Thảo luận Bài 1
+75
lakhaiphat-i11c
NgoDucTuan (I11C)
LyHuynhThanhYen (I11C)
minhgiangbc
PhamAnhKhoa(I11C)
dangminhthinh2107
lamhuubinh(I91C)
LeMinhDuc (I11C)
ThanhThao04(I11C)
HuynhVanNhut (I11C)
nguyenvanlinheban (I11C)
leanhhuy (I11C)
Nguyenminhduc (I11C)
HoangThiVe (I11C)
HoangThanhChuong (I11C)
nguyenthithutrang (I11C)
TranMinhThuc_I11C
NguyenCongVinh(102C)
PhamHuyHoang (I11C)
DangNgocMinh(I11C)
doanhongdao030(I11C)
hongthuanphong (I11C)
LUUDINHTOAN(I11C)
luuphuvinh1985
LeTanDat (I11C)
tranvanhai_21(I11c)
NguyenThiThanhThuy(I11C)
chauchanduong (I11C)
nguyen huynh nhu (102C)
NguyenTienPhong083 (I11C)
NgoMinhTien20 (I11C)
BuiMinhThong_110(I11C)
LeThiThuyDuong (I11C)
NguyenDoTu (I11C)
DaoVanHoang (I11C)
nguyenquoctruong (I11C)
truongsi93(I11C)
tranleanhngoc88(i11c)
n.t.tuyet.trinh90 (I11C)
TranTrungTinh(I11C)
NguyenVietThuan11
chauthanhvy146(I11C)
buithithudung24 (i11c)
HoangNgocQuynh(I11C)
nguyenthingocloan (I11C)
ToThiThuyTrang (I11C)
phamdieptuan (I11C)
vohongcong(I111C)
DuongTrungTinh(I11C)
nguyenvulinh_i11c
phamngoctan095 (I11C)
ledinhngankhanh (i11c)
TangHuynhThanhThanh I11C
phuongnt.i11c
NguyenHaThanh97 (I11C)
nguyenhoangthinh (I11C)
BuiVanHoc(I11C)
TranVanDucHieu I11c
TranMinhMan (I11C)
TranVuThuyVan_(I11C)
PhamThanhHoang31(I11C)
TruongThiThuyPhi(I11C)
LE DUY NHAT AN (I91C)
Nguyễn Hoàng Kiếm I91C
DuongKimLong(I111C)
lequocthinh (I11C)
BuiHoangTuan.131.I11C
nguyenminhlai.(I11C)
NguyenQuocThanh (I11C)
nguyenkylong (i11c)
NGUYENDINHNGHIA-I11C
tranvantoan83(I11c)
TranMinh (I11C)
TruongHanhPhuc (I11C)
Admin
79 posters
Trang 7 trong tổng số 7 trang
Trang 7 trong tổng số 7 trang • 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
Re: Thảo luận Bài 1
Do sử dụng win xp, win 7 quen rồi nên thấy giao diện linux rất khó sử dụng. Nhưng nếu sử dụng cũng quen thôi. Nếu bạn chạy cùng lúc 2 hệ điều hành thì bạn sẽ thấy cái bất tiện của nó.TruongHanhPhuc (I11C) đã viết:Thực tế thì không phải giao diện của hệ điều hành mã nguồn mở không thân thiện mà là chưa thân thiện. Do đội ngũ lập trình viên không tập trung nên chưa có được sự thân thiện với người dùng mà thôi. Như giao diện trên một số máy điện thoại dùng Android của một số hãng (Sony, Samsung) rất thân thiện và dễ sử dụng. Bản thân hệ điều hành MAC cũng từ Unix-Linux mà ra đấy thôi.LE DUY NHAT AN (I91C) đã viết:Mặc dù windows nhiều người sử dụng thiệt, nhưng mình cảm thấy 1 vài ý kiến của bạn ko đúng
bạn nói Giao diện không hấp dẫn, hiện tại Linux có giao diện thân thiện hơn rồi ko như bản server lúc xưa, có giao diện rất đẹp thậm chí theo đánh giá compiz-fusion của Linux hơn cả win 7, về cài đặt ứng dụng thì cũng ko cần gõ lệnh nua , ai pro thì có thể sài command nhưng không biết vẫn có thể cài đặt qua giao diện hỗ trợ rất đầy đủ và dễ hiểu.
Theo ý kiến riêng của mình nghĩ thật ra chỉ có việt nam mình và 1 vài nước thuộc khu vức Châu Á là sài đa phần windows chứ thật sự các nước phương tây người ta buộc phải sài mã nguồn mở, vì giá bản quyền quá mắc, nếu giả sử VN mình ko có các cracker ngoài nước thì liệu đến giờ mình co tiếp cần được windows không (đa phần các cracker đều là người nước ngoài, VN chỉ thông qua cách thức crack từ nước ngoài để crack sau này thôi)
Nhưng bạn nói đúng ở chỗ vì do đa phần tại Vn khi được tiếp xúc đầu tiền là nền tảng windows nên thói quen sài windows, cũng giống như người VN nói tiếng Việt giỏi nhưng tiếng Anh không giỏi, nhưng liệu điều này đúng không nếu 1 ngày VN áp dụng luật bản quyền chặt chẽ như nước ngoài thì các bạn có bỏ mấy trăm $ ra mua bản quyền không (đang nói cá nhân).
Cũng cảm ơn các bạn đã cho mình thêm thông tin.
NguyenCongVinh(102C)- Tổng số bài gửi : 26
Join date : 23/02/2011
Giúp đỡ
Chào các bạn
Bạn nào có ví dụ về máy tính mở rộng (Extended Machine) hay máy tính ảo(Virtual Machine)
Dù bài gửi này hơi muộn nhưng mong các bạn giúp mình
Thanks
Bạn nào có ví dụ về máy tính mở rộng (Extended Machine) hay máy tính ảo(Virtual Machine)
Dù bài gửi này hơi muộn nhưng mong các bạn giúp mình
Thanks
NgoDucTuan (I11C)- Tổng số bài gửi : 52
Join date : 31/08/2011
Re: Thảo luận Bài 1
NgoDucTuan (I11C) đã viết:Chào các bạn
Bạn nào có ví dụ về máy tính mở rộng (Extended Machine) hay máy tính ảo(Virtual Machine)
Dù bài gửi này hơi muộn nhưng mong các bạn giúp mình
Thanks
Ý của bạn là sao, mình không hiểu ?? Câu này là phân tích hệ điều hành là máy tính mở rộng (Extended Machine) hay máy tính ảo(Virtual Machine), đúng không ??
nguyenhoangthinh (I11C)- Tổng số bài gửi : 34
Join date : 25/08/2011
So sánh các hệ Batch System
So sánh các hệ Batch System
- Hệ xử lý lô (Batch System)
Mỗi thời điểm chỉ có một tác vụ trong bộ nhớ
- Hệ đa chương (Multiprogramming System)
Nhiều tác vụ (tiến trình) cùng một lúc trong bộ nhớ
Khi một tác vụ không cần đến CPU (do phải thực hiện I/O với thiết bị ngoài), tác vụ khác được thi hành.
- Hệ chia thời gian (Time-Sharing System)
Là hệ đa chương
Mỗi tác vụ chỉ được dùng CPU trong một khoảng thời gian ngắn (ví dụ với thời lượng là 20ms), sau đó bị ngắt, chuyển sang tác vụ khác, cứ thế xoay vòng.
Mỗi người dùng đều có cảm giác là máy tính chỉ phục vụ cho mình là duy nhất.
Ví dụ: Trong nhà hàng, người bồi bàn (CPU) phục vụ mỗi bàn ăn (chương trình người dùng) trong một khoảng thời gian ngắn (chẳng hạn trong 10 giây), sau đó chuyển sang bàn khác.
- Hệ xử lý lô (Batch System)
Mỗi thời điểm chỉ có một tác vụ trong bộ nhớ
- Hệ đa chương (Multiprogramming System)
Nhiều tác vụ (tiến trình) cùng một lúc trong bộ nhớ
Khi một tác vụ không cần đến CPU (do phải thực hiện I/O với thiết bị ngoài), tác vụ khác được thi hành.
- Hệ chia thời gian (Time-Sharing System)
Là hệ đa chương
Mỗi tác vụ chỉ được dùng CPU trong một khoảng thời gian ngắn (ví dụ với thời lượng là 20ms), sau đó bị ngắt, chuyển sang tác vụ khác, cứ thế xoay vòng.
Mỗi người dùng đều có cảm giác là máy tính chỉ phục vụ cho mình là duy nhất.
Ví dụ: Trong nhà hàng, người bồi bàn (CPU) phục vụ mỗi bàn ăn (chương trình người dùng) trong một khoảng thời gian ngắn (chẳng hạn trong 10 giây), sau đó chuyển sang bàn khác.
lakhaiphat-i11c- Tổng số bài gửi : 12
Join date : 25/08/2011
Re: Thảo luận Bài 1
Mình xin trình bày thêm về Nhiệm vụ của hệ điều hành:phamdieptuan (I11C) đã viết:+Quản lý Process (Process Management).
+Quản lý bộ nhớ chính (Memory Management).
+Quản lý Hệ Thống File (File Management).
+Quản lý hệ thống I/O (I/O System Management).
+Quản lý bộ nhớ phụ (Secondary Storage Management).
+Hệ thống bảo vệ (Protection System).
+Command-Interpreter System.
- Điều khiển và quản lý trực tiếp các phần cứng như bo mạch chủ, bo mạch đồ họa và bo mạch âm thanh,...
- Thực hiện một số thao tác cơ bản trong máy tính như các thao tác đọc, viết tập tin, quản lý hệ thống tập tin (file system) và các kho dữ liệu.
- Cung ứng một hệ thống giao diện sơ khai cho các ứng dụng thường là thông qua một hệ thống thư viện các hàm chuẩn để điều hành các phần cứng mà từ đó các ứng dụng có thể gọi tới.
- Cung ứng một hệ thống lệnh cơ bản để điều hành máy. Các lệnh này gọi là lệnh hệ thống (system command).
- Ngoài ra hệ điều hành, trong vài trường hợp, cũng cung cấp các dịch vụ cơ bản cho các phần mềm ứng dụng thông thường như chương trình duyệt Web, chương trình soạn thảo văn bản....
ngocquynh2091(i11C)- Tổng số bài gửi : 27
Join date : 04/09/2011
Re: Thảo luận Bài 1
Định nghĩa
Mạng ngang hàng (p2p) là mạng mà trong đó hai hay nhiều máy tính chia sẻ tập tin và truy cập các thiết bị như máy in mà không cần đến máy chủ hay phần mềm máy chủ.
Hi ở dạng đơn giản nhất, mạng p2p được tạo ra bởi hai hay nhiều máy tính được kết nối với nhau và chia sẻ tài nguyên mà không phải thông qua một máy chủ dành riêng. Mạng p2p có thể là kết nối tại chỗ – hai máy tính nối với nhau qua cổng USB để truyền tập tin. P2p cũng có thể là cơ sở hạ tầng thường trực kết nối 5-6 máy tính với nhau trong một văn phòng nhỏ bằng cáp đồng. Hay nó cũng có thể là một mạng có quy mô lớn hơn nhiều, dùng các giao thức và ứng dụng đặc biệt để thiết lập những mối quan hệ trực tiếp giữa người dùng trên internet.
Û́ng dụng ban đầu của mạng p2p là sự tiếp nối của việc triển khai các máy tính cá nhân độc lập vào đầu những năm 1980. Khác với máy tính lớn (cỡ mini) ngày ấy có vai trò máy tính xử lý và lưu trữ trung tâm phục vụ các tác vụ xử lý văn bản và những ứng dụng khác cho các thiết bị đầu cuối (terminal), PC đời mới lúc đó có riêng đĩa cứng và CPU. Nó còn có sẵn các ứng dụng, nghĩa là nó có thể triển khai trên bàn làm việc và thực sự hữu dụng mà không cần phải nối đến máy tính lớn.
Người dùng cảm thấy được giải phóng khi có máy tính dùng riêng trên bàn làm việc của mình. Nhưng sau đó, họ thấy cần phải có phương thức để chia sẻ tập tin và máy in. Phương pháp dễ dàng nhất là lưu tập tin trên đĩa mềm và mang nó đến cho người nhận hay gửi đi bằng đường thư nội bộ.
Mạng thủ công
Thực tế đó đã dẫn đến thuật ngữ mạng thủ công (sneaker net). Điểm cuối thường gặp nhất của mạng thủ công tiêu biểu là nhân viên có máy in nối vào máy tính của họ.
Tuy sneaker net là sự pha trộn kỳ lạ của công nghệ mới và dạng vận chuyển cổ lỗ sĩ nhất nhưng mô hình này lại là nền tảng thực sự cho những nhóm làm việc nhỏ p2p ngày nay.
Trong khi mô hình tính toán tập trung hoá ban đầu và hệ thống client/server hiện nay nhìn chung được coi như môi trường bị điều khiển, trong đó mỗi cá nhân dùng máy tính theo cách thức do cấp cao hơn quyết định, mạng làm việc nhóm p2p cổ điển lại hoàn toàn mở về chia sẻ tập tin và thiết bị.
Nói chung mạng p2p văn phòng và gia đình dùng chuẩn Ethernet (10Mb/s) hay Fast Ethernet (100M b/s) và kết nối theo mô hình hub-and spoke. Cáp đồng category 5 (xoắn đôi) nối giữa các PC và Ethernet hub hay switch, cho phép người dùng PC nối mạng này truy cập chia sẻ đĩa cứng, máy in hay ngay cả kết nối internet.
Cả khách lẫn chủ
Mỗi PC được kết nối đồng thời vừa làm máy chủ vừa làm máy khách. Không có hệ điều hành mạng chuyên dụng chạy trên máy tính mạnh để hỗ trợ các ứng dụng đặc biệt của phía máy chủ như dịch vụ thư mục (cơ sở dữ liệu chuyên dụng kiểm soát người nào truy cập vào cái gì).
Trong môi trường p2p, quyền truy cập được điều khiển bằng cách thiết lập các thông số về quyền chia sẻ trên từng máy tính.
Ví dụ, nếu PC của người dùng A kết nối với một máy in mà người dùng B muốn truy cập đến, người dùng A phải cài đặt máy của mình để cho phép (chia sẻ) truy cập đến máy in. Tương tự nếu người dùng B muốn truy cập đến thư mục, tập tin hay thậm chí toàn bộ đĩa cứng trên PC của người dùng A. A phải cho phép việc chia sẻ tập tin trên PC của mình. Việc truy cập máy in hay thư mục trên mạng p2p văn phòng có thể được kiểm soát chặt chẽ hơn bằng cách dùng mật khẩu cho các nguồn tài nguyên này.
Mạng Ngang Hàng Trên Internet
Mặc dù internet rất giống với mạng khách/chủ nhưng có những công nghệ chia sẻ tập tin cho phép người dùng tạo ra môi trường p2p trên mạng internet công cộng.
Trường hợp gây được chú ý lớn nhất là mạng của Napster, họ đã đạt được quy định của chính phủ Mỹ cho phép người dùng tìm kiếm trên đĩa cứng của nhau những tập tin có bản quyền. Tuy nhiên, Napster không hoàn toàn là mạng p2p. Người dùng của dịch vụ này phải đăng nhập vào một máy chủ để tìm kiếm tựa bản nhạc, sau đó máy chủ sẽ chỉ đến PC của một người dùng khác, ở đâu đó trên internet có chứa tập tin muốn tìm. Tuy nhiên, một khi đã tìm thấy tập tin thì việc tải xuống xảy ra ngang hàng từ PC này sang PC khác.
Một hệ thống chia sẻ tập tin p2p khác bằng internet là Gnutella, đây là một giao thức vốn do hãng Nullsoft phát triển nhưng sau đó được phổ biến trên những website công cộng khi Nullsoft bị America Online mua vào năm 1999.
Ứng dụng của người dùng cuối tương thích Gnutella tạo ra cái gọi là tác nhân (servent) Gnutella khi cài đặt trên PC của người dùng cuối. Khi đăng nhập vào internet, servent tự công bố chúng cho những servent khác và cũng nhân bản các yêu cầu tìm kiếm tập tin được lưu trên đĩa cứng của người dùng. Kết quả truy tìm được “đưa” cho người dùng thông qua ứng dụng servent, người dùng chọn tập tin họ cần và sau đó tải xuống trực tiếp từ PC lưu giữ tập tin này qua internet.
Mạng ngang hàng (p2p) là mạng mà trong đó hai hay nhiều máy tính chia sẻ tập tin và truy cập các thiết bị như máy in mà không cần đến máy chủ hay phần mềm máy chủ.
Hi ở dạng đơn giản nhất, mạng p2p được tạo ra bởi hai hay nhiều máy tính được kết nối với nhau và chia sẻ tài nguyên mà không phải thông qua một máy chủ dành riêng. Mạng p2p có thể là kết nối tại chỗ – hai máy tính nối với nhau qua cổng USB để truyền tập tin. P2p cũng có thể là cơ sở hạ tầng thường trực kết nối 5-6 máy tính với nhau trong một văn phòng nhỏ bằng cáp đồng. Hay nó cũng có thể là một mạng có quy mô lớn hơn nhiều, dùng các giao thức và ứng dụng đặc biệt để thiết lập những mối quan hệ trực tiếp giữa người dùng trên internet.
Û́ng dụng ban đầu của mạng p2p là sự tiếp nối của việc triển khai các máy tính cá nhân độc lập vào đầu những năm 1980. Khác với máy tính lớn (cỡ mini) ngày ấy có vai trò máy tính xử lý và lưu trữ trung tâm phục vụ các tác vụ xử lý văn bản và những ứng dụng khác cho các thiết bị đầu cuối (terminal), PC đời mới lúc đó có riêng đĩa cứng và CPU. Nó còn có sẵn các ứng dụng, nghĩa là nó có thể triển khai trên bàn làm việc và thực sự hữu dụng mà không cần phải nối đến máy tính lớn.
Người dùng cảm thấy được giải phóng khi có máy tính dùng riêng trên bàn làm việc của mình. Nhưng sau đó, họ thấy cần phải có phương thức để chia sẻ tập tin và máy in. Phương pháp dễ dàng nhất là lưu tập tin trên đĩa mềm và mang nó đến cho người nhận hay gửi đi bằng đường thư nội bộ.
Mạng thủ công
Thực tế đó đã dẫn đến thuật ngữ mạng thủ công (sneaker net). Điểm cuối thường gặp nhất của mạng thủ công tiêu biểu là nhân viên có máy in nối vào máy tính của họ.
Tuy sneaker net là sự pha trộn kỳ lạ của công nghệ mới và dạng vận chuyển cổ lỗ sĩ nhất nhưng mô hình này lại là nền tảng thực sự cho những nhóm làm việc nhỏ p2p ngày nay.
Trong khi mô hình tính toán tập trung hoá ban đầu và hệ thống client/server hiện nay nhìn chung được coi như môi trường bị điều khiển, trong đó mỗi cá nhân dùng máy tính theo cách thức do cấp cao hơn quyết định, mạng làm việc nhóm p2p cổ điển lại hoàn toàn mở về chia sẻ tập tin và thiết bị.
Nói chung mạng p2p văn phòng và gia đình dùng chuẩn Ethernet (10Mb/s) hay Fast Ethernet (100M b/s) và kết nối theo mô hình hub-and spoke. Cáp đồng category 5 (xoắn đôi) nối giữa các PC và Ethernet hub hay switch, cho phép người dùng PC nối mạng này truy cập chia sẻ đĩa cứng, máy in hay ngay cả kết nối internet.
Cả khách lẫn chủ
Mỗi PC được kết nối đồng thời vừa làm máy chủ vừa làm máy khách. Không có hệ điều hành mạng chuyên dụng chạy trên máy tính mạnh để hỗ trợ các ứng dụng đặc biệt của phía máy chủ như dịch vụ thư mục (cơ sở dữ liệu chuyên dụng kiểm soát người nào truy cập vào cái gì).
Trong môi trường p2p, quyền truy cập được điều khiển bằng cách thiết lập các thông số về quyền chia sẻ trên từng máy tính.
Ví dụ, nếu PC của người dùng A kết nối với một máy in mà người dùng B muốn truy cập đến, người dùng A phải cài đặt máy của mình để cho phép (chia sẻ) truy cập đến máy in. Tương tự nếu người dùng B muốn truy cập đến thư mục, tập tin hay thậm chí toàn bộ đĩa cứng trên PC của người dùng A. A phải cho phép việc chia sẻ tập tin trên PC của mình. Việc truy cập máy in hay thư mục trên mạng p2p văn phòng có thể được kiểm soát chặt chẽ hơn bằng cách dùng mật khẩu cho các nguồn tài nguyên này.
Mạng Ngang Hàng Trên Internet
Mặc dù internet rất giống với mạng khách/chủ nhưng có những công nghệ chia sẻ tập tin cho phép người dùng tạo ra môi trường p2p trên mạng internet công cộng.
Trường hợp gây được chú ý lớn nhất là mạng của Napster, họ đã đạt được quy định của chính phủ Mỹ cho phép người dùng tìm kiếm trên đĩa cứng của nhau những tập tin có bản quyền. Tuy nhiên, Napster không hoàn toàn là mạng p2p. Người dùng của dịch vụ này phải đăng nhập vào một máy chủ để tìm kiếm tựa bản nhạc, sau đó máy chủ sẽ chỉ đến PC của một người dùng khác, ở đâu đó trên internet có chứa tập tin muốn tìm. Tuy nhiên, một khi đã tìm thấy tập tin thì việc tải xuống xảy ra ngang hàng từ PC này sang PC khác.
Một hệ thống chia sẻ tập tin p2p khác bằng internet là Gnutella, đây là một giao thức vốn do hãng Nullsoft phát triển nhưng sau đó được phổ biến trên những website công cộng khi Nullsoft bị America Online mua vào năm 1999.
Ứng dụng của người dùng cuối tương thích Gnutella tạo ra cái gọi là tác nhân (servent) Gnutella khi cài đặt trên PC của người dùng cuối. Khi đăng nhập vào internet, servent tự công bố chúng cho những servent khác và cũng nhân bản các yêu cầu tìm kiếm tập tin được lưu trên đĩa cứng của người dùng. Kết quả truy tìm được “đưa” cho người dùng thông qua ứng dụng servent, người dùng chọn tập tin họ cần và sau đó tải xuống trực tiếp từ PC lưu giữ tập tin này qua internet.
dongocthien (I11C)- Tổng số bài gửi : 51
Join date : 27/08/2011
Hệ điều hành mạng là gì?
NOS cung cấp các phục vụ về mạng như dùng chung tệp, máy in, quản lý tài khoản người dùng .... Nếu máy trạm dựa vào các dịch vụ được cung cấp bởi máy chủ, một NOS được thiết kế tốt sẽ cung cấp cơ chế bảo vệ cũng như khả năng đa nhiệm điều này giúp tránh được các lỗi đáng tiếc xảy ra. Xét về mặt kỹ thuật thì sự khác nhau giữa máy trạm và máy chủ phụ thuộc vào phần mềm được cài đặt trên đó.
Một mạng yêu cầu hai loại phần mềm sau:
1. Phần mềm trạm (Client Softwave): Mục đích của phần mềm loại này là làm cho các phục vụ trở nên khả dụng đối với người sử dụng không kể phục vụ đó là phục vụ được cung cấp bởi mạng hay được cung cấp bởi chính máy trạm đó, điều này cho phép các phần mềm ứng dụng có thể được viết độc lập với môi trường và không phụ thuộc vào các yếu tố vật lý. Client Softwave nhận các yêu cầu từ người sử dụng, nếu yêu cầu đó được cung cấp bởi các phần mềm hệ thống trên máy trạm đó thì nó sẽ gửi yêu cầu đó cho hệ điều hành trên máy trạm thực hiện, nếu các yêu cầu được cung cấp bởi mạng nó sẽ gửi yêu cầu cho máy chủ để yêu cầu dịch vụ. Client Softwave còn được gọi là Requester (vì nó yêu cầu dịch vụ từ máy chủ hoặc máy trạm) hoặc Redirector (vì nó định hướng lại yêu cầu trên mạng).
2. Phần mềm cho máy chủ (Server Softwave): Máy chủ tồn tại chỉ đơn giản là để nhằm thoả mãn các yêu cầu của các máy trạm, do máy chủ thực sự lưu trữ phần lớn dữ liệu của toàn mạng nó thường cung cấp các vị trí thuận lợi để thực hiện các nhiệm vụ như:
Quản lý tài khoản người dùng: NOS yêu cầu mỗi người sử dụng khi đăng nhập vào mạng phải có tài khoản đúng (bao gồm tên và mật khẩu truy nhập). Sau khi đã đăng nhập vào mạng người dùng có quyền sử dụng các tài nguyên của mạng tuỳ thuộc vào quyền truy nhập của mình cho đến khi rời khỏi mạng. Các tài khoản người dùng được tổ chức thành cơ sở dữ liệu và được quản lý bởi người quản trị mạng (là người có quyền thêm, bớt, sửa đổi các tài khoản người sử dụng ).
Bảo vệ an ninh trên mạng: Do máy chủ biết được những người đã đăng nhập vào mạng nó có thể quản lý các tài nguyên mà mỗi người sử dụng được quyền truy nhập. Người quản trị mạng có thể gán các quyền truy nhập đối với các tài nguyên khác nhau cho những người sử dụng khác nhau, điều này cho phép người sử dụng lưu trữ các thông tin cá nhân cũng như các thông tin nhạy cảm trên mạng tránh sự nhòm ngó của người khác.
Central licensing: Theo luật bản quyền thì mỗi bản đăng ký chỉ được sử dụng cho một người sử dụng, điều này sẽ gây khó khăn cả về mặt tài chính cũng như quá trình cài đặt cho nhiều người trong cùng tổ chức hoặc công ty cùng sử dụng một phần mềm nào đó. Tuy nhiên với centralizing licensing phần mềm được cài đặt lên máy chủ cho phép mọi người cùng sử dụng một cách nhất quán.
Bảo vệ dữ liệu: Do những dữ liệu quan trọng nhất thường được lưu trữ trên máy chủ nên nó thường được cài đặt cơ chế bảo vệ dữ liệu rất chặt chẽ, bảo vệ dữ liệu đề cập đến các phương tiện bảo vệ sự toàn vẹn của thông tin được lưu trữ trên máy chủ.Các hệ điều hành mạng được thiết kế để hỗ trợ các tính năng đa nhiệm và đa xử lý (Multitasking and Multiprocessing): Vì máy chủ thường phải đáp ứng một khối lượng rất lớn các yêu cầu từ các máy trạm nên nó cần có tốc độ rất nhanh và có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc.
Multitasking: Là kỹ thuật thực thi nhiều nhiệm vụ cùng lúc chỉ sử dụng một CPU, thực tế thì CPU không thể xử lý nhiều hơn một tiến trình cùng lúc, tuy nhiên CPU được tổ chức phân chia thời để thực hiện nhiều tiến trình, quá trình chuyển đổi giữa các tiến trình rất nhanh tạo cảm giác các tiến trình được xử lý đồng thời.
Multiprocessing: Là kỹ thuật sử dụng nhiều CPU để xử lý một hoặc nhiều tiến trình, NOS sẽ thực hiện việc phân chia nhiệm vụ cho từng CPU cũng như quản lý quá trình thực hiện của từng CPU.
Multiuser: Là kỹ thuật có thể cho nhiều người sử dụng cùng truy cập vào một thời điểm.
Các hệ điều hành mạng phổ biến hiện nay bao gồm:
Microsoft Windows: Windows NT 3.51, NT 4.0, 2000, XP,2003 và .NET.
Novell NetWare: NetWare3.12, IntraNetWare 4.11, NetWare 5.0 và 5.1.
Linux: Red Hat, Caldera, SuSE, Debian, và Slackware.
UNIX: HP-UX, Sun Solaris, BSD, SCO, và AIX.
Một mạng yêu cầu hai loại phần mềm sau:
1. Phần mềm trạm (Client Softwave): Mục đích của phần mềm loại này là làm cho các phục vụ trở nên khả dụng đối với người sử dụng không kể phục vụ đó là phục vụ được cung cấp bởi mạng hay được cung cấp bởi chính máy trạm đó, điều này cho phép các phần mềm ứng dụng có thể được viết độc lập với môi trường và không phụ thuộc vào các yếu tố vật lý. Client Softwave nhận các yêu cầu từ người sử dụng, nếu yêu cầu đó được cung cấp bởi các phần mềm hệ thống trên máy trạm đó thì nó sẽ gửi yêu cầu đó cho hệ điều hành trên máy trạm thực hiện, nếu các yêu cầu được cung cấp bởi mạng nó sẽ gửi yêu cầu cho máy chủ để yêu cầu dịch vụ. Client Softwave còn được gọi là Requester (vì nó yêu cầu dịch vụ từ máy chủ hoặc máy trạm) hoặc Redirector (vì nó định hướng lại yêu cầu trên mạng).
2. Phần mềm cho máy chủ (Server Softwave): Máy chủ tồn tại chỉ đơn giản là để nhằm thoả mãn các yêu cầu của các máy trạm, do máy chủ thực sự lưu trữ phần lớn dữ liệu của toàn mạng nó thường cung cấp các vị trí thuận lợi để thực hiện các nhiệm vụ như:
Quản lý tài khoản người dùng: NOS yêu cầu mỗi người sử dụng khi đăng nhập vào mạng phải có tài khoản đúng (bao gồm tên và mật khẩu truy nhập). Sau khi đã đăng nhập vào mạng người dùng có quyền sử dụng các tài nguyên của mạng tuỳ thuộc vào quyền truy nhập của mình cho đến khi rời khỏi mạng. Các tài khoản người dùng được tổ chức thành cơ sở dữ liệu và được quản lý bởi người quản trị mạng (là người có quyền thêm, bớt, sửa đổi các tài khoản người sử dụng ).
Bảo vệ an ninh trên mạng: Do máy chủ biết được những người đã đăng nhập vào mạng nó có thể quản lý các tài nguyên mà mỗi người sử dụng được quyền truy nhập. Người quản trị mạng có thể gán các quyền truy nhập đối với các tài nguyên khác nhau cho những người sử dụng khác nhau, điều này cho phép người sử dụng lưu trữ các thông tin cá nhân cũng như các thông tin nhạy cảm trên mạng tránh sự nhòm ngó của người khác.
Central licensing: Theo luật bản quyền thì mỗi bản đăng ký chỉ được sử dụng cho một người sử dụng, điều này sẽ gây khó khăn cả về mặt tài chính cũng như quá trình cài đặt cho nhiều người trong cùng tổ chức hoặc công ty cùng sử dụng một phần mềm nào đó. Tuy nhiên với centralizing licensing phần mềm được cài đặt lên máy chủ cho phép mọi người cùng sử dụng một cách nhất quán.
Bảo vệ dữ liệu: Do những dữ liệu quan trọng nhất thường được lưu trữ trên máy chủ nên nó thường được cài đặt cơ chế bảo vệ dữ liệu rất chặt chẽ, bảo vệ dữ liệu đề cập đến các phương tiện bảo vệ sự toàn vẹn của thông tin được lưu trữ trên máy chủ.Các hệ điều hành mạng được thiết kế để hỗ trợ các tính năng đa nhiệm và đa xử lý (Multitasking and Multiprocessing): Vì máy chủ thường phải đáp ứng một khối lượng rất lớn các yêu cầu từ các máy trạm nên nó cần có tốc độ rất nhanh và có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc.
Multitasking: Là kỹ thuật thực thi nhiều nhiệm vụ cùng lúc chỉ sử dụng một CPU, thực tế thì CPU không thể xử lý nhiều hơn một tiến trình cùng lúc, tuy nhiên CPU được tổ chức phân chia thời để thực hiện nhiều tiến trình, quá trình chuyển đổi giữa các tiến trình rất nhanh tạo cảm giác các tiến trình được xử lý đồng thời.
Multiprocessing: Là kỹ thuật sử dụng nhiều CPU để xử lý một hoặc nhiều tiến trình, NOS sẽ thực hiện việc phân chia nhiệm vụ cho từng CPU cũng như quản lý quá trình thực hiện của từng CPU.
Multiuser: Là kỹ thuật có thể cho nhiều người sử dụng cùng truy cập vào một thời điểm.
Các hệ điều hành mạng phổ biến hiện nay bao gồm:
Microsoft Windows: Windows NT 3.51, NT 4.0, 2000, XP,2003 và .NET.
Novell NetWare: NetWare3.12, IntraNetWare 4.11, NetWare 5.0 và 5.1.
Linux: Red Hat, Caldera, SuSE, Debian, và Slackware.
UNIX: HP-UX, Sun Solaris, BSD, SCO, và AIX.
dongocthien (I11C)- Tổng số bài gửi : 51
Join date : 27/08/2011
Ưu và nhược điểm của HĐH Linux
Có lẽ bạn đã quá quen với hệ điều hành Windows cũng như quá quen lập trình trên hệ điều hành này. Windows có thể nói là một HĐH khá "hoàn hảo", dễ sử dụng, với rất nhiều tiện ích đáp ứng gần như mọi yêu cầu của người dùng. Vậy thì tại sao chúng ta lại phải tìm đến một HĐH mới như Linux? Điều đó liệu có thực sự cần thiết không? Nhất là đối với sinh viên như chúng ta,những người mới chập chững bước vào con đường làm tin học? Theo mình, câu trả lời là CÓ
Vậy Linux có gì hấp dẫn:1.Vấn đề bản quyền
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay thì bản quyền có lẽ là một vấn đề nổi cộm. Ở Việt Nam, vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm là rất phổ biến (nước ta dẫn đầu thế giới về số lượng phần mềm dùng không có bản quyền). Đặc biệt trong quá trình nước ta đang từng bước hội nhập thì vấn đề này lại càng đáng được chú ý, thậm chí sẽ có thể bị "trả đũa" quyết liệt trong các quan hệ kinh tế thương mại với các nước. Nếu tình trạng đánh cắp bản quyền phần mềm của Việt Nam là 100 triệu USD mỗi năm thị sẽ có một lượng hàng hóa có giá trị tương đương không bán được ở Mỹ và các nước phát triển khác. Vậy người thiệt hại đầu tiên sẽ chính là người lao động Việt Nam.
Trước tình hình đó, việc tự xây dựng cho mình những phần mềm thương hiệu Việt Nam đang trở nên một vấn đề cấp bách. Phần mềm mã nguồn mở được xem là một giải pháp hữu hiệu nhất cho bài toán bản quyền ở nước ta hiện nay. Phần mềm mã nguồn mở một mặt có chi phí rẻ hơn so với các phần mềm truyền thống, mặt khác rất dễ nâng cấp, cải tiến (do cung cấp mã nguồn kèm theo). Chính vì thế, phát triển phần mềm mã nguồn mở chúng ta có thể tận dụng được những công nghệ tiên tiến có sẵn trên thế giới, cải tiến cho phù hợp với người Việt Nam, tiết kiệm được rất nhiều công sức so với việc phát triển từ đầu. Linux là một HĐH mã nguồn mở như vậy!!!
2.Những ưu điểm nổi bật của Linux
Kinh tế, đó là một đặc điểm không thể bỏ qua của Linux. Tuy nhiên đối với Linux đó vẫn chưa là tất cả. HĐH này còn rất nhiều ưu điểm khác mà không một hệ điều hành nào có. Chính những đặc điểm này mới là nguyên nhân khiến cho Linux ngày càng trở nên phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà cả ở trên thế giới:•Linh hoạt. uyển chuyển
Như đã trình bày ở trên, Linux là một HĐH mã nguồn mở nên bạn có thể tùy ý sửa chữa theo như mình thích (tất nhiên là trong khả năng kiến thức của bạn ) Bạn có thể chỉnh sửa Linux và các ứng dụng trên đó sao cho phù hợp với mình nhất. Việc Việt hóa Windows được xem là không thể nếu như bạn không có sự đồng ý và hỗ trợ của Microsoft. Tuy nhiên với Linux thì bạn có thể làm được điều này một cách đơn giản hơn. Mặt khác do Linux được một cộng đồng rất lớn những người làm phần mềm cùng phát triển trên các môi trường, hoàn cảnh khác nhau nên tìm một phiên bản phù hợp với yêu cầu của bạn sẽ không phải là một vấn đề quá khó khăn.
Tính linh hoạt của Linux còn được thể hiện ở chỗ nó tương thích được với rất nhiều môi trường. Hiện tại, ngoài Linux dành cho server, PC…nhân Linux (Linux kernel) còn được nhúng vào các thiết bị điều khiển như máy tính palm, robot…..Phạm vi ứng dụng của Linux được xem là rất rộng rãi.
•Độ an toàn cao
Trước hết, trong Linux có một cơ cấu phân quyền hết sức rõ ràng. Chỉ có "root" (người dùng tối cao) mới có quyền cài đặt và thay đổi hệ thống. Ngoài ra Linux cũng có cơ chế để một người dùng bình thường có thể chuyển tạm thời chuyển sang quyền "root" để thực hiện một số thao tác. Điều này giúp cho hệ thống có thể chạy ổn định và tránh phải những sai sót dẫn đến đổ vỡ hệ thống (trong những phiên bản Windows gần đây, cơ chế phân quyền này cũng đã bước đầu được áp dụng, nhưng so với Linux thì vẫn kém chặt chẽ hơn )
Ngoài ra chính tính chất "mở" cũng tạo nên sự an toàn của Linux. Nếu như một lỗ hổng nào đó trên Linux được phát hiện thì nó sẽ được cả cộng đồng mã nguồn mở cùng sửa và thường thì chỉ sau 24h sẽ có thể cho ra bản sửa lỗi. Mặt khác đối với những HĐH mã nguồn đóng như Windows, bạn không thể biết được người ta viết gì, và viết ra sao mà chỉ biết đươc chúng chạy như thế nào. Vì vậy nếu như Windows có chứa những đoạn mã cho phép tạo những "back door" để xâm nhập vào hệ thống của bạn thì bạn cũng không thể biết được. Đối với người dùng bình thường như chúng ta vấn đề này có vẻ như không quan trọng nhưng đối với một hệ thống tầm cỡ như hệ thống quốc phòng thì vấn đề như thế này lại mang tính sống còn. Các nhân viên an ninh không được phép để lộ một kẽ hở nào, dù là nhỏ nhất vì nó liên quan đến an ninh của cả một quốc gia. Và một lần nữa các phần mềm mã nguồn mở nói chung và Linux nói riêng lại là sự lựa chọn số 1. Trong Linux mọi thứ đều công khai, người quản trị có thể tìm hiểu tới mọi ngõ ngách của hệ điều hành. Điều đó cũng có nghĩa là độ an toàn được nâng cao.
•Thích hợp cho quản trị mạng
Được thiết kế ngay từ đầu cho chế độ đa người dùng, Linux được xem là một hệ điều hành mạng rất giá trị. Nếu như Windows tỏ ra là một HĐH thích hợp với máy tính Desktop thì Linux lại là hệ điều hành thống trị đối với các Server. Đó là do Linux có rất nhiều ưu điểm thỏa mãn đòi hỏi của một hệ điều hành mạng: tính bảo mật cao, chạy ổn định, các cơ chế chia sẻ tài nguyên tốt…..Giao thức TCP/IP mà chúng ta vẫn thấy ngày nay chính là một giao thức truyền tin của Linux (sau này mới được đưa vào Windows)
•Chạy thống nhất trên các hệ thống phần cứng
Dù cho có rất nhiều phiên bản Linux được các nhà phân phối khác nhau ban hành nhưng nhìn chung đều chạy khá ổn định trên mọi thiết bị phần cứng, từ Intel 486 đến những máy core 2 duo, từ những máy có dung lượng RAM chỉ 4MB đến những máy có cấu hình cực mạnh (tất nhiên là tốc độ sẽ khác nhau nhưng về nguyên tắc vẫn có thể chạy được ). Nguyên nhân là Linux được rất nhiều lập trình viên ở nhiều môi trường khác nhau cùng phát triển (không như Windows chỉ do Microsoft phát triển) và bạn sẽ bắt gặp nhiều người có "cùng cảnh ngộ" như mình và dễ dàng tìm được các driver tương ứng với thiết bị của mình . Tính chất này hoàn toàn trái ngược với Windows. Mỗi khi có một phiên bản Windows mới ra đời thì bao giờ kèm theo đó cũng là một cơn khát về phần cứng vì HĐH mới thường không hỗ trợ các thiết bị quá cũ.
3.Trong vấn đề học tập của sinh viên chúng ta
Thực tế, việc tìm hiểu và nghiên cứu các phần mềm mã nguồn mở nói chung và Linux nói riêng đem lại cho sinh viên rất nhiều lợi ích:
Bỏ qua những giá trị về kinh tế, việc tìm hiểu Linux trước hết đem lại cho chúng ta một cái hình rộng hơn về tin học. Bạn không còn chỉ bị bó buộc trong Windows và việc viết các phần mềm trong Windows.
VD: Học Linux khiến bạn hiểu rõ hơn thế nào là Cấu trúc file: Trong Linux không dùng hệ thống định vị file FAT thường thấy trong Dos hay Win mà dùng ext2, từ đó đó bạn hiểu thêm về cách tổ chức thông tin trên đĩa. Từ chỗ có một cái nhìn rộng hơn, bạn sẽ hiểu sâu hơn và ngay cả việc phát triển các ứng dụng trên Windows cũng sẽ có hiệu quả hơn
Linux và các phần mềm mã nguồn mở cung cấp cho bạn mã nguồn của chương trình. Rất nhiều trong số các chương trình này được viết bởi những lập trình viên nhiều kinh nghiêm và đã được cộng đồng mã nguồn mở trên toàn thế giới kiểm thử. Vì thế mã của các chương trình này chứa đựng một lượng khối kiến thức rất tinh túy hoàn toàn đáng để bạn có thể học hỏi. Mặt khác những tài liệu về các phần mềm mã nguồn mở thường rất sẵn, chi tiết và được cập nhật thường xuyên. Không hề có những "bí mật công nghệ " trong các sản phẩm mã nguồn mở. Những thắc mắc của bạn cũng có thể được giải đáp nhanh chóng thông qua các forum của các nhóm phát triển mã nguồn mở.Vì vậy, theo tôi, đối với sinh viên (nhất là sinh viên Việt Nam) học tập và nghiên cứu các phần mềm mã nguồn mở là một trong những cách tốt nhất để nâng cao kiến thức cho mình.
4.Nhược điểm của Linux
Dù cho hiện nay Linux đang có tốc độ phát triển nhanh hơn hẳn Windows nhưng khách quan mà nói so với Windows, Linux vẫn chưa thể đến với người sử dụng cuối. Đó là do Linux vẫn còn có những nhược điểm cố hữu:
•Đòi hỏi người dùng phải thành thạo
Trước kia việc sử dụng và cấu hình Linux được xem là một công việc chỉ dành cho những kĩ thuật viên CNTT. Hầu như mọi công việc đều thực hiện trên các dòng lệnh và phải cấu hình nhờ sửa trực tiếp các file. Mặc dù trong những phiên bản gần đây, các HĐH Linux đã có những cải tiến đáng kể, nhưng so với Windows tính thân thiện của Linux vẫn còn là một vấn đề lớn. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến Linux mặc dù có rất nhiều đặc tính kỹ thuật tốt nhưng vẫn chưa đến được với người dùng cuối.
•Tính tiêu chuẩn hóa
Linux được phát hành miễn phí nên bất cứ ai cũng có thể tự mình đóng gói, phân phối theo những cách riêng. Hiện tại có khá nhiều bản Linux phát triển từ một nhân ban đầu cùng tồn tại như: RedHat, SuSE, Knoppix….. Người dùng phải tự so sánh xem bản nào là phù hợp với mình. Điều này có thể gây khó khăn cho người dùng, nhất là những người còn có kiến thức về tin học hạn chế
•Số lượng các ứng dụng chất lượng cao trên Linux còn hạn chế
Mặc dù Windows có sản phẩm nào thì Linux cũng gần như có phần mềm tương tự.(VD: OpenOffice trên Linux tương tự như MSOffice, hay GIMP tương tự như Photoshopv..v..) Tuy nhiên chất lượng những sản phẩm này là chưa thể so sánh được với các sản phẩm viết cho Windows.
•Một số nhà sản xuất phần cứng không có driver hỗ trợ Linux:
Do hiện nay Linux chưa phổ biến bằng Windows nên nhiều nhà sản xuất không hỗ trợ các driver chạy trên Linux. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tìm thấy các driver này do ai đó trong cộng đồng mã nguồn mở viết.
Linux có một số nhược điểm mang tính cố hữu như vậy nhưng bạn vẫn có thể chạy được một số chương trình Windows trên nên Linux thông qua chương trình WINE (một chương trình giả lập để chạy các ứng dụng Windows trên Linux). Do đó bạn có thể tận dụng được các ưu điểm của Windows lẫn Linux. Ngoài ra bạn vẫn có thể cài đặt song song Linux và Windows trên cùng một máy tính cá nhân, như bạn vẫn thường cài song song 2 HĐH Ưindown vậy (chú ý là do hệ thống file khác nhau nên một số file của Linux, Windows không đọc được) Như vậy cũng có nghĩa là các nhược điểm của Linux cũng đã phần nào được giải quyết.
Kết luận:
Trên cơ sở nhìn nhận một cách khách quan các ưu nhược điểm của HĐH Linux cũng như xem xét xu hướng phát triển tin học ở nước ta có thể thấy: Đối với người dùng thông thường việc chuyển từ Windows sang Linux trong ngày một ngày hai là chưa thể. Tuy nhiên đối với những người làm tin học, đặc biệt là đối với sinh viên, việc tìm hiểu và nghiên cứu Linux và phần mềm mã nguồn mở là một điều kiện rất tốt để nâng cao hiểu biết của mình. Linux dẫu sao vẫn là một hệ điều hành rất có giá trị: chi phí thấp, linh hoạt, ổn đinh, và bảo mật cao. Hi vọng Linux sẽ dần dần trở thành một trong những hệ điều hành hàng đầu trên thế giới.
Vậy Linux có gì hấp dẫn:1.Vấn đề bản quyền
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay thì bản quyền có lẽ là một vấn đề nổi cộm. Ở Việt Nam, vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm là rất phổ biến (nước ta dẫn đầu thế giới về số lượng phần mềm dùng không có bản quyền). Đặc biệt trong quá trình nước ta đang từng bước hội nhập thì vấn đề này lại càng đáng được chú ý, thậm chí sẽ có thể bị "trả đũa" quyết liệt trong các quan hệ kinh tế thương mại với các nước. Nếu tình trạng đánh cắp bản quyền phần mềm của Việt Nam là 100 triệu USD mỗi năm thị sẽ có một lượng hàng hóa có giá trị tương đương không bán được ở Mỹ và các nước phát triển khác. Vậy người thiệt hại đầu tiên sẽ chính là người lao động Việt Nam.
Trước tình hình đó, việc tự xây dựng cho mình những phần mềm thương hiệu Việt Nam đang trở nên một vấn đề cấp bách. Phần mềm mã nguồn mở được xem là một giải pháp hữu hiệu nhất cho bài toán bản quyền ở nước ta hiện nay. Phần mềm mã nguồn mở một mặt có chi phí rẻ hơn so với các phần mềm truyền thống, mặt khác rất dễ nâng cấp, cải tiến (do cung cấp mã nguồn kèm theo). Chính vì thế, phát triển phần mềm mã nguồn mở chúng ta có thể tận dụng được những công nghệ tiên tiến có sẵn trên thế giới, cải tiến cho phù hợp với người Việt Nam, tiết kiệm được rất nhiều công sức so với việc phát triển từ đầu. Linux là một HĐH mã nguồn mở như vậy!!!
2.Những ưu điểm nổi bật của Linux
Kinh tế, đó là một đặc điểm không thể bỏ qua của Linux. Tuy nhiên đối với Linux đó vẫn chưa là tất cả. HĐH này còn rất nhiều ưu điểm khác mà không một hệ điều hành nào có. Chính những đặc điểm này mới là nguyên nhân khiến cho Linux ngày càng trở nên phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà cả ở trên thế giới:•Linh hoạt. uyển chuyển
Như đã trình bày ở trên, Linux là một HĐH mã nguồn mở nên bạn có thể tùy ý sửa chữa theo như mình thích (tất nhiên là trong khả năng kiến thức của bạn ) Bạn có thể chỉnh sửa Linux và các ứng dụng trên đó sao cho phù hợp với mình nhất. Việc Việt hóa Windows được xem là không thể nếu như bạn không có sự đồng ý và hỗ trợ của Microsoft. Tuy nhiên với Linux thì bạn có thể làm được điều này một cách đơn giản hơn. Mặt khác do Linux được một cộng đồng rất lớn những người làm phần mềm cùng phát triển trên các môi trường, hoàn cảnh khác nhau nên tìm một phiên bản phù hợp với yêu cầu của bạn sẽ không phải là một vấn đề quá khó khăn.
Tính linh hoạt của Linux còn được thể hiện ở chỗ nó tương thích được với rất nhiều môi trường. Hiện tại, ngoài Linux dành cho server, PC…nhân Linux (Linux kernel) còn được nhúng vào các thiết bị điều khiển như máy tính palm, robot…..Phạm vi ứng dụng của Linux được xem là rất rộng rãi.
•Độ an toàn cao
Trước hết, trong Linux có một cơ cấu phân quyền hết sức rõ ràng. Chỉ có "root" (người dùng tối cao) mới có quyền cài đặt và thay đổi hệ thống. Ngoài ra Linux cũng có cơ chế để một người dùng bình thường có thể chuyển tạm thời chuyển sang quyền "root" để thực hiện một số thao tác. Điều này giúp cho hệ thống có thể chạy ổn định và tránh phải những sai sót dẫn đến đổ vỡ hệ thống (trong những phiên bản Windows gần đây, cơ chế phân quyền này cũng đã bước đầu được áp dụng, nhưng so với Linux thì vẫn kém chặt chẽ hơn )
Ngoài ra chính tính chất "mở" cũng tạo nên sự an toàn của Linux. Nếu như một lỗ hổng nào đó trên Linux được phát hiện thì nó sẽ được cả cộng đồng mã nguồn mở cùng sửa và thường thì chỉ sau 24h sẽ có thể cho ra bản sửa lỗi. Mặt khác đối với những HĐH mã nguồn đóng như Windows, bạn không thể biết được người ta viết gì, và viết ra sao mà chỉ biết đươc chúng chạy như thế nào. Vì vậy nếu như Windows có chứa những đoạn mã cho phép tạo những "back door" để xâm nhập vào hệ thống của bạn thì bạn cũng không thể biết được. Đối với người dùng bình thường như chúng ta vấn đề này có vẻ như không quan trọng nhưng đối với một hệ thống tầm cỡ như hệ thống quốc phòng thì vấn đề như thế này lại mang tính sống còn. Các nhân viên an ninh không được phép để lộ một kẽ hở nào, dù là nhỏ nhất vì nó liên quan đến an ninh của cả một quốc gia. Và một lần nữa các phần mềm mã nguồn mở nói chung và Linux nói riêng lại là sự lựa chọn số 1. Trong Linux mọi thứ đều công khai, người quản trị có thể tìm hiểu tới mọi ngõ ngách của hệ điều hành. Điều đó cũng có nghĩa là độ an toàn được nâng cao.
•Thích hợp cho quản trị mạng
Được thiết kế ngay từ đầu cho chế độ đa người dùng, Linux được xem là một hệ điều hành mạng rất giá trị. Nếu như Windows tỏ ra là một HĐH thích hợp với máy tính Desktop thì Linux lại là hệ điều hành thống trị đối với các Server. Đó là do Linux có rất nhiều ưu điểm thỏa mãn đòi hỏi của một hệ điều hành mạng: tính bảo mật cao, chạy ổn định, các cơ chế chia sẻ tài nguyên tốt…..Giao thức TCP/IP mà chúng ta vẫn thấy ngày nay chính là một giao thức truyền tin của Linux (sau này mới được đưa vào Windows)
•Chạy thống nhất trên các hệ thống phần cứng
Dù cho có rất nhiều phiên bản Linux được các nhà phân phối khác nhau ban hành nhưng nhìn chung đều chạy khá ổn định trên mọi thiết bị phần cứng, từ Intel 486 đến những máy core 2 duo, từ những máy có dung lượng RAM chỉ 4MB đến những máy có cấu hình cực mạnh (tất nhiên là tốc độ sẽ khác nhau nhưng về nguyên tắc vẫn có thể chạy được ). Nguyên nhân là Linux được rất nhiều lập trình viên ở nhiều môi trường khác nhau cùng phát triển (không như Windows chỉ do Microsoft phát triển) và bạn sẽ bắt gặp nhiều người có "cùng cảnh ngộ" như mình và dễ dàng tìm được các driver tương ứng với thiết bị của mình . Tính chất này hoàn toàn trái ngược với Windows. Mỗi khi có một phiên bản Windows mới ra đời thì bao giờ kèm theo đó cũng là một cơn khát về phần cứng vì HĐH mới thường không hỗ trợ các thiết bị quá cũ.
3.Trong vấn đề học tập của sinh viên chúng ta
Thực tế, việc tìm hiểu và nghiên cứu các phần mềm mã nguồn mở nói chung và Linux nói riêng đem lại cho sinh viên rất nhiều lợi ích:
Bỏ qua những giá trị về kinh tế, việc tìm hiểu Linux trước hết đem lại cho chúng ta một cái hình rộng hơn về tin học. Bạn không còn chỉ bị bó buộc trong Windows và việc viết các phần mềm trong Windows.
VD: Học Linux khiến bạn hiểu rõ hơn thế nào là Cấu trúc file: Trong Linux không dùng hệ thống định vị file FAT thường thấy trong Dos hay Win mà dùng ext2, từ đó đó bạn hiểu thêm về cách tổ chức thông tin trên đĩa. Từ chỗ có một cái nhìn rộng hơn, bạn sẽ hiểu sâu hơn và ngay cả việc phát triển các ứng dụng trên Windows cũng sẽ có hiệu quả hơn
Linux và các phần mềm mã nguồn mở cung cấp cho bạn mã nguồn của chương trình. Rất nhiều trong số các chương trình này được viết bởi những lập trình viên nhiều kinh nghiêm và đã được cộng đồng mã nguồn mở trên toàn thế giới kiểm thử. Vì thế mã của các chương trình này chứa đựng một lượng khối kiến thức rất tinh túy hoàn toàn đáng để bạn có thể học hỏi. Mặt khác những tài liệu về các phần mềm mã nguồn mở thường rất sẵn, chi tiết và được cập nhật thường xuyên. Không hề có những "bí mật công nghệ " trong các sản phẩm mã nguồn mở. Những thắc mắc của bạn cũng có thể được giải đáp nhanh chóng thông qua các forum của các nhóm phát triển mã nguồn mở.Vì vậy, theo tôi, đối với sinh viên (nhất là sinh viên Việt Nam) học tập và nghiên cứu các phần mềm mã nguồn mở là một trong những cách tốt nhất để nâng cao kiến thức cho mình.
4.Nhược điểm của Linux
Dù cho hiện nay Linux đang có tốc độ phát triển nhanh hơn hẳn Windows nhưng khách quan mà nói so với Windows, Linux vẫn chưa thể đến với người sử dụng cuối. Đó là do Linux vẫn còn có những nhược điểm cố hữu:
•Đòi hỏi người dùng phải thành thạo
Trước kia việc sử dụng và cấu hình Linux được xem là một công việc chỉ dành cho những kĩ thuật viên CNTT. Hầu như mọi công việc đều thực hiện trên các dòng lệnh và phải cấu hình nhờ sửa trực tiếp các file. Mặc dù trong những phiên bản gần đây, các HĐH Linux đã có những cải tiến đáng kể, nhưng so với Windows tính thân thiện của Linux vẫn còn là một vấn đề lớn. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến Linux mặc dù có rất nhiều đặc tính kỹ thuật tốt nhưng vẫn chưa đến được với người dùng cuối.
•Tính tiêu chuẩn hóa
Linux được phát hành miễn phí nên bất cứ ai cũng có thể tự mình đóng gói, phân phối theo những cách riêng. Hiện tại có khá nhiều bản Linux phát triển từ một nhân ban đầu cùng tồn tại như: RedHat, SuSE, Knoppix….. Người dùng phải tự so sánh xem bản nào là phù hợp với mình. Điều này có thể gây khó khăn cho người dùng, nhất là những người còn có kiến thức về tin học hạn chế
•Số lượng các ứng dụng chất lượng cao trên Linux còn hạn chế
Mặc dù Windows có sản phẩm nào thì Linux cũng gần như có phần mềm tương tự.(VD: OpenOffice trên Linux tương tự như MSOffice, hay GIMP tương tự như Photoshopv..v..) Tuy nhiên chất lượng những sản phẩm này là chưa thể so sánh được với các sản phẩm viết cho Windows.
•Một số nhà sản xuất phần cứng không có driver hỗ trợ Linux:
Do hiện nay Linux chưa phổ biến bằng Windows nên nhiều nhà sản xuất không hỗ trợ các driver chạy trên Linux. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tìm thấy các driver này do ai đó trong cộng đồng mã nguồn mở viết.
Linux có một số nhược điểm mang tính cố hữu như vậy nhưng bạn vẫn có thể chạy được một số chương trình Windows trên nên Linux thông qua chương trình WINE (một chương trình giả lập để chạy các ứng dụng Windows trên Linux). Do đó bạn có thể tận dụng được các ưu điểm của Windows lẫn Linux. Ngoài ra bạn vẫn có thể cài đặt song song Linux và Windows trên cùng một máy tính cá nhân, như bạn vẫn thường cài song song 2 HĐH Ưindown vậy (chú ý là do hệ thống file khác nhau nên một số file của Linux, Windows không đọc được) Như vậy cũng có nghĩa là các nhược điểm của Linux cũng đã phần nào được giải quyết.
Kết luận:
Trên cơ sở nhìn nhận một cách khách quan các ưu nhược điểm của HĐH Linux cũng như xem xét xu hướng phát triển tin học ở nước ta có thể thấy: Đối với người dùng thông thường việc chuyển từ Windows sang Linux trong ngày một ngày hai là chưa thể. Tuy nhiên đối với những người làm tin học, đặc biệt là đối với sinh viên, việc tìm hiểu và nghiên cứu Linux và phần mềm mã nguồn mở là một điều kiện rất tốt để nâng cao hiểu biết của mình. Linux dẫu sao vẫn là một hệ điều hành rất có giá trị: chi phí thấp, linh hoạt, ổn đinh, và bảo mật cao. Hi vọng Linux sẽ dần dần trở thành một trong những hệ điều hành hàng đầu trên thế giới.
dongocthien (I11C)- Tổng số bài gửi : 51
Join date : 27/08/2011
Ưu điểm và nhược điểm của ảo hóa hệ điều hành
Chúng tôi đã giới thiệu những vấn đề mang tính cơ bản về cách làm việc của kỹ thuật ảo hóa hệ điều hành như thế nào cho các bạn trong phần trước. Qua đó các bạn đã thấy được đây là một công cụ khá thú vị, nhưng tại sao nên sử dụng công nghệ này trong cơ sở hạ tầng của mình? Hay nói theo cách khác, công nghệ này có những ưu điểm gì? Rõ ràng cũng có một số nhược điểm mà chúng ta cũng cần phải đề cập đến nhưng đầu tiên chúng ta hãy đi tìm hiểu những ưu điểm của nó.
Ưu điểm
Sự dự phòng linh động
Với ảo hóa hệ điều hành, bạn có thể dễ dàng kết nối các ổ đĩa ảo (Vdisk) khác vào một hệ thống. Máy khách có thể dễ dàng khởi động hệ điều hành khác hoặc role khác. Điều này rất hữu dụng cho các môi trường Terminal Server khi sử dụng nguyên lý silo (hay cũng được gọi là Application Load Managed Groups), một silo có thể được mở rộng dung lượng một cách dễ dàng. Cũng theo đó, các máy trạm hoặc các máy chủ có thể được gán một role cụ thể khi cần thiết bằng cách gán một đĩa ảo khác.
Hỗ trợ đa image trên hệ thống, gồm có cả menu khởi động
Việc dự phòng linh động mở rộng có thể tạo lên một bước đi dài hơn trong việc gán nhiều image đồng thời cho một client. Khi bắt đầu, một menu khởi động cũng có thể được hiện diện cho máy khách, chính vì vậy người dùng có thể chọn hệ điều hành nào (với một role khác) sẽ được khởi động. Trong trường hợp này, một hệ thống có thể được sử dụng cho một số mục đích bên trong khoảng thời gian tính theo giây.
Triển khai phần mềm (OS/App) nhanh
Việc bổ sung thêm máy chủ mới hoặc máy trạm vào cơ sở hạ tầng chỉ mất một vài phút thay vì phải cài đặt và cấu hình hệ thống một cách thủ công hoặc thông qua công cụ triển khai, mất tối thiểu cũng một vài giờ, chỉ cần một số bước, máy khách sẽ được gán cho một đĩa ảo và có thể được sử dụng trong sản xuất.
Hệ thống giống nhau 100%
Thông thường, việc khắc phục sự cố các vấn đề thường tập trung vào một máy vì ở đó có sự khác nhau trên máy tính đó. Đặc biệt là trong Terminal Servers, đây là một thành phần quan trọng mà tất cả các máy chủ đang cấu hình cùng một role (silo) giống nhau. Vấn đề này chỉ áp dụng cho các ổ đĩa chia sẻ vì trong đĩa private, các thay đổi sẽ được lưu lại.
Cải thiện dễ dàng cho các nâng cấp và các hotfix của các ứng dụng và hệ điều hành
Với sự ảo hóa hệ điều hành, một nâng cấp hoặc một hotfix chỉ nên được bổ sung cho image Virtual Disk thay vì tất cả các máy chủ. Mặc dù vậy, bạn có thể tạo một đĩa ảo mới gồm có nâng cấp hoặc hotfix sau đó kiểm tra thử nó một cách dễ dàng bằng cách gán ổ đĩa ảo này cho một máy tính nào đó. Nếu các lần kiểm tra diễn ra thành công thì đĩa ảo này có thể được gán cho tất cả các máy khách khác. Về phía các bạn, chỉ cần tạo thủ tục/ các hệ thống để quản lý các nâng cấp và các phiên bản ổ đĩa ảo khác.
Dễ dàng rollback các kịch bản
Mặc dù nâng cấp hoặc hotfix đã được test qua nhưng trong suốt quá trình sản xuất, hành vi của nâng cấp hay hotfix này vẫn không diễn ra như mong đợi. Khi đó bằng cách gán đĩa ảo cho các máy khách đó và khởi động lại chúng, bạn có thể chuyển đổi về trạng thái trước đó một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Sau khi khởi động lại, hệ thống sẽ trở về trạng thái sạch trơn
Ưu điểm này chỉ áp dụng cho các image chia sẻ. Nếu hệ thống của bạn có hành vi nào đó lạ thường, thường một cài đặt lại hoàn tất là một giải pháp cho trường hợp này, tuy nhiên với sự ảo hóa hệ điều hành (kết hợp với ổ đĩa chia sẻ), mỗi một máy chủ chỉ cần khởi động lại và load các cấu hình mặc định lại.
Nhược điểm
Ảo hóa hệ điều hành không phải là “kỳ quan của thế giới”, chính vì vậy cũng có những điểm yếu trong công nghệ này.
Không có khả năng làm việc offline
Vào thời điểm này, các sản phẩm ảo hóa hệ điều hành phải được kết nối với máy chủ ảo hóa để sử dụng hệ điều hành trên đĩa ảo. Chính vì vậy khi kết nối mạng không có sẵn thì khi đó hệ thống sẽ không thể hiện hữu.
Cần LAN tốc độ cao (>100Mb)
Vì ổ đĩa ảo được kết nối từ máy chủ ảo hóa thông qua card giao diện mạng (thường là LAN). Tuy nhiên trên một kết nối WAN thì vấn đề xảy ra có thể sẽ không đủ băng tần có sẵn hoặc không có đủ sự tin cậy để sử dụng hệ thống một cách êm ả.
Không hỗ trợ tất cả các hệ điều hành
Mặc dù hỗ trợ nhiều hệ điều hành tuy nhiên vẫn có một số phân phối của Linux không thể chạy thông qua công nghệ ảo hóa hệ điều hành.
Các giải pháp đa PXE/BootP trong đoạn mạng sẽ gây ra các vấn đề
Khi sử dụng ảo hóa hệ điều hành như một công nghệ bổ sung bên trong cơ sở hạ tầng hiện hành của bạn, bạn nên xem xét đến tùy chọn PXE/Bootp Connection. Nhiều máy chủ PXE trong một subnet sẽ làm co hệ thống không hoạt động như mong muốn.
Những khả năng và các kịch bản sử dụng ảo hóa hệ điều hành
Chúng ta đã biết được ảo hóa hệ điều hành làm việc như thế nào, những ưu điểm và nhược điểm nào có thể chấp nhận đối với công nghệ này, lúc này hãy đi xem xét các kịch bản nào ảo hóa hệ điều hành có thể được sử dụng.
Citrix XenApp / Terminal Servers
Ảo hóa hệ điều hành là một giải pháp khá tốt cho cơ sở hạ tầng Citrix XenApp/Terminal Server. Một trong những thách thức lớn nhất trong các cơ sở hạ tầng đó là giữ được sự giống nhau 100% đối với cảm nhận người dùng. Bằng cách sử dụng các ổ đĩa ảo chia sẻ sau mỗi lần khởi động lại, Terminal Server có thể quay trở về trạng thái mặc định của anh ta và các thay đổi được áp dụng cho tất cả các máy chủ.
Các giải pháp VDI / DDI solutions
Các giải pháp cơ sở dữ liệu desktop ảo cũng đang trở lên phổ biến. Một trong những bất thuận lợi lớn nhất của hầu hết các sản phẩm VDI (Virtual Desktop Infrastructure) là nhu cầu lưu trữ SAN đắt đỏ để cấu hình các máy ảo. Với cơ chế chia sẻ đĩa của ảo hóa hệ điều hành, các máy ảo có thể sử dụng cùng một đĩa ảo và không mất không gian đắt đỏ cần thiết cho SAN.
Web Server
Hầu hết các Web Server khá tĩnh và không lưu dữ liệu cục bộ. Bên cạnh đó nhu cầu về tài nguyên web có thể rất khác nhau trong ngày. Với sự dự phòng linh động thì các tài nguyên cần thiết có thể được gán suốt cả ngày, cho ví dụ việc chia sẻ phần cứng với một role khác.
Back-up Servers
Back-up Server thường được sử dụng một vài giờ trong ngày (không phải giờ làm việc). Chính vì vậy phần cứng không được sử dụng trong hầu hết thời gian. Việc sử dụng sự dự phòng linh động sẽ làm cho phần cứng được sử dụng cho các role khác trong thời gian làm việc và sau đó gán cho đĩa ảo có role máy chủ back up để thực hiện việc back up.
Môi trường phát triển và test
Khi sử dụng nguyên lý DTAP, sự ảo hóa hệ điều hành có thể cung cấp cho bạn các máy tính có khả năng chạy các triển khai và test các nhiệm vụ trên đó, ở đây phần cũng cũng được sử dụng hiệu quả với khả năng dự phòng linh động.
Môi trường Lab
Một thuộc tính của môi trường Lab là nhu cầu cần khôi phục trạng thái của môi trường về trạng thái mặc định một cách nhanh chóng để các sinh viên có thể chạy thành công các bài tập của mình. Hệ điều hành ảo hóa có thể cung cấp điều đó với tùy chọn đĩa chia sẻ và nó cũng là một hệ thống dự phòng linh động cho môi trường Lab.
Môi trường giáo dục
Trong các môi trường giáo dục, luôn luôn có một khó khăn cung cấp đầy đủ chức năng workplace cho tất cả các sinh viên. Cũng vậy, phụ thuộc vào việc đào tạo phát sinh ra nhu cầu về hệ điều hành. Sử dụng ảo hóa hệ điều hành với nhiều đĩa ảo được gán, các sinh viên có thể sử dụng menu khởi động để khởi động môi trường tương đương cho việc học tập của anh ta. Thêm vào đó, sau khi khởi động lại, máy tính lại trở về trạng thái mặc định ban đầu (khi đang sử dụng các đĩa ảo chia sẻ).
Máy trạm công cộng
Cũng giống như các môi trường giáo dục, các máy trạm công cộng cũng thường cung cấp chức năng và các thông tin không mang tính cá nhân nên được lưu trữ.
Môi trường an toàn
Ảo hóa hệ điều hành cũng là một công nghệ có thể được sử dụng cho các môi trường an toàn. Cho ví dụ, nếu một máy nào bị đánh cắp (máy tính sử dụng ảo hóa hệ điều hành) thì sẽ không có dữ liệu nào có sẵn trên máy tính đó.
Ưu điểm
Sự dự phòng linh động
Với ảo hóa hệ điều hành, bạn có thể dễ dàng kết nối các ổ đĩa ảo (Vdisk) khác vào một hệ thống. Máy khách có thể dễ dàng khởi động hệ điều hành khác hoặc role khác. Điều này rất hữu dụng cho các môi trường Terminal Server khi sử dụng nguyên lý silo (hay cũng được gọi là Application Load Managed Groups), một silo có thể được mở rộng dung lượng một cách dễ dàng. Cũng theo đó, các máy trạm hoặc các máy chủ có thể được gán một role cụ thể khi cần thiết bằng cách gán một đĩa ảo khác.
Hỗ trợ đa image trên hệ thống, gồm có cả menu khởi động
Việc dự phòng linh động mở rộng có thể tạo lên một bước đi dài hơn trong việc gán nhiều image đồng thời cho một client. Khi bắt đầu, một menu khởi động cũng có thể được hiện diện cho máy khách, chính vì vậy người dùng có thể chọn hệ điều hành nào (với một role khác) sẽ được khởi động. Trong trường hợp này, một hệ thống có thể được sử dụng cho một số mục đích bên trong khoảng thời gian tính theo giây.
Triển khai phần mềm (OS/App) nhanh
Việc bổ sung thêm máy chủ mới hoặc máy trạm vào cơ sở hạ tầng chỉ mất một vài phút thay vì phải cài đặt và cấu hình hệ thống một cách thủ công hoặc thông qua công cụ triển khai, mất tối thiểu cũng một vài giờ, chỉ cần một số bước, máy khách sẽ được gán cho một đĩa ảo và có thể được sử dụng trong sản xuất.
Hệ thống giống nhau 100%
Thông thường, việc khắc phục sự cố các vấn đề thường tập trung vào một máy vì ở đó có sự khác nhau trên máy tính đó. Đặc biệt là trong Terminal Servers, đây là một thành phần quan trọng mà tất cả các máy chủ đang cấu hình cùng một role (silo) giống nhau. Vấn đề này chỉ áp dụng cho các ổ đĩa chia sẻ vì trong đĩa private, các thay đổi sẽ được lưu lại.
Cải thiện dễ dàng cho các nâng cấp và các hotfix của các ứng dụng và hệ điều hành
Với sự ảo hóa hệ điều hành, một nâng cấp hoặc một hotfix chỉ nên được bổ sung cho image Virtual Disk thay vì tất cả các máy chủ. Mặc dù vậy, bạn có thể tạo một đĩa ảo mới gồm có nâng cấp hoặc hotfix sau đó kiểm tra thử nó một cách dễ dàng bằng cách gán ổ đĩa ảo này cho một máy tính nào đó. Nếu các lần kiểm tra diễn ra thành công thì đĩa ảo này có thể được gán cho tất cả các máy khách khác. Về phía các bạn, chỉ cần tạo thủ tục/ các hệ thống để quản lý các nâng cấp và các phiên bản ổ đĩa ảo khác.
Dễ dàng rollback các kịch bản
Mặc dù nâng cấp hoặc hotfix đã được test qua nhưng trong suốt quá trình sản xuất, hành vi của nâng cấp hay hotfix này vẫn không diễn ra như mong đợi. Khi đó bằng cách gán đĩa ảo cho các máy khách đó và khởi động lại chúng, bạn có thể chuyển đổi về trạng thái trước đó một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Sau khi khởi động lại, hệ thống sẽ trở về trạng thái sạch trơn
Ưu điểm này chỉ áp dụng cho các image chia sẻ. Nếu hệ thống của bạn có hành vi nào đó lạ thường, thường một cài đặt lại hoàn tất là một giải pháp cho trường hợp này, tuy nhiên với sự ảo hóa hệ điều hành (kết hợp với ổ đĩa chia sẻ), mỗi một máy chủ chỉ cần khởi động lại và load các cấu hình mặc định lại.
Nhược điểm
Ảo hóa hệ điều hành không phải là “kỳ quan của thế giới”, chính vì vậy cũng có những điểm yếu trong công nghệ này.
Không có khả năng làm việc offline
Vào thời điểm này, các sản phẩm ảo hóa hệ điều hành phải được kết nối với máy chủ ảo hóa để sử dụng hệ điều hành trên đĩa ảo. Chính vì vậy khi kết nối mạng không có sẵn thì khi đó hệ thống sẽ không thể hiện hữu.
Cần LAN tốc độ cao (>100Mb)
Vì ổ đĩa ảo được kết nối từ máy chủ ảo hóa thông qua card giao diện mạng (thường là LAN). Tuy nhiên trên một kết nối WAN thì vấn đề xảy ra có thể sẽ không đủ băng tần có sẵn hoặc không có đủ sự tin cậy để sử dụng hệ thống một cách êm ả.
Không hỗ trợ tất cả các hệ điều hành
Mặc dù hỗ trợ nhiều hệ điều hành tuy nhiên vẫn có một số phân phối của Linux không thể chạy thông qua công nghệ ảo hóa hệ điều hành.
Các giải pháp đa PXE/BootP trong đoạn mạng sẽ gây ra các vấn đề
Khi sử dụng ảo hóa hệ điều hành như một công nghệ bổ sung bên trong cơ sở hạ tầng hiện hành của bạn, bạn nên xem xét đến tùy chọn PXE/Bootp Connection. Nhiều máy chủ PXE trong một subnet sẽ làm co hệ thống không hoạt động như mong muốn.
Những khả năng và các kịch bản sử dụng ảo hóa hệ điều hành
Chúng ta đã biết được ảo hóa hệ điều hành làm việc như thế nào, những ưu điểm và nhược điểm nào có thể chấp nhận đối với công nghệ này, lúc này hãy đi xem xét các kịch bản nào ảo hóa hệ điều hành có thể được sử dụng.
Citrix XenApp / Terminal Servers
Ảo hóa hệ điều hành là một giải pháp khá tốt cho cơ sở hạ tầng Citrix XenApp/Terminal Server. Một trong những thách thức lớn nhất trong các cơ sở hạ tầng đó là giữ được sự giống nhau 100% đối với cảm nhận người dùng. Bằng cách sử dụng các ổ đĩa ảo chia sẻ sau mỗi lần khởi động lại, Terminal Server có thể quay trở về trạng thái mặc định của anh ta và các thay đổi được áp dụng cho tất cả các máy chủ.
Các giải pháp VDI / DDI solutions
Các giải pháp cơ sở dữ liệu desktop ảo cũng đang trở lên phổ biến. Một trong những bất thuận lợi lớn nhất của hầu hết các sản phẩm VDI (Virtual Desktop Infrastructure) là nhu cầu lưu trữ SAN đắt đỏ để cấu hình các máy ảo. Với cơ chế chia sẻ đĩa của ảo hóa hệ điều hành, các máy ảo có thể sử dụng cùng một đĩa ảo và không mất không gian đắt đỏ cần thiết cho SAN.
Web Server
Hầu hết các Web Server khá tĩnh và không lưu dữ liệu cục bộ. Bên cạnh đó nhu cầu về tài nguyên web có thể rất khác nhau trong ngày. Với sự dự phòng linh động thì các tài nguyên cần thiết có thể được gán suốt cả ngày, cho ví dụ việc chia sẻ phần cứng với một role khác.
Back-up Servers
Back-up Server thường được sử dụng một vài giờ trong ngày (không phải giờ làm việc). Chính vì vậy phần cứng không được sử dụng trong hầu hết thời gian. Việc sử dụng sự dự phòng linh động sẽ làm cho phần cứng được sử dụng cho các role khác trong thời gian làm việc và sau đó gán cho đĩa ảo có role máy chủ back up để thực hiện việc back up.
Môi trường phát triển và test
Khi sử dụng nguyên lý DTAP, sự ảo hóa hệ điều hành có thể cung cấp cho bạn các máy tính có khả năng chạy các triển khai và test các nhiệm vụ trên đó, ở đây phần cũng cũng được sử dụng hiệu quả với khả năng dự phòng linh động.
Môi trường Lab
Một thuộc tính của môi trường Lab là nhu cầu cần khôi phục trạng thái của môi trường về trạng thái mặc định một cách nhanh chóng để các sinh viên có thể chạy thành công các bài tập của mình. Hệ điều hành ảo hóa có thể cung cấp điều đó với tùy chọn đĩa chia sẻ và nó cũng là một hệ thống dự phòng linh động cho môi trường Lab.
Môi trường giáo dục
Trong các môi trường giáo dục, luôn luôn có một khó khăn cung cấp đầy đủ chức năng workplace cho tất cả các sinh viên. Cũng vậy, phụ thuộc vào việc đào tạo phát sinh ra nhu cầu về hệ điều hành. Sử dụng ảo hóa hệ điều hành với nhiều đĩa ảo được gán, các sinh viên có thể sử dụng menu khởi động để khởi động môi trường tương đương cho việc học tập của anh ta. Thêm vào đó, sau khi khởi động lại, máy tính lại trở về trạng thái mặc định ban đầu (khi đang sử dụng các đĩa ảo chia sẻ).
Máy trạm công cộng
Cũng giống như các môi trường giáo dục, các máy trạm công cộng cũng thường cung cấp chức năng và các thông tin không mang tính cá nhân nên được lưu trữ.
Môi trường an toàn
Ảo hóa hệ điều hành cũng là một công nghệ có thể được sử dụng cho các môi trường an toàn. Cho ví dụ, nếu một máy nào bị đánh cắp (máy tính sử dụng ảo hóa hệ điều hành) thì sẽ không có dữ liệu nào có sẵn trên máy tính đó.
dongocthien (I11C)- Tổng số bài gửi : 51
Join date : 27/08/2011
Từng bước tìm hiểu hệ thống thời gian thực
Thời gian thực là gì?
Ta thường sai lầm khi nghĩ hệ thống thời gian thực (Real-Time System, RTS) là hệ thống có tốc độ xử lý nhanh (gần với thời gian thực của tự nhiên). Thực ra một hệ thống thời gian thực có đặc điểm sau:
Thực hiện được một hoặc một số nhiệm vụ (task) trong một thời gian qui định.Đảm bảo được dù có bất kỳ điều gì xảy ra đối với hệ thống thì số nhiệm vụ trên vẫn hoàn thành trong đúng thời gian đó. Cần nhớ hệ RTS gồm: Phần mềm RT (real-time software hoặc real-time module hay RT toolkit) và Phần cứng RT (real-time hardware).
Ví dụ: túi khí (airbag) trên xe hơi là một RTS. Vì khi có cảm biến tai nạn được kích hoạt. Túi khí sẽ được bung ra trong một khoảng thời gian rất ngắn (được định trước bởi kỹ sư lập trình). Giả sử nếu túi khí không là một RTS thì tài xế sẽ chết trước khi túi khí bung. Ví dụ khác về RTS là bộ điều khiển đánh lửa trong động cơ xăng. Tia lửa cần được điều khiển chính xác ở chu kỳ đốt (tức sau khi chu kỳ hút đã hút hổn hợp ký và xăng vào rồi, tới chu kỳ nén, nén hòa khí xăng-khí lên áp xuất cá0, thì tia lửa mới được phát ra bởi bộ điều khiển RTS). Nếu không đúng thời điểm này thì động cơ sẽ không hoạt động được hoặc hoạt động với hiệu xuất rất thấp.
Vậy máy tính cài hệ điều hành Window có phải là RTS?
Trước hết bản thân phần mềm window là không phải RT software vì window là hệ điều hành đa chức năng (chứ không thiết kế cho ứng dụng RT trong kỹ thuật). Thường đơn giản như việc ta dùng phần mềm chat (yahoo messenger) để chat theo thời gian thực (tức bạn gửi tin thì người được gửi sẽ nhận ngay sau khi bạn nhấn enter). Tuy nhiên khi máy có virus hoặc có một phần mềm, hay phần cứng nào tác động (interupt) thì đột nhiên tin messenger bị đứng (treo máy). Do vậy dù bạn có nhấn enter rồi thì tin vẫn không gửi đi được.
Thứ hai, phần cứng của máy tính để bàn là một hệ thống được thiết kế với mục đích đa năng (của máy tính thông thường như soạn thảo văn bản, chơi game, nghe nhạc, vv). Do vậy, so với máy tính đặc biệt dùng xây dựng lên hệ điều hành RT (RT Computer) thì máy để bàn (Destop PC) có tính năng kém hơn trong việc tạo ứng dụng RT.
Giải pháp xây dựng hệ thống thời gian thực
Như đã đề cập ở trên, một hệ thống thời gian thực bao gồm phần mềm thời gian thực và phần cứng thời gian thực. Hai thành phần này được phân bổ ở hai máy tính dùng để phát triển (lập trình) các chương trình (máy host) và máy đích (target RT computer). Từ đó ta có các lựa chọn sau:
RT target: Có thể dùng RT computer, single-board computer hoặc dùng ngay chính máy tính của bạn nếu máy của bạn thỏa mãn điều kiện về RT target. (phương pháp kiểm tra này LabVIEW Hocdelam sẽ đề cập sau).
Host computer: Laptop hoặc desktop PC thông thường.
Thông thường host PC giao tiếp và làm việc với target PC thông qua chuẩn Ethenet. Vì vậy bạn cần có card mạng rời hoặc card mạng onboard. (Nếu máy của bạn vào internet được có nghĩa máy của bạn đã có card mạng).
IO Board: PCI, PXI, hoặc DAQ chuyên dùng.
RT Software: Dùng USB boot disk sau đó cài LabVIEW RT Module lên máy của bạn), hoặc dùng RTX (real-time extension for Windows XP) cài xong xong với OS của bạn. (LabVIEW Real-Time Module for RTX Targets).
Ta thường sai lầm khi nghĩ hệ thống thời gian thực (Real-Time System, RTS) là hệ thống có tốc độ xử lý nhanh (gần với thời gian thực của tự nhiên). Thực ra một hệ thống thời gian thực có đặc điểm sau:
Thực hiện được một hoặc một số nhiệm vụ (task) trong một thời gian qui định.Đảm bảo được dù có bất kỳ điều gì xảy ra đối với hệ thống thì số nhiệm vụ trên vẫn hoàn thành trong đúng thời gian đó. Cần nhớ hệ RTS gồm: Phần mềm RT (real-time software hoặc real-time module hay RT toolkit) và Phần cứng RT (real-time hardware).
Ví dụ: túi khí (airbag) trên xe hơi là một RTS. Vì khi có cảm biến tai nạn được kích hoạt. Túi khí sẽ được bung ra trong một khoảng thời gian rất ngắn (được định trước bởi kỹ sư lập trình). Giả sử nếu túi khí không là một RTS thì tài xế sẽ chết trước khi túi khí bung. Ví dụ khác về RTS là bộ điều khiển đánh lửa trong động cơ xăng. Tia lửa cần được điều khiển chính xác ở chu kỳ đốt (tức sau khi chu kỳ hút đã hút hổn hợp ký và xăng vào rồi, tới chu kỳ nén, nén hòa khí xăng-khí lên áp xuất cá0, thì tia lửa mới được phát ra bởi bộ điều khiển RTS). Nếu không đúng thời điểm này thì động cơ sẽ không hoạt động được hoặc hoạt động với hiệu xuất rất thấp.
Vậy máy tính cài hệ điều hành Window có phải là RTS?
Trước hết bản thân phần mềm window là không phải RT software vì window là hệ điều hành đa chức năng (chứ không thiết kế cho ứng dụng RT trong kỹ thuật). Thường đơn giản như việc ta dùng phần mềm chat (yahoo messenger) để chat theo thời gian thực (tức bạn gửi tin thì người được gửi sẽ nhận ngay sau khi bạn nhấn enter). Tuy nhiên khi máy có virus hoặc có một phần mềm, hay phần cứng nào tác động (interupt) thì đột nhiên tin messenger bị đứng (treo máy). Do vậy dù bạn có nhấn enter rồi thì tin vẫn không gửi đi được.
Thứ hai, phần cứng của máy tính để bàn là một hệ thống được thiết kế với mục đích đa năng (của máy tính thông thường như soạn thảo văn bản, chơi game, nghe nhạc, vv). Do vậy, so với máy tính đặc biệt dùng xây dựng lên hệ điều hành RT (RT Computer) thì máy để bàn (Destop PC) có tính năng kém hơn trong việc tạo ứng dụng RT.
Giải pháp xây dựng hệ thống thời gian thực
Như đã đề cập ở trên, một hệ thống thời gian thực bao gồm phần mềm thời gian thực và phần cứng thời gian thực. Hai thành phần này được phân bổ ở hai máy tính dùng để phát triển (lập trình) các chương trình (máy host) và máy đích (target RT computer). Từ đó ta có các lựa chọn sau:
RT target: Có thể dùng RT computer, single-board computer hoặc dùng ngay chính máy tính của bạn nếu máy của bạn thỏa mãn điều kiện về RT target. (phương pháp kiểm tra này LabVIEW Hocdelam sẽ đề cập sau).
Host computer: Laptop hoặc desktop PC thông thường.
Thông thường host PC giao tiếp và làm việc với target PC thông qua chuẩn Ethenet. Vì vậy bạn cần có card mạng rời hoặc card mạng onboard. (Nếu máy của bạn vào internet được có nghĩa máy của bạn đã có card mạng).
IO Board: PCI, PXI, hoặc DAQ chuyên dùng.
RT Software: Dùng USB boot disk sau đó cài LabVIEW RT Module lên máy của bạn), hoặc dùng RTX (real-time extension for Windows XP) cài xong xong với OS của bạn. (LabVIEW Real-Time Module for RTX Targets).
dongocthien (I11C)- Tổng số bài gửi : 51
Join date : 27/08/2011
Re: Thảo luận Bài 1
Mô hình File Server (Máy phục vụ tệp)
Trong mô hình này tồn tại máy phục vụ tệp (file Server); các máy trạm làm việc (workstation) chia sẻ chung đường truyền thông. Máy phục vụ tệp lưu trữ dữ liệu, các chương trình xử lý dữ liệu; máy trạm thực hiện xử lý dữ liệu.
Mỗi khi có yêu cầu từ một trạm làm việc, toàn bộ dữ liệu và chương trình tương ứng được sao chép từ máy phục vụ, gửi qua đường truyền của mạng tới bộ nhớ của trạm làm việc, quá trình tính toán và xử lý dữ liệu được thực hiện trên các trạm làm việc, sau đó dữ liệu được cập nhật trở lại máy phục vụ. Tổng cộng dung lượng của dữ liệu và chương trình thường rất lớn và dung lượng truyền thông trên mạng tăng đột ngột khi nhiều trạm làm việc cùng có nhu cầu gọi tới các chương trình xử lý dữ liệu lớn.
Mặt khác lại có những sự khác nhau về cấu trúc vật lý cũng như hệ điều hành của các hệ thống máy tính và mạng máy tính khác nhau, làm cho một chương trình được xây dựng cho trạm làm việc này thì lại không thể sử dụng cho trạm làm việc khác.
Đặc điểm của mô hình file Server:
Máy phục vụ về cơ bản là phục vụ tệp
Máy trạm làm việc thông minh (có khả năng xử lý dữ liệu)
Đường truyền chia sẻ chung tốc độ cao
Lưu trữ dữ liệu và chương trình là tập trung
Xử lý dữ liệu phân tán tại các trạm làm việc
Thông tin trên đường truyền là các chương trình và toàn bộ cơ sở dữ liệu
Ưu điểm:
Khai thác được sức mạnh của nhiều bộ xử lý từ các trạm làm việc
Chương trình thực thi được trong môi trường này là đơn giản do chỉ cần viết một lần và lưu trữ tại máy phục vụ tệp
Nhược điểm:
Hiệu suất hoạt động của hệ thống giảm tới hơn 50% khi mạng chụi tải cao do lượng thông tin trên đường truyền quá lớn
Các máy tính có kiến trúc vật lý và hệ điều hành khác nhau không thể cùng tham gia vào hệ thống.
Mô hình Client-server
Thuật ngữ server được dùng cho những chương trình thi hành như một dịch vụ trên toàn mạng. Các chương trình server này chấp nhận tất cả các yêu cầu hợp lệ đến từ mọi nơi trên mạng, sau đó nó thi hành dịch vụ và trả kết quả về máy yêu cầu. Một chương trình được coi là client khi nó gửi các yêu cầu tới máy có chương trình server và chờ đợi câu trả lời từ server. Chương trình server và client nói chuyện với nhau bằng các thông điệp (messages) thông qua một cổng truyền thông liên tác IPC (Interprocess Communication). Để một chương trình server và một chương trình client có thể giao tiếp được với nhau thì giữa chúng phải có một chuẩn để nói chuyện, chuẩn này được gọi là giao thức. Nếu một chương trình client nào đó muốn yêu cầu lấy thông tin từ server thì nó phải tuân theo giao thức mà server đó đưa ra. Bản thân chúng ta khi cần xây dựng một mô hình client/server cụ thể thì ta cũng có thể tự tạo ra một giao thức riêng nhưng thường chúng ta chỉ làm được điều này ở tầng ứng dụng của mạng. Với sự phát triển mạng như hiện này thì có rất nhiều giao thức chuẩn trên mạng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển này. Các giao thức chuẩn (ở tầng mạng và vận chuyển) được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay như: giao thức TCP/IP, giao thức SNA của IBM, OSI, ISDN, X.25 hoặc giao thức LAN-to-LAN NetBIOS. Một máy tính chứa chương trình server được coi là một máy chủ hay máy phục vụ (server) và máy chứa chương trình client được coi là máy tớ (client). Mô hình mạng trên đó có các máy chủ và máy tớ giao tiếp với nhau theo 1 hoặc nhiều dịch vụ được gọi là mô hình client/server. Thực tế thì mô hình client/server là sự mở rộng tự nhiên và tiện lợi cho việc truyền thông liên tiến trình trên các máy tính cá nhân. Mô hình này cho phép xây dựng các chương trình client/server một cách dễ dàng và sử dụng chúng để liên tác với nhau để đạt hiệu quả hơn.
Mô hình client/server như sau: Client/Server là mô hình tổng quát nhất, trên thực tế thì một server có thể được nối tới nhiều server khác nhằm làm việc hiệu quả và nhanh hơn. Khi nhận được 1 yêu cầu từ client, server này có thể gửi tiếp yêu cầu vừa nhận được cho server khác ví dụ như database server vì bản thân nó không thể xử lý yêu cầu này được. Máy server có thể thi hành các nhiệm vụ đơn giản hoặc phức tạp. Ví dụ như một máy chủ trả lời thời gian hiện tại trong ngày, khi một máy client yêu cầu lấy thông tin về thời gian nó sẽ phải gửi một yêu cầu theo một tiêu chuẩn do server định ra, nếu yêu cầu được chấp nhận thì máy server sẽ trả về thông tin mà client yêu cầu. Có rất nhiều các dịch vụ server trên mạng nhưng nó đều hoạt động theo nguyên lý là nhận các yêu cầu từ client sau đó xử lý và trả kết quả cho client yêu cầu. Thông thường chương trình server và client được thi hành trên hai máy khác nhau. Cho dù lúc nào server cũng ở trạng thái sẵn sàng chờ nhận yêu cầu từ client nhưng trên thực tế một tiến trình liên tác qua lại (interaction) giữa client và server lại bắt đầu ở phía client, khi mà client gửi tín hiệu yêu cầu tới server. Các chương trình server thường đều thi hành ở mức ứng dụng (tầng ứng dụng của mạng). Sự thuận lợi của phương pháp này là nó có thể làm việc trên bất cứ một mạng máy tính nào có hỗ trợ giao thức truyền thông chuẩn cụ thể ở đây là giao thức TCP/IP. Với các giao thức chuẩn này cũng giúp cho các nhà sản xuất có thể tích hợp nhiều sản phẩm khác nhau của họ lên mạng mà không gặp phải khó khăn gì. Với các chuẩn này thì các chương trình server cho một dịch vụ nào đấy có thể thi hành trên một hệ thống chia sẻ thời gian (timesharing system) với nhiều chương trình và dịch vụ khác hoặc nó có thể chạy trên chính một máy tính các nhân bình thường. Có thể có nhiều chương server cùng làm một dịch vụ, chúng có thể nằm trên nhiều máy tính hoặc một máy tính. Với mô hình trên chúng ta nhận thấy rằng mô hình client/server chỉ mang đặc điểm của phần mềm không liên quan gì đến phần cứng mặc dù trên thực tế yêu cầu cho một máy server là cao hơn nhiều so với máy client. Lý do là bởi vì máy server phải quản lý rất nhiều các yêu cầu từ các clients khác nhau trên mạng. Ưu và nhược điểm chính Có thể nói rằng với mô hình client/server thì mọi thứ dường như đều nằm trên bàn của người sử dụng, nó có thể truy cập dữ liệu từ xa (bao gồm các công việc như gửi và nhận file, tìm kiếm thông tin, ...) với nhiều dịch vụ đa dạng mà mô hình cũ không thể làm được. Mô hình client/server cung cấp một nền tảng lý tưởng cho phép tích hợp các kỹ thuật hiện đại như mô hình thiết kế hướng đối tượng, hệ chuyên gia, hệ thông tin địa lý (GIS) ... Một trong những vấn đề nảy sinh trong mô hình này đó là tính an toàn và bảo mật thông tin trên mạng. Do phải trao đổi dữ liệu giữa 2 máy ở 2 khu vực khác nhau cho nên dễ dàng xảy ra hiện tượng thông tin truyền trên mạng bị lộ.
1. Client Trong mô hình client/server, người ta còn định nghĩa cụ thể cho một máy client là một máy trạm mà chỉ được sử dụng bởi 1 người dùng với để muốn thể hiện tính độc lập cho nó. Máy client có thể sử dụng các hệ điều hành bình thường như Win9x, DOS, OS/2... Bản thân mỗi một client cũng đã được tích hợp nhiều chức năng trên hệ điều hành mà nó chạy, nhưng khi được nối vào một mạng LAN, WAN theo mô hình client/server thì nó còn có thể sử dụng thêm các chức năng do hệ điều hành mạng (NOS) cung cấp với nhiều dịch vụ khác nhau (cụ thể là các dịch vụ do các server trên mạng này cung cấp), ví dụ như nó có thể yêu cầu lấy dữ liệu từ một server hay gửi dữ liệu lên server đó... Thực tế trong các ứng dụng của mô hình client/server, các chức năng hoạt động chính là sự kết hợp giữa client và server với sự chia sẻ tài nguyên, dữ liệu trên cả 2 máy Vai trò của client Trong mô hình client/server, client được coi như là người sử dụng các dịch vụ trên mạng do một hoặc nhiều máy chủ cung cấp và server được coi như là người cung cấp dịch vụ để trả lời các yêu cầu của các clients. Điều quan trọng là phải hiểu được vai trò hoạt động của nó trong một mô hình cụ thể, một máy client trong mô hình này lại có thể là server trong một mô hình khác. Ví dụ cụ thể như một máy trạm làm việc như một client bình thường trong mạng LAN nhưng đồng thời nó có thể đóng vai trò như một máy in chủ (printer server) cung cấp dịch vụ in ấn từ xa cho nhiều người khác (clients) sử dụng. Client được hiểu như là bề nổi của các dịch vụ trên mạng, nếu có thông tin vào hoặc ra thì chúng sẽ được hiển thị trên máy client.
2. Server Server còn được định nghĩa như là một máy tính nhiều người sử dụng (multiuser computer). Vì một server phải quản lý nhiều yêu cầu từ các client trên mạng cho nên nó hoạt động sẽ tốt hơn nếu hệ điều hành của nó là đa nhiệm với các tính năng hoạt động độc lập song song với nhau như hệ điều hành UNIX, WINDOWS... Server cung cấp và điều khiển các tiến trình truy cập vào tài nguyên của hệ thống. Các ứng dụng chạy trên server phải được tách rời nhau để một lỗi của ứng dụng này không làm hỏng ứng dụng khác. Tính đa nhiệm đảm bảo một tiến trình không sử dụng toàn bộ tài nguyên hệ thống. Vai trò của server. Như chúng ta đã bàn ở trên, server như là một nhà cung cấp dịch vụ cho các clients yêu cầu tới khi cần, các dịch vụ như cơ sở dữ liệu, in ấn, truyền file, hệ thống... Các ứng dụng server cung cấp các dịch vụ mang tính chức năng để hỗ trợ cho các hoạt động trên các máy clients có hiệu quả hơn. Sự hỗ trợ của các dịch vụ này có thể là toàn bộ hoặc chỉ một phần thông qua IPC. Để đảm bảo tính an toàn trên mạng cho nên server này còn có vai trò như là một nhà quản lý toàn bộ quyền truy cập dữ liệu của các máy clients, nói cách khác đó là vai trò quản trị mạng. Có rất nhiều cách thức hiện nay nhằm quản trị có hiệu quả, một trong những cách đang được sử dụng đó là dùng tên Login và mật khẩu
Trong mô hình này tồn tại máy phục vụ tệp (file Server); các máy trạm làm việc (workstation) chia sẻ chung đường truyền thông. Máy phục vụ tệp lưu trữ dữ liệu, các chương trình xử lý dữ liệu; máy trạm thực hiện xử lý dữ liệu.
Mỗi khi có yêu cầu từ một trạm làm việc, toàn bộ dữ liệu và chương trình tương ứng được sao chép từ máy phục vụ, gửi qua đường truyền của mạng tới bộ nhớ của trạm làm việc, quá trình tính toán và xử lý dữ liệu được thực hiện trên các trạm làm việc, sau đó dữ liệu được cập nhật trở lại máy phục vụ. Tổng cộng dung lượng của dữ liệu và chương trình thường rất lớn và dung lượng truyền thông trên mạng tăng đột ngột khi nhiều trạm làm việc cùng có nhu cầu gọi tới các chương trình xử lý dữ liệu lớn.
Mặt khác lại có những sự khác nhau về cấu trúc vật lý cũng như hệ điều hành của các hệ thống máy tính và mạng máy tính khác nhau, làm cho một chương trình được xây dựng cho trạm làm việc này thì lại không thể sử dụng cho trạm làm việc khác.
Đặc điểm của mô hình file Server:
Máy phục vụ về cơ bản là phục vụ tệp
Máy trạm làm việc thông minh (có khả năng xử lý dữ liệu)
Đường truyền chia sẻ chung tốc độ cao
Lưu trữ dữ liệu và chương trình là tập trung
Xử lý dữ liệu phân tán tại các trạm làm việc
Thông tin trên đường truyền là các chương trình và toàn bộ cơ sở dữ liệu
Ưu điểm:
Khai thác được sức mạnh của nhiều bộ xử lý từ các trạm làm việc
Chương trình thực thi được trong môi trường này là đơn giản do chỉ cần viết một lần và lưu trữ tại máy phục vụ tệp
Nhược điểm:
Hiệu suất hoạt động của hệ thống giảm tới hơn 50% khi mạng chụi tải cao do lượng thông tin trên đường truyền quá lớn
Các máy tính có kiến trúc vật lý và hệ điều hành khác nhau không thể cùng tham gia vào hệ thống.
Mô hình Client-server
Thuật ngữ server được dùng cho những chương trình thi hành như một dịch vụ trên toàn mạng. Các chương trình server này chấp nhận tất cả các yêu cầu hợp lệ đến từ mọi nơi trên mạng, sau đó nó thi hành dịch vụ và trả kết quả về máy yêu cầu. Một chương trình được coi là client khi nó gửi các yêu cầu tới máy có chương trình server và chờ đợi câu trả lời từ server. Chương trình server và client nói chuyện với nhau bằng các thông điệp (messages) thông qua một cổng truyền thông liên tác IPC (Interprocess Communication). Để một chương trình server và một chương trình client có thể giao tiếp được với nhau thì giữa chúng phải có một chuẩn để nói chuyện, chuẩn này được gọi là giao thức. Nếu một chương trình client nào đó muốn yêu cầu lấy thông tin từ server thì nó phải tuân theo giao thức mà server đó đưa ra. Bản thân chúng ta khi cần xây dựng một mô hình client/server cụ thể thì ta cũng có thể tự tạo ra một giao thức riêng nhưng thường chúng ta chỉ làm được điều này ở tầng ứng dụng của mạng. Với sự phát triển mạng như hiện này thì có rất nhiều giao thức chuẩn trên mạng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển này. Các giao thức chuẩn (ở tầng mạng và vận chuyển) được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay như: giao thức TCP/IP, giao thức SNA của IBM, OSI, ISDN, X.25 hoặc giao thức LAN-to-LAN NetBIOS. Một máy tính chứa chương trình server được coi là một máy chủ hay máy phục vụ (server) và máy chứa chương trình client được coi là máy tớ (client). Mô hình mạng trên đó có các máy chủ và máy tớ giao tiếp với nhau theo 1 hoặc nhiều dịch vụ được gọi là mô hình client/server. Thực tế thì mô hình client/server là sự mở rộng tự nhiên và tiện lợi cho việc truyền thông liên tiến trình trên các máy tính cá nhân. Mô hình này cho phép xây dựng các chương trình client/server một cách dễ dàng và sử dụng chúng để liên tác với nhau để đạt hiệu quả hơn.
Mô hình client/server như sau: Client/Server là mô hình tổng quát nhất, trên thực tế thì một server có thể được nối tới nhiều server khác nhằm làm việc hiệu quả và nhanh hơn. Khi nhận được 1 yêu cầu từ client, server này có thể gửi tiếp yêu cầu vừa nhận được cho server khác ví dụ như database server vì bản thân nó không thể xử lý yêu cầu này được. Máy server có thể thi hành các nhiệm vụ đơn giản hoặc phức tạp. Ví dụ như một máy chủ trả lời thời gian hiện tại trong ngày, khi một máy client yêu cầu lấy thông tin về thời gian nó sẽ phải gửi một yêu cầu theo một tiêu chuẩn do server định ra, nếu yêu cầu được chấp nhận thì máy server sẽ trả về thông tin mà client yêu cầu. Có rất nhiều các dịch vụ server trên mạng nhưng nó đều hoạt động theo nguyên lý là nhận các yêu cầu từ client sau đó xử lý và trả kết quả cho client yêu cầu. Thông thường chương trình server và client được thi hành trên hai máy khác nhau. Cho dù lúc nào server cũng ở trạng thái sẵn sàng chờ nhận yêu cầu từ client nhưng trên thực tế một tiến trình liên tác qua lại (interaction) giữa client và server lại bắt đầu ở phía client, khi mà client gửi tín hiệu yêu cầu tới server. Các chương trình server thường đều thi hành ở mức ứng dụng (tầng ứng dụng của mạng). Sự thuận lợi của phương pháp này là nó có thể làm việc trên bất cứ một mạng máy tính nào có hỗ trợ giao thức truyền thông chuẩn cụ thể ở đây là giao thức TCP/IP. Với các giao thức chuẩn này cũng giúp cho các nhà sản xuất có thể tích hợp nhiều sản phẩm khác nhau của họ lên mạng mà không gặp phải khó khăn gì. Với các chuẩn này thì các chương trình server cho một dịch vụ nào đấy có thể thi hành trên một hệ thống chia sẻ thời gian (timesharing system) với nhiều chương trình và dịch vụ khác hoặc nó có thể chạy trên chính một máy tính các nhân bình thường. Có thể có nhiều chương server cùng làm một dịch vụ, chúng có thể nằm trên nhiều máy tính hoặc một máy tính. Với mô hình trên chúng ta nhận thấy rằng mô hình client/server chỉ mang đặc điểm của phần mềm không liên quan gì đến phần cứng mặc dù trên thực tế yêu cầu cho một máy server là cao hơn nhiều so với máy client. Lý do là bởi vì máy server phải quản lý rất nhiều các yêu cầu từ các clients khác nhau trên mạng. Ưu và nhược điểm chính Có thể nói rằng với mô hình client/server thì mọi thứ dường như đều nằm trên bàn của người sử dụng, nó có thể truy cập dữ liệu từ xa (bao gồm các công việc như gửi và nhận file, tìm kiếm thông tin, ...) với nhiều dịch vụ đa dạng mà mô hình cũ không thể làm được. Mô hình client/server cung cấp một nền tảng lý tưởng cho phép tích hợp các kỹ thuật hiện đại như mô hình thiết kế hướng đối tượng, hệ chuyên gia, hệ thông tin địa lý (GIS) ... Một trong những vấn đề nảy sinh trong mô hình này đó là tính an toàn và bảo mật thông tin trên mạng. Do phải trao đổi dữ liệu giữa 2 máy ở 2 khu vực khác nhau cho nên dễ dàng xảy ra hiện tượng thông tin truyền trên mạng bị lộ.
1. Client Trong mô hình client/server, người ta còn định nghĩa cụ thể cho một máy client là một máy trạm mà chỉ được sử dụng bởi 1 người dùng với để muốn thể hiện tính độc lập cho nó. Máy client có thể sử dụng các hệ điều hành bình thường như Win9x, DOS, OS/2... Bản thân mỗi một client cũng đã được tích hợp nhiều chức năng trên hệ điều hành mà nó chạy, nhưng khi được nối vào một mạng LAN, WAN theo mô hình client/server thì nó còn có thể sử dụng thêm các chức năng do hệ điều hành mạng (NOS) cung cấp với nhiều dịch vụ khác nhau (cụ thể là các dịch vụ do các server trên mạng này cung cấp), ví dụ như nó có thể yêu cầu lấy dữ liệu từ một server hay gửi dữ liệu lên server đó... Thực tế trong các ứng dụng của mô hình client/server, các chức năng hoạt động chính là sự kết hợp giữa client và server với sự chia sẻ tài nguyên, dữ liệu trên cả 2 máy Vai trò của client Trong mô hình client/server, client được coi như là người sử dụng các dịch vụ trên mạng do một hoặc nhiều máy chủ cung cấp và server được coi như là người cung cấp dịch vụ để trả lời các yêu cầu của các clients. Điều quan trọng là phải hiểu được vai trò hoạt động của nó trong một mô hình cụ thể, một máy client trong mô hình này lại có thể là server trong một mô hình khác. Ví dụ cụ thể như một máy trạm làm việc như một client bình thường trong mạng LAN nhưng đồng thời nó có thể đóng vai trò như một máy in chủ (printer server) cung cấp dịch vụ in ấn từ xa cho nhiều người khác (clients) sử dụng. Client được hiểu như là bề nổi của các dịch vụ trên mạng, nếu có thông tin vào hoặc ra thì chúng sẽ được hiển thị trên máy client.
2. Server Server còn được định nghĩa như là một máy tính nhiều người sử dụng (multiuser computer). Vì một server phải quản lý nhiều yêu cầu từ các client trên mạng cho nên nó hoạt động sẽ tốt hơn nếu hệ điều hành của nó là đa nhiệm với các tính năng hoạt động độc lập song song với nhau như hệ điều hành UNIX, WINDOWS... Server cung cấp và điều khiển các tiến trình truy cập vào tài nguyên của hệ thống. Các ứng dụng chạy trên server phải được tách rời nhau để một lỗi của ứng dụng này không làm hỏng ứng dụng khác. Tính đa nhiệm đảm bảo một tiến trình không sử dụng toàn bộ tài nguyên hệ thống. Vai trò của server. Như chúng ta đã bàn ở trên, server như là một nhà cung cấp dịch vụ cho các clients yêu cầu tới khi cần, các dịch vụ như cơ sở dữ liệu, in ấn, truyền file, hệ thống... Các ứng dụng server cung cấp các dịch vụ mang tính chức năng để hỗ trợ cho các hoạt động trên các máy clients có hiệu quả hơn. Sự hỗ trợ của các dịch vụ này có thể là toàn bộ hoặc chỉ một phần thông qua IPC. Để đảm bảo tính an toàn trên mạng cho nên server này còn có vai trò như là một nhà quản lý toàn bộ quyền truy cập dữ liệu của các máy clients, nói cách khác đó là vai trò quản trị mạng. Có rất nhiều cách thức hiện nay nhằm quản trị có hiệu quả, một trong những cách đang được sử dụng đó là dùng tên Login và mật khẩu
lengocthuthao89 (i11c)- Tổng số bài gửi : 50
Join date : 13/09/2011
Phân biệt hệ điều hành đa xử lý với hệ điều hành gom cụm
Hệ điều hành đa xử lý và hệ điều hành gom cụm giống nhau là đều tập hợp nhiều CPU với nhau để thực hiện công việc tính toán
Hệ điều hành gom cụm khác hệ điều hành đa xử lý ở điểm chúng được hợp thành từ hai hay nhiều hệ thống đơn được kết hợp với nhau.
a. Hệ điều hành đa xử lý
Các hệ hỗ trợ nhiều CPU, còn gọi là các hệ song song (Parallel Systems)
Ích lợi:
- Tăng thông suất : tăng số tác vụ hoàn tất trong 1 đơn vị thời gian, bằng cách tăng số lượng bộ xử lý, chúng ta hy vọng thực hiện nhiều công việc hơn với thời gian ít hơn.
- Tiết kiệm: Nhiều CPU nhưng chung bộ nhớ và các thiết bị ngoài. Ví dụ: Nếu nhiều chương trình điều hành trên cùng tập hợp dữ liệu thì lưu trữ dữ liệu đó trên một đĩa và tất cả bộ xử lý chia sẻ chúng sẽ rẻ hơn là có nhiều máy tính với đĩa cục bộ và nhiều bản sao dữ liệu.
- Tăng độ tin cậy: Nếu 1 CPU gặp sự cố, hệ vẫn chạy tuy có chậm hơn. Ví dụ: Nếu chúng ta có 10 bộ xử lý và có 1 bộ xử lý bị sự cố thì mỗi bộ xử lý trong 9 bộ xử lý còn lại phải chia sẻ của công việc của bộ xử lý bị lỗi. Do đó, toàn bộ hệ thống chỉ giảm 10% năng lực hơn là dừng hoạt động. Các hệ thống được thiết kế như thế được gọi là hệ thống có khả năng chịu lỗi (fault tolerant).
Phân loại:
- Đa xử lý đối xứng (symmetric multiprocessing-SMP). Trong hệ thống này mỗi bộ xử lý chạy bản sao của hệ điều hành và những bản sao này giao tiếp với các bản sao khác khi cần.
. Các CPU chung bộ nhớ và thiết bị
. Các CPU ngang hàng về chức năng
Ví dụ: Windows 2000 professional : 2CPU ; Windows 2000 Server : 4 CPU
- Đa xử lý bất đối xứng (asymmetric multiprocessing).
. Các CPU chung bộ nhớ và thiết bị
. Các CPU được ấn định chức năng riêng: Cơ chế này định nghĩa mối quan hệ chủ-tớ. Bộ xử lý chính lập thời biểu và cấp phát công việc tới các bộ xử lý tớ.
.. Có CPU chủ (Master): kiểm soát toàn hệ thống
.. Các CPU khác đóng vai trò phụ thuộc (Slaves), chuyên trách công việc nào đó. (chờ bộ xử lý chủ ra chỉ thị hoặc có những tác vụ được định nghĩa trước)
Ví dụ: Hệ điều hành SunOS 4.x
b. Hệ điều hành gom cụm
Nhiều máy nối mạng để cùng thực hiệc công việc chung
Phân loại :
- Gom cụm đối xứng (Symmetric Clustering): các máy ngang hàng về chức năng. Mỗi máy thực hiện phần việc của mình và giám sát lẫn nhau. Ví dụ: Trong hệ thống mạng gồm nhiều máy chủ chạy song song và chúng đang kiểm soát lẫn nhau.
- Gom cụm phi đối xứng (Asymmetric Clustering): Một máy chạy trong Hot Standby Mode, nghĩa là chỉ giám sát công việc các máy khác nhưng sẽ đảm đương công việc của máy gặp sự cố. Ví dụ: Hệ thống mạng gồm hai máy server chạy song song, trong đó một máy ở trong chế độ dự phòng (hot standby). Máy dự phòng không là gì cả ngoại trừ theo dõi server hoạt động. Nếu server đó bị lỗi, máy chủ dự phòng nóng trở thành server hoạt động.
Hệ điều hành gom cụm khác hệ điều hành đa xử lý ở điểm chúng được hợp thành từ hai hay nhiều hệ thống đơn được kết hợp với nhau.
a. Hệ điều hành đa xử lý
Các hệ hỗ trợ nhiều CPU, còn gọi là các hệ song song (Parallel Systems)
Ích lợi:
- Tăng thông suất : tăng số tác vụ hoàn tất trong 1 đơn vị thời gian, bằng cách tăng số lượng bộ xử lý, chúng ta hy vọng thực hiện nhiều công việc hơn với thời gian ít hơn.
- Tiết kiệm: Nhiều CPU nhưng chung bộ nhớ và các thiết bị ngoài. Ví dụ: Nếu nhiều chương trình điều hành trên cùng tập hợp dữ liệu thì lưu trữ dữ liệu đó trên một đĩa và tất cả bộ xử lý chia sẻ chúng sẽ rẻ hơn là có nhiều máy tính với đĩa cục bộ và nhiều bản sao dữ liệu.
- Tăng độ tin cậy: Nếu 1 CPU gặp sự cố, hệ vẫn chạy tuy có chậm hơn. Ví dụ: Nếu chúng ta có 10 bộ xử lý và có 1 bộ xử lý bị sự cố thì mỗi bộ xử lý trong 9 bộ xử lý còn lại phải chia sẻ của công việc của bộ xử lý bị lỗi. Do đó, toàn bộ hệ thống chỉ giảm 10% năng lực hơn là dừng hoạt động. Các hệ thống được thiết kế như thế được gọi là hệ thống có khả năng chịu lỗi (fault tolerant).
Phân loại:
- Đa xử lý đối xứng (symmetric multiprocessing-SMP). Trong hệ thống này mỗi bộ xử lý chạy bản sao của hệ điều hành và những bản sao này giao tiếp với các bản sao khác khi cần.
. Các CPU chung bộ nhớ và thiết bị
. Các CPU ngang hàng về chức năng
Ví dụ: Windows 2000 professional : 2CPU ; Windows 2000 Server : 4 CPU
- Đa xử lý bất đối xứng (asymmetric multiprocessing).
. Các CPU chung bộ nhớ và thiết bị
. Các CPU được ấn định chức năng riêng: Cơ chế này định nghĩa mối quan hệ chủ-tớ. Bộ xử lý chính lập thời biểu và cấp phát công việc tới các bộ xử lý tớ.
.. Có CPU chủ (Master): kiểm soát toàn hệ thống
.. Các CPU khác đóng vai trò phụ thuộc (Slaves), chuyên trách công việc nào đó. (chờ bộ xử lý chủ ra chỉ thị hoặc có những tác vụ được định nghĩa trước)
Ví dụ: Hệ điều hành SunOS 4.x
b. Hệ điều hành gom cụm
Nhiều máy nối mạng để cùng thực hiệc công việc chung
Phân loại :
- Gom cụm đối xứng (Symmetric Clustering): các máy ngang hàng về chức năng. Mỗi máy thực hiện phần việc của mình và giám sát lẫn nhau. Ví dụ: Trong hệ thống mạng gồm nhiều máy chủ chạy song song và chúng đang kiểm soát lẫn nhau.
- Gom cụm phi đối xứng (Asymmetric Clustering): Một máy chạy trong Hot Standby Mode, nghĩa là chỉ giám sát công việc các máy khác nhưng sẽ đảm đương công việc của máy gặp sự cố. Ví dụ: Hệ thống mạng gồm hai máy server chạy song song, trong đó một máy ở trong chế độ dự phòng (hot standby). Máy dự phòng không là gì cả ngoại trừ theo dõi server hoạt động. Nếu server đó bị lỗi, máy chủ dự phòng nóng trở thành server hoạt động.
lengocthuthao89 (i11c)- Tổng số bài gửi : 50
Join date : 13/09/2011
Hệ điều hành mạng – NOS (Network Operating System)
Cùng với sự nghiên cứu và phát triển mạng máy tính, hệ điều hành mạng đã được nhiều công ty đầu tư nghiên cứu và đã công bố nhiều phần mềm quản lý và điều hành mạng có hiệu quả như: NetWare của công ty NOVELL, LAN Manager của Microsoft dùng cho các máy server chạy hệ điều hành OS/2, LAN server của IBM (gần như đồng nhất với LAN Manager), Vines của Banyan Systems là hệ điều hành mạng dùng cho server chạy hệ điều hành UNIX, Promise LAN của Mises Computer chạy trên card điều hợp mạng độc quyền, Widows for Workgroups của Microsoft, LANtastic của Artisoft, NetWare Lite của Novell,….
Một trong những sự lựa chọn cơ bản mà ta phải quyết định trước là hệ điều hành mạng nào sẽ làm nền tảng cho mạng của ta, việc lựa chọn tuỳ thuộc vào kích cỡ của mạng hiện tại và sự phát triển trong tương lai, còn tuỳ thuộc vào những ưu điểm và nhược điểm của từng hệ điều hành.
Một số hệ điều hành mạng phổ biến hiện nay:
Hệ điều hành mạng UNIX: Đây là hệ điều hành do các nhà khoa học xây dựng và được dùng rất phổ biến trong giới khoa học, giáo dục. Hệ điều hành mạng UNIX là hệ điều hành đa nhiệm, đa người sử dụng, phục vụ cho truyền thông tốt. Nhược điểm của nó là hiện nay có nhiều Version khác nhau, không thống nhất gây khó khǎn cho người sử dụng. Ngoài ra hệ điều hành này khá phức tạp lại đòi hỏi cấu hình máy mạnh (trước đây chạy trên máy mini, gần đây có SCO UNIX chạy trên máy vi tính với cấu hình mạnh).
Hệ điều hành mạng Windows NT: Đây là hệ điều hành của hãng Microsoft, cũng là hệ điều hành đa nhiệm, đa người sử dụng. Đặc điểm của nó là tương đối dễ sử dụng, hỗ trợ mạnh cho phần mềm WINDOWS. Do hãng Microsoft là hãng phần mềm lớn nhất thế giới hiện nay, hệ điều hành này có khả nǎng sẽ được ngày càng phổ biến rộng rãi. Ngoài ra, Windows NT có thể liên kết tốt với máy chủ Novell Netware. Tuy nhiên, để chạy có hiệu quả, Windows NT cũng đòi hỏi cấu hình máy tương đối mạnh.
Hệ điều hành mạng Windows for Worrkgroup: Đây là hệ điều hành mạng ngang hàng nhỏ, cho phép một nhóm người làm việc (khoảng 3-4 người) dùng chung ổ đĩa trên máy của nhau, dùng chung máy in nhưng không cho phép chạy chung một ứng dụng. Hệ dễ dàng cài đặt và cũng khá phổ biến.
Hệ điều hành mạng NetWare của Novell: Đây là hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay ở nước ta và trên thế giới trong thời gian cuối, nó có thể dùng cho các mạng nhỏ (khoảng từ 5-25 máy tính) và cũng có thể dùng cho các mạng lớn gồm hàng trǎm máy tính. Trong những nǎm qua, Novell đã cho ra nhiều phiên bản của Netware: Netware 2.2, 3.11. 4.0 và hiện có 4.1. Netware là một hệ điều hành mạng cục bộ dùng cho các máy vi tính theo chuẩn của IBM hay các máy tính Apple Macintosh, chạy hệ điều hành MS-DOS hoặc OS/2.
Hệ điều hành này tương đối gọn nhẹ, dễ cài đặt (máy chủ chỉ cần thậm chí AT386) do đó phù hợp với hoàn cảnh trang thiết bị hiện tại của nước ta. Ngoài ra, vì là một phần mềm phổ biến nên Novell Netware được các nhà sản xuất phần mềm khác hỗ trợ (theo nghĩa các phân mềm do các hãng phần mềm lớn trên thế giới làm đều có thể chạy tốt trên hệ điều hành mạng này).
Một trong những sự lựa chọn cơ bản mà ta phải quyết định trước là hệ điều hành mạng nào sẽ làm nền tảng cho mạng của ta, việc lựa chọn tuỳ thuộc vào kích cỡ của mạng hiện tại và sự phát triển trong tương lai, còn tuỳ thuộc vào những ưu điểm và nhược điểm của từng hệ điều hành.
Một số hệ điều hành mạng phổ biến hiện nay:
Hệ điều hành mạng UNIX: Đây là hệ điều hành do các nhà khoa học xây dựng và được dùng rất phổ biến trong giới khoa học, giáo dục. Hệ điều hành mạng UNIX là hệ điều hành đa nhiệm, đa người sử dụng, phục vụ cho truyền thông tốt. Nhược điểm của nó là hiện nay có nhiều Version khác nhau, không thống nhất gây khó khǎn cho người sử dụng. Ngoài ra hệ điều hành này khá phức tạp lại đòi hỏi cấu hình máy mạnh (trước đây chạy trên máy mini, gần đây có SCO UNIX chạy trên máy vi tính với cấu hình mạnh).
Hệ điều hành mạng Windows NT: Đây là hệ điều hành của hãng Microsoft, cũng là hệ điều hành đa nhiệm, đa người sử dụng. Đặc điểm của nó là tương đối dễ sử dụng, hỗ trợ mạnh cho phần mềm WINDOWS. Do hãng Microsoft là hãng phần mềm lớn nhất thế giới hiện nay, hệ điều hành này có khả nǎng sẽ được ngày càng phổ biến rộng rãi. Ngoài ra, Windows NT có thể liên kết tốt với máy chủ Novell Netware. Tuy nhiên, để chạy có hiệu quả, Windows NT cũng đòi hỏi cấu hình máy tương đối mạnh.
Hệ điều hành mạng Windows for Worrkgroup: Đây là hệ điều hành mạng ngang hàng nhỏ, cho phép một nhóm người làm việc (khoảng 3-4 người) dùng chung ổ đĩa trên máy của nhau, dùng chung máy in nhưng không cho phép chạy chung một ứng dụng. Hệ dễ dàng cài đặt và cũng khá phổ biến.
Hệ điều hành mạng NetWare của Novell: Đây là hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay ở nước ta và trên thế giới trong thời gian cuối, nó có thể dùng cho các mạng nhỏ (khoảng từ 5-25 máy tính) và cũng có thể dùng cho các mạng lớn gồm hàng trǎm máy tính. Trong những nǎm qua, Novell đã cho ra nhiều phiên bản của Netware: Netware 2.2, 3.11. 4.0 và hiện có 4.1. Netware là một hệ điều hành mạng cục bộ dùng cho các máy vi tính theo chuẩn của IBM hay các máy tính Apple Macintosh, chạy hệ điều hành MS-DOS hoặc OS/2.
Hệ điều hành này tương đối gọn nhẹ, dễ cài đặt (máy chủ chỉ cần thậm chí AT386) do đó phù hợp với hoàn cảnh trang thiết bị hiện tại của nước ta. Ngoài ra, vì là một phần mềm phổ biến nên Novell Netware được các nhà sản xuất phần mềm khác hỗ trợ (theo nghĩa các phân mềm do các hãng phần mềm lớn trên thế giới làm đều có thể chạy tốt trên hệ điều hành mạng này).
lengocthuthao89 (i11c)- Tổng số bài gửi : 50
Join date : 13/09/2011
mã nguồn mở là gì ?
Khái niệm Nguồn Mở có lẽ không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta. Thời gian gần đây, Nguồn Mở thường xuyên được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng, như một giải pháp tốt cho Chính Phủ điện tử, nhất là ở những nghèo và đang phát triển. Tất nhiên không phải ai cũng biết thế nào là Nguồn Mở. Thậm chí, có thể bạn đang sử dụng phần mềm nguồn mở mà không biết. Vậy Nguồn Mở là gì ? Nó có những lợi ích và ưu điểm gì so với phần mềm Nguồn Đóng và tại sao lại "mở" ?
Nói đến Nguồn Mở, chúng ta không thể nào không nhắc tới Richard Stallman. Năm 1983, ông đã khởi xướng dự án GNU, và vào năm 1984 thành lập ra tổ chức Phần mềm Tự với triết lý tự do cho phần mềm – phần mềm tự do (Free Software). Sau này cụm từ "phần mềm tự do" và "nguồn mở" (Open Source), ít hay nhiều, đều mô tả cùng chủng loại phần mềm, nhưng còn nói cả nhiều thứ khác về phần mềm và giá trị của nó. Cho tới nay, dự án GNU vẫn tiếp tục sử dụng khái niệm "phần mềm tự do" để biểu thị ý tưởng về TỰ DO, là điều quan trọng nhất, chứ không phải chỉ về công nghệ. Rất tiếc, từ TỰ DO này vẫn bị rất nhiều người hiểu lầm là miễn phí về giá (Free of charge). Vì vậy cũng cần nhắc lại định nghĩa về phần mềm tự do để chúng ta hiểu chính xác về nó.
Cần phân biệt rõ phần mềm Nguồn Mở và phầm mềm miễn phí :
- Phần mềm Nguồn Mở (OpenSource Software) tương đương với phần mềm Tự do (Free Software)
•Một chương trình là phần mềm tự do đối với một người sử dụng bình thường, nếu bạn có thể:
•Tự do chạy chương trình với bất cứ mục đích nào
•Tự do sửa đổi chương trình phù hợp với nhu cầu của bạn
•Tự do phân phối lại các bản sao, kể cả cho không hoặc có phí
•Tự do phân phối các bản đã được sửa đổi đối với các chương trình (để làm cho sự tự do này có hiệu lực trong thực tế, bạn buộc phải truy cập vào vào mã nguồn, vì việc làm thay đổi trong chương trình mà không có mã nguồn là cực kỳ khó khăn), sao cho cộng đồng có thể hưởng lợi từ việc cải tiến của bạn.
•Vì chữ "Free" ở đây là TỰ DO, không liên quan gì tới giá, nên không có mâu thuẫn gì giữa việc bán các bản sao và phần mềm tự do.
- Phần mềm nguồn mở thì đa số miễn phí, còn phần mềm miễn phí không hẳn đã là phần mềm nguồn mở.
- Phần mềm mã nguồn mở phải tuân thủ theo giấy phép GPL. Có 2 đặc điểm cơ bản cần hiểu rõ là :
- Tác giả gốc giữ bản quyền về phần mềm nhưng cho phép người dùng rất nhiều quyền khác, trong đó có quyền tìm hiểu, phát triển, công bố cũng như quyền khai thác thương mại sản phẩm.
Tác giả sử dụng luật bản quyền để bảo đảm các quyền đó không bao giờ bị vi phạm đối với tất cả mọi người, trên mọi phần mềm có sử dụng mã nguồn của mình.
- Đặc biệt điểm thứ 2 thường được gọi là hiệu ứng virus (viral effect)vì nó biến tất cả các phần mềm có dùng mã nguồn GPL cũng biến thành phần mềm GPL. Trên thực tế điều này có ý nghĩa: bất kỳ tác giả nào sử dụng dù chỉ 1 phần rất nhỏ mã nguồn GPL trong chương trình của mình cũng phải công bố chương trình đó dưới điều kiện GPL. Điều kiện này quy định ví dụ:
•Mọi phần mềm GPL đều phải công bỗ mã nguồn của mình rộng rãi công khai và phải tạo điều kiện cho mọi người truy cập được mã nguồn ấy (ví dụ qua web hoặc qua việc bán CD giá rẻ)
•Giữ nguyên mọi dòng chú thích về nguồn gốc tác giả, bản quyền của họ cũng như điều kiện được áp dụng đối với phần mềm (trong 1 file có tên LICENSE)
•Cấm việc bán mã nguồn nhưng cho phép kinh doanh chương trình được tạo ra từ mã nguồn ấy hoặc là các dịch vụ hỗ trợ liên quan.
Tại sao chúng ta lại dùng phần mềm mã nguồn mở :
- Gần như tất cả các chương trình ứng dụng phân phối theo điều kiện GPL có thể coi là miễn phí đối với người dùng (trong phần lớn các trường hợp để nhận được nó bạn chỉ phải trả tiền đĩa CD, DVD hoặc kết nối Internet). Theo một báo cáo gần đây từ Forrester Research, các công ty có thể tiết kiệm tới 25% chi phí duy trì cơ sở dữ liệu bằng cách chuyển sang sử dụng mã nguồn mở và ngoài ra là 25% chi phí phần cứng. Tiết lộ từ Nidiffer, lãnh đạo C&K Market cho hay, họ đã tiết kiệm được gần 20% chi phí so với trước đây khi chuyển qua sử dụng nền tảng cơ sở dữ liệu của Ingres.
- Vì là mã nguồn mở , nên bạn có thể xem trực tiếp mã nguồn của nó, có thể chỉnh sửa và phát triển phần mềm theo ý mình. Khi có một phần mềm hữu ích ra đời, nó sẽ được cộng đồng nguồn mỡ đón nhận và chung tay phát triển phần mềm đó. Nhờ vậy mà các phần mềm mã nguồn mở không ngừng phát triển về chất lượng và số lượng. Các hệ điều hành viết bằng mã nguồn mở là một minh chứng. Tiêu biểu là dự án Debian, phát triển bản phân phối Debian GNU/Linux được cộng đồng nguồn mở phát triển rất hiệu quả. Mỗi khi phát hiện ra lỗi nào đó của hệ điều hành, lỗi đó sẽ được thông báo và cả cộng đồng cùng sửa lỗi. Thường thì chỉ sau 24 giờ lỗi được sửa. Theo chuyên trang Wiki của Debian có tới hơn 15.400 nhà phát triển Debian, cùng vô số tình nguyện viên trên toàn thế giới cùng tham gia phát triển. Vì vậy các hệ điều hành mã nguồn mở có tính bảo mật rất cao. Chính vì thế phần mềm mã nguồn mở sử dụng được trí tuệ của cộng đồng -> nên tin học sẽ phát triển
- Đối với SV, nhất là SV CNTT, việc tìm hiểu và nghiên cứu các phần mềm mã nguồn mở nói chung và Linux nói riêng đem lại cho sinh viên rất nhiều lợi ích :
* Bỏ qua những giá trị về kinh tế, việc tìm hiểu Linux trước hết đem lại cho chúng ta một cái hình rộng hơn về tin học. Bạn không còn chỉ bị bó buộc trong Windows và việc viết các phần mềm trong Windows. VD: Học Linux khiến bạn hiểu rõ hơn thế nào là Cấu trúc file : Trong Linux không dùng hệ thống định vị file FAT thường thấy trong Dos hay Win mà dùng ext3, ext4, ReierFS từ đó đó bạn hiểu thêm về cách tổ chức thông tin trên đĩa. Từ chỗ có một cái nhìn rộng hơn, bạn sẽ hiểu sâu hơn và ngay cả việc phát triển các ứng dụng trên Windows cũng sẽ có hiệu quả hơn.
* Linux và các phần mềm mã nguồn mở cung cấp cho bạn mã nguồn của chương trình. Rất nhiều trong số các chương trình này được viết bởi những lập trình viên nhiều kinh nghiệm và đã được cộng đồng mã nguồn mở trên toàn thế giới kiểm thử. Vì thế mã của các chương trình này chứa đựng một lượng khối kiến thức rất tinh túy hoàn toàn đáng để bạn có thể học hỏi. Mặt khác những tài liệu về các phần mềm mã nguồn mở thường rất sẵn, chi tiết và được cập nhật thường xuyên. Không hề có những "bí mật công nghệ " trong các sản phẩm mã nguồn mở. Những thắc mắc của bạn cũng có thể được giải đáp nhanh chóng thông qua các forum của các nhóm phát triển mã nguồn mở.Vì vậy, theo tôi, đối với sinh viên ( nhất là sinh viên Việt Nam) học tập và nghiên cứu các phần mềm mã nguồn mở là một trong những cách tốt nhất để nâng cao kiến thức cho mình.
* Tuy nói là "mở" nhưng các Phần mềm Nguồn Mở đều phải tuân thủ theo giấy phép GPL. Với nội dung cơ bản sau :
1. Tự do tái phân phối : Bản quyền sẽ không giới hạn bất cứ ai khỏi việc bán hay đem cho phần mềm đó như là một thành phần của bản phần mềm tổng hợp mà có chứa các chương trình từ nhiều nguồn khác nhau. Bản quyền sẽ không đòi hỏi việc phải giữ nguyên trạng phần mềm hay các phí tổn khác cho những thương vụ như vậy.
2. Mã nguồn : Chương trình phải đi kèm mã nguồn, và phải cho phép phân phối cả mã nguồn cũng như dạng đã được biên dịch. Ở những nơi mà một số dạng sản phẩm không được phân phối cùng mã nguồn thì phải có các cách thức được phổ biến rộng rãi nhằm lấy được mã nguồn với chi phí không cao hơn chi phí tái sản xuất hợp lý–khuyến khích cho phép tải về một cách miễn phí qua Internet. Vì mục đích của mã nguồn mở là tạo điều kiện để việc phát triển được thuận lợi nên cộng đồng này cũng yêu cầu sự sửa đổi mã nguồn cũng phải được tạo điều kiện thực hiện. Do đó, mã nguồn phải để dạng được ưa chuộng mà theo đó một lập trình viên sẽ có thể tham gia sửa đổi chương trình được. Việc biến đổi mã nguồn thành một dạng mã gây rối một cách có chủ tâm là không được phép.
3. Các chương trình phát sinh : Bản quyền phải cho phép sửa đổi và các chương trình phát sinh từ đó, và phải cho phép chúng được phân phối dưới cùng các điều khoản như giấy phép của phần mềm gốc.
4. Tính toàn vẹn của mã nguồn cung cấp bởi Tác giả : Bản quyền có thể hạn chế không cho phép mã nguồn được phân phối ở dạng đã được sửa đổi chỉ nếu như bản quyền cho phép phân phối “các file vá” cùng mã nguồn nhằm mục đích sửa đổi chương trình ở thời gian tạo sản phẩm. Bản quyền phải cho phép một cách tường minh việc phân phối phần mềm được tạo ra từ mã nguồn được sửa đổi. Bản quyền có thể yêu cầu các sản phẩm phát sinh phải mang một cái tên hay một số hiệu phiên bản khác so với phần mềm gốc. Theo đó, bản quyền mã nguồn mở phải đảm bảo rằng mã nguồn sẽ tồn tại ở dạng dễ dàng lấy được, nhưng có thể yêu cầu rằng nó sẽ được phân phối với cơ sở mã nguồn nguyên gốc ban đầu kèm với các bản vá. Theo cách này, những thay đổi “không chính thức” có thể xuất hiện ở hình thức sẵn sàng để tiếp cận nhưng được phân biệt một cách dễ dàng với mã nguồn cơ sở.
5. Không có sự phân biệt đối xử giữa các cá nhân hay nhóm người : Bản quyền phải không được phân biệt đối xử với bất cứ cá nhân hay nhóm người nào. Một số quốc gia, trong đó có Hoa Kì, ban hành điều luật hạn chế xuất khẩu một số loại phần mềm nhất định. Một giấy phép tuân thủ định nghĩa Mã Nguồn Mở có thể cảnh báo cho người sử dụng giấy phép về những hạn chế có thể được áp dụng và nhắc nhở họ là họ có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp; tuy nhiên, bản quyền đó không được tự đặt ra các giới hạn như vậy.
6. Không phân biệt đối xử với bất cứ một lĩnh vực công việc nào : Bản quyền phải không được cản trở bất cứ ai khỏi việc sử dụng chương trình trong một lĩnh vực công việc cụ thể. Ví dụ, nó không được cản trở không cho chương trình đó được dùng trong một doanh nghiệp, hay không được dùng cho việc nghiên cứu gien.
7. Việc phân phối bản quyền : Các quyền lợi đi kèm với chương trình phải áp dụng cho tất cả những ai mà chương trình đó được tái phân phối đến đồng thời không cần phải thực thi một thứ giấy phép phụ thêm nào do các bên đó quy định.
8. Giấy phép phải không được dành riêng cho một sản phẩm : Các quyền lợi đi cùng chương trình đó phải không được phụ thuộc vào việc chương trình phải là một bộ phận một bản phân phối phần mềm cụ thể khác. Nếu chương trình được tách ra từ bản phân phối đó và được sử dụng hay phân phối dưới các điều khoản của giấy phép kèm theo chương trình thì tất cả các bên mà chương trình được phân phối đến cũng nên có được các quyền lợi ngang bằng như những quyền lợi được đưa ra theo bản phân phối phần mềm gốc.
9. Bản quyền phải không được cản trở các phần mềm khác : Bản quyền phải không được áp đặt các giới hạn lên các phần mềm khác mà được phân phối kèm với phần mềm có bản quyền đó. Ví dụ, bản quyền không được chỉ dẫn nhất quyết rằng tất cả các phần mềm khác được phân phối trên cùng một phương tiện thì phải là phần mềm mã nguồn mở. Đúng là GPL tuân thủ theo yêu cầu này. Phần mềm liên kết với các thư viện phân phối dưới GPL chỉ kế thừa GPL nếu nó tạo nên một sản phẩm đơn nhất, chứ không phải là bất cứ phần mềm nào mà chúng chỉ được phân phối đi kèm theo.
10. Giấy phép phải trung dung về mặt công nghệ : Không cho phép tồn tại điều khoản nào của bản quyền khẳng định sự liên quan đến bất cứ một công nghệ riêng biệt hay một kiểu giao diện nào.
Nói đến Nguồn Mở, chúng ta không thể nào không nhắc tới Richard Stallman. Năm 1983, ông đã khởi xướng dự án GNU, và vào năm 1984 thành lập ra tổ chức Phần mềm Tự với triết lý tự do cho phần mềm – phần mềm tự do (Free Software). Sau này cụm từ "phần mềm tự do" và "nguồn mở" (Open Source), ít hay nhiều, đều mô tả cùng chủng loại phần mềm, nhưng còn nói cả nhiều thứ khác về phần mềm và giá trị của nó. Cho tới nay, dự án GNU vẫn tiếp tục sử dụng khái niệm "phần mềm tự do" để biểu thị ý tưởng về TỰ DO, là điều quan trọng nhất, chứ không phải chỉ về công nghệ. Rất tiếc, từ TỰ DO này vẫn bị rất nhiều người hiểu lầm là miễn phí về giá (Free of charge). Vì vậy cũng cần nhắc lại định nghĩa về phần mềm tự do để chúng ta hiểu chính xác về nó.
Cần phân biệt rõ phần mềm Nguồn Mở và phầm mềm miễn phí :
- Phần mềm Nguồn Mở (OpenSource Software) tương đương với phần mềm Tự do (Free Software)
•Một chương trình là phần mềm tự do đối với một người sử dụng bình thường, nếu bạn có thể:
•Tự do chạy chương trình với bất cứ mục đích nào
•Tự do sửa đổi chương trình phù hợp với nhu cầu của bạn
•Tự do phân phối lại các bản sao, kể cả cho không hoặc có phí
•Tự do phân phối các bản đã được sửa đổi đối với các chương trình (để làm cho sự tự do này có hiệu lực trong thực tế, bạn buộc phải truy cập vào vào mã nguồn, vì việc làm thay đổi trong chương trình mà không có mã nguồn là cực kỳ khó khăn), sao cho cộng đồng có thể hưởng lợi từ việc cải tiến của bạn.
•Vì chữ "Free" ở đây là TỰ DO, không liên quan gì tới giá, nên không có mâu thuẫn gì giữa việc bán các bản sao và phần mềm tự do.
- Phần mềm nguồn mở thì đa số miễn phí, còn phần mềm miễn phí không hẳn đã là phần mềm nguồn mở.
- Phần mềm mã nguồn mở phải tuân thủ theo giấy phép GPL. Có 2 đặc điểm cơ bản cần hiểu rõ là :
- Tác giả gốc giữ bản quyền về phần mềm nhưng cho phép người dùng rất nhiều quyền khác, trong đó có quyền tìm hiểu, phát triển, công bố cũng như quyền khai thác thương mại sản phẩm.
Tác giả sử dụng luật bản quyền để bảo đảm các quyền đó không bao giờ bị vi phạm đối với tất cả mọi người, trên mọi phần mềm có sử dụng mã nguồn của mình.
- Đặc biệt điểm thứ 2 thường được gọi là hiệu ứng virus (viral effect)vì nó biến tất cả các phần mềm có dùng mã nguồn GPL cũng biến thành phần mềm GPL. Trên thực tế điều này có ý nghĩa: bất kỳ tác giả nào sử dụng dù chỉ 1 phần rất nhỏ mã nguồn GPL trong chương trình của mình cũng phải công bố chương trình đó dưới điều kiện GPL. Điều kiện này quy định ví dụ:
•Mọi phần mềm GPL đều phải công bỗ mã nguồn của mình rộng rãi công khai và phải tạo điều kiện cho mọi người truy cập được mã nguồn ấy (ví dụ qua web hoặc qua việc bán CD giá rẻ)
•Giữ nguyên mọi dòng chú thích về nguồn gốc tác giả, bản quyền của họ cũng như điều kiện được áp dụng đối với phần mềm (trong 1 file có tên LICENSE)
•Cấm việc bán mã nguồn nhưng cho phép kinh doanh chương trình được tạo ra từ mã nguồn ấy hoặc là các dịch vụ hỗ trợ liên quan.
Tại sao chúng ta lại dùng phần mềm mã nguồn mở :
- Gần như tất cả các chương trình ứng dụng phân phối theo điều kiện GPL có thể coi là miễn phí đối với người dùng (trong phần lớn các trường hợp để nhận được nó bạn chỉ phải trả tiền đĩa CD, DVD hoặc kết nối Internet). Theo một báo cáo gần đây từ Forrester Research, các công ty có thể tiết kiệm tới 25% chi phí duy trì cơ sở dữ liệu bằng cách chuyển sang sử dụng mã nguồn mở và ngoài ra là 25% chi phí phần cứng. Tiết lộ từ Nidiffer, lãnh đạo C&K Market cho hay, họ đã tiết kiệm được gần 20% chi phí so với trước đây khi chuyển qua sử dụng nền tảng cơ sở dữ liệu của Ingres.
- Vì là mã nguồn mở , nên bạn có thể xem trực tiếp mã nguồn của nó, có thể chỉnh sửa và phát triển phần mềm theo ý mình. Khi có một phần mềm hữu ích ra đời, nó sẽ được cộng đồng nguồn mỡ đón nhận và chung tay phát triển phần mềm đó. Nhờ vậy mà các phần mềm mã nguồn mở không ngừng phát triển về chất lượng và số lượng. Các hệ điều hành viết bằng mã nguồn mở là một minh chứng. Tiêu biểu là dự án Debian, phát triển bản phân phối Debian GNU/Linux được cộng đồng nguồn mở phát triển rất hiệu quả. Mỗi khi phát hiện ra lỗi nào đó của hệ điều hành, lỗi đó sẽ được thông báo và cả cộng đồng cùng sửa lỗi. Thường thì chỉ sau 24 giờ lỗi được sửa. Theo chuyên trang Wiki của Debian có tới hơn 15.400 nhà phát triển Debian, cùng vô số tình nguyện viên trên toàn thế giới cùng tham gia phát triển. Vì vậy các hệ điều hành mã nguồn mở có tính bảo mật rất cao. Chính vì thế phần mềm mã nguồn mở sử dụng được trí tuệ của cộng đồng -> nên tin học sẽ phát triển
- Đối với SV, nhất là SV CNTT, việc tìm hiểu và nghiên cứu các phần mềm mã nguồn mở nói chung và Linux nói riêng đem lại cho sinh viên rất nhiều lợi ích :
* Bỏ qua những giá trị về kinh tế, việc tìm hiểu Linux trước hết đem lại cho chúng ta một cái hình rộng hơn về tin học. Bạn không còn chỉ bị bó buộc trong Windows và việc viết các phần mềm trong Windows. VD: Học Linux khiến bạn hiểu rõ hơn thế nào là Cấu trúc file : Trong Linux không dùng hệ thống định vị file FAT thường thấy trong Dos hay Win mà dùng ext3, ext4, ReierFS từ đó đó bạn hiểu thêm về cách tổ chức thông tin trên đĩa. Từ chỗ có một cái nhìn rộng hơn, bạn sẽ hiểu sâu hơn và ngay cả việc phát triển các ứng dụng trên Windows cũng sẽ có hiệu quả hơn.
* Linux và các phần mềm mã nguồn mở cung cấp cho bạn mã nguồn của chương trình. Rất nhiều trong số các chương trình này được viết bởi những lập trình viên nhiều kinh nghiệm và đã được cộng đồng mã nguồn mở trên toàn thế giới kiểm thử. Vì thế mã của các chương trình này chứa đựng một lượng khối kiến thức rất tinh túy hoàn toàn đáng để bạn có thể học hỏi. Mặt khác những tài liệu về các phần mềm mã nguồn mở thường rất sẵn, chi tiết và được cập nhật thường xuyên. Không hề có những "bí mật công nghệ " trong các sản phẩm mã nguồn mở. Những thắc mắc của bạn cũng có thể được giải đáp nhanh chóng thông qua các forum của các nhóm phát triển mã nguồn mở.Vì vậy, theo tôi, đối với sinh viên ( nhất là sinh viên Việt Nam) học tập và nghiên cứu các phần mềm mã nguồn mở là một trong những cách tốt nhất để nâng cao kiến thức cho mình.
* Tuy nói là "mở" nhưng các Phần mềm Nguồn Mở đều phải tuân thủ theo giấy phép GPL. Với nội dung cơ bản sau :
1. Tự do tái phân phối : Bản quyền sẽ không giới hạn bất cứ ai khỏi việc bán hay đem cho phần mềm đó như là một thành phần của bản phần mềm tổng hợp mà có chứa các chương trình từ nhiều nguồn khác nhau. Bản quyền sẽ không đòi hỏi việc phải giữ nguyên trạng phần mềm hay các phí tổn khác cho những thương vụ như vậy.
2. Mã nguồn : Chương trình phải đi kèm mã nguồn, và phải cho phép phân phối cả mã nguồn cũng như dạng đã được biên dịch. Ở những nơi mà một số dạng sản phẩm không được phân phối cùng mã nguồn thì phải có các cách thức được phổ biến rộng rãi nhằm lấy được mã nguồn với chi phí không cao hơn chi phí tái sản xuất hợp lý–khuyến khích cho phép tải về một cách miễn phí qua Internet. Vì mục đích của mã nguồn mở là tạo điều kiện để việc phát triển được thuận lợi nên cộng đồng này cũng yêu cầu sự sửa đổi mã nguồn cũng phải được tạo điều kiện thực hiện. Do đó, mã nguồn phải để dạng được ưa chuộng mà theo đó một lập trình viên sẽ có thể tham gia sửa đổi chương trình được. Việc biến đổi mã nguồn thành một dạng mã gây rối một cách có chủ tâm là không được phép.
3. Các chương trình phát sinh : Bản quyền phải cho phép sửa đổi và các chương trình phát sinh từ đó, và phải cho phép chúng được phân phối dưới cùng các điều khoản như giấy phép của phần mềm gốc.
4. Tính toàn vẹn của mã nguồn cung cấp bởi Tác giả : Bản quyền có thể hạn chế không cho phép mã nguồn được phân phối ở dạng đã được sửa đổi chỉ nếu như bản quyền cho phép phân phối “các file vá” cùng mã nguồn nhằm mục đích sửa đổi chương trình ở thời gian tạo sản phẩm. Bản quyền phải cho phép một cách tường minh việc phân phối phần mềm được tạo ra từ mã nguồn được sửa đổi. Bản quyền có thể yêu cầu các sản phẩm phát sinh phải mang một cái tên hay một số hiệu phiên bản khác so với phần mềm gốc. Theo đó, bản quyền mã nguồn mở phải đảm bảo rằng mã nguồn sẽ tồn tại ở dạng dễ dàng lấy được, nhưng có thể yêu cầu rằng nó sẽ được phân phối với cơ sở mã nguồn nguyên gốc ban đầu kèm với các bản vá. Theo cách này, những thay đổi “không chính thức” có thể xuất hiện ở hình thức sẵn sàng để tiếp cận nhưng được phân biệt một cách dễ dàng với mã nguồn cơ sở.
5. Không có sự phân biệt đối xử giữa các cá nhân hay nhóm người : Bản quyền phải không được phân biệt đối xử với bất cứ cá nhân hay nhóm người nào. Một số quốc gia, trong đó có Hoa Kì, ban hành điều luật hạn chế xuất khẩu một số loại phần mềm nhất định. Một giấy phép tuân thủ định nghĩa Mã Nguồn Mở có thể cảnh báo cho người sử dụng giấy phép về những hạn chế có thể được áp dụng và nhắc nhở họ là họ có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp; tuy nhiên, bản quyền đó không được tự đặt ra các giới hạn như vậy.
6. Không phân biệt đối xử với bất cứ một lĩnh vực công việc nào : Bản quyền phải không được cản trở bất cứ ai khỏi việc sử dụng chương trình trong một lĩnh vực công việc cụ thể. Ví dụ, nó không được cản trở không cho chương trình đó được dùng trong một doanh nghiệp, hay không được dùng cho việc nghiên cứu gien.
7. Việc phân phối bản quyền : Các quyền lợi đi kèm với chương trình phải áp dụng cho tất cả những ai mà chương trình đó được tái phân phối đến đồng thời không cần phải thực thi một thứ giấy phép phụ thêm nào do các bên đó quy định.
8. Giấy phép phải không được dành riêng cho một sản phẩm : Các quyền lợi đi cùng chương trình đó phải không được phụ thuộc vào việc chương trình phải là một bộ phận một bản phân phối phần mềm cụ thể khác. Nếu chương trình được tách ra từ bản phân phối đó và được sử dụng hay phân phối dưới các điều khoản của giấy phép kèm theo chương trình thì tất cả các bên mà chương trình được phân phối đến cũng nên có được các quyền lợi ngang bằng như những quyền lợi được đưa ra theo bản phân phối phần mềm gốc.
9. Bản quyền phải không được cản trở các phần mềm khác : Bản quyền phải không được áp đặt các giới hạn lên các phần mềm khác mà được phân phối kèm với phần mềm có bản quyền đó. Ví dụ, bản quyền không được chỉ dẫn nhất quyết rằng tất cả các phần mềm khác được phân phối trên cùng một phương tiện thì phải là phần mềm mã nguồn mở. Đúng là GPL tuân thủ theo yêu cầu này. Phần mềm liên kết với các thư viện phân phối dưới GPL chỉ kế thừa GPL nếu nó tạo nên một sản phẩm đơn nhất, chứ không phải là bất cứ phần mềm nào mà chúng chỉ được phân phối đi kèm theo.
10. Giấy phép phải trung dung về mặt công nghệ : Không cho phép tồn tại điều khoản nào của bản quyền khẳng định sự liên quan đến bất cứ một công nghệ riêng biệt hay một kiểu giao diện nào.
lengocthuthao89 (i11c)- Tổng số bài gửi : 50
Join date : 13/09/2011
Hệ điều hành Linux là gì !
Linux ban đầu là một hạt nhân hệ điều hành do Linus Torvalds công bố vào năm 1994, dựa trên nền tảng một hệ điều hành thuộc họ UNIX, vốn nổi tiếng từ hàng chục năm qua là những hệ điều hành mạng máy tính hiệu quả, ổn định và có tính năng bảo mật cao.
Linux thuộc về các phần mềm tự do, hay phần mềm GNU, tức là các phần mềm: 1) được phân phối cùng với mã nguồn mở; 2) một khi đã sở hữu phần mềm, người sử dụng được toàn quyền bán / cho phần mềm này tới người thứ ba, cũng như được toàn quyền sửa chữa hoặc phát triển chương trình theo ý muốn trên cơ sở mã nguồn mở đã được cung cấp kèm theo phần mềm. Văn bản mang tính pháp quy xác định phương thức phân phối, sử dụng và phát triển Linux – và các chương trình máy tính GNU khác – là một tài liệu có tiêu đề ước thư chung – cấp quyền sử dụng công cộng các phần mềm GNU (tiếng Anh GNU General Public License, gọi tắt là GNU GPL). ở đây, GNU là thuật ngữ chỉ tập hợp các chương trình máy tính (thường có nền tảng UNIX) được tuyên bố đặt dưới định chế GNU GPL. Tổ chức có tôn chỉ bảo trợ cho các phần mềm GNU, đồng thời đã ban hành GNU GPL, là Quỹ Phần mềm Tự do (tiếng Anh The Free Software Foundation, gọi tắt là FSF), do Richard Stallman sáng lập.
Hiện nay, Linux vẫn tiếp tục được phát triển bởi một cộng đồng đông đảo các nhà phát triển trên thế giới. Các sản phẩm Linux đóng gói thường được tích hợp thêm – ngoài hạt nhân hệ điều hành do Nhóm Linus Torvalds phát triển – các thành phần là những module điều khiển (drivers), hệ thống môi trường giao diện, những công cụ / tiện ích hệ thống và cả một số ứng dụng thông thường nữa. Giống như UNIX, các phối phẩm Linux trên thị trường hiện đang do nhiều nhà phân phối Linux khác nhau cung cấp, và có thể khác nhau ở một số đặc điểm về giao diện, về bộ các chương trình dịch vụ và ứng dụng đi kèm, v.v.
Hệ điều hành Red Hat Linux – phiên bản Việt hoá: những tính năng cơ bản
Hệ điều hành Red Hat Linux
Red Hat Linux là sản phẩm Linux được phát triển, đóng gói và phân phối bởi Red Hat, Inc. Bên cạnh những phẩm chất ưưu việt của các hệ điều hành mang hạt nhân Linux như tính ổn định cao, khả năng bảo mật – an ninh dữ liệu cực tốt, sự phong phú của các dịch vụ, đặc biệt là những dịch vụ hướng mạng/web, Red Hat Linux còn có những đặc trưng nổi bật như:
Đối với người dùng trạm công tác và ngưười dùng cuối: dễ cài đặt, giao diện đồ hoạ X Window thực sự thân thiện với hai tuỳ chọn GNOME và KDE, môi trường desktop tuỳ biến được một cách phong phú, bộ trình duyệt / thiết kế web và gửi / nhận thưư điện tử Netscape Communicator, nhiều chương trình phục vụ xem ảnh kỹ thuật số và vẽ đồ thị, hỗ trợ mạnh đồ hoạ 3D.
Đối với các nhà phát triển: phân hệ quốc tế hoá với các tuỳ chọn đa ngôn ngữ và đa văn hoá, trình biên dịch C/C++ hoàn bị, trình biên dịch Java theo định chế GNU, bộ công cụ phát triển với những thưư viện phong phú và mạnh.
Đối với các nhà quản trị hệ thống thông tin: Tính năng bảo mật tích hợp với công nghệ OpenSSL (Vỏ bọc Giao tiếp Bảo mật – Mở), các công cụ cấu hình có giao diện đồ hoạ, hệ quản trị cơ sở dữ liệu client/server PostgreSQL, phần mềm lưưu cất dữ liệu theo công nghệ RAID, các tính năng clustering phục vụ kết cấu hạ tầng Internet.
Linux thuộc về các phần mềm tự do, hay phần mềm GNU, tức là các phần mềm: 1) được phân phối cùng với mã nguồn mở; 2) một khi đã sở hữu phần mềm, người sử dụng được toàn quyền bán / cho phần mềm này tới người thứ ba, cũng như được toàn quyền sửa chữa hoặc phát triển chương trình theo ý muốn trên cơ sở mã nguồn mở đã được cung cấp kèm theo phần mềm. Văn bản mang tính pháp quy xác định phương thức phân phối, sử dụng và phát triển Linux – và các chương trình máy tính GNU khác – là một tài liệu có tiêu đề ước thư chung – cấp quyền sử dụng công cộng các phần mềm GNU (tiếng Anh GNU General Public License, gọi tắt là GNU GPL). ở đây, GNU là thuật ngữ chỉ tập hợp các chương trình máy tính (thường có nền tảng UNIX) được tuyên bố đặt dưới định chế GNU GPL. Tổ chức có tôn chỉ bảo trợ cho các phần mềm GNU, đồng thời đã ban hành GNU GPL, là Quỹ Phần mềm Tự do (tiếng Anh The Free Software Foundation, gọi tắt là FSF), do Richard Stallman sáng lập.
Hiện nay, Linux vẫn tiếp tục được phát triển bởi một cộng đồng đông đảo các nhà phát triển trên thế giới. Các sản phẩm Linux đóng gói thường được tích hợp thêm – ngoài hạt nhân hệ điều hành do Nhóm Linus Torvalds phát triển – các thành phần là những module điều khiển (drivers), hệ thống môi trường giao diện, những công cụ / tiện ích hệ thống và cả một số ứng dụng thông thường nữa. Giống như UNIX, các phối phẩm Linux trên thị trường hiện đang do nhiều nhà phân phối Linux khác nhau cung cấp, và có thể khác nhau ở một số đặc điểm về giao diện, về bộ các chương trình dịch vụ và ứng dụng đi kèm, v.v.
Hệ điều hành Red Hat Linux – phiên bản Việt hoá: những tính năng cơ bản
Hệ điều hành Red Hat Linux
Red Hat Linux là sản phẩm Linux được phát triển, đóng gói và phân phối bởi Red Hat, Inc. Bên cạnh những phẩm chất ưưu việt của các hệ điều hành mang hạt nhân Linux như tính ổn định cao, khả năng bảo mật – an ninh dữ liệu cực tốt, sự phong phú của các dịch vụ, đặc biệt là những dịch vụ hướng mạng/web, Red Hat Linux còn có những đặc trưng nổi bật như:
Đối với người dùng trạm công tác và ngưười dùng cuối: dễ cài đặt, giao diện đồ hoạ X Window thực sự thân thiện với hai tuỳ chọn GNOME và KDE, môi trường desktop tuỳ biến được một cách phong phú, bộ trình duyệt / thiết kế web và gửi / nhận thưư điện tử Netscape Communicator, nhiều chương trình phục vụ xem ảnh kỹ thuật số và vẽ đồ thị, hỗ trợ mạnh đồ hoạ 3D.
Đối với các nhà phát triển: phân hệ quốc tế hoá với các tuỳ chọn đa ngôn ngữ và đa văn hoá, trình biên dịch C/C++ hoàn bị, trình biên dịch Java theo định chế GNU, bộ công cụ phát triển với những thưư viện phong phú và mạnh.
Đối với các nhà quản trị hệ thống thông tin: Tính năng bảo mật tích hợp với công nghệ OpenSSL (Vỏ bọc Giao tiếp Bảo mật – Mở), các công cụ cấu hình có giao diện đồ hoạ, hệ quản trị cơ sở dữ liệu client/server PostgreSQL, phần mềm lưưu cất dữ liệu theo công nghệ RAID, các tính năng clustering phục vụ kết cấu hạ tầng Internet.
lengocthuthao89 (i11c)- Tổng số bài gửi : 50
Join date : 13/09/2011
Các tính chất cơ bản của hệ điều hành
Các tính chất cơ bản của hệ điều hành
a) Tin cậy
Mọi hoạt động, mọi thông báo của HĐH đều phải chuẩn xác, tuyệt đối. chỉ khi nào biết chắc chắn là đúng thì HĐH mới cung cấp thông tin cho người sử dụng. Để đảm bảo được yêu cầu này, phần thiết bị kỹ thuật phải có những phương tiện hỗ trợ kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu trong các phép lưu trữ và xử lý. Trong các trường hợp còn lại HĐH thông báo lỗi và ngừng xử lý trao quyền quyết định cho người vận hành hoặc người sử dụng.
b) An toàn
Hệ thống phải tổ chức sao cho chương trình và dữ liệu không bị xoá hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn trong mọi trường hợp và mọi chế độ hoạt động. Điều này đặc biệt quan trọng khi hệ thống là đa nhiệm. Các tài nguyên khác nhau đòi hỏi những yêu cầu khác nhau trong việc đảm bảo an toàn.
c) Hiệu quả
Các tài nguyên của hệ thống phải đợc khai thác triệt để sao chon gay cả điều kiện tài nguyên hạn chế vẫn có thể giải quyết những yêu cầu phức tạp. Một khía cạnh quan trọng của đảm bảo hiệu quả là duy trì đồng bộ trong toàn bộ hệ thống, không để các thiết bị tốc độ chậm trì hoãn hoạt động của toàn bộ hệ thống.
d) Tổng quát theo thời gian
HĐH phải có tính kế thừa, đồng thời có khả năng thích nghi với những thay đổi cso thể cso trong tương lai. Tính thừa kế là rất quan trọng ngay cả với các hệ điều hành thế hệ mới. Đối với việc nâng cấp, tính kế thừa là bắt buộc. Các thao tác, thông báo là không được thay đổi, hoặc nếu có thì không đáng kể và phải được hướng dẫn cụ thể khi chuyển từ phiên bản này sang phiên bản khác, bằng các phương tiện nhận biết của hệ thống. Đảm bảo tính kế thừa sẽ duy trì và phát triển đội ngũ người sử dụng-một nhân tố quan trọng để HĐH có thể tồn tại. Ngoài ra người sử dụng cũng rất quan tâm, liệu những kinh nghiệm và kiến thức của mình về HĐH hiện tại còn được sử dụng bao lâu nữa. Khả năng thích nghi với những thay đổi đòi hỏi HĐH phải được thiết kế theo một số nguyên tắc nhất định.
e) Thuận tiện
Hệ thống phải dẽ dàng sử dụng, có nhiều mức hiệu quả khác nhau tuỳ theo kiến thức và kinh nghiệm người dùng. Hệ thống trợ giúp phong phú để người sử dụng có thể tự đào tạo ngay trong quá trình khai thác.
Trong một chừng mực nào đó, các tính chất trên mâu thuẫn lẫn nhau. Mỗi HĐH có một giải pháp trung hoà, ưu tiên hợp lý ở tính chất này hay tính chất khác.
[i]
a) Tin cậy
Mọi hoạt động, mọi thông báo của HĐH đều phải chuẩn xác, tuyệt đối. chỉ khi nào biết chắc chắn là đúng thì HĐH mới cung cấp thông tin cho người sử dụng. Để đảm bảo được yêu cầu này, phần thiết bị kỹ thuật phải có những phương tiện hỗ trợ kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu trong các phép lưu trữ và xử lý. Trong các trường hợp còn lại HĐH thông báo lỗi và ngừng xử lý trao quyền quyết định cho người vận hành hoặc người sử dụng.
b) An toàn
Hệ thống phải tổ chức sao cho chương trình và dữ liệu không bị xoá hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn trong mọi trường hợp và mọi chế độ hoạt động. Điều này đặc biệt quan trọng khi hệ thống là đa nhiệm. Các tài nguyên khác nhau đòi hỏi những yêu cầu khác nhau trong việc đảm bảo an toàn.
c) Hiệu quả
Các tài nguyên của hệ thống phải đợc khai thác triệt để sao chon gay cả điều kiện tài nguyên hạn chế vẫn có thể giải quyết những yêu cầu phức tạp. Một khía cạnh quan trọng của đảm bảo hiệu quả là duy trì đồng bộ trong toàn bộ hệ thống, không để các thiết bị tốc độ chậm trì hoãn hoạt động của toàn bộ hệ thống.
d) Tổng quát theo thời gian
HĐH phải có tính kế thừa, đồng thời có khả năng thích nghi với những thay đổi cso thể cso trong tương lai. Tính thừa kế là rất quan trọng ngay cả với các hệ điều hành thế hệ mới. Đối với việc nâng cấp, tính kế thừa là bắt buộc. Các thao tác, thông báo là không được thay đổi, hoặc nếu có thì không đáng kể và phải được hướng dẫn cụ thể khi chuyển từ phiên bản này sang phiên bản khác, bằng các phương tiện nhận biết của hệ thống. Đảm bảo tính kế thừa sẽ duy trì và phát triển đội ngũ người sử dụng-một nhân tố quan trọng để HĐH có thể tồn tại. Ngoài ra người sử dụng cũng rất quan tâm, liệu những kinh nghiệm và kiến thức của mình về HĐH hiện tại còn được sử dụng bao lâu nữa. Khả năng thích nghi với những thay đổi đòi hỏi HĐH phải được thiết kế theo một số nguyên tắc nhất định.
e) Thuận tiện
Hệ thống phải dẽ dàng sử dụng, có nhiều mức hiệu quả khác nhau tuỳ theo kiến thức và kinh nghiệm người dùng. Hệ thống trợ giúp phong phú để người sử dụng có thể tự đào tạo ngay trong quá trình khai thác.
Trong một chừng mực nào đó, các tính chất trên mâu thuẫn lẫn nhau. Mỗi HĐH có một giải pháp trung hoà, ưu tiên hợp lý ở tính chất này hay tính chất khác.
[i]
HuynhThiThanhHien25(I11C)- Tổng số bài gửi : 7
Join date : 26/08/2011
Age : 37
Đến từ : HCM
Giải thích thuật ngữ Operating System và ví dụ thực tế
1. Operating System (Hệ điều hành) là một hệ thống bao gồm nhiều máy tính trừu tượng xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau. Máy mức dưới phục vụ cho máy mức trên. Bên cạnh đó hệ điều hành còn là một hệ thống quản lý tài nguyên
2. Ví dụ đời thường
- Bộ máy quản lý cơ quan nhà nước có thể xem là 1 hệ điều hành với Thủ tướng - Chủ tịch nước - Chủ tịch Quốc hội - Tổng bí thư được phục vụ bởi các máy cấp thấp hơn là các bộ, ban ngành nhằm mục tiêu quản lý, sử dụng tài nguyên đất nước một cách hợp lý giúp phát triển đất nước
- Cơ thể con người cũng có thể xem là một Hệ điều hành
Đây là câu trả lời và ví dụ của mình trong bài kiểm tra giữ kỳ. Rất mong thầy và các bạn góp ý chỉnh sửa.
2. Ví dụ đời thường
- Bộ máy quản lý cơ quan nhà nước có thể xem là 1 hệ điều hành với Thủ tướng - Chủ tịch nước - Chủ tịch Quốc hội - Tổng bí thư được phục vụ bởi các máy cấp thấp hơn là các bộ, ban ngành nhằm mục tiêu quản lý, sử dụng tài nguyên đất nước một cách hợp lý giúp phát triển đất nước
- Cơ thể con người cũng có thể xem là một Hệ điều hành
Đây là câu trả lời và ví dụ của mình trong bài kiểm tra giữ kỳ. Rất mong thầy và các bạn góp ý chỉnh sửa.
TranMinhMan (I11C)- Tổng số bài gửi : 7
Join date : 26/08/2011
Khái niệm HĐH gom cụm
HDH gom cụm gồm nhiều máy nối mạng để cùng thực hiệc công việc chung.
Phân loại:
Gom cụm đối xứng (Symmetric Clustering): Các máy ngang hàng về chức năng, Mỗi máy thực hiện phần việc của mình và giám sát lẫn nhau.
VD: Trong hệ thống mạng gồm nhiều máy chủ chạy song song và chúng đang kiểm soát lẫn nhau.
Gom cụm phi đối xứng (Asymmetric Clustering): Một máy chạy trong Hot Standby Mode, nghĩa là chỉ giám sát công việc máy khác nhau nhưng sẽ đảm đương công việc của máy gặp sự cố.
VD: Hệ thống mạng gồm 2 máy server chạy song song, trong đó một máy ở chế độ dự phòng (host standby). Máy dự phòng không là gì cả ngoại trừ theo dõi server hoạt động. Nếu server đó bị lỗi, máy chủ dự phòng trở thành server hoạt động.
Phân loại:
Gom cụm đối xứng (Symmetric Clustering): Các máy ngang hàng về chức năng, Mỗi máy thực hiện phần việc của mình và giám sát lẫn nhau.
VD: Trong hệ thống mạng gồm nhiều máy chủ chạy song song và chúng đang kiểm soát lẫn nhau.
Gom cụm phi đối xứng (Asymmetric Clustering): Một máy chạy trong Hot Standby Mode, nghĩa là chỉ giám sát công việc máy khác nhau nhưng sẽ đảm đương công việc của máy gặp sự cố.
VD: Hệ thống mạng gồm 2 máy server chạy song song, trong đó một máy ở chế độ dự phòng (host standby). Máy dự phòng không là gì cả ngoại trừ theo dõi server hoạt động. Nếu server đó bị lỗi, máy chủ dự phòng trở thành server hoạt động.
ThanhThao04(I11C)- Tổng số bài gửi : 34
Join date : 31/08/2011
Đến từ : Phú Yên
Hệ điều hành đa xử lý
Hầu hết các hệ thống ngày nay là các hệ thống đơn xử lý; nghĩa là chỉ có một CPU chính. Tuy nhiên, các hệ thống đa xử lý (hay còn gọi là hệ song song hay hệ kết nối chặt) được phát triển rất quan trọng. Các hệ thống như thế có nhiều hơn một bộ xử lý trong giao tiếp gần, chia sẻ bus máy tính, đồng hồ, đôi khi còn là bộ nhớ hay thiết bị ngoại vi.
Hệ thống đa xử lý có ba ưu điểm chính:
_ Thông lượng được gia tăng: bằng cách tăng số lượng bộ xử lý, chúng ta hy vọng thực hiện nhiều công việc hơn với thời gian ít hơn. Tỉ lệ giữa sự tăng tốc với N bộ xử lý không là N; đúng hơn nó nhỏ hơn N. Trong khi nhiều bộ xử lý cộng tác trên một công việc, một lượng chi phí phải chịu trong việc giữ các thành phần làm việc phù hợp. Chi phí này cộng với chi phí cạnh tranh tài nguyên được chia sẻ, làm giảm kết quả được mong đợi từ những bộ xử lý bổ sung. Tương tự như một nhóm gồm N lập trình viên làm việc với nhau không dẫn đến kết quả công việc đang đạt được tăng N lần.
_ Tính kinh tế của việc mở rộng: hệ thống đa xử lý có thể tiết kiệm nhiều chi phí hơn hệ thống đơn bộ xử lý, bởi vì chúng có thể chia sẻ ngoại vi, thiết bị lưu trữ và điện. Nếu nhiều chương trình điều hành trên cùng tập hợp dữ liệu thì lưu trữ dữ liệu đó trên một đĩa và tất cả bộ xử lý chia sẻ chúng sẽ rẻ hơn là có nhiều máy tính với đĩa cục bộ và nhiều bản sao dữ liệu.
_ Khả năng tin cậy được gia tăng: nếu các chức năng được phân bổ hợp lý giữa các bộ xử lý thì lỗi trên một bộ xử lý sẽ không dừng hệ thống, chỉ năng lực bị giảm. Nếu chúng ta có 10 bộ xử lý và có 1 bộ xử lý bị sự cố thì mỗi bộ xử lý trong 9 bộ xử lý còn lại phải chia sẻ của công việc của bộ xử lý bị lỗi. Do đó, toàn bộ hệ thống chỉ giảm 10% năng lực hơn là dừng hoạt động. Các hệ thống được thiết kế như thế được gọi là hệ thống có khả năng chịu lỗi (fault tolerant).
Việc điều hành vẫn tiếp tục trong sự hiện diện của lỗi yêu cầu một cơ chế cho phép lỗi được phát hiện, chuẩn đoán và sửa lỗi nếu có thể. Hệ thống Tandem sử dụng sự nhân đôi phần cứng và phần mềm để đảm bảo sự điều hành vẫn tiếp tục mặc dù có lỗi xảy ra. Hệ thống này chứa hai bộ xử lý, mỗi bộ xử lý có bộ nhớ cục bộ riêng. Các bộ xử lý được nối kết bởi một bus. Một bộ xử lý chính và bộ xử lý kia là dự phòng. Cả hai bản sao được giữ ở mỗi bộ xử lý: một là chính và một là dự phòng. Tại các điểm kiểm tra (checkpoints) trong việc thực thi của hệ thống, thông tin trạng thái của mỗi công việc-gồm một bản sao hình ảnh bộ nhớ-được chép từ máy chính tới máy dự phòng. Nếu một lỗi được phát hiện, bản sao dự phòng được kích hoạt và được khởi động lại từ điểm kiểm tra mới nhất. Giải pháp này đắt vì nó bao gồm việc nhân đôi phần cứng.
Các hệ thống đa xử lý thông dụng nhất hiện nay sử dụng đa xử lý đối xứng (symmetric multiprocessing-SMP). Trong hệ thống này mỗi bộ xử lý chạy bản sao của hệ điều hành và những bản sao này giao tiếp với các bản sao khác khi cần. Vài hệ thống sử dụng đa xử lý bất đối xứng (asymmetric multiprocessing). Trong hệ thống này mỗi bộ xử lý được gán một công việc xác định. Một bộ xử lý chủ điều khiển hệ thống; những bộ xử lý còn lại hoặc chờ bộ xử lý chủ ra chỉ thị hoặc có những tác vụ được định nghĩa trước. Cơ chế này định nghĩa mối quan hệ chủ-tớ. Bộ xử lý chính lập thời biểu và cấp phát công việc tới các bộ xử lý tớ.
Hệ thống đa xử lý có ba ưu điểm chính:
_ Thông lượng được gia tăng: bằng cách tăng số lượng bộ xử lý, chúng ta hy vọng thực hiện nhiều công việc hơn với thời gian ít hơn. Tỉ lệ giữa sự tăng tốc với N bộ xử lý không là N; đúng hơn nó nhỏ hơn N. Trong khi nhiều bộ xử lý cộng tác trên một công việc, một lượng chi phí phải chịu trong việc giữ các thành phần làm việc phù hợp. Chi phí này cộng với chi phí cạnh tranh tài nguyên được chia sẻ, làm giảm kết quả được mong đợi từ những bộ xử lý bổ sung. Tương tự như một nhóm gồm N lập trình viên làm việc với nhau không dẫn đến kết quả công việc đang đạt được tăng N lần.
_ Tính kinh tế của việc mở rộng: hệ thống đa xử lý có thể tiết kiệm nhiều chi phí hơn hệ thống đơn bộ xử lý, bởi vì chúng có thể chia sẻ ngoại vi, thiết bị lưu trữ và điện. Nếu nhiều chương trình điều hành trên cùng tập hợp dữ liệu thì lưu trữ dữ liệu đó trên một đĩa và tất cả bộ xử lý chia sẻ chúng sẽ rẻ hơn là có nhiều máy tính với đĩa cục bộ và nhiều bản sao dữ liệu.
_ Khả năng tin cậy được gia tăng: nếu các chức năng được phân bổ hợp lý giữa các bộ xử lý thì lỗi trên một bộ xử lý sẽ không dừng hệ thống, chỉ năng lực bị giảm. Nếu chúng ta có 10 bộ xử lý và có 1 bộ xử lý bị sự cố thì mỗi bộ xử lý trong 9 bộ xử lý còn lại phải chia sẻ của công việc của bộ xử lý bị lỗi. Do đó, toàn bộ hệ thống chỉ giảm 10% năng lực hơn là dừng hoạt động. Các hệ thống được thiết kế như thế được gọi là hệ thống có khả năng chịu lỗi (fault tolerant).
Việc điều hành vẫn tiếp tục trong sự hiện diện của lỗi yêu cầu một cơ chế cho phép lỗi được phát hiện, chuẩn đoán và sửa lỗi nếu có thể. Hệ thống Tandem sử dụng sự nhân đôi phần cứng và phần mềm để đảm bảo sự điều hành vẫn tiếp tục mặc dù có lỗi xảy ra. Hệ thống này chứa hai bộ xử lý, mỗi bộ xử lý có bộ nhớ cục bộ riêng. Các bộ xử lý được nối kết bởi một bus. Một bộ xử lý chính và bộ xử lý kia là dự phòng. Cả hai bản sao được giữ ở mỗi bộ xử lý: một là chính và một là dự phòng. Tại các điểm kiểm tra (checkpoints) trong việc thực thi của hệ thống, thông tin trạng thái của mỗi công việc-gồm một bản sao hình ảnh bộ nhớ-được chép từ máy chính tới máy dự phòng. Nếu một lỗi được phát hiện, bản sao dự phòng được kích hoạt và được khởi động lại từ điểm kiểm tra mới nhất. Giải pháp này đắt vì nó bao gồm việc nhân đôi phần cứng.
Các hệ thống đa xử lý thông dụng nhất hiện nay sử dụng đa xử lý đối xứng (symmetric multiprocessing-SMP). Trong hệ thống này mỗi bộ xử lý chạy bản sao của hệ điều hành và những bản sao này giao tiếp với các bản sao khác khi cần. Vài hệ thống sử dụng đa xử lý bất đối xứng (asymmetric multiprocessing). Trong hệ thống này mỗi bộ xử lý được gán một công việc xác định. Một bộ xử lý chủ điều khiển hệ thống; những bộ xử lý còn lại hoặc chờ bộ xử lý chủ ra chỉ thị hoặc có những tác vụ được định nghĩa trước. Cơ chế này định nghĩa mối quan hệ chủ-tớ. Bộ xử lý chính lập thời biểu và cấp phát công việc tới các bộ xử lý tớ.
leanhhuy (I11C)- Tổng số bài gửi : 22
Join date : 30/08/2011
Hệ điều hành mã nguồn mở
Không phải là mã nguồn mở không hay nhưng mà nó phát triển nhiều dòng khiến người dùng choáng ngợp, nguyên ở lĩnh vực HĐH từ 1 nhân linux đã phát triển lên chục cái HĐH khác nào là Ubuntu, Knoppix, Red Hat, CentOS, HaCao Linux... Có quá nhiều sự lựa chọn, không có 1 nguồn chính thống phân tích, định hướng cho người dùng
Phần mềm mã nguồn mở hầu hết là free => Sự support cho người dùng chắc chắn không thể bằng Microsoft. Và vì nó free nên nó làm sao có thể được hầu hết các nhà sản xuất chấp nhận.
Tại sao google dùng phần mềm nguồn mở? Vì rõ ràng Google đặt sự free lên đầu để quảng cáo cho sự free đó thì phải dùng phần mềm nguồn mở thôi. Nếu bạn đã dùng office 2007 bạn chắc chắn sẽ quảng cái phần mềm Office mở của bạn.
Bạn căn cứ vào đâu mà bảo mấy ông viết virus toàn bằng Linux? Thừa nhận hệ điều hành mã nguồn mở là mảnh đất thiên đường của dân IT nhưng ko phải là tất cả. Viết ở đâu ko thành vấn đề, quan trọng bạn viết ở phần mềm nào? tấn công vào HĐH nào? Kể cả dùng notepad của windowns vẫn tạo ra virus.
Việc máy chạy chậm không phụ thuộc nhiều vào HĐH (nghe ông nói cái này tức cười quá), máy chạy chậm là do phần cứng của bạn không tốt thế thôi. VD tôi có 1 cái máy có thể chạy 20 ngày liên tục với windowns ko cần tắt máy mà vẫn nhanh như thường, quan trọng là sự tản nhiệt của bạn. Dù HĐH của bạn có tốt mấy mà phần cứng phò thì cũng vứt đi.
Mà tôi cũng không hiểu tại sao bác phải mua HĐH mã nguồn mở nhỉ? (bác cũng chả biết cái quái gì về nguồn mở cả) Mã nguồn mở là free đấy chính là 1 cái lợi thế củ HĐH mở so với Windowns. Nếu bác thích con này Red Hat Enterprise Linux 5 Edition(RHEL) thì PM em em bán giá 100USD cho , 1k5 mới ghê chứ nghe bác chém sợ quá
Mã nguồn mở an toàn? Chả có cái nào an toàn đâu, chẳng qua giờ đa số người dùng toàn dùng Windowns nên mấy ông hacker ít viết virus trên Lunix (nói chung cho các HĐH mở) và viết nhiều trên Windowns. Bác đã nghe đến virus xuyên táo chưa? Đó là 1 minh chứng đó, con người đã tạo ra được cái gì cũng sẽ tạo ra được cái phá hoại nó.
Bạn bảo một cộng đồng phát triển? Thế bạn đã biết có bao nhiều người đã làm lên windowns ko? CŨng vì có bao nhiêu người phát triển nên bao biến thể ra đời? Bạn thử nêu cho tôi trong cái số tạp phế lù đấy cái nào tốt nhất? Cái nào mang tính chuyên dụng? Với Microsoft: Windowns2000 chạy máy chủ, sever; Windowns Vista thì multimedia; game thì XP...
Phần mềm mã nguồn mở hầu hết là free => Sự support cho người dùng chắc chắn không thể bằng Microsoft. Và vì nó free nên nó làm sao có thể được hầu hết các nhà sản xuất chấp nhận.
Tại sao google dùng phần mềm nguồn mở? Vì rõ ràng Google đặt sự free lên đầu để quảng cáo cho sự free đó thì phải dùng phần mềm nguồn mở thôi. Nếu bạn đã dùng office 2007 bạn chắc chắn sẽ quảng cái phần mềm Office mở của bạn.
Bạn căn cứ vào đâu mà bảo mấy ông viết virus toàn bằng Linux? Thừa nhận hệ điều hành mã nguồn mở là mảnh đất thiên đường của dân IT nhưng ko phải là tất cả. Viết ở đâu ko thành vấn đề, quan trọng bạn viết ở phần mềm nào? tấn công vào HĐH nào? Kể cả dùng notepad của windowns vẫn tạo ra virus.
Việc máy chạy chậm không phụ thuộc nhiều vào HĐH (nghe ông nói cái này tức cười quá), máy chạy chậm là do phần cứng của bạn không tốt thế thôi. VD tôi có 1 cái máy có thể chạy 20 ngày liên tục với windowns ko cần tắt máy mà vẫn nhanh như thường, quan trọng là sự tản nhiệt của bạn. Dù HĐH của bạn có tốt mấy mà phần cứng phò thì cũng vứt đi.
Mà tôi cũng không hiểu tại sao bác phải mua HĐH mã nguồn mở nhỉ? (bác cũng chả biết cái quái gì về nguồn mở cả) Mã nguồn mở là free đấy chính là 1 cái lợi thế củ HĐH mở so với Windowns. Nếu bác thích con này Red Hat Enterprise Linux 5 Edition(RHEL) thì PM em em bán giá 100USD cho , 1k5 mới ghê chứ nghe bác chém sợ quá
Mã nguồn mở an toàn? Chả có cái nào an toàn đâu, chẳng qua giờ đa số người dùng toàn dùng Windowns nên mấy ông hacker ít viết virus trên Lunix (nói chung cho các HĐH mở) và viết nhiều trên Windowns. Bác đã nghe đến virus xuyên táo chưa? Đó là 1 minh chứng đó, con người đã tạo ra được cái gì cũng sẽ tạo ra được cái phá hoại nó.
Bạn bảo một cộng đồng phát triển? Thế bạn đã biết có bao nhiều người đã làm lên windowns ko? CŨng vì có bao nhiêu người phát triển nên bao biến thể ra đời? Bạn thử nêu cho tôi trong cái số tạp phế lù đấy cái nào tốt nhất? Cái nào mang tính chuyên dụng? Với Microsoft: Windowns2000 chạy máy chủ, sever; Windowns Vista thì multimedia; game thì XP...
leanhhuy (I11C)- Tổng số bài gửi : 22
Join date : 30/08/2011
Dịch vụ cua Hệ Điều Hành
Hệ điều hành cung cấp một môi trường để thi hành các chương trình, bằng cách cung cấp các dịch vụ cho chương trình và cho người sử dụng. Các dịch vụ này trên mỗi hệ thống là khác nhau nhưng cũng có những lớp chung. Các dịch vụ này giúp cho các lập trình viên thuận tiện hơn và việc lập trình dể dàng hơn.
Thi hành chương trình : hệ thống phải có khả năng nạp chương trình vào bộ nhớ và thi hành nó. Chương trình phải chấm dứt thi hành theo cách thông thường hay bất thường (có lỗi).
Thao tác nhập xuất : Một chương trình thi hành có thể yêu cầu nhập xuất. Nhập xuất này có thể là tập tin hay thiết bị. Đối với thiết bị có một hàm đặc biệt được thi hành. Để tăng hiệu quả, người sử dụng không truy xuất trực tiếp các thiết bị nhập xuất mà thông qua cách thức do hệ điều hành cung cấp.
Thao tác trên hệ thống tập tin .
Thông tin : có nhiều tình huống một tiến trình cần trao đổi thông tin với một tiến trình khác. Có hai cách thực hiện: Một là thực hiện thay thế tiến trình trên cùng máy tính, hai là thay thế tiến trình trên hệ thống khác trong hệ thống mạng. Thông tin có thể được cài đặt qua chia xẻ bộ nhớ, hoặc bằng kỹ thuật chuyển thông điệp. Việc chuyển thông tin được thực hiện bởi hệ điều hành.
Phát hiện lỗi : hệ điều hành phải có khả năng báo lỗi. Lỗi xảy ra có thể do CPU, bộ nhớ, trong thiết bị nhập xuất, hay trong các chương trình. Đối với mỗi dạng lỗi, hệ điều hành sẽ có cách giải quyết tương ứng.
Thi hành chương trình : hệ thống phải có khả năng nạp chương trình vào bộ nhớ và thi hành nó. Chương trình phải chấm dứt thi hành theo cách thông thường hay bất thường (có lỗi).
Thao tác nhập xuất : Một chương trình thi hành có thể yêu cầu nhập xuất. Nhập xuất này có thể là tập tin hay thiết bị. Đối với thiết bị có một hàm đặc biệt được thi hành. Để tăng hiệu quả, người sử dụng không truy xuất trực tiếp các thiết bị nhập xuất mà thông qua cách thức do hệ điều hành cung cấp.
Thao tác trên hệ thống tập tin .
Thông tin : có nhiều tình huống một tiến trình cần trao đổi thông tin với một tiến trình khác. Có hai cách thực hiện: Một là thực hiện thay thế tiến trình trên cùng máy tính, hai là thay thế tiến trình trên hệ thống khác trong hệ thống mạng. Thông tin có thể được cài đặt qua chia xẻ bộ nhớ, hoặc bằng kỹ thuật chuyển thông điệp. Việc chuyển thông tin được thực hiện bởi hệ điều hành.
Phát hiện lỗi : hệ điều hành phải có khả năng báo lỗi. Lỗi xảy ra có thể do CPU, bộ nhớ, trong thiết bị nhập xuất, hay trong các chương trình. Đối với mỗi dạng lỗi, hệ điều hành sẽ có cách giải quyết tương ứng.
leanhhuy (I11C)- Tổng số bài gửi : 22
Join date : 30/08/2011
MSDOS
Những năm 1980, khi hãng Intel cho ra đời bộ vi xử lý 16 bít 8086, Jim Paterson xây
dựng hệ điều hành trang bị cho loại máy tính sử dụng bộ vi xử lý này đó là 86-DOS.
Hãng Microsoft đã mua lại hệ điều hành của Jim Paterson và phát triển thành hệ điều
hành PC-DOS hay MSDOS. Phiên bản đầu tiên của MSDOS thế hệ 1.0 ra đời vào 8/1981.
- Các cải tiến cơ bản của MSDOS 1.0
Có thêm loại Chương trình chạy EXE bên cạnh các Chương trình COM.
Hệ điều hành đã tách bộ xử lý lệnh thành một phần nội trú và một phần ngoại
trú.
Để tiện lợi cho việc quản lý đĩa người ta đưa ra bảng File Allocation Table viết
tắt là FAT để quản lý đĩa. Mỗi phần tử của bảng FAT tương ứng với 521 byte
trên đĩa gọi là sector, chỉ ra sector này đã có dữ liệu hay còn tự do.
MSDOS 1.0 cho phép xử lý lô (batch) một số lệnh của MSDOS bằng cách tạo
một tệp batch.
Ngày tháng tạo hay cập nhật tệp cũng được lưu trữ cùng với thông tin của tệp.
- Cùng với thời gian, hãng Microsoft đã nâng cấp hệ điều hành này lên các phiên bản
mới 2.0, 3.0, 4.0…
- Các thành phần của MSDOS
BIOS: Chứa các Chương trình của supervisor và quản lý tệp nhưng chưa kết nối
thành hệ thống. Do đó cần Chương trình kích hoạt.
Chương trình mồi Boot Strap Loader: nằm ở sector đầu tiên của đĩa từ dùng để
kích hoạt toàn bộ Chương trình hệ thống.
IO.SYS: Dưới sự hỗ trợ của BSL bao lấy BIOS, cung cấp các dịch vụ cơ bản
nhất như chia sẻ tài nguyên, quản lý bộ nhớ.
MSDOS.SYS: mở rộng IO.SYS lần nữa
COMMAND.COM: liên lạc giữa người sử dụng và hệ thống, chứa các lệnh nội
trú.
Các lệnh ngoài: là thành phần mở rộng theo từng lĩnh vực.
Các tiện ích khác: Chương trình nén đĩa (DBLSPACE)…
dựng hệ điều hành trang bị cho loại máy tính sử dụng bộ vi xử lý này đó là 86-DOS.
Hãng Microsoft đã mua lại hệ điều hành của Jim Paterson và phát triển thành hệ điều
hành PC-DOS hay MSDOS. Phiên bản đầu tiên của MSDOS thế hệ 1.0 ra đời vào 8/1981.
- Các cải tiến cơ bản của MSDOS 1.0
Có thêm loại Chương trình chạy EXE bên cạnh các Chương trình COM.
Hệ điều hành đã tách bộ xử lý lệnh thành một phần nội trú và một phần ngoại
trú.
Để tiện lợi cho việc quản lý đĩa người ta đưa ra bảng File Allocation Table viết
tắt là FAT để quản lý đĩa. Mỗi phần tử của bảng FAT tương ứng với 521 byte
trên đĩa gọi là sector, chỉ ra sector này đã có dữ liệu hay còn tự do.
MSDOS 1.0 cho phép xử lý lô (batch) một số lệnh của MSDOS bằng cách tạo
một tệp batch.
Ngày tháng tạo hay cập nhật tệp cũng được lưu trữ cùng với thông tin của tệp.
- Cùng với thời gian, hãng Microsoft đã nâng cấp hệ điều hành này lên các phiên bản
mới 2.0, 3.0, 4.0…
- Các thành phần của MSDOS
BIOS: Chứa các Chương trình của supervisor và quản lý tệp nhưng chưa kết nối
thành hệ thống. Do đó cần Chương trình kích hoạt.
Chương trình mồi Boot Strap Loader: nằm ở sector đầu tiên của đĩa từ dùng để
kích hoạt toàn bộ Chương trình hệ thống.
IO.SYS: Dưới sự hỗ trợ của BSL bao lấy BIOS, cung cấp các dịch vụ cơ bản
nhất như chia sẻ tài nguyên, quản lý bộ nhớ.
MSDOS.SYS: mở rộng IO.SYS lần nữa
COMMAND.COM: liên lạc giữa người sử dụng và hệ thống, chứa các lệnh nội
trú.
Các lệnh ngoài: là thành phần mở rộng theo từng lĩnh vực.
Các tiện ích khác: Chương trình nén đĩa (DBLSPACE)…
leanhhuy (I11C)- Tổng số bài gửi : 22
Join date : 30/08/2011
Trang 7 trong tổng số 7 trang • 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
Trang 7 trong tổng số 7 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết