Tại sao phần mềm mã nguồn mở chưa có “đất dụng võ”?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Tại sao phần mềm mã nguồn mở chưa có “đất dụng võ”?
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như hiện nay, phần mềm nguồn mở (PMNM) được xem là giải pháp giảm chi tiêu cho đầu tư công nghệ thông tin (CNTT), nhưng tại sao đến nay việc ứng dụng PMNM theo Chỉ thị 07/2008/CT-BTTTT (ngày 30/12/2008) của Bộ Thông tin và Truyền thông tại các cơ quan nhà nước lại gặp khó khăn, dậm chân tại chỗ như vậy?
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Để có cái nhìn khách quan, toàn diện, Tạp chí Tài chính điện tử xin giới thiệu ý kiến của các chuyên gia CNTT thuộc Bộ Tài chính xung quanh vấn đề này.
Các ông đánh giá như thế nào về PMNM?
Ông Nguyễn Trần Hiệu – Phó Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan): PMNM mang lại các lợi ích rất thiết thực: Miễn phí về bản quyền; Đảm bảo tính mở hệ thống, tuân thủ các chuẩn; Độc lập, không phụ thuộc vào nhà cung cấp; Người sử dụng có thể làm chủ công nghệ, an toàn và an ninh (khi có đủ nguồn lực).
Tuy vậy, không phải PMNM nào cũng miễn phí hoàn toàn và dễ dùng. Có những PMNM hoàn toàn miễn phí, có những cái có giới hạn nhất định về mặt thương mại. Có phần mềm các license mã nguồn mở là miễn phí, nhưng có những điều kiện kèm theo. Ví dụ, hệ điều hành Linux là miễn phí nhưng cài đặt Linux nói chung là khó. Công ty Redhat viết thêm anaconda để cài đặt linux dễ dàng hơn, đóng gói vào CD, DVD kèm với tài liệu hướng dẫn và bán. Redhat không bán Linux, mà bán CD kèm với tài liệu và thêm anaconda. Hoặc Redhat thêm enterprise feature vào Linux và bán Redhat Enterprise Linux. Tổng cục Hải quan nói riêng và các cơ quan quản lý nhà nước khác nói chung có thể dễ dàng để chuyển sang sử dụng trình duyệt, phần mềm văn phòng, bộ gõ tiếng Việt,… mã nguồn mở nhưng không dễ dàng để chuyển sang sử dụng hệ điều hành, cơ sở dữ liệu,…. mã nguồn mở, trong khi phí bản quyền của các sản phẩm này chiếm tỷ trọng lớn trong mua bản quyền phần mềm. Khi chuyển sang sử dụng hệ điều hành, cơ sở dữ liệu,…mã nguồn mở, Tổng cục Hải quan cũng như các cơ quan khác cần phải cân nhắc đến các yếu tố: Việc chuyển đổi và đảm bảo tính sẵn sàng của các ứng dụng; Chuyển đổi những dữ liệu đã có; Kinh phí đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin và người sử dụng; Khả năng hỗ trợ của các công ty tin học.
Ngoài ra còn phải tính đến: Chi phí mua bán thiết bị để phục vụ triển khai ứng dụng dựa trên phần mềm mã nguồn mở. Chi phí nhân công để triển khai triển khai ứng dụng dựa trên phần mềm mã nguồn mở. Thời gian dừng hệ thống (system down) để triển khai ứng dụng dựa trên phần mềm mã nguồn mở.
Tóm lại, trong nhiều trường hợp, dùng mã nguồn mở là có lợi, trong nhiều trường hợp khác thì cần cân nhắc. Đơn cử, Tổng cục Hải quan đã đầu tư một khoản kinh phí không nhỏ vào xây dựng, triển khai các ứng dụng trên nền Windows thì việc chọn phương án tiếp tục đầu tư theo hướng này hay chuyển sang hệ điều hành, cơ sở dữ liệu,…mã nguồn mở để được miễn phí bản quyền, rồi cần đầu tư một nguồn kinh phí rất lớn để xây dựng lại toàn bộ hệ thống ứng dụng ngân hàng là việc cần phải xem xét, đánh giá kỹ càng.
Ông Nguyễn Minh Ngọc – Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT (Tổng cục Thuế): Theo quan điểm cá nhân tôi thì PMNM là một nội dung cần triển khai ở nước ta nhằm tiết kiệm chi phí bản quyền đối với những sản phẩm phần mềm mà chúng ta có thể kiểm soát được (chất lượng sản phẩm, nâng cấp phù hợp với các phần mềm hệ thống khác như hệ điều hành, hoặc phần cứng, xử lý sự cố phát sinh,…). Việt Nam nên xem xét có những cơ sở có đầy đủ nguồn lực để đảm bảo cung cấp các phần mềm mã nguồn mở có chất lượng (hoặc do Nhà nước thực hiện hoặc có thể xem xét khả năng xã hội hóa thông qua các dịch vụ bảo trì có chất lượng).
Theo Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT (ngày 30/12/2008) của Bộ Thông tin và Truyền thông: Đến ngày 31/12/2010 hầu hết cán bộ, nhân viên trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành, tỉnh, thành phố sử dụng các phần mềm mã nguồn mở gồm: Open Office, thư viện điện tử trên máy trạm Mozilla ThunderBird, trình duyệt web Mozilla Firefox và bộ gõ tiếng Việt Unikey. Xin các ông cho biết, việc triển khai Chỉ thị này tại đơn vị mình như thế nào?
Ông Nguyễn Trần Hiệu – Phó Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan): Tổng cục Hải quan đã nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT (ngày 30/12/2008) của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đến nay hầu hết các máy tính đều triển khai trình duyệt web Mozilla Firefox và bộ gõ tiếng Việt Unikey, hệ thống thư điện tử nội bộ hiện đang sử dụng tại Tổng cục Hải quan cũng là sản phẩm mã nguồn mở.
Riêng các ứng dụng văn phòng phần lớn vẫn đang sử dụng sản phẩm Microsoft Office do Bộ Tài chính đã mua bản quyền và các hệ thống ứng dụng của ngành Hải quan sử dụng nhiều công cụ phân tích, xử lý thông tin của Microsoft Office như Excel service,……Tổng cục Hải quan đang nghiên cứu để triển khai áp dụng Open Office trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Minh Ngọc – Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT (Tổng cục Thuế): Hiện nay, Tổng cục Thuế cũng đã tổ chức các buổi làm việc nghiêm túc trong đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Cục Ứng dụng CNTT về PMNM. Về tổng thể, chúng tôi thấy đây là một giải pháp cần có kế hoạch và lộ trình thực hiện đối với những hệ thống đã triển khai ứng dụng CNTT sâu rộng như ngành Thuế.
Đối với Tổng cục Thuế thì hiện nay đã thử nghiệm Open Office và thấy rằng có thể sử dụng rộng rãi nhung cần đào tạo người dùng ở một số trình độ nhất định. Về bộ gõ tiếng Việt thì hiện nay Tổng cục Thuế đang dùng VietKey do Bộ Tài chính triển khai từ nhiều năm trước, nay nếu chuyển sang Unikey thì đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục triển khai chung trong toàn ngành.
Trong quá trình triển khai Chỉ thị này, đơn vị có gặp thuận lợi hay khó khăn gì? Có đề xuất, kiến nghị gì đối với Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông xung quanh việc triển khai Chỉ thị này?
Ông Nguyễn Trần Hiệu – Phó Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan): Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Tài chính có chỉ đạo cụ thể hơn về triển khai sử dụng mã nguồn mở trong ngành Tài chính. Bộ Thông tin và Truyền thông trong thời gian tới cần đầu tư nguồn lực để nghiên cứu, hướng dẫn triển khai hệ điều hành, cơ sở dữ liệu,…mã nguồn mở.
Ông Nguyễn Minh Ngọc – Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT (Tổng cục Thuế): Các ứng dụng hiện có sẽ có những vấn đề phát sinh về kỹ thuật khi sử dụng một số sản phẩm PMNM, ví dụ đơn giản như web-browser thì hiện đang sử dụng IE browser để chạy các ứng dụng 3 lớp của ngành Thuế và có thể xảy ra những lỗi liên quan đến java scripts do cách thức lập trình hiện tại, nếu muốn thay đổi thì cần phải có kế hoạch rà soát lại chương trình; bên cạnh đó hiện nay IE browser của Microsoft cũng là bản không phải trả tiền bản quyền. Như vậy để chuyển sang sử dụng PMNM thì rất cần sự chuẩn bị về thời gian chuyển đổi (sau khi đã đánh giá đầy đủ các vấn đề có thể xảy ra), nguồn nhân lực, kinh phí… với những kế hoạch cụ thể.
Trong quá trình triển khai Chỉ thị nêu trên thì đơn vị gặp một số khó khăn về hệ thống ứng dụng 3 lớp hiện có (java-based), chưa rõ nguồn cung cấp sản phẩm tin cậy về chất lượng sản phẩm và dịch vụ bảo trì. Ngoài ra, cần có ý kiến chỉ đạo của Bộ chủ quản về kế hoạch nâng cấp một số sứng dụng hiện có để đảm bảo hoạt động bình thường trên môi trường các PMNM.
Bộ Tài chính nên chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch (thời gian, kinh phí, nhân lực) để rà soát và nâng cấp một số ứng dụng hiện có khi quyết định sử dụng các PMNM theo Chỉ thị nêu trên. Bộ Thông tin và Truyền thông cần xem xét khả năng cung cấp PMNM khác như hệ điều hành,… để có khả năng sử dụng đồng bộ các PMNM trên cùng một thiết bị. Chính phủ nên cân nhắc sử dụng cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp có khả năng cung cấp các PMNM và các dịch vụ cần thiết với chất lượng đảm bảo và độ tin cậy cao.
Ông Nguyễn Chiến Thắng – Phó Trưởng phòng Quản trị mạng và Truyền thông – Cục CNTT (Kho bạc Nhà nước): Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước (KBNN) giao cho Cục CNTT thử nghiệm các PMNM trên các hệ thống của KBNN xem có phù hợp và ổn định không.
Sau quá trình thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy phần mềm Open Office (Ubultu) không thể cài các ứng dụng mà hiện tại KBNN đang dùng ví dụ như: Chương trình KTKB, thanh toán điện tử, thanh toán trái phiếu, thanh toán vốn đầu tư... tất cả các ứng dụng này đều viết trên nền Windows khi chuyển qua cài PMNM thì ko chạy được (hình minh họa ở dưới).
Trước đó, Bộ Tài chính đã mua bản quyền phần mềm của Microsoft (bộ Office 2003 và 2007), giờ triển khai Open Office rất phí. Một điểm chúng tôi rất lo lắng đó là bản thân các cán bộ tin học cũng chưa được đào tạo sử dụng PMNM, do đó, muốn chuyển qua dùng phải đào tạo cho cán bộ tin học sử dụng và duy trì vận hành phần mềm, đồng thời đào tạo lại cho người dùng từ trung ương tới địa phương, việc thay đổi thói quen của người dùng không thể “giục tốc bất đạt”, cần có thời gian, thêm vào đó kinh phí cho đào tạo cũng lớn.
Nếu chuyển ngay sang hệ điều hành nguồn mở sẽ ảnh hưởng đến các ứng dụng trên đó. Thậm chí nghiệp vụ của KBNN cũng phải viết lại để tương thích với mã nguồn mở, điều này rất khó. Giả sử nếu KBNN ứng dụng PMNM cho chương trình kế toán nội bộ, hay TABMIS, bản thân KBNN phải thuê lại đối tác đã phát triển chương trình đó viết lại theo chuẩn của mã nguồn mở, vì KBNN không có code để sửa lại.
Thêm vào đó, Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn cụ thể phải triển khai ứng dụng PMNM như thế nào và lộ trình ra sao.
Theo tôi, Bộ Tài chính nên kiến nghị với Bộ Thông tin Truyền thông cần có lộ trình áp dụng riêng đối với các đơn vị đặc thù như KBNN. Nếu đã có lộ trình triển khai rồi thì Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính) cũng nên có buổi làm việc với các phân hệ rà soát ứng dụng hiện tại, cái gì ưu tiên làm trước, và dự trù kinh phí triển khai. Và cũng cần phải lường trước năng lực của đối tác phát triển mã nguồn mở liệu họ có làm được không? Trên nền công nghệ mới chưa chắc ngày một ngày hai họ làm được.
Cục CNTT - KBNN đã tiến hành thử nghiệm hệ điều hành Ubuntu phiên bản 9.10 desktop i386 với các phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng phổ biến tại KBNN trên máy trạm, kết quả như sau:
Hỗ trợ phần cứng: Môi trường thử nghiệm: Máy trạm model HP D530 với cấu hình: CPU Pen4 2.6 Ghz, RAM 1GB, HDD 40GB. Kết quả: Hỗ trợ tất cả các trình điều khiển trên máy trạm thử nghiệm.
Phần mềm hệ thống: Không hỗ trợ phần mềm hệ thống: Chat OCS, Portal KBNN, IE của hãng Microsoft và diệt virus của hãng Trend Micro đang triển khai sử dụng trong toàn hệ thống KBNN. Việc cài đặt hệ điều hành Ubuntu là tương đối đơn giản tuy nhiên cán bộ kỹ thuật cần được đào tạo để làm chủ hệ điều hành cũng như cài các ứng dụng trên Ubuntu do chủ yếu phải dùng giao diện dòng lệnh. Cần đào tạo cho người dùng để sử dụng Ubuntu trong công việc hàng ngày vì giao diện cũng như cách thức sử dụng khác với hệ điều hành Windows.
Phần mềm văn phòng: Hỗ trợ bộ phần mềm ứng dụng văn phòng bao gồm OpenOffice và Microsoft Office.
Ứng dụng nghiệp vụ: Không hỗ trợ 100% các chương trình ứng dụng nghiệp vụ đang triển khai tại KBNN: Edocman, KTKB, KTBC, NAVQ, DTKB WAN, KQKB, QLCB, TTSP, TCS, TTĐT, DTKB-LAN, BMS.
Các lỗi gặp phải khi cài đặt các ứng dụng thông dụng tại KBNN trên Ubuntu Microsoft office 2003
Sử dụng bộ cài đặt microsoft office profestional 2003. Khi chạy file setup.exe thì phát sinh ra lỗi như trên hình. Không thể tiếp tục cài đặt được.
Microsoft office Communicator
Khi chạy Microsoft office Communicator client bằng file communicator.msi thì phát sinh lỗi, quá trình cài đặt không thành công.
Trend officescan:
Khi cài đặt phần mềm diệt virus trend microsoft trên ubuntu xuất hiện cửa sổ như hình và chương trình cũng không thể cài đặt được.
Internet explorer
Chạy file cài đặt của IE có đuôi .exe xuất hiện lỗi.
* PMNM là những phần mềm được cung cấp dưới cả dạng mã và nguồn, không chỉ là miễn phí về giá mua mà chủ yếu là miễn phí về bản quyền. Như vậy, người dùng có quyền sửa đổi, cải tiến, phát triển, nâng cấp theo một số nguyên tắc chung quy định trong giấy phép PMNM mà không cần xin phép ai, điều mà họ không được phép làm đối với các phần mềm nguồn đóng (phần mềm thương mại). Nhà cung cấp PMNM sẽ được nhận một số chi phí từ việc cung cấp các dịch vụ bảo hành, huấn luyện, nâng cấp, tư vấn... cho người sử dụng.
* Triển khai cài đặt và tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng các PM: Văn phòng OpenOffice, thư điện tử trên máy trạm Mozilla ThunderBird, trình duyệt web Mozilla FireFox và bộ gõ tiếng Việt Unikey cho cán bộ, nhân viên trong cơ quan, đơn vị: Chậm nhất đến ngày 30/6/2009, đảm bảo 100% máy trạm của đơn vị chuyên trách về CNTT và các Sở TTTT được cài đặt, 100% cán bộ, nhân viên được tập huấn, hướng dẫn sử dụng, trong đó tối thiểu 50% cán bộ, nhân viên có thể sử dụng thành thạo trong công việc và có khả năng hướng dẫn trợ giúp các cơ quan, đơn vị khác; Đến ngày 31/12/2009 phải đảm bảo 70% máy trạm được cài đặt, 70% cán bộ, nhân viên được tập huấn, hướng dẫn sử dụng, trong đó tối thiểu 40% cán bộ, nhân viên sử dụng các PM nêu trên trong công việc; Nâng dần số văn bản, tài liệu, thông tin trao đổi trong các cơ quan nhà nước được soạn thảo, xử lý bằng các PM nêu trên; đảm bảo đến ngày 31/12/2010 hầu hết cán bộ, nhân viên sử dụng các PM này trong công việc. (Trích nội dung Chỉ thị 07/2008/CT-BTTT của Bộ Thông tin Truyền thông ngày 30/12/2008 về đẩy mạnh sử dụng PMNM trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước)
http://diaocbinhminh.com
http://datbinhduong.net.vn
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Để có cái nhìn khách quan, toàn diện, Tạp chí Tài chính điện tử xin giới thiệu ý kiến của các chuyên gia CNTT thuộc Bộ Tài chính xung quanh vấn đề này.
Các ông đánh giá như thế nào về PMNM?
Ông Nguyễn Trần Hiệu – Phó Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan): PMNM mang lại các lợi ích rất thiết thực: Miễn phí về bản quyền; Đảm bảo tính mở hệ thống, tuân thủ các chuẩn; Độc lập, không phụ thuộc vào nhà cung cấp; Người sử dụng có thể làm chủ công nghệ, an toàn và an ninh (khi có đủ nguồn lực).
Tuy vậy, không phải PMNM nào cũng miễn phí hoàn toàn và dễ dùng. Có những PMNM hoàn toàn miễn phí, có những cái có giới hạn nhất định về mặt thương mại. Có phần mềm các license mã nguồn mở là miễn phí, nhưng có những điều kiện kèm theo. Ví dụ, hệ điều hành Linux là miễn phí nhưng cài đặt Linux nói chung là khó. Công ty Redhat viết thêm anaconda để cài đặt linux dễ dàng hơn, đóng gói vào CD, DVD kèm với tài liệu hướng dẫn và bán. Redhat không bán Linux, mà bán CD kèm với tài liệu và thêm anaconda. Hoặc Redhat thêm enterprise feature vào Linux và bán Redhat Enterprise Linux. Tổng cục Hải quan nói riêng và các cơ quan quản lý nhà nước khác nói chung có thể dễ dàng để chuyển sang sử dụng trình duyệt, phần mềm văn phòng, bộ gõ tiếng Việt,… mã nguồn mở nhưng không dễ dàng để chuyển sang sử dụng hệ điều hành, cơ sở dữ liệu,…. mã nguồn mở, trong khi phí bản quyền của các sản phẩm này chiếm tỷ trọng lớn trong mua bản quyền phần mềm. Khi chuyển sang sử dụng hệ điều hành, cơ sở dữ liệu,…mã nguồn mở, Tổng cục Hải quan cũng như các cơ quan khác cần phải cân nhắc đến các yếu tố: Việc chuyển đổi và đảm bảo tính sẵn sàng của các ứng dụng; Chuyển đổi những dữ liệu đã có; Kinh phí đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin và người sử dụng; Khả năng hỗ trợ của các công ty tin học.
Ngoài ra còn phải tính đến: Chi phí mua bán thiết bị để phục vụ triển khai ứng dụng dựa trên phần mềm mã nguồn mở. Chi phí nhân công để triển khai triển khai ứng dụng dựa trên phần mềm mã nguồn mở. Thời gian dừng hệ thống (system down) để triển khai ứng dụng dựa trên phần mềm mã nguồn mở.
Tóm lại, trong nhiều trường hợp, dùng mã nguồn mở là có lợi, trong nhiều trường hợp khác thì cần cân nhắc. Đơn cử, Tổng cục Hải quan đã đầu tư một khoản kinh phí không nhỏ vào xây dựng, triển khai các ứng dụng trên nền Windows thì việc chọn phương án tiếp tục đầu tư theo hướng này hay chuyển sang hệ điều hành, cơ sở dữ liệu,…mã nguồn mở để được miễn phí bản quyền, rồi cần đầu tư một nguồn kinh phí rất lớn để xây dựng lại toàn bộ hệ thống ứng dụng ngân hàng là việc cần phải xem xét, đánh giá kỹ càng.
Ông Nguyễn Minh Ngọc – Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT (Tổng cục Thuế): Theo quan điểm cá nhân tôi thì PMNM là một nội dung cần triển khai ở nước ta nhằm tiết kiệm chi phí bản quyền đối với những sản phẩm phần mềm mà chúng ta có thể kiểm soát được (chất lượng sản phẩm, nâng cấp phù hợp với các phần mềm hệ thống khác như hệ điều hành, hoặc phần cứng, xử lý sự cố phát sinh,…). Việt Nam nên xem xét có những cơ sở có đầy đủ nguồn lực để đảm bảo cung cấp các phần mềm mã nguồn mở có chất lượng (hoặc do Nhà nước thực hiện hoặc có thể xem xét khả năng xã hội hóa thông qua các dịch vụ bảo trì có chất lượng).
Theo Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT (ngày 30/12/2008) của Bộ Thông tin và Truyền thông: Đến ngày 31/12/2010 hầu hết cán bộ, nhân viên trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành, tỉnh, thành phố sử dụng các phần mềm mã nguồn mở gồm: Open Office, thư viện điện tử trên máy trạm Mozilla ThunderBird, trình duyệt web Mozilla Firefox và bộ gõ tiếng Việt Unikey. Xin các ông cho biết, việc triển khai Chỉ thị này tại đơn vị mình như thế nào?
Ông Nguyễn Trần Hiệu – Phó Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan): Tổng cục Hải quan đã nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT (ngày 30/12/2008) của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đến nay hầu hết các máy tính đều triển khai trình duyệt web Mozilla Firefox và bộ gõ tiếng Việt Unikey, hệ thống thư điện tử nội bộ hiện đang sử dụng tại Tổng cục Hải quan cũng là sản phẩm mã nguồn mở.
Riêng các ứng dụng văn phòng phần lớn vẫn đang sử dụng sản phẩm Microsoft Office do Bộ Tài chính đã mua bản quyền và các hệ thống ứng dụng của ngành Hải quan sử dụng nhiều công cụ phân tích, xử lý thông tin của Microsoft Office như Excel service,……Tổng cục Hải quan đang nghiên cứu để triển khai áp dụng Open Office trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Minh Ngọc – Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT (Tổng cục Thuế): Hiện nay, Tổng cục Thuế cũng đã tổ chức các buổi làm việc nghiêm túc trong đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Cục Ứng dụng CNTT về PMNM. Về tổng thể, chúng tôi thấy đây là một giải pháp cần có kế hoạch và lộ trình thực hiện đối với những hệ thống đã triển khai ứng dụng CNTT sâu rộng như ngành Thuế.
Đối với Tổng cục Thuế thì hiện nay đã thử nghiệm Open Office và thấy rằng có thể sử dụng rộng rãi nhung cần đào tạo người dùng ở một số trình độ nhất định. Về bộ gõ tiếng Việt thì hiện nay Tổng cục Thuế đang dùng VietKey do Bộ Tài chính triển khai từ nhiều năm trước, nay nếu chuyển sang Unikey thì đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục triển khai chung trong toàn ngành.
Trong quá trình triển khai Chỉ thị này, đơn vị có gặp thuận lợi hay khó khăn gì? Có đề xuất, kiến nghị gì đối với Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông xung quanh việc triển khai Chỉ thị này?
Ông Nguyễn Trần Hiệu – Phó Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan): Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Tài chính có chỉ đạo cụ thể hơn về triển khai sử dụng mã nguồn mở trong ngành Tài chính. Bộ Thông tin và Truyền thông trong thời gian tới cần đầu tư nguồn lực để nghiên cứu, hướng dẫn triển khai hệ điều hành, cơ sở dữ liệu,…mã nguồn mở.
Ông Nguyễn Minh Ngọc – Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT (Tổng cục Thuế): Các ứng dụng hiện có sẽ có những vấn đề phát sinh về kỹ thuật khi sử dụng một số sản phẩm PMNM, ví dụ đơn giản như web-browser thì hiện đang sử dụng IE browser để chạy các ứng dụng 3 lớp của ngành Thuế và có thể xảy ra những lỗi liên quan đến java scripts do cách thức lập trình hiện tại, nếu muốn thay đổi thì cần phải có kế hoạch rà soát lại chương trình; bên cạnh đó hiện nay IE browser của Microsoft cũng là bản không phải trả tiền bản quyền. Như vậy để chuyển sang sử dụng PMNM thì rất cần sự chuẩn bị về thời gian chuyển đổi (sau khi đã đánh giá đầy đủ các vấn đề có thể xảy ra), nguồn nhân lực, kinh phí… với những kế hoạch cụ thể.
Trong quá trình triển khai Chỉ thị nêu trên thì đơn vị gặp một số khó khăn về hệ thống ứng dụng 3 lớp hiện có (java-based), chưa rõ nguồn cung cấp sản phẩm tin cậy về chất lượng sản phẩm và dịch vụ bảo trì. Ngoài ra, cần có ý kiến chỉ đạo của Bộ chủ quản về kế hoạch nâng cấp một số sứng dụng hiện có để đảm bảo hoạt động bình thường trên môi trường các PMNM.
Bộ Tài chính nên chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch (thời gian, kinh phí, nhân lực) để rà soát và nâng cấp một số ứng dụng hiện có khi quyết định sử dụng các PMNM theo Chỉ thị nêu trên. Bộ Thông tin và Truyền thông cần xem xét khả năng cung cấp PMNM khác như hệ điều hành,… để có khả năng sử dụng đồng bộ các PMNM trên cùng một thiết bị. Chính phủ nên cân nhắc sử dụng cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp có khả năng cung cấp các PMNM và các dịch vụ cần thiết với chất lượng đảm bảo và độ tin cậy cao.
Ông Nguyễn Chiến Thắng – Phó Trưởng phòng Quản trị mạng và Truyền thông – Cục CNTT (Kho bạc Nhà nước): Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước (KBNN) giao cho Cục CNTT thử nghiệm các PMNM trên các hệ thống của KBNN xem có phù hợp và ổn định không.
Sau quá trình thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy phần mềm Open Office (Ubultu) không thể cài các ứng dụng mà hiện tại KBNN đang dùng ví dụ như: Chương trình KTKB, thanh toán điện tử, thanh toán trái phiếu, thanh toán vốn đầu tư... tất cả các ứng dụng này đều viết trên nền Windows khi chuyển qua cài PMNM thì ko chạy được (hình minh họa ở dưới).
Trước đó, Bộ Tài chính đã mua bản quyền phần mềm của Microsoft (bộ Office 2003 và 2007), giờ triển khai Open Office rất phí. Một điểm chúng tôi rất lo lắng đó là bản thân các cán bộ tin học cũng chưa được đào tạo sử dụng PMNM, do đó, muốn chuyển qua dùng phải đào tạo cho cán bộ tin học sử dụng và duy trì vận hành phần mềm, đồng thời đào tạo lại cho người dùng từ trung ương tới địa phương, việc thay đổi thói quen của người dùng không thể “giục tốc bất đạt”, cần có thời gian, thêm vào đó kinh phí cho đào tạo cũng lớn.
Nếu chuyển ngay sang hệ điều hành nguồn mở sẽ ảnh hưởng đến các ứng dụng trên đó. Thậm chí nghiệp vụ của KBNN cũng phải viết lại để tương thích với mã nguồn mở, điều này rất khó. Giả sử nếu KBNN ứng dụng PMNM cho chương trình kế toán nội bộ, hay TABMIS, bản thân KBNN phải thuê lại đối tác đã phát triển chương trình đó viết lại theo chuẩn của mã nguồn mở, vì KBNN không có code để sửa lại.
Thêm vào đó, Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn cụ thể phải triển khai ứng dụng PMNM như thế nào và lộ trình ra sao.
Theo tôi, Bộ Tài chính nên kiến nghị với Bộ Thông tin Truyền thông cần có lộ trình áp dụng riêng đối với các đơn vị đặc thù như KBNN. Nếu đã có lộ trình triển khai rồi thì Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính) cũng nên có buổi làm việc với các phân hệ rà soát ứng dụng hiện tại, cái gì ưu tiên làm trước, và dự trù kinh phí triển khai. Và cũng cần phải lường trước năng lực của đối tác phát triển mã nguồn mở liệu họ có làm được không? Trên nền công nghệ mới chưa chắc ngày một ngày hai họ làm được.
Cục CNTT - KBNN đã tiến hành thử nghiệm hệ điều hành Ubuntu phiên bản 9.10 desktop i386 với các phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng phổ biến tại KBNN trên máy trạm, kết quả như sau:
Hỗ trợ phần cứng: Môi trường thử nghiệm: Máy trạm model HP D530 với cấu hình: CPU Pen4 2.6 Ghz, RAM 1GB, HDD 40GB. Kết quả: Hỗ trợ tất cả các trình điều khiển trên máy trạm thử nghiệm.
Phần mềm hệ thống: Không hỗ trợ phần mềm hệ thống: Chat OCS, Portal KBNN, IE của hãng Microsoft và diệt virus của hãng Trend Micro đang triển khai sử dụng trong toàn hệ thống KBNN. Việc cài đặt hệ điều hành Ubuntu là tương đối đơn giản tuy nhiên cán bộ kỹ thuật cần được đào tạo để làm chủ hệ điều hành cũng như cài các ứng dụng trên Ubuntu do chủ yếu phải dùng giao diện dòng lệnh. Cần đào tạo cho người dùng để sử dụng Ubuntu trong công việc hàng ngày vì giao diện cũng như cách thức sử dụng khác với hệ điều hành Windows.
Phần mềm văn phòng: Hỗ trợ bộ phần mềm ứng dụng văn phòng bao gồm OpenOffice và Microsoft Office.
Ứng dụng nghiệp vụ: Không hỗ trợ 100% các chương trình ứng dụng nghiệp vụ đang triển khai tại KBNN: Edocman, KTKB, KTBC, NAVQ, DTKB WAN, KQKB, QLCB, TTSP, TCS, TTĐT, DTKB-LAN, BMS.
Các lỗi gặp phải khi cài đặt các ứng dụng thông dụng tại KBNN trên Ubuntu Microsoft office 2003
Sử dụng bộ cài đặt microsoft office profestional 2003. Khi chạy file setup.exe thì phát sinh ra lỗi như trên hình. Không thể tiếp tục cài đặt được.
Microsoft office Communicator
Khi chạy Microsoft office Communicator client bằng file communicator.msi thì phát sinh lỗi, quá trình cài đặt không thành công.
Trend officescan:
Khi cài đặt phần mềm diệt virus trend microsoft trên ubuntu xuất hiện cửa sổ như hình và chương trình cũng không thể cài đặt được.
Internet explorer
Chạy file cài đặt của IE có đuôi .exe xuất hiện lỗi.
* PMNM là những phần mềm được cung cấp dưới cả dạng mã và nguồn, không chỉ là miễn phí về giá mua mà chủ yếu là miễn phí về bản quyền. Như vậy, người dùng có quyền sửa đổi, cải tiến, phát triển, nâng cấp theo một số nguyên tắc chung quy định trong giấy phép PMNM mà không cần xin phép ai, điều mà họ không được phép làm đối với các phần mềm nguồn đóng (phần mềm thương mại). Nhà cung cấp PMNM sẽ được nhận một số chi phí từ việc cung cấp các dịch vụ bảo hành, huấn luyện, nâng cấp, tư vấn... cho người sử dụng.
* Triển khai cài đặt và tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng các PM: Văn phòng OpenOffice, thư điện tử trên máy trạm Mozilla ThunderBird, trình duyệt web Mozilla FireFox và bộ gõ tiếng Việt Unikey cho cán bộ, nhân viên trong cơ quan, đơn vị: Chậm nhất đến ngày 30/6/2009, đảm bảo 100% máy trạm của đơn vị chuyên trách về CNTT và các Sở TTTT được cài đặt, 100% cán bộ, nhân viên được tập huấn, hướng dẫn sử dụng, trong đó tối thiểu 50% cán bộ, nhân viên có thể sử dụng thành thạo trong công việc và có khả năng hướng dẫn trợ giúp các cơ quan, đơn vị khác; Đến ngày 31/12/2009 phải đảm bảo 70% máy trạm được cài đặt, 70% cán bộ, nhân viên được tập huấn, hướng dẫn sử dụng, trong đó tối thiểu 40% cán bộ, nhân viên sử dụng các PM nêu trên trong công việc; Nâng dần số văn bản, tài liệu, thông tin trao đổi trong các cơ quan nhà nước được soạn thảo, xử lý bằng các PM nêu trên; đảm bảo đến ngày 31/12/2010 hầu hết cán bộ, nhân viên sử dụng các PM này trong công việc. (Trích nội dung Chỉ thị 07/2008/CT-BTTT của Bộ Thông tin Truyền thông ngày 30/12/2008 về đẩy mạnh sử dụng PMNM trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước)
http://diaocbinhminh.com
http://datbinhduong.net.vn
Similar topics
» Thảo luận Bài 1
» Sử Dụng Phần Mềm Mã Nguồn Mở! Tại Sao Không?
» Bạn nào biết xin giải thích dùm mình phần code của hàm main() thực thi bài toán SXTT Phần này mình chưa hiểu lắm
» CÓ NÊN SỬ DỤNG MÃ NGUỒN MỞ ?
» Thảo luận Bài 1
» Sử Dụng Phần Mềm Mã Nguồn Mở! Tại Sao Không?
» Bạn nào biết xin giải thích dùm mình phần code của hàm main() thực thi bài toán SXTT Phần này mình chưa hiểu lắm
» CÓ NÊN SỬ DỤNG MÃ NGUỒN MỞ ?
» Thảo luận Bài 1
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết