Danh sách câu hỏi bài tập môn hệ điều hành - năm học 2010
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Danh sách câu hỏi bài tập môn hệ điều hành - năm học 2010
Bài tập thực hành cơ bản – môn Hệ Điều Hành
(giáo viên giảng dạy: Đức Thành Phạm)
Nhóm I: các thao tác đọc /ghi nội dung file văn bản /nhị phân, khảo sát hình thức tổ chức dữ liệu trên file ( 2t TH )
1. Viết chương trình (VCT) nhập 1 số nguyên 2byte, 1 số nguyên 4byte, 1 chuỗi ký tự & lưu chúng vào 1 tập tin nhị phân (theo đúng thứ tự trên). Sau đó dùng 1 công cụ xem nội dung tập tin dưới dạng DUMP (dạng hexa) để khảo sát giá trị từng byte của tập tin & tìm hiểu lý do vì sao giá trị các byte là như vậy.
2. VCT nhập 1 số nguyên, 1 số thực, 1 chuỗi ký tự & lưu chúng vào 1 tập tin văn bản (trên 3 dòng khác nhau). Sau đó dùng 1 công cụ xem nội dung tập tin dưới dạng DUMP (dạng hexa) để khảo sát giá trị từng byte của tập tin & tìm hiểu lý do vì sao giá trị các byte là như vậy.
3. VCT mã hóa nội dung của 1 tập tin & chương trình giải mã tương ứng.
Nhóm II: xây dựng CT Shell – thao tác với các hàm ngắt ( 3t TH )
1. VCT giả lập các lệnh của DOS: MD, CD, RD, DEL, REN, TYPE, ... bằng cách dùng các hàm của C.
2. VCT thực hiện công việc hiển thị mã ASCII & mã SCAN của 1 phím nhập vào, chương trình kết thúc khi nhấn phím 0 bên dãy NumPad.
3. Giả lập các lệnh MD, DEL, TYPE với các phần công việc chính được thực hiện bằng cách gọi ngắt.
Nhóm III: thao tác với bộ nhớ chính ( 1t TH )
1. VCT cho người dùng nhập vào địa chỉ logic của 1 ô nhớ trong bộ nhớ chính và hiển thị ra màn hình (dưới dạng Hex) nội dung của 100h Byte bắt đầu tại ô nhớ đó.
2. Tương tự như bài trên nhưng địa chỉ ô nhớ nhập vào là địa chỉ vật lý.
Nhóm IV: thao tác với sector ( 2t TH )
1. VCT nhập vào địa chỉ logic của 1 sector, đọc & hiển thị ra màn hình (dưới dạng Hex) nội dung của sector đó.
2. Tương tự như bài trên nhưng địa chỉ sector nhập vào là địa chỉ vật lý.
3. VCT nhập vào các thông số của 1 đĩa vật lý: số sector/track, số track/side, số side; sau đó nhập tiếp địa chỉ logic hoặc vật lý của 1 sector, tính & xuất ra địa chỉ tương ứng còn lại của sector đó.
4. VCT nhập vào địa chỉ logic hoặc vật lý (tùy theo sự lựa chọn của người dùng) của 1 sector, đọc và lưu nội dung sector đó vào 1 file. Và CT thực hiện công việc tương ứng ngược lại (đọc nội dung file & lưu vào sector).
Nhóm V: thao tác với các thông số /thông tin quan trọng của volume ( 3t TH )
1. Thực hiện thao tác tạo volume ảo (dùng RAM hoặc 1 file để lưu nội dung volume - có thể dùng 1 trong các công cụ Loaddrv.com – RamDrive.sys, RAMDisk for Windows 9x, RAMDisk for Windows 2000, …)
2. Dùng công cụ xem nội dung sector (chẳng hạn DiskEdit, WinHex, HexWorkShop, …) để xem nội dung Boot sector của đĩa mềm, đĩa ảo hoặc đĩa cứng dưới dạng Hex và xác định các tham số của đĩa.
3. VCT đọc và hiển thị ra màn hình các tham số của đĩa.
4. VCT khóa đĩa sao cho sau khi chạy CT thì hệ thống sẽ thông báo là đĩa bị hư mỗi khi người dùng truy xuất đĩa (tức không thể đọc được các dữ liệu trong đĩa đã bị khóa) và CT mở đĩa tương ứng.
Nhóm VI: : thao tác với các thành phần quản lý Volume ( 3t TH )
1. VCT đọc bảng thư mục gốc đĩa mềm & hiển thị tên của các tập tin trên đó.
2. VCT đọc RDET & FAT của đĩa mềm & lưu vào 2 file tương ứng.
3. VCT đọc bảng FAT của đĩa mềm & hiển thị trạng thái của các khối của vùng dữ liệu.
4. VCT xóa toàn bộ đĩa (giống như lệnh “format /q” của DOS).
5. VCT liệt kê chuỗi cluster chứa nội dung tập tin của những tập tin ở thư mục gốc.
Nhóm VII: truy xuất trực tiếp dữ liệu ở thư mục gốc ( 3t TH )
1. VCT thực hiện công việc kiểm tra 1 tập tin ở thư mục gốc có bị phân mảnh và nếu có thì bao nhiêu mảnh.
2. VCT truy xuất đĩa ở mức trực tiếp (đọc/ ghi sector) thực hiện công việc hiển thị nội dung của một tập tin văn bản ở thư mục gốc.
3. VCT truy xuất đĩa ở mức trực tiếp (đọc/ ghi sector) thực hiện công việc xóa một tập tin ở thư mục gốc theo hình thức xóa bình thường.
Nhóm VIII: khảo sát /truy xuất dữ liệu ở thư mục con ( 3t TH )
1. Dùng công cụ xem nội dung sector (chỉ thuần túy cho xem nội dung sector) xác định nội dung của 1 tập tin ở thư mục con.
2. Dùng công cụ xem /sửa nội dung sector để xóa 1 tập tin ở thư mục con.
3. Dùng công cụ xem /sửa nội dung sector để lưu 1 tập tin vào thư mục con.
Nhóm IX: các thao tác nâng cao trên hệ thống tập tin ( 3t TH )
1. Viết chương trình nhập vào số nguyên N, không đọc bảng thư mục, xuất ra màn hình nội dung của tập tin có sử dụng cluster N.
2. Viết chương trình xóa hết tất cả tập tin trên volume, sau đó tạo ra n tập tin văn bản ở thư mục gốc (tương ứng với n entry trên bảng thư mục gốc), với tập tin ở entry k có:
• Tên tập tin là “TEST.xxx”, phần mở rộng là một số nguyên 3 chữ số có giá trị k.
• Thuộc tính là số nguyên có giá trị (k mod 256).
• Kích thước là k*k.
• Nội dung của tất cả các dòng trong tập tin đều là tên tập tin.
3. VCT Format thực hiện công việc tạo lại Boot sector, bảng FAT và thư mục gốc của một volume. Chương trình cho phép người sử dụng chọn các thông số: số bảng FAT, số entry trên thư mục gốc, kích thước cluster, nếu không nhập giá trị mới thì các giá trị mặc định tương ứng là 2, 112, 2.
Nhóm X: xây dựng hệ thống tập tin( 6t TH )
Xây dựng 1 volume trên 1 file có sẵn
HuynhThanhLy(I12A)- Tổng số bài gửi : 42
Join date : 17/02/2012
Age : 35
Đến từ : Quảng Ngãi
Similar topics
» Thảo luận Bài 4
» DANH SÁCH CÁC BẠN THIẾU TÊN TRONG DANH SÁCH
» Không có tên trong danh sách điểm danh ngày 27/4
» Sách hệ điều hành
» Danh sách các bạn quên số thứ tự điểm danh
» DANH SÁCH CÁC BẠN THIẾU TÊN TRONG DANH SÁCH
» Không có tên trong danh sách điểm danh ngày 27/4
» Sách hệ điều hành
» Danh sách các bạn quên số thứ tự điểm danh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết