Những lưu ý khi sao dữ liệu từ thẻ nhớ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Những lưu ý khi sao dữ liệu từ thẻ nhớ
Việc copy dữ liệu từ thẻ nhớ vào máy tính hoặc ngược lại là khá đơn giản, tuy nhiên nó không đơn giản như đĩa flash USB. Có trường hợp bạn phải mất cả giờ đồng hồ để copy những file hình đã chụp từ máy chụp hình vào máy tính, hoặc mới đó mà toàn bộ dữ liệu trên thẻ nhớ biến mất, máy tính không nhận ra thẻ nhớ dù thấy ổ đĩa mới xuất hiện...
Hai cách copy dữ liệu từ thẻ nhớ
Một là, kết nối thiết bị có dùng thẻ nhớ (điện thoại di động, máy chụp hình, máy quay video, máy ghi âm, máy MP3/MP4...) vào máy tính bằng cáp USB kèm theo thiết bị. Hai là, lắp thẻ nhớ vào đầu đọc thẻ nhớ (có sẵn ở một số dòng laptop hoặc máy tính để bàn của các hãng nước ngoài, hoặc mua đầu đọc thẻ nhớ) và kết nối với máy tính qua cổng USB. Sau khi kết nối thiết bị hoặc đầu đọc thẻ nhớ với máy tính, bạn thực hiện copy từ thẻ nhớ vào đĩa cứng, hoặc từ đĩa cứng ra thẻ nhớ như là khi dùng đĩa flash USB.
Tuy nhiên, tốc độ copy (hay thời gian chờ) ở 2 cách làm trên là khác nhau. Cách dùng thẻ nhớ thường nhanh hơn, bởi đa số thẻ nhớ đều dùng chuẩn USB 2.0; nhưng nếu mua phải loại đầu đọc thẻ nhớ rẻ tiền thì có thể tốc độ copy vẫn chậm như thường, mặc dù trên vỏ của nó ghi USB 2.0. Đối với cách kết nối thiết bị với máy tính để copy dữ liệu từ thẻ nhớ sang đĩa cứng mà không lấy thẻ nhớ ra khỏi thiết bị, tốc độ truyền dữ liệu rất chậm, do phải trải qua nhiều điểm kết nối.
Tất cả các phiên bản hệ điều hành Windows đều hiển thị thời gian chờ tương đối khi bạn copy dữ liệu. Nếu dùng Windows 7, bạn sẽ thấy được tốc độ truyền tải dữ liệu và thời gian chờ. Hoặc nếu máy tính có cài chương trình Total Commander phiên bản từ 6.5 (download file cài đặt tại www.filehippo.com/download_total_commander), bạn dùng nó để copy và biết tốc độ truyền dữ liệu.
Những sự cố thường gặp
Đối với cách kết nối thiết bị với máy tính, bạn sẽ không thực hiện được khi thiết bị hết pin; hoặc đang thực hiện copy thì thiết bị hết pin có thể làm dữ liệu trên thẻ nhớ bị lỗi. Ngoài ra, cách này cũng sẽ tiêu tốn một lượng pin đã sạc, hoặc có thể làm rớt thiết bị khi quơ tay phải dây kết nối, hoặc mòn cổng kết nối khi thao tác trong thời gian dài.
Việc lấy dữ liệu từ thẻ nhớ thông qua đầu đọc thẻ nhớ sẽ khắc phục được những nhược điểm ở cách kết nối trực tiếp, và không mất nhiều thời gian chờ. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng loại đầu đọc thẻ nhớ rẻ tiền thì có thể xảy ra trường hợp bị mất toàn bộ dữ liệu trên thẻ nhớ có dung lượng từ 2 GB trở lên, nhất là khi lướt xem hình ở dạng thu nhỏ ngay trên thẻ nhớ thông qua chương trình My Computer, Windows Explorer, ACDSee... Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do đầu đọc thẻ nhớ đọc (xử lý) dữ liệu chậm, làm hỏng vùng quản lý thẻ nhớ. Do vậy, nếu thường xuyên đọc thẻ nhớ, tốt nhất bạn nên sắm loại đầu đọc tốt (thường hơn 100.000 đồng) để đọc nhanh dữ liệu và không xảy ra sự cố đáng tiếc. Hiện nay, phần lớn các thiết bị đều bố trí khe cắm thẻ nhớ ở vị trí dễ lấy ra và cắm vào mà không cần phải tắt thiết bị như những thiết bị đời cũ. Do vậy, bạn đừng ngại việc dùng đầu đọc thẻ nhớ thay cho cách kết nối thiết bị với máy tính. Khi dữ liệu đang được truyền tải, đèn báo màu đỏ trên đầu đọc sẽ sáng. Sau khi cắm đầu đọc thẻ nhớ vào máy tính, dù lắp thẻ nhớ hay chưa, bạn sẽ thấy có thêm một số biểu tượng ổ đĩa. Và đến khi gắn thẻ nhớ vào đầu đọc, bạn có thể phải bấm vào từng ổ đĩa đó để dò tìm ổ đĩa đang đọc thẻ nhớ. Trước khi lấy thẻ nhớ ra khỏi đầu đọc, hoặc rút đầu đọc thẻ nhớ ra khỏi máy tính, bạn cũng thực hiện tắt kết nối USB như khi dùng đĩa flash USB để không làm hỏng firmware bên trong thẻ nhớ.
Một số đầu đọc thẻ nhớ không có gờ chặn thẻ không phù hợp hoặc thẻ nhớ gắn ngược mặt (cắm mặt xấp thay vì ngửa, hoặc ngược lại) nên có thể làm bạn gắn nhầm. Do vậy, nếu không rõ mặt cắm chính xác, bạn hãy quan sát khe cắm thẻ nhớ và phần mặt đồng của thẻ nhớ để cắm sao cho chúng tiếp xúc với nhau.
Thẻ nhớ cũng có thể bị nhiễm virus như đĩa flash USB và hỏng firmware. Khi đó, bạn đem thẻ nhớ đi bảo hành hoặc có thể tự sửa theo bài viết “Tìm và nạp firmware cho đĩa flash USB” trên LBVMVT 364.
Nếu chẳng may việc đọc dữ liệu từ thẻ nhớ bị lỗi và không thấy file hay folder trên thẻ nhớ nữa, bạn hãy bình tĩnh dùng phần mềm khôi phục dữ liệu như Portable Ontrack EasyRecovery Professional, Recuva, PC Inspector File Recovery, PhotoRescue Expert, Smart Undelete, Digital Picture Recovery... để khôi phục.
Hai cách copy dữ liệu từ thẻ nhớ
Một là, kết nối thiết bị có dùng thẻ nhớ (điện thoại di động, máy chụp hình, máy quay video, máy ghi âm, máy MP3/MP4...) vào máy tính bằng cáp USB kèm theo thiết bị. Hai là, lắp thẻ nhớ vào đầu đọc thẻ nhớ (có sẵn ở một số dòng laptop hoặc máy tính để bàn của các hãng nước ngoài, hoặc mua đầu đọc thẻ nhớ) và kết nối với máy tính qua cổng USB. Sau khi kết nối thiết bị hoặc đầu đọc thẻ nhớ với máy tính, bạn thực hiện copy từ thẻ nhớ vào đĩa cứng, hoặc từ đĩa cứng ra thẻ nhớ như là khi dùng đĩa flash USB.
Tuy nhiên, tốc độ copy (hay thời gian chờ) ở 2 cách làm trên là khác nhau. Cách dùng thẻ nhớ thường nhanh hơn, bởi đa số thẻ nhớ đều dùng chuẩn USB 2.0; nhưng nếu mua phải loại đầu đọc thẻ nhớ rẻ tiền thì có thể tốc độ copy vẫn chậm như thường, mặc dù trên vỏ của nó ghi USB 2.0. Đối với cách kết nối thiết bị với máy tính để copy dữ liệu từ thẻ nhớ sang đĩa cứng mà không lấy thẻ nhớ ra khỏi thiết bị, tốc độ truyền dữ liệu rất chậm, do phải trải qua nhiều điểm kết nối.
Tất cả các phiên bản hệ điều hành Windows đều hiển thị thời gian chờ tương đối khi bạn copy dữ liệu. Nếu dùng Windows 7, bạn sẽ thấy được tốc độ truyền tải dữ liệu và thời gian chờ. Hoặc nếu máy tính có cài chương trình Total Commander phiên bản từ 6.5 (download file cài đặt tại www.filehippo.com/download_total_commander), bạn dùng nó để copy và biết tốc độ truyền dữ liệu.
Những sự cố thường gặp
Đối với cách kết nối thiết bị với máy tính, bạn sẽ không thực hiện được khi thiết bị hết pin; hoặc đang thực hiện copy thì thiết bị hết pin có thể làm dữ liệu trên thẻ nhớ bị lỗi. Ngoài ra, cách này cũng sẽ tiêu tốn một lượng pin đã sạc, hoặc có thể làm rớt thiết bị khi quơ tay phải dây kết nối, hoặc mòn cổng kết nối khi thao tác trong thời gian dài.
Việc lấy dữ liệu từ thẻ nhớ thông qua đầu đọc thẻ nhớ sẽ khắc phục được những nhược điểm ở cách kết nối trực tiếp, và không mất nhiều thời gian chờ. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng loại đầu đọc thẻ nhớ rẻ tiền thì có thể xảy ra trường hợp bị mất toàn bộ dữ liệu trên thẻ nhớ có dung lượng từ 2 GB trở lên, nhất là khi lướt xem hình ở dạng thu nhỏ ngay trên thẻ nhớ thông qua chương trình My Computer, Windows Explorer, ACDSee... Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do đầu đọc thẻ nhớ đọc (xử lý) dữ liệu chậm, làm hỏng vùng quản lý thẻ nhớ. Do vậy, nếu thường xuyên đọc thẻ nhớ, tốt nhất bạn nên sắm loại đầu đọc tốt (thường hơn 100.000 đồng) để đọc nhanh dữ liệu và không xảy ra sự cố đáng tiếc. Hiện nay, phần lớn các thiết bị đều bố trí khe cắm thẻ nhớ ở vị trí dễ lấy ra và cắm vào mà không cần phải tắt thiết bị như những thiết bị đời cũ. Do vậy, bạn đừng ngại việc dùng đầu đọc thẻ nhớ thay cho cách kết nối thiết bị với máy tính. Khi dữ liệu đang được truyền tải, đèn báo màu đỏ trên đầu đọc sẽ sáng. Sau khi cắm đầu đọc thẻ nhớ vào máy tính, dù lắp thẻ nhớ hay chưa, bạn sẽ thấy có thêm một số biểu tượng ổ đĩa. Và đến khi gắn thẻ nhớ vào đầu đọc, bạn có thể phải bấm vào từng ổ đĩa đó để dò tìm ổ đĩa đang đọc thẻ nhớ. Trước khi lấy thẻ nhớ ra khỏi đầu đọc, hoặc rút đầu đọc thẻ nhớ ra khỏi máy tính, bạn cũng thực hiện tắt kết nối USB như khi dùng đĩa flash USB để không làm hỏng firmware bên trong thẻ nhớ.
Một số đầu đọc thẻ nhớ không có gờ chặn thẻ không phù hợp hoặc thẻ nhớ gắn ngược mặt (cắm mặt xấp thay vì ngửa, hoặc ngược lại) nên có thể làm bạn gắn nhầm. Do vậy, nếu không rõ mặt cắm chính xác, bạn hãy quan sát khe cắm thẻ nhớ và phần mặt đồng của thẻ nhớ để cắm sao cho chúng tiếp xúc với nhau.
Thẻ nhớ cũng có thể bị nhiễm virus như đĩa flash USB và hỏng firmware. Khi đó, bạn đem thẻ nhớ đi bảo hành hoặc có thể tự sửa theo bài viết “Tìm và nạp firmware cho đĩa flash USB” trên LBVMVT 364.
Nếu chẳng may việc đọc dữ liệu từ thẻ nhớ bị lỗi và không thấy file hay folder trên thẻ nhớ nữa, bạn hãy bình tĩnh dùng phần mềm khôi phục dữ liệu như Portable Ontrack EasyRecovery Professional, Recuva, PC Inspector File Recovery, PhotoRescue Expert, Smart Undelete, Digital Picture Recovery... để khôi phục.
huynhvanlau_I92C- Tổng số bài gửi : 67
Join date : 25/02/2011
Similar topics
» Trang nhà > A. KHÁI NIỆM CƠ BẢN > 3. LƯU TRỮ DỮ LIỆU > Dữ liệu và các thiết bị lưu trữ Dữ liệu và các thiết bị lưu trữ
» Vì sao nước ta nhiều người học giỏi nhưng tiền lương lai ít so với những người ít hiểu biết
» Tài liệu Java (của thầy) và tài liệu CN Mã Nguồn Mở
» Câu đó độc nè, giải đi mọi người :D
» Sài Gòn Những đêm Mưa! Tặng cho những ai mang nỗi lòng người mẹ
» Vì sao nước ta nhiều người học giỏi nhưng tiền lương lai ít so với những người ít hiểu biết
» Tài liệu Java (của thầy) và tài liệu CN Mã Nguồn Mở
» Câu đó độc nè, giải đi mọi người :D
» Sài Gòn Những đêm Mưa! Tặng cho những ai mang nỗi lòng người mẹ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết