Tin học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Câu hỏi và trả lời bài 6

Go down

Câu hỏi và trả lời bài 6  Empty Câu hỏi và trả lời bài 6

Bài gửi  TranQuyThanh (I11C) 23/9/2011, 10:15

Câu 1: 4 tình huống ra quyết định của trình điều phối. Và phân biệt điều phối không tiếm quyền và điều phối có tiếm quyền
Bốn tình huống ra quyết định của trình điều phối:
1. Khi tiến trình chuyển từ Running sang Waiting (chờ I/O, chờ tiến trình con)
2. Khi tiến trình chuyển từ Running sang Ready (do ngắt xảy ra)
3. Khi tiến trình chuyển từ Waiting sang Ready (khi kết thúc I/O)
4. Khi tiến trình kết thúc công việc.
Phân biệt điều phối không tiếm quyền và điều phối có tiếm quyền
Điều phối Không tiếm quyền (Non-Preemptive): sơ đồ điều phối chỉ tiến hành trong tình huống 1 và 4. Tiến trình giữ CPU cho đến khi kết thúc bình thường hoặc khi chuyển sang trạng thái Waiting (cách làm trong Windows 3.1 và Macintosh OS). Dùng khi máy không có Timer.
Điều phối Có tiếm quyền (Preemptive): sơ đồ điều phối tiến hành trong cả 4 tình huống được
Câu 4: Phân biệt thuật giải MQS với thuật giải MFQS
Điều phối hàng chờ nhiều mức (Multilevel Queue Scheduling - MQS)
 Hàng chờ Ready được phân cấp thành nhiều mức có độ ưu tiên khác nhau, ví dụ: Mức các tiến trình tương tác (Interactive) chạy ở mặt trước ( Foreground ) có độ ưu tiên cao nhất và Mức các tiến trình lô ( Batch ) vận hành trong hậu trường (Background ) .
 Mỗi hàng chờ có thuật giải điều phối riêng, ví dụ: Foreground dùng RRS, Background dùng FCFS.
 Quan hệ giữa các mức:
 Ưu tiên cố định: Xong hết các tiến trình mức trên rồi mới chuyển xuống mức dưới. Đang chạy tiến trình mức dưới mà xuất hiện tiến trình mới mức cao hơn, tiến trình mức dưới sẽ bị tiếm quyền cho tiến trình mới có độ ưu tiên cao hơn ( Hệ Solaris 2 dùng cách này ) .
 Phân bổ theo tỉ lệ thời lượng, ví dụ: 80% thời lượng CPU dành cho Foreground, 20 % cho Background.
Điều phối hàng chờ nhiều mức có điều tiết ( Multilevel Feedback Queue Scheduling - MFQS )
 Như MQS nhưng cho phép Điều tiết tiến trình sang mức khc, ví dụ: những tiến trình hướng CPU được đưa xuống mức dưới, trong khi tiến trình hướng I/O hoặc chờ lâu được chuyển lên trên.
 MFQS đặc trưng bởi các thông số:
Số mức ( số hàng chờ )
Thuật giải điều phối cho mỗi mức
Phương thức nâng cấp tiến trình
Phương thức hạ cấp tiến trình
Phương thức chọn hàng chờ ( chọn mức ) cho tiến trình mới

TranQuyThanh (I11C)

Tổng số bài gửi : 53
Join date : 30/08/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết