 10.1.X (từ OS 10 trở đi Apple thêm X la "MacOSX")
Mac OSX 10.3.X (Apple có tên gọi la Panther OS)
Mac OSX 10.4.X (Apple có tên gọi la Tiger OS)
Mac OSX 10.5.X (Apple có tên gọi la Leopard OS) tương đương với Window Vista cuả Microsoft
Mac OSX 10.6.4 (Apple có tên gọi la Snow Leopard OS, "con Báo tuyết") tương đương với Window 7 là HDH mới nhất của Apple hiện nay!
- Hệ điều hành cho các Server cuả Apple gồm:
MacOSX Tiger Server (10.4), MacOSX Leopard Server (10.5),MacOSX Snow Leopard Server (10.6), Apple luôn luôn phát hành đồng thời 2 phiên bản cùng lúc cho client và Server.
Hiện tai HDH Apple được đánh giá là một trong những HDH có tính ổn đinh cao, giao diện đồ họa...và hầu như rất rất ít bị virus, thuộc bật nhất hiện nay. Ở VN thì chưa có phổ biến, chủ yếu được sử dụng ở các cty nước ngoài chi nhánh VN, cty thiết kế, quảng cáo, truyền hình làm film...
Hiện tại tui thấy trên thởi sự tổng thống Mỹ Obama, Putin (Nga) đang sử dụng Apple (MacBook Pro)
- Hệ điều hành cho các user client cuả Apple gồm:
Mac OS 8.X, OS 9 (tương đương Win 98)
Mac OSX 10.1.X (từ OS 10 trở đi Apple thêm X la "MacOSX")
Mac OSX 10.3.X (Apple có tên gọi la Panther OS)
Mac OSX 10.4.X (Apple có tên gọi la Tiger OS)
Mac OSX 10.5.X (Apple có tên gọi la Leopard OS) tương đương với Window Vista cuả Microsoft
Mac OSX 10.6.4 (Apple có tên gọi la Snow Leopard OS, "con Báo tuyết") tương đương với Window 7 là HDH mới nhất của Apple hiện nay!
- Hệ điều hành cho các Server cuả Apple gồm:
MacOSX Tiger Server (10.4), MacOSX Leopard Server (10.5),MacOSX Snow Leopard Server (10.6), Apple luôn luôn phát hành đồng thời 2 phiên bản cùng lúc cho client và Server.
Hiện tai HDH Apple được đánh giá là một trong những HDH có tính ổn đinh cao, giao diện đồ họa...và hầu như rất rất ít bị virus, thuộc bật nhất hiện nay. Ở VN thì chưa có phổ biến, chủ yếu được sử dụng ở các cty nước ngoài chi nhánh VN, cty thiết kế, quảng cáo, truyền hình làm film...
Hiện tại tui thấy trên thởi sự tổng thống Mỹ Obama, Putin (Nga) đang sử dụng Apple (MacBook Pro)
HoTaHuy(I92C)- Tổng số bài gửi : 43
Join date : 14/09/2010
Đến từ : HCMC
Re: Các Hệ Điều Hành Phổ Biến hiện nay!!!
Riêng mình nghĩ thì trong tương lại, ý tưởng về điện toán đám mây hệ điều hành đám mây sẽ chiếm ưu thế. Cụ thể là google, họ đã phát triển các ứng dụng điện toán đám mây và hệ điều hành đám mây dựa trên nền web. Và bước đầu mình cảm nhận nó khá là tốt nếu trong tương lai, việc kết nối với internet 24/24 là hiện thực thì tiện lợi và hiệu quả của lý thuyết này ko còn gì tuyệt hơn. Nó giúp chúng ta có được một môi trường không có virus, ứng dụng chạy rất nhẹ,hệ thống dữ liệu tập trung hiệu quả... và nhiều ưu điểm khác. Gửi cho các bạn tham khảo một số thông tin :
Điện toán đám mây và xu thế hệ điều hành Web
(Tin học Đời sống) Từ đầu năm 2008 đến nay, điện toán đám mây và khái niệm hệ điều hành web bắt đầu được nhắc đến như một xu thế tất yếu của tương lai ngành công nghiệp điện toán. Bài viết này giới thiệu lý thuyết cơ bản của điện toán đám mây, mô hình hoạt động và xu thế hệ điều hành Web.
Điện toán đám mây là gì?
Đám mây (cloud) là biểu tượng tượng trưng cho Internet và thường được sử dụng trong các mô hình, sơ đồ mạng máy tính. Do đó, điện toán đám mây được hiểu như cách thức áp dụng các kỹ thuật điện toán dựa trên Internet. Cụ thể hơn, đó là một mô hình mà mọi thông tin đều được lưu trữ, tính toán, xử lý trong các máy chủ đặt trên Internet. Người sử dụng có thể làm việc với các thông tin đó mà không cần phải hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật và hạ tầng cơ sở của đám mây.
Với cách thức lưu trữ và xử lý thông tin như vậy, người sử dụng có thể dễ dàng truy cập vào đám mây chỉ với một ứng dụng có khả năng truy nhập Internet và từ bất kỳ thiết bị nào, bao gồm máy tính, thiết bị cầm tay, di động, thiết bị giải trí... Ví dụ rõ ràng nhất về ứng dụng thực tế đang được sử dụng rộng rãi, đại diện cho một ứng dụng trong mô hình điện toán đám mây, là dịch vụ thư điện tử trực tuyến được cung cấp bởi nhiều hãng lớn như Hotmail của Microsoft, Yahoo Mail của Yahoo, Gmail của Google... Với dịch vụ này, người sử dụng chỉ cần trình duyệt web cùng tài khoản cá nhân đã được đăng ký là có thể thực hiện trao đổi, giao dịch thư điện tử mà không cần quan tâm đến vấn đề kỹ thuật, phần mềm, hạ tầng do điều đó được đảm bảo bởi các nhà cung cấp dịch vụ, mà cụ thể ở đây là Microsoft, Yahoo, Google...
Sự khác biệt giữa điện toán đám mây và điện toán truyền thống
Trong mô hình điện toán truyền thống, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ xây dựng riêng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để tự cung cấp các dịch vụ cho các hoạt động thông tin đặc thù của mình. Với mô hình này, mọi thông tin sẽ được lưu trữ, xử lý nội bộ và họ sẽ trả tiền để triển khai, duy trì cơ sở hạ tầng đó (mua thiết bị phần cứng, phần mềm chuyên dụng, trả lương cho bộ phận điều hành...).
Khác với mô hình điện toán truyền thống, điện toán đám mây lưu trữ và xử lý toàn bộ thông tin trong đám mây Internet. Mọi công nghệ, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cũng như chi phí triển khai trong đám mây sẽ do nhà cung cấp đảm bảo xây dựng và duy trì. Do đó, thay vì phải đầu tư từ đầu rất nhiều tiền cho chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng riêng, các cá nhân, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sẽ chỉ phải trả số tiền vừa đủ theo nhu cầu sử dụng của mình (pay-for-what-you-use). Như vậy, mô hình này có rất nhiều lợi ích như sử dụng hợp lý nguồn vốn, điều hòa chi tiêu tính toán theo thực tế sử dụng, luôn hưởng năng suất tính toán theo cam kết của nhà cung cấp dịch vụ, tận dụng được sức mạnh của Internet và các siêu máy tính, giảm cơ bản trách nhiệm quản lý hệ thống CNTT nội bộ.
Xu thế hệ điều hành Web
Thực tế, khi nói đến Internet, đa phần mọi người sẽ nghĩ đến Web vì đây là công cụ dễ dàng nhất để người sử dụng có thể tiếp xúc với thế giới Internet hằng ngày. Với ưu thế tuyệt đối đó của Web cùng với sự phát triển mạnh của các công nghệ liên quan, các nhà phát triển chắc chắn sẽ chọn Web và trình duyệt là công cụ chính để người sử dụng tiếp cận với điện toán đám mây. Từ đó, khái niệm hệ điều hành Web (WebOS) ra đời và trở thành hướng phát triển mới của điện toán đám mây nói chung và hệ điều hành nói riêng.
Hệ điều hành Web là nền tảng cung cấp môi trường cài đặt, sử dụng các ứng dụng tính toán thông tin trong môi trường điện toán đám mây thông qua các công nghệ Web.
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của Internet (số lượng người sử dụng, băng thông lớn, số lượng, chất lượng dịch vụ...), điện toán đám mây đang được cho là một xu thế tất yếu của ngành công nghiệp điện toán. Tuy nhiên, điều này có nhanh chóng trở thành hiện thực và được các cá nhân, doanh nghiệp chấp nhận hay không còn phụ thuộc vào công nghệ và nhiều yếu tố khác. Trong đó, an ninh thông tin là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
An ninh thông tin với điện toán đám mây
Sau khi phân tích đầy đủ chức năng và yêu cầu đối với mô hình điện toán đám mây cũng như xu thế phát triển dựa trên nền tảng Web của nó, Bkis nhận thấy các nguy cơ an ninh đối với mô hình này không những không giảm đi mà còn tiềm ẩn thêm nhiều vấn đề. Bởi lẽ, ngoài những vấn đề an ninh đối với riêng mô hình tiên tiến này, các nguy cơ từ mô hình điện toán truyền thống như virus, ăn cắp thông tin, lừa đảo trực tuyến... vẫn còn nguyên.
Mất an toàn thông tin là nguy cơ hàng đầu
Như đã phân tích, sự khác biệt lớn giữa điện toán đám mây so với điện toán truyền thống là thông tin được đặt trên đám mây, người sử dụng sẽ truy nhập và làm việc với thông tin khi cần thiết. Điều này cũng giống như cách thức gửi tiền trong ngân hàng và khách hàng có thể rút tiền khi cần. Việc gửi tiền trong ngân hàng ngày nay là một trong những giải pháp được tin cậy nhất, bởi vậy, thông tin trên đám mây có vẻ như an toàn.
Tuy nhiên, không giống như lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thông tin của người sử dụng cá nhân cũng như của doanh nghiệp, tổ chức lại có mức độ riêng tư rất cao. Đặc biệt, những thông tin đó không được phép lộ ra nếu chúng là bí mật công nghệ, bí mật tài chính hoặc thậm chí là bí mật quốc gia.
Trong điện toán truyền thống, các doanh nghiệp còn phải tìm đủ mọi giải pháp chỉ để đảm bảo an toàn cho những thông tin đặt ngay trên hạ tầng thiết bị của chính mình, thì rất khó để họ tin tưởng giao lại thông tin khi mà họ không biết nó được đặt chính xác ở đâu và lại được quản lý bởi những người không quen biết theo mô hình đám mây. Vì vậy, mất an toàn thông tin luôn là nguy cơ được quan tâm đặc biệt nhất.
Nguy cơ virus vẫn còn nguyên
Do khả năng phá hoại và lây lan nhanh, virus máy tính là một trong những nguy cơ lớn khi nhắc đến các vấn đề an ninh thông tin. Việc tập trung hóa thông tin trong đám mây có thể rút ngắn thời gian và tiết kiệm tiền bạc trong việc diệt virus, song nguy cơ và ảnh hưởng của virus sẽ không thay đổi thậm chí còn nguy hiểm hơn bởi một số lý do sau:
* Dù trong bất cứ mô hình nào, mục đích phá hoại của những kẻ viết ra virus là không thay đổi. Do đó, virus vẫn sẽ thực hiện các hành vi phá hoại, lừa đảo... Các biến thể virus mới thích nghi với môi trường hoạt động của điện toán đám mây sẽ nhanh chóng xuất hiện.
* Người sử dụng vẫn có nhu cầu trao đổi thông tin, sao chép tài liệu, nhu cầu sử dụng thiết bị lưu trữ di động... Ngoài ra, phần mềm và lỗ hổng phần mềm vẫn sẽ tồn tại dù trên bất cứ môi trường nào. Điều này cho thấy các nguy cơ lây lan virus vẫn không thay đổi.
* Việc tập trung hóa dữ liệu tại các máy chủ trong đám mây còn giúp cho virus lây lan với tốc độ nhanh hơn và khả năng phá hoại sẽ mạnh hơn.
Lừa đảo trực tuyến và các lỗ hổng Web
Hiện nay, đa phần người sử dụng Internet vẫn chưa nhận thức đầy đủ về an ninh thông tin. Do đó, lừa đảo trực tuyến là một nguy cơ an ninh lớn và thường bị hacker sử dụng để chiếm đoạt thông tin một cách bất hợp pháp. Trong tháng 9/2009, lần lượt các hãng lớn như Microsoft, Google, Yahoo đều lên tiếng xác nhận một lượng lớn người sử dụng dịch vụ thư điện tử trực tuyến của họ bị lừa lấy mất tài khoản, đặc biệt là dịch vụ Hotmail của Microsoft với khoảng 20.000 tài khoản bị đánh cắp mật khẩu. Đây là ví dụ rõ ràng nhất về nguy cơ lừa đảo trực tuyến đối với dịch vụ thư điện tử - một dạng của mô hình điện toán đám mây.
Với xu thế ngày càng phổ biến của hệ điều hành Web thì các dịch vụ, phần mềm dựa Web chắc chắn sẽ nhiều hơn. Do đó, các đợt tấn công vào nền tảng Web như SQL Injection, XSS… sẽ tăng nhanh và trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều.
Ngoài ra, các hệ thống mạng máy tính ma (botnet) cùng các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (Denial of Service) xuất hiện ngày càng nhiều cũng đặt ra các vấn đề an ninh vô cùng phức tạp cho mô hình điện toán đám mây.
Chưa đáp ứng đầy đủ tính sẵn sàng
Trong thời gian gần đây, dịch vụ thư điện tử trực tuyến Gmail của Google liên tục gặp trục trặc khiến cho người sử dụng không thể giao dịch và trao đổi liên lạc trong nhiều giờ. Ví dụ thực tế này cho thấy, chỉ một dịch vụ khi gặp phải vấn đề đã ảnh hưởng rất lớn đến công việc của người sử dụng thì mô hình điện toán với rất nhiều các dịch vụ phức tạp liệu có đảm bảo được khả năng sẵn sàng cho nhu cầu thông tin mọi lúc mọi nơi?
Về lý thuyết, điện toán đám mây có thể đem lại cho các cá nhân và doanh nghiệp nhiều lợi ích, nhưng bên cạnh đó luôn là các nguy cơ mất an ninh thông tin từ mô hình này. Để mô hình điện toán đám mây trở nên thực tế, các nhà cung cấp và phát triển phải chứng minh được với khách hàng rằng họ có thể giải quyết triệt để những nguy cơ an ninh, vốn chưa được đảm bảo, cũng như tạo lòng tin vững chắc vào khả năng giữ an toàn tuyệt đối thông tin sẽ được lưu trữ và xử lý trong đám mây Internet.
Liệu mọi nguy cơ an ninh sẽ được loại bỏ và điện toán đám mây có thể thay thế hoàn toàn điện toán truyền thống? Câu trả lời vẫn nằm ở... tương lai. Còn hiện tại, với những lo ngại về an ninh thông tin, các doanh nghiệp lớn vẫn sẽ trả lời không với mô hình điện toán tiên tiến này.
Trích dẫn:
Hiện nay, mô hình điện toán đám mây, vẫn đang được nghiên cứu và phát triển, được cho là có thể cung cấp ba loại dịch vụ đáp ứng nhu cầu của nhiều người sử dụng:
· Infrastructure as a service (Iaas): dịch vụ này cung cấp cơ sở hạ tầng điện toán cho đối tượng khách hàng là các nhà quản trị hệ thống. Với dịch vụ này, các nhà quản trị có thể truy nhập, điều khiển cấu hình hệ thống như cách mà họ vẫn làm với các hệ thống nội bộ, chỉ khác là hệ thống này đặt trên đám mây và mọi thao tác của họ đều thực hiện qua mạng Internet. Hiện nay, hãng Amazon đang cung cấp dịch vụ này.
· Platform as a service (Paas): dịch vụ này cung cấp nền tảng và giải pháp công nghệ của điện toán đám mây. Các nhà cung cấp dịch vụ Paas sẽ đưa các thông tin về nền tảng hạ tầng công nghệ của họ cùng cách thức sử dụng và giao tiếp (API) cho các lập trình viên. Từ đó, các hãng thứ ba sẽ phát triển và cung cấp các ứng dụng khác nhau trên nền tảng đám mây một cách dễ dàng hơn. Google App của Goole và Window Azure đối với loại hình dịch vụ này
. Software as a service (Saas): đây là dịch vụ cung cấp các giải pháp phần mềm. Người sử dụng thay vì phải mua và cài đặt phần mềm chuyện dụng trên máy tính cá nhân, họ sẽ sử dụng phần mềm đặt trên Internet và trả phí sử dụng. Dịch vụ thư điện tử trực tuyến như đã nói ở trên là một ví dụ cụ thể. Thực tế, Saas chính là dịch vụ quan trọng nhất vì nó thể hiện khả năng của điện toán đám mây đối với việc xử lý thông tin. Một khi các phần mềm được cung cấp trong đám mây có khả năng xử lý được mọi yêu cầu về thông tin của khách hàng thì điện toán đám mây hoàn toàn có thể thay thế được điện toán truyền thống trong khả năng xử lý thông tin. của Microsoft là hai giải pháp lớn nhất hiện nay
Điện toán đám mây và xu thế hệ điều hành Web
(Tin học Đời sống) Từ đầu năm 2008 đến nay, điện toán đám mây và khái niệm hệ điều hành web bắt đầu được nhắc đến như một xu thế tất yếu của tương lai ngành công nghiệp điện toán. Bài viết này giới thiệu lý thuyết cơ bản của điện toán đám mây, mô hình hoạt động và xu thế hệ điều hành Web.
Điện toán đám mây là gì?
Đám mây (cloud) là biểu tượng tượng trưng cho Internet và thường được sử dụng trong các mô hình, sơ đồ mạng máy tính. Do đó, điện toán đám mây được hiểu như cách thức áp dụng các kỹ thuật điện toán dựa trên Internet. Cụ thể hơn, đó là một mô hình mà mọi thông tin đều được lưu trữ, tính toán, xử lý trong các máy chủ đặt trên Internet. Người sử dụng có thể làm việc với các thông tin đó mà không cần phải hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật và hạ tầng cơ sở của đám mây.
Với cách thức lưu trữ và xử lý thông tin như vậy, người sử dụng có thể dễ dàng truy cập vào đám mây chỉ với một ứng dụng có khả năng truy nhập Internet và từ bất kỳ thiết bị nào, bao gồm máy tính, thiết bị cầm tay, di động, thiết bị giải trí... Ví dụ rõ ràng nhất về ứng dụng thực tế đang được sử dụng rộng rãi, đại diện cho một ứng dụng trong mô hình điện toán đám mây, là dịch vụ thư điện tử trực tuyến được cung cấp bởi nhiều hãng lớn như Hotmail của Microsoft, Yahoo Mail của Yahoo, Gmail của Google... Với dịch vụ này, người sử dụng chỉ cần trình duyệt web cùng tài khoản cá nhân đã được đăng ký là có thể thực hiện trao đổi, giao dịch thư điện tử mà không cần quan tâm đến vấn đề kỹ thuật, phần mềm, hạ tầng do điều đó được đảm bảo bởi các nhà cung cấp dịch vụ, mà cụ thể ở đây là Microsoft, Yahoo, Google...
Sự khác biệt giữa điện toán đám mây và điện toán truyền thống
Trong mô hình điện toán truyền thống, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ xây dựng riêng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để tự cung cấp các dịch vụ cho các hoạt động thông tin đặc thù của mình. Với mô hình này, mọi thông tin sẽ được lưu trữ, xử lý nội bộ và họ sẽ trả tiền để triển khai, duy trì cơ sở hạ tầng đó (mua thiết bị phần cứng, phần mềm chuyên dụng, trả lương cho bộ phận điều hành...).
Khác với mô hình điện toán truyền thống, điện toán đám mây lưu trữ và xử lý toàn bộ thông tin trong đám mây Internet. Mọi công nghệ, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cũng như chi phí triển khai trong đám mây sẽ do nhà cung cấp đảm bảo xây dựng và duy trì. Do đó, thay vì phải đầu tư từ đầu rất nhiều tiền cho chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng riêng, các cá nhân, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sẽ chỉ phải trả số tiền vừa đủ theo nhu cầu sử dụng của mình (pay-for-what-you-use). Như vậy, mô hình này có rất nhiều lợi ích như sử dụng hợp lý nguồn vốn, điều hòa chi tiêu tính toán theo thực tế sử dụng, luôn hưởng năng suất tính toán theo cam kết của nhà cung cấp dịch vụ, tận dụng được sức mạnh của Internet và các siêu máy tính, giảm cơ bản trách nhiệm quản lý hệ thống CNTT nội bộ.
Xu thế hệ điều hành Web
Thực tế, khi nói đến Internet, đa phần mọi người sẽ nghĩ đến Web vì đây là công cụ dễ dàng nhất để người sử dụng có thể tiếp xúc với thế giới Internet hằng ngày. Với ưu thế tuyệt đối đó của Web cùng với sự phát triển mạnh của các công nghệ liên quan, các nhà phát triển chắc chắn sẽ chọn Web và trình duyệt là công cụ chính để người sử dụng tiếp cận với điện toán đám mây. Từ đó, khái niệm hệ điều hành Web (WebOS) ra đời và trở thành hướng phát triển mới của điện toán đám mây nói chung và hệ điều hành nói riêng.
Hệ điều hành Web là nền tảng cung cấp môi trường cài đặt, sử dụng các ứng dụng tính toán thông tin trong môi trường điện toán đám mây thông qua các công nghệ Web.
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của Internet (số lượng người sử dụng, băng thông lớn, số lượng, chất lượng dịch vụ...), điện toán đám mây đang được cho là một xu thế tất yếu của ngành công nghiệp điện toán. Tuy nhiên, điều này có nhanh chóng trở thành hiện thực và được các cá nhân, doanh nghiệp chấp nhận hay không còn phụ thuộc vào công nghệ và nhiều yếu tố khác. Trong đó, an ninh thông tin là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
An ninh thông tin với điện toán đám mây
Sau khi phân tích đầy đủ chức năng và yêu cầu đối với mô hình điện toán đám mây cũng như xu thế phát triển dựa trên nền tảng Web của nó, Bkis nhận thấy các nguy cơ an ninh đối với mô hình này không những không giảm đi mà còn tiềm ẩn thêm nhiều vấn đề. Bởi lẽ, ngoài những vấn đề an ninh đối với riêng mô hình tiên tiến này, các nguy cơ từ mô hình điện toán truyền thống như virus, ăn cắp thông tin, lừa đảo trực tuyến... vẫn còn nguyên.
Mất an toàn thông tin là nguy cơ hàng đầu
Như đã phân tích, sự khác biệt lớn giữa điện toán đám mây so với điện toán truyền thống là thông tin được đặt trên đám mây, người sử dụng sẽ truy nhập và làm việc với thông tin khi cần thiết. Điều này cũng giống như cách thức gửi tiền trong ngân hàng và khách hàng có thể rút tiền khi cần. Việc gửi tiền trong ngân hàng ngày nay là một trong những giải pháp được tin cậy nhất, bởi vậy, thông tin trên đám mây có vẻ như an toàn.
Tuy nhiên, không giống như lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thông tin của người sử dụng cá nhân cũng như của doanh nghiệp, tổ chức lại có mức độ riêng tư rất cao. Đặc biệt, những thông tin đó không được phép lộ ra nếu chúng là bí mật công nghệ, bí mật tài chính hoặc thậm chí là bí mật quốc gia.
Trong điện toán truyền thống, các doanh nghiệp còn phải tìm đủ mọi giải pháp chỉ để đảm bảo an toàn cho những thông tin đặt ngay trên hạ tầng thiết bị của chính mình, thì rất khó để họ tin tưởng giao lại thông tin khi mà họ không biết nó được đặt chính xác ở đâu và lại được quản lý bởi những người không quen biết theo mô hình đám mây. Vì vậy, mất an toàn thông tin luôn là nguy cơ được quan tâm đặc biệt nhất.
Nguy cơ virus vẫn còn nguyên
Do khả năng phá hoại và lây lan nhanh, virus máy tính là một trong những nguy cơ lớn khi nhắc đến các vấn đề an ninh thông tin. Việc tập trung hóa thông tin trong đám mây có thể rút ngắn thời gian và tiết kiệm tiền bạc trong việc diệt virus, song nguy cơ và ảnh hưởng của virus sẽ không thay đổi thậm chí còn nguy hiểm hơn bởi một số lý do sau:
* Dù trong bất cứ mô hình nào, mục đích phá hoại của những kẻ viết ra virus là không thay đổi. Do đó, virus vẫn sẽ thực hiện các hành vi phá hoại, lừa đảo... Các biến thể virus mới thích nghi với môi trường hoạt động của điện toán đám mây sẽ nhanh chóng xuất hiện.
* Người sử dụng vẫn có nhu cầu trao đổi thông tin, sao chép tài liệu, nhu cầu sử dụng thiết bị lưu trữ di động... Ngoài ra, phần mềm và lỗ hổng phần mềm vẫn sẽ tồn tại dù trên bất cứ môi trường nào. Điều này cho thấy các nguy cơ lây lan virus vẫn không thay đổi.
* Việc tập trung hóa dữ liệu tại các máy chủ trong đám mây còn giúp cho virus lây lan với tốc độ nhanh hơn và khả năng phá hoại sẽ mạnh hơn.
Lừa đảo trực tuyến và các lỗ hổng Web
Hiện nay, đa phần người sử dụng Internet vẫn chưa nhận thức đầy đủ về an ninh thông tin. Do đó, lừa đảo trực tuyến là một nguy cơ an ninh lớn và thường bị hacker sử dụng để chiếm đoạt thông tin một cách bất hợp pháp. Trong tháng 9/2009, lần lượt các hãng lớn như Microsoft, Google, Yahoo đều lên tiếng xác nhận một lượng lớn người sử dụng dịch vụ thư điện tử trực tuyến của họ bị lừa lấy mất tài khoản, đặc biệt là dịch vụ Hotmail của Microsoft với khoảng 20.000 tài khoản bị đánh cắp mật khẩu. Đây là ví dụ rõ ràng nhất về nguy cơ lừa đảo trực tuyến đối với dịch vụ thư điện tử - một dạng của mô hình điện toán đám mây.
Với xu thế ngày càng phổ biến của hệ điều hành Web thì các dịch vụ, phần mềm dựa Web chắc chắn sẽ nhiều hơn. Do đó, các đợt tấn công vào nền tảng Web như SQL Injection, XSS… sẽ tăng nhanh và trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều.
Ngoài ra, các hệ thống mạng máy tính ma (botnet) cùng các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (Denial of Service) xuất hiện ngày càng nhiều cũng đặt ra các vấn đề an ninh vô cùng phức tạp cho mô hình điện toán đám mây.
Chưa đáp ứng đầy đủ tính sẵn sàng
Trong thời gian gần đây, dịch vụ thư điện tử trực tuyến Gmail của Google liên tục gặp trục trặc khiến cho người sử dụng không thể giao dịch và trao đổi liên lạc trong nhiều giờ. Ví dụ thực tế này cho thấy, chỉ một dịch vụ khi gặp phải vấn đề đã ảnh hưởng rất lớn đến công việc của người sử dụng thì mô hình điện toán với rất nhiều các dịch vụ phức tạp liệu có đảm bảo được khả năng sẵn sàng cho nhu cầu thông tin mọi lúc mọi nơi?
Về lý thuyết, điện toán đám mây có thể đem lại cho các cá nhân và doanh nghiệp nhiều lợi ích, nhưng bên cạnh đó luôn là các nguy cơ mất an ninh thông tin từ mô hình này. Để mô hình điện toán đám mây trở nên thực tế, các nhà cung cấp và phát triển phải chứng minh được với khách hàng rằng họ có thể giải quyết triệt để những nguy cơ an ninh, vốn chưa được đảm bảo, cũng như tạo lòng tin vững chắc vào khả năng giữ an toàn tuyệt đối thông tin sẽ được lưu trữ và xử lý trong đám mây Internet.
Liệu mọi nguy cơ an ninh sẽ được loại bỏ và điện toán đám mây có thể thay thế hoàn toàn điện toán truyền thống? Câu trả lời vẫn nằm ở... tương lai. Còn hiện tại, với những lo ngại về an ninh thông tin, các doanh nghiệp lớn vẫn sẽ trả lời không với mô hình điện toán tiên tiến này.
Trích dẫn:
Hiện nay, mô hình điện toán đám mây, vẫn đang được nghiên cứu và phát triển, được cho là có thể cung cấp ba loại dịch vụ đáp ứng nhu cầu của nhiều người sử dụng:
· Infrastructure as a service (Iaas): dịch vụ này cung cấp cơ sở hạ tầng điện toán cho đối tượng khách hàng là các nhà quản trị hệ thống. Với dịch vụ này, các nhà quản trị có thể truy nhập, điều khiển cấu hình hệ thống như cách mà họ vẫn làm với các hệ thống nội bộ, chỉ khác là hệ thống này đặt trên đám mây và mọi thao tác của họ đều thực hiện qua mạng Internet. Hiện nay, hãng Amazon đang cung cấp dịch vụ này.
· Platform as a service (Paas): dịch vụ này cung cấp nền tảng và giải pháp công nghệ của điện toán đám mây. Các nhà cung cấp dịch vụ Paas sẽ đưa các thông tin về nền tảng hạ tầng công nghệ của họ cùng cách thức sử dụng và giao tiếp (API) cho các lập trình viên. Từ đó, các hãng thứ ba sẽ phát triển và cung cấp các ứng dụng khác nhau trên nền tảng đám mây một cách dễ dàng hơn. Google App của Goole và Window Azure đối với loại hình dịch vụ này
. Software as a service (Saas): đây là dịch vụ cung cấp các giải pháp phần mềm. Người sử dụng thay vì phải mua và cài đặt phần mềm chuyện dụng trên máy tính cá nhân, họ sẽ sử dụng phần mềm đặt trên Internet và trả phí sử dụng. Dịch vụ thư điện tử trực tuyến như đã nói ở trên là một ví dụ cụ thể. Thực tế, Saas chính là dịch vụ quan trọng nhất vì nó thể hiện khả năng của điện toán đám mây đối với việc xử lý thông tin. Một khi các phần mềm được cung cấp trong đám mây có khả năng xử lý được mọi yêu cầu về thông tin của khách hàng thì điện toán đám mây hoàn toàn có thể thay thế được điện toán truyền thống trong khả năng xử lý thông tin. của Microsoft là hai giải pháp lớn nhất hiện nay
Nguyen Dinh Mai Huy(I82C)- Tổng số bài gửi : 58
Join date : 15/09/2010
Similar topics
» HỆ ĐIỀU HÀNH ẢO VMWARE VÀ VITUAL_HỆ ĐIỀU HÀNH NÀO ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT HIỆN NAY?
» Hệ điều hành Android 5.0 sẽ xuất hiện vào quý II
» Các phiên bản hiện tại của hệ điều hành Android
» Phát hiện lỗi mới ở hệ điều hành Windows Microsoft
» Xuất hiện lỗ hổng trên hệ điều hành iOS 5
» Hệ điều hành Android 5.0 sẽ xuất hiện vào quý II
» Các phiên bản hiện tại của hệ điều hành Android
» Phát hiện lỗi mới ở hệ điều hành Windows Microsoft
» Xuất hiện lỗ hổng trên hệ điều hành iOS 5
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết