7 bước giúp hệ điều hành Windows an toàn hơn (Trang 3)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
7 bước giúp hệ điều hành Windows an toàn hơn (Trang 3)
• Các ứng dụng giúp tạo bản sao lưu:
o Backup and Restore: Windows 7 cung cấp cá công cụ để tạo bản sao lưu cho các file và folder, cũng như tạo bản sao lưu cho toàn bộ hệ thống.
Cách thực hiện: Start -> Control Panel -> System and Security -> Backup and Restore
o Acronis True Image (ứng dụng phải trả tiền): Một giải pháp đáng tin cậy giúp bạn tạo bản sao lưu toàn bộ ổ cứng cũng như sao lưu rất nhiều file và folder. Trong trường hợp mất toàn bộ dữ liệu, bạn có thể sử dụng DVD bootable của ứng dụng để có thể khôi phục tất cả dữ liệu đã mất.
• Tạo chiến lược sao lưu dữ liệu:
o Sao lưu cái gì? Bạn có thể lưu dữ liệu đơn (mức độ file hệ thống) hoặc tạo một bản sao lưu của toàn bộ hệ thống ổ cứng (mức độ phân vùng).
o Sao lưu ở đâu? Một nơi có đủ dung lượng để chứa bản sao lưu dữ liệu của bạn như: ổ cứng (các nhanh nhất và dễ dàng sử dụng), ổ cứng trực tuyến(khó sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp), DVD-RAM (rất đáng tin cậy nhưng tốn kém trong việc giảm dung lượng).
o Khi nào cần sao lưu? Lưu hệ thống của bạn tại thời điểm thực bất cứ khi nào: hàng ngày, một tuần một lần hoặc ít nhất là một lần một tháng.
o Full, incremental hay differential? Full backup – sao lưu toàn bộ - sẽ lưu toàn bộ dữ liệu của bạn nhưng sẽ tốn khá nhiều dung lượng ổ đĩa. Incremental backup - chỉ sao lưu các dữ liệu thay đổi so với lần backup gần nhất – lưu bất kì file mới nào hoặc file mới được thay đổi so với lần sao lưu gần nhất. Differential backup – sao lưu từng phần – giúp bạn lưu những file mới hoặc được thay đổi kể từ lần sao lưu hoàn chỉnh gần nhất.
o Nên giữ bản sao lưu trong bao lâu? Không có câu trả lời chung cho câu hỏi này. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến nghị các bạn nên giữ ít nhất 3 bản sao lưu hoặc tạo một bản sao lưu mới ít nhất một tháng một lần.
Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ kiểm tra lại các bản sao lưu sau khi tạo và cả sau này.
Lý do tại sao bạn không cần phải sử dụng Firewall cá nhân
1. Trước tiên, một firewall được biết đến như một phần của khái niệm bảo mật, được áp dụng cho các máy tính và mạng. Đây không phải là một phần mềm để bạn có thể cài đặt, tạo cảm giác an tâm.
Để bảo vệ máy tính bên trong một mạng, điều đầu tiên bạn cần là một khái niệm có thể trả lời cho những câu hỏi như:
o Cần bảo vệ cái gì?
o Những “kẻ xâm lấn” nào cần phải cảnh giác bảo vệ?
o Dịch vụ nào / người dùng được phép kết nối với bên ngoài?
o Những biện pháp bảo vệ này sẽ tiêu tốn bao nhiêu – và liệu nó có đáng với giá đó?
Đó là những điều cơ bản về firewall. Dù cho bất kì ai nói với bạn điều gì, chỉ cần nhớ rằng: firewall là một khái niệm, không phải là một phần mềm.
2. Một firewall chạy trên một hệ điều hành cần được bảo vệ, điều này không có nghĩa trong hầu hết các trường hợp.
Đây là nhiệm vụ của firewall để giữ những gói tin dữ liệu có hại ra ngoài máy chủ. Những lỗ hổng dễ bị xâm nhập khác, cần những biện pháp bảo vệ phụ, vẫn bị vượt qua trước khi firewall có thể làm bât cứ điều gì để chống lại. Cùng thời điểm cài đặt mã phần mềm phụ (như một Firewall Desktop) trên máy chủ, bạn nên tăng sự phức tạp của chúng lên cùng với việc tăng cảnh giác với các lỗ hổng và khả năng bị tấn công.
3. Bất kì một phần mềm phụ nào đều có thể đánh giá lỗ hổng của một hệ thống cùng với khả năng bị tấn công của hệ thống này.
Không phần mềm nào không có lỗi và những lỗi này tồn tại với những phần mềm đang có. Điều này có nghĩa là tổng số lỗi của một hệ thống là cả một vấn đề lớn về bảo mật. Với một phần mềm phụ được cài đặt, sự phức tạp của hệ thống được nâng cao và từ đó, vấn đề về bảo mật sẽ bớt lo ngại hơn.
4. Desktop Firewalls khiến người dung tạm có cảm giác an tâm rằng hiện nay họ đang được an toàn. Loại hình bảo mật giả mạo này khiến người dung có xu hướng ít cảnh giác về bảo mật của máy tính họ đang dùng. Điều này được biết đến giống như “đền bù rủi ro”.
Mọi người đều biết có rất nhiều người thường kích vào những tập tin đính kèm mà không suy nghĩ hay nghi ngờ chút nào. Khi được hỏi rằng những phần mềm này có thể chứa mã độc với virus máy tính được ẩn bên trong, họ thường trả lời: Tại sao phải quan tâm tới việc đó? Tôi đã cài Desktop Firewall và phần mềm diệt virus rồi. Chúng sẽ bảo vệ máy tính của tôi!” Thực sự, điều này không đúng chút nào, ít nhất là kể từ bây giờ trở đi bạn nên cảnh giác với điều này.
5. Desktop Firewalls có thể bị vượt qua hoặc bị tắt rất dễ dàng nhưng người dùng lại không nhận thức được điều này.
Những phần mềm an ninh thường hỏi người dùng sẽ làm gì:
o Đầu tiên, rất nhiều người dùng sẽ trả lời với Yes hoặc Allow, với mục đích tiếp tục lướt web hoặc không muốn bị làm phiền khi đang chơi gì đó – không cần biết họ vừa làm gì. Điều này thực sự nguy hiểm!
o Thứ 2, những cửa sổ hội thoại tương tác này xuất hiện từ Desktop Firewall không chỉ người dùng kích vào. Những phần mềm chứa mã độc có thể làm thay bạn những việc này khi thay đổi các rule theo ý chúng. Việc này xảy ra rất nhanh đến mức bạn không thể để ý được những gì đang xảy ra. Chúng có thể thực hiện được việc này bởi hầu hết thời gian hoạt động, Desktop Firewall có quyền tương đương với người dùng.
o Cuối cùng, Desktop Firewall thường đi kèm với những phần mềm xấu. Bất cứ khi nào Desktop Firewall tương tác với người dùng, sẽ có một đường dẫn giữa các mức thấp và cao của đặc quyền và phần mềm chứa mã độc sẽ tận dụng điều này để có thể làm hại hệ thống.
doxuanthao_i92c- Tổng số bài gửi : 28
Join date : 21/09/2010
Similar topics
» 7 bước giúp hệ điều hành Windows an toàn hơn
» 7 bước giúp hệ điều hành Windows an toàn hơn
» 7 bước giúp hệ điều hành Windows an toàn hơn 1
» 7 bước giúp hệ điều hành Windows an toàn hơn2 (BÀI 2)
» 7 buoc giup he dieu hanh windows an toan hon
» 7 bước giúp hệ điều hành Windows an toàn hơn
» 7 bước giúp hệ điều hành Windows an toàn hơn 1
» 7 bước giúp hệ điều hành Windows an toàn hơn2 (BÀI 2)
» 7 buoc giup he dieu hanh windows an toan hon
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết