Phân biệt sự khác nhau giữa Core Duo, Core 2 Duo
4 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Phân biệt sự khác nhau giữa Core Duo, Core 2 Duo
Có lẽ đến nay những cái tên như Core Duo đã quá quen với mọi người, tuy nhiên chúng tôi vẫn muốn giới thiệu để các bạn có được một số kiến thức cơ bản về phần cứng mà có lẽ đã sử dụng nhưng chưa thực sự biết hết những ưu nhược điểm của nó.
Core Duo (được biết đến với tên mã là Yonah) là CPU dual-core đầu tiên của Intel nhằm cho thị trường di động, nghĩa là bên trong nó có hai CPU hoàn thiện. Kỳ lạ ở chỗ nó cũng là bộ vi xử lý đầu tiên của Intel được chấp nhận bởi Apple Computer. Trong bài này, chúng tôi sẽ thể hiện những tính năng chính của Core Duo và Core Solo cùng với bảng các mô hình đã phát hành.
Hãy cẩn thận đừng nhầm lẫn giữa Core Duo với Core 2 Duo. Core Duo là một tên thương mại cho Pentium M processor có hai lõi xử lý và được sản xuất dưới công nghệ 65 nm, còn Core 2 Duo là tên thương mại cho bộ vi xử lý có tên mã là Merom (cho các máy laptop) hoặc Conroe (cho các máy desktop), sử dụng kiến trúc mới lõi siêu nhỏ, đây là kiến trúc tương tự như kiến trúc siêu nhỏ được sử dụng trong Pentium M nhưng có thêm nhiều tính năng được bổ sung mới.
Trong thực tế Core Duo là một bộ vi xử lý Pentium M với hai lõi và được sản xuất bằng công nghệ 65-nm (Pentium M hiện đang được sản xuất bằng công nghệ 90nm). Để có được sự am hiểu hơn về Core Duo, chúng tôi khuyên bạn nên đọc các hướng dẫn về công nghệ Dual Core và kiến trúc Inside Pentium M của Intel để từ đó có thể so sánh Core Duo với Pentium M.
Có một ưu điểm có thể thấy ngay được ở đây là mặc dù có đến hai CPU bên trong cùng một gói nhưng kích thước chân của Core Duo hầu như tương tự với Pentium M. Điều này có nghĩa rằng chi phí cho việc sản xuất Core Duo cũng tương đương như Pentium M - chip một lõi. Core Duo có đến 151,6 triệu transistor và chiếm đến một vùng diện tích 90.3 mm2, trong khi đó Pentium M có 140 triệu transistor chiếm diện tích 87.66 mm2. Ở đây bạn cần nhớ rằng Core Duo được sản xuất dưới công nghệ 65-nm trong khi đó Pentium M được sản xuất dưới công nghệ 90nm.
L2 memory cache của Core Duo là 2MB và được chia sẻ giữa hai lõi của nó (Intel gọi đó là L2 thực thi “Smart Cache”). Ví dụ trên Pentium D 840, một dual-core CPU, L2 memory cache 2 MB của nó được chia đều cho hai lõi vì vậy mỗi lõi chỉ có thể truy cập 1MB. Điều đó có nghĩa là Pentium D có hai L2 memory cache 1MB trên mỗi lõi. Trên Core Duo chỉ có một cache 2MB, cache này được chia sẻ giữa hai lõi. Cũng như vậy Core 2 Duo sử dụng kiến trúc tương tự như kiến trúc được giới thiệu trong Core Duo.
Với một cache nhớ chia sẻ, số lượng cache nhớ mà mỗi lõi sử dụng không bị cố định. Cùng với đó là 2MB cache nhớ nên một lõi này có thể sử dụng đến 1,5MB còn lõi kia sử dụng 512KB còn lại tại một thời điểm nào đó (ví dụ như vậy). Nếu trên một CPU dual-core với hai cache nhớ L2 biệt lập thì lúc này sẽ bị thiếu bộ nhớ cache vì chúng chỉ có trên mỗi lõi 1MB, chính vì vậy nó cần phải truy cập trực tiếp vào bộ nhớ chậm hơn đó là RAM để tìm nạp dữ liệu cần thiết, chính điều đó làm giảm hiệu suất của hệ thống. Trên các CPU có cache chia sẻ, mỗi lõi có thể cấu hình lại kích thước một cách đơn giản về số lượng cache nhớ mà nó đang sử dụng.
Một ưu điểm khác về cache nhớ L2 chia sẻ là nếu một lõi đã tìm nạp dữ liệu (hoặc một lệnh) và đã lưu nó trên cache L2 thì lõi kia có thể sử dụng những thông tin đó. Trong các CPU dual-core với cache tách biệt thì lõi thứ hai kia vẫn phải lặp lại quá trình mà lõi thứ nhất đã thực hiện, chính vì vậy sẽ làm giảm hiệu suất của hệ thống.
Các tính năng chính của Core Duo được liệt kê dưới đây:
· Công nghệ Dual-core
· Tên mã: Yonah
· Có đến 151,6 triệu transistor trên bề mặt diện tích là 90.3 mm2
· 32 KB cache lệnh L1 và 32 KB cache L1 dữ liệu
· 2 MB cache nhớ L2 chia sẻ giữa hai lõi
· Socket 478 hoặc 479
· Công nghệ sản xuất 65nm
· Bus mở rộng 667 MHz (166 MHz cho việc truyền tải bốn lần trên mỗi chu kỳ xung nhịp) và 533 MHz (133 MHz cho việc truyền tải bốn lần trên mỗi chu kỳ xung nhịp).
· Công nghệ ảo hóa
· Công nghệ vô hiệu hóa thực thi
· Công nghệ SpeedStep nâng cao
· Hỗ trợ tập lệnh SSE3
Hãy cẩn thận đừng nhầm lẫn giữa Core Duo với Core 2 Duo. Core Duo là một tên thương mại cho Pentium M processor có hai lõi xử lý và được sản xuất dưới công nghệ 65 nm, còn Core 2 Duo là tên thương mại cho bộ vi xử lý có tên mã là Merom (cho các máy laptop) hoặc Conroe (cho các máy desktop), sử dụng kiến trúc mới lõi siêu nhỏ, đây là kiến trúc tương tự như kiến trúc siêu nhỏ được sử dụng trong Pentium M nhưng có thêm nhiều tính năng được bổ sung mới.
Trong thực tế Core Duo là một bộ vi xử lý Pentium M với hai lõi và được sản xuất bằng công nghệ 65-nm (Pentium M hiện đang được sản xuất bằng công nghệ 90nm). Để có được sự am hiểu hơn về Core Duo, chúng tôi khuyên bạn nên đọc các hướng dẫn về công nghệ Dual Core và kiến trúc Inside Pentium M của Intel để từ đó có thể so sánh Core Duo với Pentium M.
Có một ưu điểm có thể thấy ngay được ở đây là mặc dù có đến hai CPU bên trong cùng một gói nhưng kích thước chân của Core Duo hầu như tương tự với Pentium M. Điều này có nghĩa rằng chi phí cho việc sản xuất Core Duo cũng tương đương như Pentium M - chip một lõi. Core Duo có đến 151,6 triệu transistor và chiếm đến một vùng diện tích 90.3 mm2, trong khi đó Pentium M có 140 triệu transistor chiếm diện tích 87.66 mm2. Ở đây bạn cần nhớ rằng Core Duo được sản xuất dưới công nghệ 65-nm trong khi đó Pentium M được sản xuất dưới công nghệ 90nm.
L2 memory cache của Core Duo là 2MB và được chia sẻ giữa hai lõi của nó (Intel gọi đó là L2 thực thi “Smart Cache”). Ví dụ trên Pentium D 840, một dual-core CPU, L2 memory cache 2 MB của nó được chia đều cho hai lõi vì vậy mỗi lõi chỉ có thể truy cập 1MB. Điều đó có nghĩa là Pentium D có hai L2 memory cache 1MB trên mỗi lõi. Trên Core Duo chỉ có một cache 2MB, cache này được chia sẻ giữa hai lõi. Cũng như vậy Core 2 Duo sử dụng kiến trúc tương tự như kiến trúc được giới thiệu trong Core Duo.
Với một cache nhớ chia sẻ, số lượng cache nhớ mà mỗi lõi sử dụng không bị cố định. Cùng với đó là 2MB cache nhớ nên một lõi này có thể sử dụng đến 1,5MB còn lõi kia sử dụng 512KB còn lại tại một thời điểm nào đó (ví dụ như vậy). Nếu trên một CPU dual-core với hai cache nhớ L2 biệt lập thì lúc này sẽ bị thiếu bộ nhớ cache vì chúng chỉ có trên mỗi lõi 1MB, chính vì vậy nó cần phải truy cập trực tiếp vào bộ nhớ chậm hơn đó là RAM để tìm nạp dữ liệu cần thiết, chính điều đó làm giảm hiệu suất của hệ thống. Trên các CPU có cache chia sẻ, mỗi lõi có thể cấu hình lại kích thước một cách đơn giản về số lượng cache nhớ mà nó đang sử dụng.
Một ưu điểm khác về cache nhớ L2 chia sẻ là nếu một lõi đã tìm nạp dữ liệu (hoặc một lệnh) và đã lưu nó trên cache L2 thì lõi kia có thể sử dụng những thông tin đó. Trong các CPU dual-core với cache tách biệt thì lõi thứ hai kia vẫn phải lặp lại quá trình mà lõi thứ nhất đã thực hiện, chính vì vậy sẽ làm giảm hiệu suất của hệ thống.
Các tính năng chính của Core Duo được liệt kê dưới đây:
· Công nghệ Dual-core
· Tên mã: Yonah
· Có đến 151,6 triệu transistor trên bề mặt diện tích là 90.3 mm2
· 32 KB cache lệnh L1 và 32 KB cache L1 dữ liệu
· 2 MB cache nhớ L2 chia sẻ giữa hai lõi
· Socket 478 hoặc 479
· Công nghệ sản xuất 65nm
· Bus mở rộng 667 MHz (166 MHz cho việc truyền tải bốn lần trên mỗi chu kỳ xung nhịp) và 533 MHz (133 MHz cho việc truyền tải bốn lần trên mỗi chu kỳ xung nhịp).
· Công nghệ ảo hóa
· Công nghệ vô hiệu hóa thực thi
· Công nghệ SpeedStep nâng cao
· Hỗ trợ tập lệnh SSE3
Re: Phân biệt sự khác nhau giữa Core Duo, Core 2 Duo
cám ơn bạn đã sưu tầm tài liệu khá hay về CPU
nvhung_107H1040- Tổng số bài gửi : 136
Join date : 04/03/2009
Tìm hiểu về CPU
Xin chào! nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về CPU, mình xin post bài này cho các bạn tham khảo:
I. Khái niêm về CPU (Central Processing Unit)
Bộ xử lý trung tâm: là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống máy tính có nhiệm vụ phân tích, xử lý, tính toán và điều khiển họat động chính của máy tính, được coi như là trái tim và khối óc của máy tính. Nó thường được gọi là "Processor" hoặc "Chip" (Bộ Xử lý). Trong một hệ thống máy tính, người ta thường sử dụng nhiều "Bộ Xử Lý" (processor, chip) hoặc tập hợp các bộ xử lý (Chipsets) để điều khiển các tác vụ, các card chức năng nào đó. Card âm thanh (sound card), card màn hình (Video card), hoặc mainboard... đều có các bộ xử lý (chip, chipsets) riêng để điều khiển các chức năng họat động riêng của mình... và toàn bộ hệ thống máy tính được điều khiển bởi một Bộ xử lý trung tâm (CPU). Hiện nay, nhiều người trong chúng ta dùng chữ "CPU ABC" để chỉ máy tính sử dụng CPU loại ABC. Ví dụ: "Máy tính Pentium III 800Mhz", máy tính Intel 586...v.v...
Ngoài ra nhiều người còn gọi nguyên thùng máy tính (Case) là "thùng CPU" nhưng thực ra thùng máy chứa rất nhiều thiết bị khác nhau như : ổ đĩa cứng (HDD), ổ đĩa mềm (FDD) ổ đĩa CD-ROM, Bo mạch chủ (mainboard), Bộ nhớ (RAM)...v.v...
II. Các dòng CPU và lịch sử phát triển của nó.
Như đã nói ở phần trước, Intel đã khởi đầu sự nghiệp và danh tiếng của mình bằng bộ xử lý 4004 - được sản xuất nhằm mục đích sử dụng cho máy tính cộng / trừ / nhân / chia bỏ túi vào năm 1971. Tất cả các bộ xử lý (BXL = Processor) đều dựa trên cơ sở thiết kế ban đầu của Intel. Bộ xử lý đầu tiên dựa được sử dụng cho máy tính IBM là Intel® 8088. Ngay tại thời điểm nó được IBM sử dụng để làm BXL chính cho máy tính của họ, 8088 không phải là loại CPU tốt nhất. Thực tế thì BXL Intel® 8086 được sản xuất trước và mạnh hơn BXL Intel® 8088 rất nhiều. Nhưng 8088 đã được lựa chọn vì lý do tiết kiệm: kênh dữ liệu 8-bit của nó đòi hỏi Mainboard rẻ tiền hơn nhiều so với các Mainboard sử dụng BXL 16-bit 8086. Thêm vào đó, là hầu hết các BXL giao diện (interface chip) hiện có vào thời đó sử dụng thiết kế 8-bit.
Trong bảng tổng kết sau đây, chúng tôi xin liệt kê các thế hệ BXL khác nhau kể từ thế hệ đầu tiên là 8088/8086 trong những năm 1970 tới thế hệ thứ 7 là dòng Pentium® 4 được giới thiệu vào cuối năm 2000:
Pentium (Năm 1993-1996. Tốc độ 60Mhz-200Mhz)
Là dòng các chip xử lý (CPU) 32-bit của hãng Intel. Pentium là loại CPU phổ biến nhất được dùng trong các máy tính cá nhân trên phạm vi toàn thế giới. Bộ Xử lý Pentium được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1993, thay thế cho bộ xử lý 486. Do vậy, Pentium khởi đầu như là bộ xử lý thế hệ thứ 5 của kiến trúc xử lý x86 của hãng Intel. Nhiều người trong chúng ta vẫn thường gọi CPU Pentium đời đầu tiên và máy tính sử dụng các CPU đó là CPU 586 hoặc máy tính 586. Pentium sử dụng các kênh truyền (internal bus) 64-bit thay vì 32-bit như CPU 386 và 486. Nó có các loại khác nhau hỗ trợ các kênh truyền hệ thống 50,60 và 66 Mhz; bao gồm từ 3.1 đến 3.3 triệu transistor (mạch bán dẫn); và được thiết kế trên công nghệ vi xử lý 0.6 - 0.35 micron. Dòng Pentium sử dụng công nghệ đóng gói PGA (Plastic Grid Array) và được gắn vào mainboard có khe gắn hình vuông gọi là Socket 7.
Pentium Pro - (Năm 1995-1997. Tốc độ 150MHz-200MHz)
Là một nhánh thuộc dòng CPU Pentium thông thường được sử dụng trong các máy tính cá nhân hoặc máy chủ cao cấp. Nó cho phép máy tính quản lý bộ nhớ từ 4GB-64GB. Pentium Pro có Cache L2 từ 512KB tới 1MB, kênh truyền hệ thống (system bus) là 60 hoặc 66Mhz, công nghệ vi xử lý 0.35 micron, bao gồm trên 5.5 triệu transistor (mạch bán dẫn) và sử dụng công nghệ đóng gói PGA, được gắn vào mainboard có khe gắn hình vuông gọi là Socket 8.
Pentium MMX - (Năm 1997-1999. Tốc độ 233MHz -300MHz)
Thuộc dòng CPU Pentium nhưng được thiết kế thêm các lệnh hỗ trợ truyền thông đa phương tiện (multimedia) MMX, số lượng transistor là 4.5 triệu, sử dụng công nghệ đóng gói PGA và công nghệ vi xử lý 0.35 micron (các bộ xử lý mobile sử dụng 0.25 micron).
Pentium II - (Năm 1997-1999. Tốc độ 233 Mhz- 400Mhz)
Là dòng CPU kế tiếp sau Pentium Pro của hãng Intel. Pentium II có Code Name (Tên mã) là "Klamath" và trên thực tế là Pentium Pro với các lệnh Multimedia MMX bổ xung. Giới thiệu năm 1997 với các tốc độ 233 và 266Mhz, sử dụng System bus (Kênh truyền hệ thống) có tần số 66 hoặc 100 Mhz. Với Pentium II, Intel cũng giới thiệu công nghệ đóng gói SECC (Single Edge Contact/Connector Catridge)- Hộp (CPU) giao tiếp theo một cạnh- mà chúng ta thường gọi là SLOT1.
Pentium II sử dụng cho máy tính để bàn (desktop model) có 7.5 triệu transistor (mạch bán dẫn), Cache L2 512KB và đóng gói theo kiểu SECC.
Pentium II sử dụng cho máy tính xách tay (mobile model) có 27.4 triệu transistor, Cache L2 256KB và đóng gói theo kiểu BGA (Ball Grid Array) hoặc MMC (Mobile Mini Cartridge).
Celeron - (Năm 1998-2002+. Tốc độ 266Mhz -1.8Ghz+)
Là dòng CPU giá thấp của Intel được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1998. Người ta thường gọi Celeron là dòng Pentium II "rẻ tiền". Các đời đầu tiên của Celeron (266 và 300Mhz) không có Cache L2 gắn ngoài nên không thể hiện được sức mạnh khi so sánh với các đời CPU Penrtium II bởi "tính chậm chạp, lờ đờ" của chúng và được xem là các đời sản phẩm "nháp".
Tuy nhiên các đời CPU Celeron kế tiếp đã được bổ xung Cache L2 128KB (vào năm 1999) cho phép Celeron chạy ổn định và hiệu quả hơn. Trong thực tế, việc tung ra số lượng lớn sản phẩm với dung lượng Cache L2 khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng của các đối tượng khách hàng khác nhau là mục tiêu của Hãng Intel (CPU có cache L2 càng nhỏ thì giá càng thấp).
Dòng Celeron "lai" Pentium III (Pentium III-based Celeron) sử dụng công nghệ Coppermine được giới thiệu năm 2000. Người ta còn gọi loại Celeron này là dòng Pentium III "rẻ tiền". Celeron sử dụng kênh truyền hệ thống (system bus) 66 Mhz -100Mhz (Tualatin), công nghệ đóng gói SEPP - PPGA - PPGA2 - BGA (Mobile Celeron CPU).
Hiện nay, Intel tiếp tục phát triển các dòng Celeron tương thích Pentium 4 trong khi chuẩn bị chấm dứt sản xuất các CPU Pentium iii. CPU Celeron mới nhất là Celeron 1.8Ghz sử dụng FC-PGA2 (478-pin), 400 Mhz system bus và có 256KB L2 cache.
Pentium III - (Năm 1999-2002+. Tốc độ 450Mhz - 1.4Ghz+)
Dòng CPU kế tục Pentium II của hãng Intel và được giới thiệu vào năm 1999 với tốc độ 450 và 500 Mhz. Pentium III có tên mã là Katmai. Kiến trúc của Pentium III tương tự như của Pentium II ngoại trừ việc nó có thêm bộ 70 lệnh hỗ trợ đồ họa, thường được gọi là SSE (Single SIMD Extensions). Đầu tiên Pentium III được thiết kế sử dụng công nghệ đóng gói kiểu SLOT 1 (SECC), kênh truyền hệ thống (system bus) là 100 Mhz và Cach L2 được xây dựng sẵn với dung lượng là 512KB. Tuy nhiên, sau này Intel cũng thiết kế các Pentium III đóng gói theo kiểu SECC2, FC-PGA và FC-PGA2 (Socket 370), kênh hệ thống 133 và Cache L2 là 256KB. Mobile Pentium iii (Pentium iii sử dụng cho máy tính xách tay) sử dụng công nghệ đóng gói BGA và Micro PGA.
Pentium 4 - (Năm 2000-2002+ . Tốc độ 1.2 Ghz - 2.8 Ghz+)
Là dòng CPU mới nhất và mạnh nhất hiện nay của hãng Intel chuyên sử dụng cho các máy tính để bàn, các trạm làm việc trên mạng và các máy chủ cấp thấp. Intel phát triển Pentium 4 dựa trên công nghệ Vi kiến trúc Netburst (Netburst™ Microarchitecture) của mình. Bộ xử lý Pentium 4 được thiết kế cho các ứng dụng cao cấp như âm thanh, phim hoặc hình ảnh 3D trực tuyến (Internet audio, streaming video, and image processing), biên tập phim video, thiết kế kỹ thuật trên máy tính (CAD), trò chơi, truyền thông đa phương tiện (multimedia) và các môi trường người dùng đa nhiệm (multi-tasking user environment).
I. Khái niêm về CPU (Central Processing Unit)
Bộ xử lý trung tâm: là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống máy tính có nhiệm vụ phân tích, xử lý, tính toán và điều khiển họat động chính của máy tính, được coi như là trái tim và khối óc của máy tính. Nó thường được gọi là "Processor" hoặc "Chip" (Bộ Xử lý). Trong một hệ thống máy tính, người ta thường sử dụng nhiều "Bộ Xử Lý" (processor, chip) hoặc tập hợp các bộ xử lý (Chipsets) để điều khiển các tác vụ, các card chức năng nào đó. Card âm thanh (sound card), card màn hình (Video card), hoặc mainboard... đều có các bộ xử lý (chip, chipsets) riêng để điều khiển các chức năng họat động riêng của mình... và toàn bộ hệ thống máy tính được điều khiển bởi một Bộ xử lý trung tâm (CPU). Hiện nay, nhiều người trong chúng ta dùng chữ "CPU ABC" để chỉ máy tính sử dụng CPU loại ABC. Ví dụ: "Máy tính Pentium III 800Mhz", máy tính Intel 586...v.v...
Ngoài ra nhiều người còn gọi nguyên thùng máy tính (Case) là "thùng CPU" nhưng thực ra thùng máy chứa rất nhiều thiết bị khác nhau như : ổ đĩa cứng (HDD), ổ đĩa mềm (FDD) ổ đĩa CD-ROM, Bo mạch chủ (mainboard), Bộ nhớ (RAM)...v.v...
II. Các dòng CPU và lịch sử phát triển của nó.
Như đã nói ở phần trước, Intel đã khởi đầu sự nghiệp và danh tiếng của mình bằng bộ xử lý 4004 - được sản xuất nhằm mục đích sử dụng cho máy tính cộng / trừ / nhân / chia bỏ túi vào năm 1971. Tất cả các bộ xử lý (BXL = Processor) đều dựa trên cơ sở thiết kế ban đầu của Intel. Bộ xử lý đầu tiên dựa được sử dụng cho máy tính IBM là Intel® 8088. Ngay tại thời điểm nó được IBM sử dụng để làm BXL chính cho máy tính của họ, 8088 không phải là loại CPU tốt nhất. Thực tế thì BXL Intel® 8086 được sản xuất trước và mạnh hơn BXL Intel® 8088 rất nhiều. Nhưng 8088 đã được lựa chọn vì lý do tiết kiệm: kênh dữ liệu 8-bit của nó đòi hỏi Mainboard rẻ tiền hơn nhiều so với các Mainboard sử dụng BXL 16-bit 8086. Thêm vào đó, là hầu hết các BXL giao diện (interface chip) hiện có vào thời đó sử dụng thiết kế 8-bit.
Trong bảng tổng kết sau đây, chúng tôi xin liệt kê các thế hệ BXL khác nhau kể từ thế hệ đầu tiên là 8088/8086 trong những năm 1970 tới thế hệ thứ 7 là dòng Pentium® 4 được giới thiệu vào cuối năm 2000:
Pentium (Năm 1993-1996. Tốc độ 60Mhz-200Mhz)
Là dòng các chip xử lý (CPU) 32-bit của hãng Intel. Pentium là loại CPU phổ biến nhất được dùng trong các máy tính cá nhân trên phạm vi toàn thế giới. Bộ Xử lý Pentium được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1993, thay thế cho bộ xử lý 486. Do vậy, Pentium khởi đầu như là bộ xử lý thế hệ thứ 5 của kiến trúc xử lý x86 của hãng Intel. Nhiều người trong chúng ta vẫn thường gọi CPU Pentium đời đầu tiên và máy tính sử dụng các CPU đó là CPU 586 hoặc máy tính 586. Pentium sử dụng các kênh truyền (internal bus) 64-bit thay vì 32-bit như CPU 386 và 486. Nó có các loại khác nhau hỗ trợ các kênh truyền hệ thống 50,60 và 66 Mhz; bao gồm từ 3.1 đến 3.3 triệu transistor (mạch bán dẫn); và được thiết kế trên công nghệ vi xử lý 0.6 - 0.35 micron. Dòng Pentium sử dụng công nghệ đóng gói PGA (Plastic Grid Array) và được gắn vào mainboard có khe gắn hình vuông gọi là Socket 7.
Pentium Pro - (Năm 1995-1997. Tốc độ 150MHz-200MHz)
Là một nhánh thuộc dòng CPU Pentium thông thường được sử dụng trong các máy tính cá nhân hoặc máy chủ cao cấp. Nó cho phép máy tính quản lý bộ nhớ từ 4GB-64GB. Pentium Pro có Cache L2 từ 512KB tới 1MB, kênh truyền hệ thống (system bus) là 60 hoặc 66Mhz, công nghệ vi xử lý 0.35 micron, bao gồm trên 5.5 triệu transistor (mạch bán dẫn) và sử dụng công nghệ đóng gói PGA, được gắn vào mainboard có khe gắn hình vuông gọi là Socket 8.
Pentium MMX - (Năm 1997-1999. Tốc độ 233MHz -300MHz)
Thuộc dòng CPU Pentium nhưng được thiết kế thêm các lệnh hỗ trợ truyền thông đa phương tiện (multimedia) MMX, số lượng transistor là 4.5 triệu, sử dụng công nghệ đóng gói PGA và công nghệ vi xử lý 0.35 micron (các bộ xử lý mobile sử dụng 0.25 micron).
Pentium II - (Năm 1997-1999. Tốc độ 233 Mhz- 400Mhz)
Là dòng CPU kế tiếp sau Pentium Pro của hãng Intel. Pentium II có Code Name (Tên mã) là "Klamath" và trên thực tế là Pentium Pro với các lệnh Multimedia MMX bổ xung. Giới thiệu năm 1997 với các tốc độ 233 và 266Mhz, sử dụng System bus (Kênh truyền hệ thống) có tần số 66 hoặc 100 Mhz. Với Pentium II, Intel cũng giới thiệu công nghệ đóng gói SECC (Single Edge Contact/Connector Catridge)- Hộp (CPU) giao tiếp theo một cạnh- mà chúng ta thường gọi là SLOT1.
Pentium II sử dụng cho máy tính để bàn (desktop model) có 7.5 triệu transistor (mạch bán dẫn), Cache L2 512KB và đóng gói theo kiểu SECC.
Pentium II sử dụng cho máy tính xách tay (mobile model) có 27.4 triệu transistor, Cache L2 256KB và đóng gói theo kiểu BGA (Ball Grid Array) hoặc MMC (Mobile Mini Cartridge).
Celeron - (Năm 1998-2002+. Tốc độ 266Mhz -1.8Ghz+)
Là dòng CPU giá thấp của Intel được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1998. Người ta thường gọi Celeron là dòng Pentium II "rẻ tiền". Các đời đầu tiên của Celeron (266 và 300Mhz) không có Cache L2 gắn ngoài nên không thể hiện được sức mạnh khi so sánh với các đời CPU Penrtium II bởi "tính chậm chạp, lờ đờ" của chúng và được xem là các đời sản phẩm "nháp".
Tuy nhiên các đời CPU Celeron kế tiếp đã được bổ xung Cache L2 128KB (vào năm 1999) cho phép Celeron chạy ổn định và hiệu quả hơn. Trong thực tế, việc tung ra số lượng lớn sản phẩm với dung lượng Cache L2 khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng của các đối tượng khách hàng khác nhau là mục tiêu của Hãng Intel (CPU có cache L2 càng nhỏ thì giá càng thấp).
Dòng Celeron "lai" Pentium III (Pentium III-based Celeron) sử dụng công nghệ Coppermine được giới thiệu năm 2000. Người ta còn gọi loại Celeron này là dòng Pentium III "rẻ tiền". Celeron sử dụng kênh truyền hệ thống (system bus) 66 Mhz -100Mhz (Tualatin), công nghệ đóng gói SEPP - PPGA - PPGA2 - BGA (Mobile Celeron CPU).
Hiện nay, Intel tiếp tục phát triển các dòng Celeron tương thích Pentium 4 trong khi chuẩn bị chấm dứt sản xuất các CPU Pentium iii. CPU Celeron mới nhất là Celeron 1.8Ghz sử dụng FC-PGA2 (478-pin), 400 Mhz system bus và có 256KB L2 cache.
Pentium III - (Năm 1999-2002+. Tốc độ 450Mhz - 1.4Ghz+)
Dòng CPU kế tục Pentium II của hãng Intel và được giới thiệu vào năm 1999 với tốc độ 450 và 500 Mhz. Pentium III có tên mã là Katmai. Kiến trúc của Pentium III tương tự như của Pentium II ngoại trừ việc nó có thêm bộ 70 lệnh hỗ trợ đồ họa, thường được gọi là SSE (Single SIMD Extensions). Đầu tiên Pentium III được thiết kế sử dụng công nghệ đóng gói kiểu SLOT 1 (SECC), kênh truyền hệ thống (system bus) là 100 Mhz và Cach L2 được xây dựng sẵn với dung lượng là 512KB. Tuy nhiên, sau này Intel cũng thiết kế các Pentium III đóng gói theo kiểu SECC2, FC-PGA và FC-PGA2 (Socket 370), kênh hệ thống 133 và Cache L2 là 256KB. Mobile Pentium iii (Pentium iii sử dụng cho máy tính xách tay) sử dụng công nghệ đóng gói BGA và Micro PGA.
Pentium 4 - (Năm 2000-2002+ . Tốc độ 1.2 Ghz - 2.8 Ghz+)
Là dòng CPU mới nhất và mạnh nhất hiện nay của hãng Intel chuyên sử dụng cho các máy tính để bàn, các trạm làm việc trên mạng và các máy chủ cấp thấp. Intel phát triển Pentium 4 dựa trên công nghệ Vi kiến trúc Netburst (Netburst™ Microarchitecture) của mình. Bộ xử lý Pentium 4 được thiết kế cho các ứng dụng cao cấp như âm thanh, phim hoặc hình ảnh 3D trực tuyến (Internet audio, streaming video, and image processing), biên tập phim video, thiết kế kỹ thuật trên máy tính (CAD), trò chơi, truyền thông đa phương tiện (multimedia) và các môi trường người dùng đa nhiệm (multi-tasking user environment).
Khách vi- Khách viếng thăm
Re: Phân biệt sự khác nhau giữa Core Duo, Core 2 Duo
nvhung_107H1040 đã viết:cám ơn bạn đã sưu tầm tài liệu khá hay về CPU
Theo mình thì bạn nói ngắn gọn Core 2 Duo và Core Duo khác nhau chổ nào là các bạn khác hiểu vấn đề không cần giải thích lòng vòng mà khó hiểu. Mình thấy có nhiều bạn độc xong hỏi biết khác nhau chỗ nào không vẫn không trả lời được.
minhpt4- Tổng số bài gửi : 53
Join date : 13/04/2009
Re: Phân biệt sự khác nhau giữa Core Duo, Core 2 Duo
Theo mình biết thì thằng 2 dual core nó hổ trợ hoàn toàn 64 bit còn dual core thi không.
lethanhphong- Tổng số bài gửi : 31
Join date : 18/02/2009
Similar topics
» Sự khác nhau giữa Dual Core và Core 2 Duo
» Sự khác nhau giữa Cpu Dou core và core 2 Dual!!!
» Phân biệt sự giống và khác nhau giữa RAM, ROM, PROM, EPROM và EEPROM
» Phân Biệt Sự khác Nhau Giữa Thông Dich và Biên Dịch
» Thảo luận Bài 7
» Sự khác nhau giữa Cpu Dou core và core 2 Dual!!!
» Phân biệt sự giống và khác nhau giữa RAM, ROM, PROM, EPROM và EEPROM
» Phân Biệt Sự khác Nhau Giữa Thông Dich và Biên Dịch
» Thảo luận Bài 7
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết