Tin học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ôn tập Hệ điều hành

3 posters

Go down

Ôn tập Hệ điều hành Empty Ôn tập Hệ điều hành

Bài gửi  Dang Hong Phuc (PT1) 26/9/2010, 15:49

Chương 1: Tổng quan Hệ điều hành

1. Tóm tắt chức năng của hệ điều hành?\

-là một chương trình hay một hệ chương trình hoạt động giữa người sử dụng (user) và phần cứng của máy tính. Mục tiêu của hệ điều hành là cung cấp một môi trường để người sử dụng có thể thi hành các chương trình. Nó làm cho máy tính dể sử dụng hơn, thuận lợi hơn và hiệu quả hơn.

2. Tóm tắt các thành phần của hệ điều hành ?

• Quản lý tiến trình
• Quản lý bộ nhớ chính
• Quản lý bộ nhớ phụ
• Quản lý hệ thống nhập xuất
• Quản lý hệ thống tập tin
• Hệ thống bảo vệ
• Hệ thống cơ chế dòng lệnh

3. Tóm tắt các dịch vụ của hệ điều hành ?

Thi hành chương trình : hệ thống phải có khả năng nạp chương trình vào bộ nhớ và thi hành nó. Chương trình phải chấm dứt thi hành theo cách thông thường hay bất thường (có lỗi).
Thao tác nhập xuất : Một chương trình thi hành có thể yêu cầu nhập xuất. Nhập xuất này có thể là tập tin hay thiết bị. Đối với thiết bị có một hàm đặc biệt được thi hành. Để tăng hiệu quả, người sử dụng không truy xuất trực tiếp các thiết bị nhập xuất mà thông qua cách thức do hệ điều hành cung cấp.
Thao tác trên hệ thống tập tin .
Thông tin : có nhiều tình huống một tiến trình cần trao đổi thông tin với một tiến trình khác. Có hai cách thực hiện: Một là thực hiện thay thế tiến trình trên cùng máy tính, hai là thay thế tiến trình trên hệ thống khác trong hệ thống mạng. Thông tin có thể được cài đặt qua chia xẻ bộ nhớ, hoặc bằng kỹ thuật chuyển thông điệp. Việc chuyển thông tin được thực hiện bởi hệ điều hành.
Phát hiện lỗi : hệ điều hành phải có khả năng báo lỗi. Lỗi xảy ra có thể do CPU, bộ nhớ, trong thiết bị nhập xuất, … hay trong các chương trình. Đối với mỗi dạng lỗi, hệ điều hành sẽ có cách giải quyết tương ứng

4. Mô tả tổ chức bộ nhớ của hệ điều hành MS DOS.
5. Trình bày dịch vụ giao tiếp với người sử dụng trong hệ điều hành Linux
6. Trình bày khái niệm, phương pháp chuyển tham số và dạng của lời gọi hệ thống.
7. Ngoài những hỗ trợ cho người dùng để sử dụng máy tính, hệ điều hành còn giúp cho người lập trình những gì?
8. Trình bày các thành phần chính của hệ điều hành giúp cho chương trình bình thường có thể thực thi? Tại sao?

Chương 2 - 3: Quản lý tiến trình – Điều Phối Tiến Trình

1. Tiến trình là gì ? Các trạng thái và mối quan hệ giữa các trạng thái của 1 tiến trình?

Một tiến trình là một chương trình đang được thi hành, Một tiến trình phải sử dụng tài nguyên như thời gian sử dụng CPU, bộ nhớ, tập tin, các thiết bị nhập xuất để hoàn tất công việc của nó. Một tiến trình được coi là một đơn vị làm việc của hệ thống. Một hệ thống có thể có nhiều tiến trình cùng lúc , trong đó một số tiến trình là của hệ điều hành, một số tiến trình là của người sử dụng. các tiến trình này có thể diễn ra đồng thờ
Trạng thái của tiến trình tại một thời điểm được xác định bởi hoạt động hiện thời của tiến trình tại thời điểm đó. Trong quá trình sống, một tiến trình thay đổi trạng thái do nhiều nguyên nhân như : phải chờ một sự kiện nào đó xảy ra, hay đợi một thao tác nhập/xuất hoàn tất, buộc phải dừng hoạt động do đã hết thời gian xử lý …
Tại một thời điểm, một tiến trình có thể nhận trong một các trạng thái sau đây :
Mới tạo : tiến trình đang được tạo lập.
Running : các chỉ thị của tiến trình đang được xử lý.
Blocked : tiến trình chờ được cấp phát một tài nguyên, hay chờ một
sự kiện xảy ra .
Ready : tiến trình chờ được cấp phát CPU để xử lý.
Kết thúc : tiến trình hoàn tất xử lý.
Tại một thời điểm, chỉ có một tiến trình có thể nhận trạng thái running trên một bộ xử lý bất kỳ. Trong khi đó, nhiều tiến trình có thể ở trạng thái blocked hay ready.
Các cung chuyển tiếp trong sơ đồ trạng thái biễu diễn sáu sự chuyển trạng thái có thể xảy ra trong các điều kiện sau :
• Tiến trình mới tạo được đưa vào hệ thống
• Bộ điều phối cấp phát cho tiến trình một khoảng thời gian sử dụng CPU
• Tiến trình kết thúc
• Tiến trình yêu cầu một tài nguyên nhưng chưa được đáp ứng vì tài nguyên chưa sẵn sàng để cấp phát tại thời điểm đó ; hoặc tiến trình phải chờ một sự kiện hay thao tác nhập/xuất.
• Bộ điều phối chọn một tiến trình khác để cho xử lý .
• Tài nguyên mà tiến trình yêu cầu trở nên sẵn sàng để cấp phát ; hay sự kiện hoặc thao tác nhập/xuất tiến trình đang đợi hoàn tất.
2. Sơ đồ cài đặt tiến trình trong hệ điều hành? Lý do của việc đặt tiến trình NULL vào cuối Ready list?
3. Mô hình điều phối tiến trình và cơ chế họat động?


4. Trình bày cơ chế liên lạc giữa 2 tiến trình bằng bảng tín hiệu.
5. Trình bày cơ chế liên lạc giữa 2 tiến trình bằng IPC (tổng quát).
6. Cho ví dụ và giải thích về tranh đoạt điều khiển giữa 2 tiến trình.
7. Định nghĩa Deadlock. Cho ví dụ và giải thích về việc sử dụng Semaphore gây ra Deadlock.
8. Cho 1 ví dụ về đồ thị cấp phát tài nguyên có Deadlock.
9. Cho 1 đồ thị cấp phát tài nguyên có thể có Deadlock hay không? Tại sao?
10. Bài tập về Tiến Trình, Quản lý tiến Trình, Deadlock

Chương 4: Quản lý hệ thống tập tin (File system management).

1. Tóm tắt tổ chức đĩa mềm 1.44 MB sử dụng FAT12

Nguyên lý làm việc của chương trình rất đơn giản. Như bạn đã biết, dung lượng của đĩa mềm là 1.44MB nên sẽ có 2879 sector, trong đó có 33 sector (từ sector 0 đến sector 32) không dùng vào việc lưu trữ dữ liệu mà chỉ lưu trữ thông tin quản lý của những sector ở phần dữ liệu

2. Vẽ sơ đồ tổng quát 1 Master Boot Record trên đĩa cứng. Cho biết chức năng tổng quát của từng thành phần.

Dang Hong Phuc (PT1)

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 19/09/2010

Về Đầu Trang Go down

Ôn tập Hệ điều hành Empty Re: Ôn tập Hệ điều hành

Bài gửi  camtu(pt1) 26/9/2010, 21:04

Bạn nào biết cho mình hỏi:
- Thế nào là API ?
- Dùng TCP và UDP khi nào là phù hợp nhất?
camtu(pt1)
camtu(pt1)

Tổng số bài gửi : 4
Join date : 22/09/2010
Age : 32

Về Đầu Trang Go down

Ôn tập Hệ điều hành Empty Re: Ôn tập Hệ điều hành

Bài gửi  VoNgocDai(PT1) 26/9/2010, 21:48

API là gì?
API là viết tắt của Application Programming Interface .Nó là 1 giao tiếp phần mềm được dùng bởi các ứng dụng khác nhau. Cũng giống như bàn phím là một thiết bị giao tiếp giữa người dùng và máy tính, API là 1 giao tiếp phần mếm chẳng hạn như giữa chương trình và hệ điều hành (HĐH). Bộ API của từng HĐH là khác nhau, làm cho các HĐH khác nhau và thường không tương thích với nhau.

Windows API quản lý mọi vấn đề làm ra Windows. Tuy nhiên nó đồng thời cũng cung cấp hầu hết các tính năng thông dụng (Open, Save As, Choose Font,…), các thiết lập HĐH, các sự kiện,… Các ứng dụng trên nền Windows dùng Windows API hầu như trong mỗi tác vụ. Thậm chí nếu bạn không dùng API trong khi lập trình thì ngôn ngữ lập trình cũng sẽ gọi các API trong chương trình được tạo ra để quản lý nhiều tác vụ khác nhau.

Hầu hết các hàm API được chứa trong các file DLL (Dynamic Link Library – thư viện liên kết động) chứa trong thư mục hệ thống của Windows. Các file DLL cho phép các chương trình bên ngoài dùng các hàm của chúng.

TCP và UDP
Có một bài viết của mấy anh lớn về vấn đề này nằm ở
Hoàn chỉnh kiến thức I91C/ Trao đổi nội dung cuối bài 4 (TCP và UDP) (Ở trang 4-5)

Nhưng so sánh một cách đơn giản về UDP và TCP thì:
Giống nhau : đều là các giao thức mạng, đều có chức năng kết nối các máy lại với nhau, và có thể gửi dữ liệu cho nhau....
Khác nhau (cơ bản):
TCP:
- Dùng cho mạng WAN
- Không cho phép mất gói tin
- Đảm bảo việc truyền dữ liệu
- Ứng dụng: Email, File Sharing, Downloading ..
UDP:
- Dùng cho mạng LAN
- Cho phép mất dữ liệu
- Không đảm bảo.
- Ứng dụng: Voice streaming, Video streaming.

Mình chỉ biết vậy!!! .








.
VoNgocDai(PT1)
VoNgocDai(PT1)

Tổng số bài gửi : 10
Join date : 22/09/2010
Age : 32

Về Đầu Trang Go down

Ôn tập Hệ điều hành Empty Re: Ôn tập Hệ điều hành

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết