Tin học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thảo luận Bài 1

+41
MaiTrieuHung16 (113A)
NguyenHuuLinh31(113A)
ngongocdiep06 (113A)
VoHoangTrung (113A)
tranthanhphu49 (113A)
PhanDiecLoi34 (113A)
TranThiThuyHang79 (113A)
LeMInhTien(I11C)
ledinhngankhanh (113a)
TranVanTy(113A)
HaHoangCongTien80 (113A)
trantrungnam-HC11TH2A
NguyenVuLinh12053_I11C
DangThiKimKhanh (113A)
caoxuanthang (113A)
nguyenvanluc(113a)
huynhquanghao_I92C
Trannguyenkhoa26 (113A)
nguyenthikimtien(102c)
LeQuocVan (113A)
PhanXuanTruong (113A)
dangvannhan_11h1010085
NguyenPhanDaThao(113A)
NguyenThiNgocPhuong(113A)
VoTrongQuyet-I12A
nguyentuannghiaem _(113A)
LeKimHoang (113A)
lehuuduc1051010037(113A)
vutanthanh68 (113A)
nguyenvanlinheban_113a
TrangSiMinhHai (113A)
NguyenVanQuyet57 (113A)
TranVinh01 (113A)
LuuCatTung (113A)
duongvietcuong(113A)
lechaukhoa(113A)
HuynhThiNgocNhuA16(113A)
NguyenThanhHien (113A)
nguyenkimsang58 (113A)
NguyenNgocTrungNam (113A)
Admin
45 posters

Trang 3 trong tổng số 5 trang Previous  1, 2, 3, 4, 5  Next

Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty Re: Thảo luận Bài 1

Bài gửi  LeQuocVan (113A) 20/7/2012, 15:52

NguyenPhanDaThao(113A) đã viết:
Không biết mấy bạn có đi làm chưa chứ mình thấy sử dụng thiết bị hỗ trợ đối với người đã đi làm là điều rất tốt. Sau cả ngày làm việc vẫn phải chạy gấp lên trường cho kịp giờ thậm chí không kịp ăn uống. Cty mình làm việt theo dạng group, việc mình bỏ về sớm để đi học trong khi đồng nghiệp còn làm việc là rất ngại (nhất là phải học tất cả những ngày trong tuần). Đôi lúc việc nhiều phải bỏ buổi học để hoàn thành đúng tiến độ. Dù có bạn bè học chung thì chưa chắc bạn bè mình truyền đạt lại hết những gì thầy giảng. Dùng thiết bị hỗ trợ lúc này là hợp lý nhất.
Mình cũng đồng ý với ý kiến của bạn.
Chưa chắc khi sử dụng máy làm phương tiện hỗ trợ thì mình sẽ phụ thuộc hoàn toàn đâu nhé đều do bạn hết. Công việc + học để hoàn thiện kiến thức để nâng cao trình độ thì có khi bạn không thể nhớ được những gì thầy đã giảng trên lớp được. Ghi âm + ghi hình càng tốt. Bạn có xem qua những bài lab tự học chưa(nó sẽ thể hiện được những kiến thức mà giảng viên cần truyền đạt) không ai cầm tay bạn chỉ hoài được đâu. Nên tự học sẽ hay hơn. 1 buổi học 3 tiếng, chưa chắc ra khỏi lớp bạn nhớ được đâu. Ghi âm lại, rồi thay vì nghe nhạc thì nghe bài giảng lúc rãnh. Bạn nghĩ sau???

LeQuocVan (113A)

Tổng số bài gửi : 17
Join date : 20/07/2012
Age : 37
Đến từ : Ho Chi Minh

http://xdeal.vn

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty mục tiêu, ý nghĩa,cấu trúc môn hệ điều hành

Bài gửi  nguyenthikimtien(102c) 23/7/2012, 13:15


- Mục tiêu: cung cấp các khái niệm cơ bản về cấu trúc và hoạt động của hệ điều hành.
- Ý nghĩa: hiểu sâu nguyên lý hoạt động của phần cứng và phần mềm máy tính. Học phương pháp phân tích , thiết kế, và lập trình một hệ thống lớn để áp dụng cho công tác nghiệp vụ sau này.
- Cấu trúc môn học gồm 10 bài:
+ Giới thiệu về hệ điều hành.
+ Cấu trúc máy tính.
+ Cấu trúc hệ điều hành.
+ Quản lý tiến trình.
+ Đa luồng.
+ Điều phối CPU.
+ Đồng bộ hóa tiến trình.
+ Deadlocks.
+ Quản lý bộ nhớ.
+ Quản lý tập tin.













nguyenthikimtien(102c)

Tổng số bài gửi : 4
Join date : 30/08/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty Re: Thảo luận Bài 1

Bài gửi  NguyenThiNgocPhuong(113A) 23/7/2012, 14:38

dangvannhan_11h1010085 đã viết:Đã có khá nhiều bạn viết về sự khác nhau giữa mô hình file-server và client-server.
Vậy sự khác nhau giữa một Client và một Server là gì?
1. Client Trong mô hình client/server, người ta còn định nghĩa cụ thể cho một máy client là một máy trạm mà chỉ được sử dụng bởi 1 người dùng với để muốn thể hiện tính độc lập cho nó. Máy client có thể sử dụng các hệ điều hành bình thường như Win9x, DOS, OS/2... Bản thân mỗi một client cũng đã được tích hợp nhiều chức năng trên hệ điều hành mà nó chạy, nhưng khi được nối vào một mạng LAN, WAN theo mô hình client/server thì nó còn có thể sử dụng thêm các chức năng do hệ điều hành mạng (NOS) cung cấp với nhiều dịch vụ khác nhau (cụ thể là các dịch vụ do các server trên mạng này cung cấp), ví dụ như nó có thể yêu cầu lấy dữ liệu từ một server hay gửi dữ liệu lên server đó... Thực tế trong các ứng dụng của mô hình client/server, các chức năng hoạt động chính là sự kết hợp giữa client và server với sự chia sẻ tài nguyên, dữ liệu trên cả 2 máy Vai trò của client Trong mô hình client/server, client được coi như là người sử dụng các dịch vụ trên mạng do một hoặc nhiều máy chủ cung cấp và server được coi như là người cung cấp dịch vụ để trả lời các yêu cầu của các clients. Điều quan trọng là phải hiểu được vai trò hoạt động của nó trong một mô hình cụ thể, một máy client trong mô hình này lại có thể là server trong một mô hình khác. Ví dụ cụ thể như một máy trạm làm việc như một client bình thường trong mạng LAN nhưng đồng thời nó có thể đóng vai trò như một máy in chủ (printer server) cung cấp dịch vụ in ấn từ xa cho nhiều người khác (clients) sử dụng. Client được hiểu như là bề nổi của các dịch vụ trên mạng, nếu có thông tin vào hoặc ra thì chúng sẽ được hiển thị trên máy client.

2. Server còn được định nghĩa như là một máy tính nhiều người sử dụng (multiuser computer). Vì một server phải quản lý nhiều yêu cầu từ các client trên mạng cho nên nó hoạt động sẽ tốt hơn nếu hệ điều hành của nó là đa nhiệm với các tính năng hoạt động độc lập song song với nhau như hệ điều hành UNIX, WINDOWS... Server cung cấp và điều khiển các tiến trình truy cập vào tài nguyên của hệ thống. Các ứng dụng chạy trên server phải được tách rời nhau để một lỗi của ứng dụng này không làm hỏng ứng dụng khác. Tính đa nhiệm đảm bảo một tiến trình không sử dụng toàn bộ tài nguyên hệ thống. Vai trò của server. Như chúng ta đã bàn ở trên, server như là một nhà cung cấp dịch vụ cho các clients yêu cầu tới khi cần, các dịch vụ như cơ sở dữ liệu, in ấn, truyền file, hệ thống... Các ứng dụng server cung cấp các dịch vụ mang tính chức năng để hỗ trợ cho các hoạt động trên các máy clients có hiệu quả hơn. Sự hỗ trợ của các dịch vụ này có thể là toàn bộ hoặc chỉ một phần thông qua IPC. Để đảm bảo tính an toàn trên mạng cho nên server này còn có vai trò như là một nhà quản lý toàn bộ quyền truy cập dữ liệu của các máy clients, nói cách khác đó là vai trò quản trị mạng. Có rất nhiều cách thức hiện nay nhằm quản trị có hiệu quả, một trong những cách đang được sử dụng đó là dùng tên Login và mật khẩu.

Như vậymô hình Client / Server được hiểu 1 cách đơn giản là mô hình Khách/Chủ. Một bên gởi yêu cầu, và một bên tiếp nhận yêu cầu - xử lý và trả kết quả về cho bên yêu cầu.

Một số ứng dụng sử dụng mô hình Client / Server:
- File Server: phục vụ các yêu cầu hệ thống tập tin trong mạng.
- Print Server: phục vụ các yêu cầu in ấn trong mạng.
- Application Server: cho phép các ứng dụng chạy trên các server và trả về kết quả cho client.
- Mail Server: cung cấp các dịch vụ về gởi nhận e-mail.
- Web Server: cung cấp các dịch vụ về web.
- Database Server: cung cấp các dịch vụ về lưu trữ, tìm kiếm thông tin.
- Communication Server: quản lý các kết nối từ xa.
...
- Ứng dụng phổ biến mà bạn sử dụng hàng ngày: Yahoo Messenger, Skpye, Các game online...
Clients và Servers là các thiết bị thực hiện các chức năng đặc trưng trên mạng. Các thiết bị Client thông thường yêu cầu và nhận thông tin trên mạng. Các máy tính xách tay và hầu hết các máy tính bàn vận hành như các Client. Một thiết bị gọi là Server khi nó làm chủ các tập tin, làm chủ các cơ sở dữ liệu, các Web site hay các ứng dụng khác. Các thiết bị Server thường có bộ vi xử lý với tốc độ cao, có nhiều bộ nhớ, và đĩa cài đặt lớn hơn so với các Client.

Thuật ngữ Client/Server ngụ ý tới bất kỳ một mạng nào thiết kế sử dụng các Client và các Server. Web, FTP, email, DNS và nhiều ứng dụng cơ sở dữ liệu khác là các thiết kế theo kiểu Client/Server. Các mạng Client/Server có thể được xây dựng trên Internet, trong Intranet, hay tại nhà.

Sự khác biệt chính của mạng Client/Server so với mạng ngang hàng là, trong mạng ngang hàng (pear – to – pear) các thiết bị truyền thông trên mạng có vai trò như nhau, chúng vừa là thiết bị cung cấp tài nguyên cho mạng vừa là thiết bị sử dụng tài nguyên của mạng.

NguyenThiNgocPhuong(113A)

Tổng số bài gửi : 34
Join date : 17/07/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty Re: Thảo luận Bài 1

Bài gửi  NguyenPhanDaThao(113A) 24/7/2012, 23:49

cho đáp án đúng đi bạn

nguyenvanlinheban_113a đã viết:[img]

Anh bồi bàn (CPU) chỉ có khoảng thời gian là 10ms đề phục phụ các vị khách. Anh ta phải chạy hết bàn này đến bàn khác với khoảng thời gian 10ms nếu có vị khách nào đã phục vụ rồi mà muốn yêu cầu thêm gì đó thì anh bồi bàn cũng sẽ không quay trở lại phục vụ vị khách này. Anh ta sẽ làm tiếp 10ms với vị khách tiếp theo và cứ thế. Vậy các bạn còn nhớ những vị khách này là gì của hệ thống không?

Chọn đáp án đúng:

A. Ứng dụng hệ thống
B. Dịch vụ hệ thống
C. Tiến trình hệ thống


Admin
Có 2 loại tiến trình: Tiến trình hệ thống (của HĐH) và Tiến trình người dùng, mà trong danh sách chọn trên không thấy User Process đâu !

NguyenPhanDaThao(113A)

Tổng số bài gửi : 30
Join date : 19/07/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty câu 3

Bài gửi  Trannguyenkhoa26 (113A) 29/7/2012, 13:59

HĐH la bộ quản lý tài nguyên

- Hỗ trợ nhiều thiết bị cùng một lúc. Ví dụ: bàn phím, chuột, máy in, loa, microphone
- Chia sẻ tài nguyên giữa người dùng và chương trình
+ Thuận tiện: mỗi chương trình đầu có cơ hội để chạy
+ An Toàn: chống lỗi
+ Hiệu quả: sử dụng tài nguyên có sẵn có để cung cấp dịch vụ tốt nhất

- Phân bổ tài nguyên cho người sử dụng
Ví dụ: Đĩa, bộ nhớ, máy in ,
- Ai sử dụng những thiết bị nào?
- Nó được chia sẻ như thế nào?

- Bào đảm nhiều người có thể sử dụng cùng 1 lúc
+ Đa số các hệ đều hành cho phép nhiều người cùng sử dụng 1 chương trình. Thậm chí đôi khi chúng ta nghĩ chỉ chạy một chương trình nhưng có vô số chương trình khác chạy ngầm song song lúc đó.

- Quản lý
+ nhiều vi xử lý
+ RAM, bộ nhớ cache
+ đĩa
+ chuột
+ mạng nội bộ, mạng LAN, WAN
+ các thiết bị khác

Trannguyenkhoa26 (113A)

Tổng số bài gửi : 35
Join date : 16/07/2012
Age : 35

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty Re: Thảo luận Bài 1

Bài gửi  huynhquanghao_I92C 31/7/2012, 08:12

PhanXuanTruong (113A) đã viết:
nguyenvanlinheban_113a đã viết:[img]

Anh bồi bàn (CPU) chỉ có khoảng thời gian là 10ms đề phục phụ các vị khách. Anh ta phải chạy hết bàn này đến bàn khác với khoảng thời gian 10ms nếu có vị khách nào đã phục vụ rồi mà muốn yêu cầu thêm gì đó thì anh bồi bàn cũng sẽ không quay trở lại phục vụ vị khách này. Anh ta sẽ làm tiếp 10ms với vị khách tiếp theo và cứ thế. Vậy các bạn còn nhớ những vị khách này là gì của hệ thống không?

Chọn đáp án đúng:

A. Ứng dụng hệ thống
B. Dịch vụ hệ thống
C. Tiến trình hệ thống


Đáp án là B phải không các mem?

huynhquanghao_I92C

Tổng số bài gửi : 21
Join date : 15/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty Hệ điều hành

Bài gửi  huynhquanghao_I92C 31/7/2012, 08:26

Môn này mấy học kỳ trước đăng ký mà bận viêc quá ko học được. Bây giờ mới học buồn quá mấy mem ơi..Sad(

huynhquanghao_I92C

Tổng số bài gửi : 21
Join date : 15/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty Mục tiêu, ý nghĩa và cấu trúc môn học “Hệ điều hành”.

Bài gửi  nguyenvanluc(113a) 1/8/2012, 09:01

Ý nghĩa:
- Hiểu sâu nguyên lý hoạt động của Phần cứng và Phần mềm máy tính.
- Học phương pháp phân tích, thiết kế và lập trình một hệ thống lớn để áp dụng cho công tác nghiệp vụ sau này.
Mục tiêu: Cung cấp các khái niệm cơ bản về cấu trúc và hoạt động của HĐH.
Mô tả vắn tắt:
- Khái niệm chung, Lịch sử, Phân loại HĐH.
- Nguyên lý và hoạt động các khối chức năng.
- Giới thiệu dòng HĐH Windows NT/2000/XP/2003
nguyenvanluc(113a)
nguyenvanluc(113a)

Tổng số bài gửi : 43
Join date : 18/07/2012
Age : 35
Đến từ : Bình Thuận

https://www.facebook.com/lucphanthiet

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty Câu 1: Trình bày mục tiêu, mô tả vắn tắt, ý nghĩa và cấu trúc của môn học HĐH

Bài gửi  caoxuanthang (113A) 2/8/2012, 19:04

Trình bày mục tiêu,mô tả vắn tắt, ý nghĩa và cấu trúc môn học hệ điều hành.
Mục tiêu : cung cấp các khái niệm cơ bản về cấu trúc và hoạt động của hệ điều hành.
Mô tả vắn tắt :
+ khái niệm chung, lịch sử, phân loại hệ điều hành.
+ Nguyên lý và hoạt động các khối chức năng.
+ Giới thiệu dòng hệ điều hành Windoews NT/2000/XP/2003.
Ý nghĩa :
+ Hiểu sâu hơn về nguyên lý hoạt động của phần cứng và phần mềm máy tính.
+ Học phương pháp phân tích, thiết kế và lập trình một số hệ thống lớn để áp dụng cho công tác nghiệp vụ sau này
Cấu trúc môn học:
• Mô tả vắn tắt:
- Khái niệm chung, Lịch sử, Phân loại HĐH.
- Nguyên lý và hoạt động các khối chức năng.
- Giới thiệu dòng HĐH Windows NT/2000/XP/2003
• Gồm 8 chương:
Chương 1: Giới thiệu Hệ điều hành
Định nghĩa hệ điều hành
Lịch sử hệ điều hành
Phân loại hệ điều hành
Chương 2: Cấu trúc máy tính
Hoạt động của máy tính
Cấu trúc nhập xuất (I/O Structure)
Cấu trúc bộ nhớ
Phân cấp bộ nhớ.
Chương 3: Cấu trúc hệ điều hành
Các thành phần hệ thống
Các dịch vụ hệ thống
Các lời gọi hệ thống
Các chương trình hệ thống
Cấu trúc hệ thống
Thiết kế và thi công (Design & Implementation)
Sản sinh hệ thống.
Chương 4: Quản lý tiến trình
Khái niệm tiến trình (Process Concept)
Điều phối tiến trình (Process Scheduling)
Thao tác với tiến trình (Operations on Process)
Cộng tác giữa các tiến trình (Cooperation Process)
Liên lạc giữa các tiến trình (Interprocess Communications)
Liên lạc trong hệ thống Khách – Chủ ( Communications in Client – Server)
Chương 5: Đa luồng
Khái niệm chung
Chuẩn Pthreads
Đa luồng trong windows
Chương 6: Điều phối CPU
Khái niệm chung
Tiêu chí điều phối (Scheduling Criteria)
Các thuật giải điều phối (Scheduling Algorithms).
Chương 7: Đồng bộ hóa tiến trình
Khái niệm chung
Vấn đề đoạn tương tranh (Critical-Section Problem)
Đèn hiệu (Semaphores)
Bài toán Hiền triết cùng ăn.
Chương 8: Deadlocks
Mô hình hệ thống (System Model)
Bản chất của deadlocks
Các phương thức xử trí deadlocks
Ngăn chặn deadlocks
Tránh deadlocks
caoxuanthang (113A)
caoxuanthang (113A)

Tổng số bài gửi : 23
Join date : 29/07/2012
Age : 34

https://www.facebook.com/xuanthangcs

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty Câu 2: Phân tích, định nghĩa HĐH là máy tính mở rộng hay máy tính ảo.

Bài gửi  caoxuanthang (113A) 2/8/2012, 19:05

- Coi hệ điều hành như máy tính mở rộng vì nó ẩn các chi tiết của phần cứng máy tính dễ sử dụng hơn
- Cung cấp các dịch vụ khác cho phép các chương trình khá dễ sử dụng
- Người sử dụng và người lập trình được cung cấp một giao diện đơn giản dễ hiểu và không phụ thuộc vào thiết bị củ thể
- Thực tế: hệ điiều hành là một hệ thống bao gồm nhiều máy tính trừu tượng xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau máy tính mức dưới phục vụ cho máy tính mức trên.
Bản thân chương trình ứng dụng cũng là một máy tính trừu tượng và phải dễ sử dụng nhất.
- Công việc của người lập trình là xây dựng các máy tính trừu tượng như vậy
caoxuanthang (113A)
caoxuanthang (113A)

Tổng số bài gửi : 23
Join date : 29/07/2012
Age : 34

https://www.facebook.com/xuanthangcs

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty Câu 3: Phân tích, định nghĩa HĐH là bộ quản lý tài nguyên.

Bài gửi  caoxuanthang (113A) 2/8/2012, 19:06

CÂU 3 : PHÂN TÍCH ĐỊNH NGHÍA HĐH LÀ BỘ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN(Resource Manager):
- Đáp ứng các yêu cầu sử dụng tài nguyên thiết bị như : CPU, Bộ nhớ trong, ổ đĩa , ổ băng.......
- Trong trường hợp nhiều chương trình nhiều người dùng cùng chia sẻ các tài nguyên chung như vậy HĐH phải giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra và đứng ra làm trung gian điều phối sao cho tài nguyên được sử dụng đúng thứ tự dùng xong lại được cấp cho đối tượng khác sử dụng.
VD: chương trình cùng in ra một máy in duy nhất .Khó chấp nhận một trang đang in xen kẽ nhiều kết quả từ nhiều nguồn khác nhau HĐH giải quyết bằng cách đưa kết quả in của mỗi chương trình tanmj thời ra đĩa cứng sau đó lần lượt in từ đĩa vào thời điểm thích hợp.
caoxuanthang (113A)
caoxuanthang (113A)

Tổng số bài gửi : 23
Join date : 29/07/2012
Age : 34

https://www.facebook.com/xuanthangcs

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty Nguyên lý hoạt động của hệ điều hành chia thời gian

Bài gửi  caoxuanthang (113A) 2/8/2012, 19:16

- Là loại hệ điều hành đa chương (Multi-programmed systems) nhưng không cung cấp khả năng tương tác với users.
- CPU luân phiên chuyển đổi thực thi giữa các công việc.
+ Quá trình chuyển đổi xảy ra thường xuyên hơn, mỗi công việc chỉ được chia một phần nhỏ thời gian CPU.
+ Cung cấp sự tương tác giữa hệ thống với user, khi kết thúc thực thi một lệnh, OS sẽ chờ lệnh kế tiếp từ bàn phím chứ không phải từ card reader.
+ Một công việc chỉ được chiếm CPU để xử lý khi nó nằm trong bộ nhớ chính.
+ Khi cần thiết, một công việc nào đó có thể được chuyển từ bộ nhớ chính ra thiết bị lưu trữ, nhường bộ nhớ chính cho công việc khác.
- Yêu cầu đối với OS trong Time-Sharing Systems.
+ Định thời công việc (job scheduling).
+ Quản lý bộ nhớ (Memory Management) :
1. Các công việc được hoán chuyển giữa bộ nhớ chính và đĩa.
2. Virtual memory: cho phép một công việc có thể được thực thi mà không cần phải nạp hoàn toàn vào bộ nhớ chính.
+ Quản lý các process (Process Management).
1. Định thời CPU (CPU scheduling).
2. Đồng bộ các công việc (synchronization).
3. Tương tác giữa các công việc (process communication).
4. Tránh Deadlock.
+ Quản lý hệ thống file, hệ thống lưu trữ (disk management).
+ Phân bổ các thiết bị, tài nguyên.
+ Cơ chế bảo vệ (protection).
caoxuanthang (113A)
caoxuanthang (113A)

Tổng số bài gửi : 23
Join date : 29/07/2012
Age : 34

https://www.facebook.com/xuanthangcs

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty Re: Thảo luận Bài 1

Bài gửi  huynhquanghao_I92C 6/8/2012, 10:30

nguyenvanlinheban_113a đã viết:Thế hệ 1 (1945 – 1955)
Vào khoảng giữa thập niên 1940, Howard Aiken ở Havard và John von Neumann ở Princeton, đã thành công trong việc xây dựng máy tính dùng ống chân không. Những máy này rất lớn với hơn 10000 ống chân không nhưng chậm hơn nhiều so với máy rẻ nhất ngày nay.
Mỗi máy được một nhóm thực hiện tất cả từ thiết kế, xây dựng lập trình, thao tác đến quản lý. Lập trình bằng ngôn ngữ máy tuyệt đối, thường là bằng cách dùng bảng điều khiển để thực hiện các chức năng cơ bản. Ngôn ngữ lập trình chưa được biết đến và hệ điều hành cũng chưa nghe đến.
Vào đầu thập niên 1950, phiếu đục lổ ra đời và có thể viết chương trình trên phiếu thay cho dùng bảng điều khiển.
Thế hệ 2 (1955 – 1965)
Sự ra đời của thiết bị bán dẫn vào giữa thập niên 1950 làm thay đổi bức tranh tổng thể. Máy tính trở nên đủ tin cậy hơn. Nó được sản xuất và cung cấp cho các khách hàng. Lần đầu tiên có sự phân chia rõ ràng giữa người thiết kế, người xây dựng, người vận hành, người lập trình, và người bảo trì.
Để thực hiện một công việc (một chương trình hay một tập hợp các chương trình), lập trình viên trước hết viết chương trình trên giấy (bằng hợp ngữ hay FORTRAN) sau đó đục lỗ trên phiếu và cuối cùng đưa phiếu vào máy. Sau khi thực hiện xong nó sẽ xuất kết quả ra máy in.
Hệ thống xử lý theo lô ra đời, nó lưu các yêu cầu cần thực hiện lên băng từ, và hệ thống sẽ đọc và thi hành lần lượt. Sau đó, nó sẽ ghi kết quả lên băng từ xuất và cuối cùng người sử dụng sẽ đem băng từ xuất đi in.
Hệ thống xử lý theo lô hoạt động dưới sự điều khiển của một chương trình đặc biệt là tiền thân của hệ điều hành sau này. Ngôn ngữ lập trình sử dụng trong giai đoạn này chủ yếu là FORTRAN và hợp ngữ.
Thế hệ 3 (1965 – 1980)
Trong giai đoạn này, máy tính được sử dụng rộng rãi trong khoa học cũng như trong thương mại. Máy IBM 360 là máy tính đầu tiên sử dụng mạch tích hợp (IC). Từ đó kích thước và giá cả của các hệ thống máy giảm đáng kể và máy tính càng phỗ biến hơn. Các thiết bị ngoại vi dành cho máy xuất hiện ngày càng nhiều và thao tác điều khiển bắt đầu phức tạp.
Hệ điều hành ra đời nhằm điều phối, kiểm soát hoạt động và giải quyết các yêu cầu tranh chấp thiết bị. Chương trình hệ điều hành dài cả triệu dòng hợp ngữ và do hàng ngàn lập trình viên thực hiện.
Sau đó, hệ điều hành ra đời khái niệm đa chương. CPU không phải chờ thực hiện các thao tác nhập xuất. Bộ nhớ được chia làm nhiều phần, mỗi phần có một công việc (job) khác nhau, khi một công việc chờ thực hiện nhập xuất CPU sẽ xử lý các công việc còn lại. Tuy nhiên khi có nhiều công việc cùng xuất hiện trong bộ nhớ, vấn đề là phải có một cơ chế bảo vệ tránh các công việc ảnh hưởng đến nhau. Hệ điều hành cũng cài đặt thuộc tính spool.
Giai đoạn này cũng đánh dấu sự ra đời của hệ điều hành chia xẻ thời gian như CTSS của MIT. Đồng thời các hệ điều hành lớn ra đời như MULTICS, UNIX và hệ thống các máy mini cũng xuất hiện như DEC PDP-1.
Thế hệ 4 (1980 - nay)
Giai đoạn này đánh dấu sự ra đời của máy tính cá nhân, đặc biệt là hệ thống IBM PC với hệ điều hành MS-DOS và Windows sau này. Bên cạnh đó là sự phát triển mạnh của các hệ điều hành tựa Unix trên nhiều hệ máy khác nhau như Linux. Ngoài ra, từ đầu thập niên 90 cũng đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của hệ điều hành mạng và hệ điều hành phân tán.

Ohh..

huynhquanghao_I92C

Tổng số bài gửi : 21
Join date : 15/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty Re: Thảo luận Bài 1

Bài gửi  DangThiKimKhanh (113A) 7/8/2012, 10:24

huynhquanghao_I92C đã viết:
nguyenvanlinheban_113a đã viết:Thế hệ 1 (1945 – 1955)
Vào khoảng giữa thập niên 1940, Howard Aiken ở Havard và John von Neumann ở Princeton, đã thành công trong việc xây dựng máy tính dùng ống chân không. Những máy này rất lớn với hơn 10000 ống chân không nhưng chậm hơn nhiều so với máy rẻ nhất ngày nay.
Mỗi máy được một nhóm thực hiện tất cả từ thiết kế, xây dựng lập trình, thao tác đến quản lý. Lập trình bằng ngôn ngữ máy tuyệt đối, thường là bằng cách dùng bảng điều khiển để thực hiện các chức năng cơ bản. Ngôn ngữ lập trình chưa được biết đến và hệ điều hành cũng chưa nghe đến.
Vào đầu thập niên 1950, phiếu đục lổ ra đời và có thể viết chương trình trên phiếu thay cho dùng bảng điều khiển.
Thế hệ 2 (1955 – 1965)
Sự ra đời của thiết bị bán dẫn vào giữa thập niên 1950 làm thay đổi bức tranh tổng thể. Máy tính trở nên đủ tin cậy hơn. Nó được sản xuất và cung cấp cho các khách hàng. Lần đầu tiên có sự phân chia rõ ràng giữa người thiết kế, người xây dựng, người vận hành, người lập trình, và người bảo trì.
Để thực hiện một công việc (một chương trình hay một tập hợp các chương trình), lập trình viên trước hết viết chương trình trên giấy (bằng hợp ngữ hay FORTRAN) sau đó đục lỗ trên phiếu và cuối cùng đưa phiếu vào máy. Sau khi thực hiện xong nó sẽ xuất kết quả ra máy in.
Hệ thống xử lý theo lô ra đời, nó lưu các yêu cầu cần thực hiện lên băng từ, và hệ thống sẽ đọc và thi hành lần lượt. Sau đó, nó sẽ ghi kết quả lên băng từ xuất và cuối cùng người sử dụng sẽ đem băng từ xuất đi in.
Hệ thống xử lý theo lô hoạt động dưới sự điều khiển của một chương trình đặc biệt là tiền thân của hệ điều hành sau này. Ngôn ngữ lập trình sử dụng trong giai đoạn này chủ yếu là FORTRAN và hợp ngữ.
Thế hệ 3 (1965 – 1980)
Trong giai đoạn này, máy tính được sử dụng rộng rãi trong khoa học cũng như trong thương mại. Máy IBM 360 là máy tính đầu tiên sử dụng mạch tích hợp (IC). Từ đó kích thước và giá cả của các hệ thống máy giảm đáng kể và máy tính càng phỗ biến hơn. Các thiết bị ngoại vi dành cho máy xuất hiện ngày càng nhiều và thao tác điều khiển bắt đầu phức tạp.
Hệ điều hành ra đời nhằm điều phối, kiểm soát hoạt động và giải quyết các yêu cầu tranh chấp thiết bị. Chương trình hệ điều hành dài cả triệu dòng hợp ngữ và do hàng ngàn lập trình viên thực hiện.
Sau đó, hệ điều hành ra đời khái niệm đa chương. CPU không phải chờ thực hiện các thao tác nhập xuất. Bộ nhớ được chia làm nhiều phần, mỗi phần có một công việc (job) khác nhau, khi một công việc chờ thực hiện nhập xuất CPU sẽ xử lý các công việc còn lại. Tuy nhiên khi có nhiều công việc cùng xuất hiện trong bộ nhớ, vấn đề là phải có một cơ chế bảo vệ tránh các công việc ảnh hưởng đến nhau. Hệ điều hành cũng cài đặt thuộc tính spool.
Giai đoạn này cũng đánh dấu sự ra đời của hệ điều hành chia xẻ thời gian như CTSS của MIT. Đồng thời các hệ điều hành lớn ra đời như MULTICS, UNIX và hệ thống các máy mini cũng xuất hiện như DEC PDP-1.
Thế hệ 4 (1980 - nay)
Giai đoạn này đánh dấu sự ra đời của máy tính cá nhân, đặc biệt là hệ thống IBM PC với hệ điều hành MS-DOS và Windows sau này. Bên cạnh đó là sự phát triển mạnh của các hệ điều hành tựa Unix trên nhiều hệ máy khác nhau như Linux. Ngoài ra, từ đầu thập niên 90 cũng đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của hệ điều hành mạng và hệ điều hành phân tán.

Ohh..
Đay la lich su ra doi va phat trien cua may tinh ha ban?????

DangThiKimKhanh (113A)

Tổng số bài gửi : 32
Join date : 18/07/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty Phân tích Định nghĩa “Hệ điều hành là Máy tính mở rộng (Extended Machine) hay Máy tính ảo (Virtual Machine)”

Bài gửi  NguyenVuLinh12053_I11C 8/8/2012, 08:06


- Ẩn các chi tiết của phần cứng để máy tính dễ sử dụng hơn.
- Người sử dụng và người lập trình được cung cấp một giao diện đơn giản, dễ hiểu và không phụ thuộc vào thiết bị cụ thể.
- HĐH là một hệ thống bao gồm nhiều máy tính trừu tượng xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau. Máy tính mức dưới phục vụ cho máy tính mức trên.
- Bản thân chương trình ứng dụng cũng là một máy tính trừu tượng và phải dễ sử dụng nhất.
- Công việc của người lập trình là liên tục xây dựng các máy tính trừu tượng như vậy (cho người khác sử dụng và cho cả chính mình).

NguyenVuLinh12053_I11C

Tổng số bài gửi : 41
Join date : 07/08/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty Mô hình Web client/server :

Bài gửi  NguyenVuLinh12053_I11C 8/8/2012, 08:08



Thuật ngữ server được dùng cho những chương trình thi hành như một dịch vụ trên toàn mạng. Các chương trình server này chấp nhận tất cả các yêu cầu hợp lệ đến từ mọi nơi trên mạng, sau đó nó thi hành dịch vụ và trả kết quả về máy yêu cầu. Một chương trình được coi là client khi nó gửi các yêu cầu tới máy có chương trình server và chờ đợi câu trả lời từ server. Chương trình server và client nói chuyện với nhau bằng các thông điệp (messages) thông qua một cổng truyền thông liên tác IPC (Interprocess Communication). Để một chương trình server và một chương trình client có thể giao tiếp được với nhau thì giữa chúng phải có một chuẩn để nói chuyện, chuẩn này được gọi là giao thức. Nếu một chương trình client nào đó muốn yêu cầu lấy thông tin từ server thì nó phải tuân theo giao thức mà server đó đưa ra. Bản thân chúng ta khi cần xây dựng một mô hình client/server cụ thể thì ta cũng có thể tự tạo ra một giao thức riêng nhưng thường chúng ta chỉ làm được điều này ở tầng ứng dụng của mạng. Với sự phát triển mạng như hiện này thì có rất nhiều giao thức chuẩn trên mạng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển này. Các giao thức chuẩn (ở tầng mạng và vận chuyển) được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay như: giao thức TCP/IP, giao thức SNA của IBM, OSI, ISDN, X.25 hoặc giao thức LAN-to-LAN NetBIOS. Một máy tính chứa chương trình server được coi là một máy chủ hay máy phục vụ (server) và máy chứa chương trình client được coi là máy tớ (client). Mô hình mạng trên đó có các máy chủ và máy tớ giao tiếp với nhau theo 1 hoặc nhiều dịch vụ được gọi là mô hình client/server. Thực tế thì mô hình client/server là sự mở rộng tự nhiên và tiện lợi cho việc truyền thông liên tiến trình trên các máy tính cá nhân. Mô hình này cho phép xây dựng các chương trình client/server một cách dễ dàng và sử dụng chúng để liên tác với nhau để đạt hiệu quả hơn.

Mô hình client/server như sau: Client/Server là mô hình tổng quát nhất, trên thực tế thì một server có thể được nối tới nhiều server khác nhằm làm việc hiệu quả và nhanh hơn. Khi nhận được 1 yêu cầu từ client, server này có thể gửi tiếp yêu cầu vừa nhận được cho server khác ví dụ như database server vì bản thân nó không thể xử lý yêu cầu này được. Máy server có thể thi hành các nhiệm vụ đơn giản hoặc phức tạp. Ví dụ như một máy chủ trả lời thời gian hiện tại trong ngày, khi một máy client yêu cầu lấy thông tin về thời gian nó sẽ phải gửi một yêu cầu theo một tiêu chuẩn do server định ra, nếu yêu cầu được chấp nhận thì máy server sẽ trả về thông tin mà client yêu cầu. Có rất nhiều các dịch vụ server trên mạng nhưng nó đều hoạt động theo nguyên lý là nhận các yêu cầu từ client sau đó xử lý và trả kết quả cho client yêu cầu. Thông thường chương trình server và client được thi hành trên hai máy khác nhau. Cho dù lúc nào server cũng ở trạng thái sẵn sàng chờ nhận yêu cầu từ client nhưng trên thực tế một tiến trình liên tác qua lại (interaction) giữa client và server lại bắt đầu ở phía client, khi mà client gửi tín hiệu yêu cầu tới server. Các chương trình server thường đều thi hành ở mức ứng dụng (tầng ứng dụng của mạng). Sự thuận lợi của phương pháp này là nó có thể làm việc trên bất cứ một mạng máy tính nào có hỗ trợ giao thức truyền thông chuẩn cụ thể ở đây là giao thức TCP/IP. Với các giao thức chuẩn này cũng giúp cho các nhà sản xuất có thể tích hợp nhiều sản phẩm khác nhau của họ lên mạng mà không gặp phải khó khăn gì. Với các chuẩn này thì các chương trình server cho một dịch vụ nào đấy có thể thi hành trên một hệ thống chia sẻ thời gian (timesharing system) với nhiều chương trình và dịch vụ khác hoặc nó có thể chạy trên chính một máy tính các nhân bình thường. Có thể có nhiều chương server cùng làm một dịch vụ, chúng có thể nằm trên nhiều máy tính hoặc một máy tính. Với mô hình trên chúng ta nhận thấy rằng mô hình client/server chỉ mang đặc điểm của phần mềm không liên quan gì đến phần cứng mặc dù trên thực tế yêu cầu cho một máy server là cao hơn nhiều so với máy client. Lý do là bởi vì máy server phải quản lý rất nhiều các yêu cầu từ các clients khác nhau trên mạng. Ưu và nhược điểm chính Có thể nói rằng với mô hình client/server thì mọi thứ dường như đều nằm trên bàn của người sử dụng, nó có thể truy cập dữ liệu từ xa (bao gồm các công việc như gửi và nhận file, tìm kiếm thông tin, ...) với nhiều dịch vụ đa dạng mà mô hình cũ không thể làm được. Mô hình client/server cung cấp một nền tảng lý tưởng cho phép tích hợp các kỹ thuật hiện đại như mô hình thiết kế hướng đối tượng, hệ chuyên gia, hệ thông tin địa lý (GIS) ... Một trong những vấn đề nảy sinh trong mô hình này đó là tính an toàn và bảo mật thông tin trên mạng. Do phải trao đổi dữ liệu giữa 2 máy ở 2 khu vực khác nhau cho nên dễ dàng xảy ra hiện tượng thông tin truyền trên mạng bị lộ.

1. Client Trong mô hình client/server, người ta còn định nghĩa cụ thể cho một máy client là một máy trạm mà chỉ được sử dụng bởi 1 người dùng với để muốn thể hiện tính độc lập cho nó. Máy client có thể sử dụng các hệ điều hành bình thường như Win9x, DOS, OS/2... Bản thân mỗi một client cũng đã được tích hợp nhiều chức năng trên hệ điều hành mà nó chạy, nhưng khi được nối vào một mạng LAN, WAN theo mô hình client/server thì nó còn có thể sử dụng thêm các chức năng do hệ điều hành mạng (NOS) cung cấp với nhiều dịch vụ khác nhau (cụ thể là các dịch vụ do các server trên mạng này cung cấp), ví dụ như nó có thể yêu cầu lấy dữ liệu từ một server hay gửi dữ liệu lên server đó... Thực tế trong các ứng dụng của mô hình client/server, các chức năng hoạt động chính là sự kết hợp giữa client và server với sự chia sẻ tài nguyên, dữ liệu trên cả 2 máy Vai trò của client Trong mô hình client/server, client được coi như là người sử dụng các dịch vụ trên mạng do một hoặc nhiều máy chủ cung cấp và server được coi như là người cung cấp dịch vụ để trả lời các yêu cầu của các clients. Điều quan trọng là phải hiểu được vai trò hoạt động của nó trong một mô hình cụ thể, một máy client trong mô hình này lại có thể là server trong một mô hình khác. Ví dụ cụ thể như một máy trạm làm việc như một client bình thường trong mạng LAN nhưng đồng thời nó có thể đóng vai trò như một máy in chủ (printer server) cung cấp dịch vụ in ấn từ xa cho nhiều người khác (clients) sử dụng. Client được hiểu như là bề nổi của các dịch vụ trên mạng, nếu có thông tin vào hoặc ra thì chúng sẽ được hiển thị trên máy client.

2. Server Server còn được định nghĩa như là một máy tính nhiều người sử dụng (multiuser computer). Vì một server phải quản lý nhiều yêu cầu từ các client trên mạng cho nên nó hoạt động sẽ tốt hơn nếu hệ điều hành của nó là đa nhiệm với các tính năng hoạt động độc lập song song với nhau như hệ điều hành UNIX, WINDOWS... Server cung cấp và điều khiển các tiến trình truy cập vào tài nguyên của hệ thống. Các ứng dụng chạy trên server phải được tách rời nhau để một lỗi của ứng dụng này không làm hỏng ứng dụng khác. Tính đa nhiệm đảm bảo một tiến trình không sử dụng toàn bộ tài nguyên hệ thống. Vai trò của server. Như chúng ta đã bàn ở trên, server như là một nhà cung cấp dịch vụ cho các clients yêu cầu tới khi cần, các dịch vụ như cơ sở dữ liệu, in ấn, truyền file, hệ thống... Các ứng dụng server cung cấp các dịch vụ mang tính chức năng để hỗ trợ cho các hoạt động trên các máy clients có hiệu quả hơn. Sự hỗ trợ của các dịch vụ này có thể là toàn bộ hoặc chỉ một phần thông qua IPC. Để đảm bảo tính an toàn trên mạng cho nên server này còn có vai trò như là một nhà quản lý toàn bộ quyền truy cập dữ liệu của các máy clients, nói cách khác đó là vai trò quản trị mạng. Có rất nhiều cách thức hiện nay nhằm quản trị có hiệu quả, một trong những cách đang được sử dụng đó là dùng tên Login và mật khẩu

NguyenVuLinh12053_I11C

Tổng số bài gửi : 41
Join date : 07/08/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty phân loại các hệ điều hành

Bài gửi  NguyenVuLinh12053_I11C 8/8/2012, 08:10

Hệ Điều Hành (OS) được chia làm 5 loại chính:

Hệ đa xử lý (Multiprocessor Systems), các CPU dùng chung bộ nhớ và thiết bị, gồm:

Hệ xử ký đối xứng - Các CPU ngang hàng về chức năng (OS: Solaris, Linux, Microsoft Windows NT trở lên, OS/2)
Hệ xử lý phi đối xứng - Các CPU được ấn định chức năng riêng, có 1 CPU master điều khiển các CPU phụ (Slaves) (OS: SunOS 4.x)
~> Theo đó thì ta thấy hệ xử lý đối xứng sẽ tối ưu hơn hệ không đối xứng
Hệ phân tán (Distributed Systems)

Kết nối với nhau qua giao tiếp mạng
Phân loại theo khoảng cách (LAN, WAN, MAN)
Phân loại theo phương thứ phục vụ (File-Server, Peer-to-peer, Client-Server)

Hệ gom cụm (Clustered Systems), nhiều máy nối mạng để làm chung một công việc, phân loại:

Gom cụm đối xứng (Symmetric Clustering) - Các máy ngang hàng về chức năng
Gom cụm phi đối xứng (Asymmetric Clustering) - Có máy chạy trong Hot Standby Mode giám sát các máy khác
~> Theo đó thì ta thấy hệ xử lý Gom cụm đối xứng sẽ tối ưu hơn hệ Gom cụm phi đối xứng
Hệ thời gian thực (Real-Time Systems)

Thời gian thực chặt (Hard Real-Time) - Có thời gian giới tuyến Deadline đã định, quá thời gian này sẽ hư hỏng
Thời gian thực lỏng (Soft Real-Time) - Trung bình thì đáp ứng được thời gian, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt sẽ bị chậm một chút, nhưng ko bị hư hỏng và ảnh hưởng đến toàn hệ
~> Theo đó thì ta thấy hệ xử lý Thời gian thực lỏng (Soft Real-Time) sẽ tối ưu hơn hệ Thời gian thực chặt (Hard Real-Time)
Hệ cầm tay (Handheld Systems) - Các OS cho điện thoại, hoặc PDA (OS: Palm, Sysbian, iOS, Windows Pocket PC, Windows Mobile, Windows Mobile, Android, ... )

NguyenVuLinh12053_I11C

Tổng số bài gửi : 41
Join date : 07/08/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty Câu 1: Trình bày mục tiêu, ý nghĩa và cấu trúc môn học Hệ điều hành

Bài gửi  trantrungnam-HC11TH2A 9/8/2012, 12:36

Mục tiêu: Cung cấp các khái niệm cơ bản về cấu trúc và hoạt động của HĐH
Ý nghĩa:
- Hiểu sâu nguyên lý hoạt động của phần cứng và phần mềm máy tính.
- Học phương pháp phân tích, thiết kế và lập trình một hệ thống lớn để áp dụng cho công tác nghiệp vụ sau này.
Cấu trúc môn học
- Mô tả vắn tắt:
+ Khái niệm chung, Lịch sử, Phân loại HĐH.
+ Nguyên lý hoạt động của các khối chức năng.
+ Giới thiệu dòng HĐH Windows NT/2000/XP/2003
- Gồm 8 chương

trantrungnam-HC11TH2A

Tổng số bài gửi : 68
Join date : 21/02/2012
Age : 34
Đến từ : binh phuoc

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty HĐH đa xử lý và HĐH gom cụm

Bài gửi  HaHoangCongTien80 (113A) 11/8/2012, 08:45

Hệ điều hành đa xử lý và hệ điều hành gom cụm giống nhau là đều tập hợp nhiều CPU với nhau để thực hiện công việc tính toán
Hệ điều hành gom cụm khác hệ điều hành đa xử lý ở điểm chúng được hợp thành từ hai hay nhiều hệ thống đơn được kết hợp với nhau.
a. Hệ điều hành đa xử lý
Các hệ hỗ trợ nhiều CPU, còn gọi là các hệ song song (Parallel Systems)
Ích lợi:
- Tăng thông suất : tăng số tác vụ hoàn tất trong 1 đơn vị thời gian, bằng cách tăng số lượng bộ xử lý, chúng ta hy vọng thực hiện nhiều công việc hơn với thời gian ít hơn.
- Tiết kiệm: Nhiều CPU nhưng chung bộ nhớ và các thiết bị ngoài. Ví dụ: Nếu nhiều chương trình điều hành trên cùng tập hợp dữ liệu thì lưu trữ dữ liệu đó trên một đĩa và tất cả bộ xử lý chia sẻ chúng sẽ rẻ hơn là có nhiều máy tính với đĩa cục bộ và nhiều bản sao dữ liệu.
- Tăng độ tin cậy: Nếu 1 CPU gặp sự cố, hệ vẫn chạy tuy có chậm hơn. Ví dụ: Nếu chúng ta có 10 bộ xử lý và có 1 bộ xử lý bị sự cố thì mỗi bộ xử lý trong 9 bộ xử lý còn lại phải chia sẻ của công việc của bộ xử lý bị lỗi. Do đó, toàn bộ hệ thống chỉ giảm 10% năng lực hơn là dừng hoạt động. Các hệ thống được thiết kế như thế được gọi là hệ thống có khả năng chịu lỗi (fault tolerant).
Phân loại:
- Đa xử lý đối xứng (symmetric multiprocessing-SMP). Trong hệ thống này mỗi bộ xử lý chạy bản sao của hệ điều hành và những bản sao này giao tiếp với các bản sao khác khi cần.
. Các CPU chung bộ nhớ và thiết bị
. Các CPU ngang hàng về chức năng
Thảo luận Bài 1 - Page 3 45762574


Ví dụ: Windows 2000 professional : 2CPU ; Windows 2000 Server : 4 CPU

- Đa xử lý bất đối xứng (asymmetric multiprocessing).
. Các CPU chung bộ nhớ và thiết bị
. Các CPU được ấn định chức năng riêng: Cơ chế này định nghĩa mối quan hệ chủ-tớ. Bộ xử lý chính lập thời biểu và cấp phát công việc tới các bộ xử lý tớ.
.. Có CPU chủ (Master): kiểm soát toàn hệ thống
.. Các CPU khác đóng vai trò phụ thuộc (Slaves), chuyên trách công việc nào đó. (chờ bộ xử lý chủ ra chỉ thị hoặc có những tác vụ được định nghĩa trước)
Ví dụ: Hệ điều hành SunOS 4.x
b. Hệ điều hành gom cụm
Nhiều máy nối mạng để cùng thực hiệc công việc chung
Phân loại :
- Gom cụm đối xứng (Symmetric Clustering): các máy ngang hàng về chức năng. Mỗi máy thực hiện phần việc của mình và giám sát lẫn nhau. Ví dụ: Trong hệ thống mạng gồm nhiều máy chủ chạy song song và chúng đang kiểm soát lẫn nhau.
- Gom cụm phi đối xứng (Asymmetric Clustering): Một máy chạy trong Hot Standby Mode, nghĩa là chỉ giám sát công việc các máy khác nhưng sẽ đảm đương công việc của máy gặp sự cố. Ví dụ: Hệ thống mạng gồm hai máy server chạy song song, trong đó một máy ở trong chế độ dự phòng (hot standby). Máy dự phòng không là gì cả ngoại trừ theo dõi server hoạt động. Nếu server đó bị lỗi, máy chủ dự phòng nóng trở thành server hoạt động.

HaHoangCongTien80 (113A)

Tổng số bài gửi : 22
Join date : 17/07/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty Nguyên lý hoạt động của Hệ diều hành đa chương !!!!

Bài gửi  TranVanTy(113A) 12/8/2012, 05:06

Hệ điều hành đa chương (Multiprogramming System): Đây là hệ cho phép nhiều công việc cùng chạy một lúc. Cùng chia sẻ quyền sử dụng CPU theo một thuật toán nào đó. Ví dụ như Windows 3.1, Windows 9x… Nhìn chung:

1. Có nhiều tác vụ (tiến trình) cùng một lúc được nạp đồng thời vào bộ nhớ chính.

2. Thời gian xử lý của CPU được phân chia giữa các tác vụ đó.

3. Tận dụng được thời gian rảnh tăng hiệu suất sử dụng CPU (CPU utilization)

4. Và khi một một tác vụ không cần đến CPU (do phải thực hiện I/O với thiết bị ngoại vi), thì tác vụ khác được thi hành.

5. Yêu cầu:

Đồng thời công việc (job scheduling): chọn job trong job pool trên đĩa và nạp nó vào bộ nhớ để thực thi.

Quản lý bộ nhớ (memory management).

Định thời CPU (CPU scheduling).

Cấp phát tài nguyên (đĩa, máy in,…).

TranVanTy(113A)

Tổng số bài gửi : 10
Join date : 20/07/2012
Age : 35

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty Phân biệt hệ điều hành đa chương và hệ điều hành chia thời gian

Bài gửi  TrangSiMinhHai (113A) 13/8/2012, 15:04

Hệ điều hành đa chương: là hệ điều hành quản lý nhiều chương trình cùng một lúc được nạp trong máy tính phục vụ luân phiên nhau.
-Khi một thao tác vụ không cần đến CPU do bận thao tác thiết bị ngoại vi thì hệ điều hành sẽ điều cpu đến tác vụ khác .
Hệ điều hành chia thời gian : kiêm luôn hệ điều hành đa chương
Hai hệ điều hành khác nhau :
- Hệ điều hành chia thời gian chỉ sử dụng một thời gian ngắn cho 1 tác vụ. Hết thời gian thì hệ điều hành chuyển CPU cho tác vụ khác. Mổi tác vụ chỉ được dùng CPU trong một khoảng thời gian ngắn (với thời gian là 20s) sau đó bị ngắt chuyển sang tác vụ khác cứ thế xoay vòng.
- Mỗi người dùng đều có cảm giác máy tính chỉ phục vụ cho mình duy nhất.
Vd:Đời thường: Trong một nhà hàng , người bồi bàn (CPU) phục vụ mỗi bàn ăn( chương trình người dùng) trong một thời gian ngắn (chẳng hạn trong 10s) sau đó chuyển sang bàn khác.
TrangSiMinhHai (113A)
TrangSiMinhHai (113A)

Tổng số bài gửi : 34
Join date : 17/07/2012
Age : 34
Đến từ : Xì Gòn

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty Ưu và nhược điểm của hệ điều hành nhiều tầng nhiều lớp.

Bài gửi  TrangSiMinhHai (113A) 13/8/2012, 15:12

- Ưu điểm: Có nhiều tầng để dễ dàng trong việc thiết kế,xây dựng hệ thống,được thiết kế theo hình thức chia để trị.
- Nhược điểm: Làm giảm hiệu năng và tốc độ.
Ví dụ về hệ điều hành nhiều tầng nhiều lớp:
Một công ty du lịch lữ hành thì bên dưới nó sẽ có những công ty về dịch vụ khác như: Dịch vụ ăn uống,khách sạn,thuê xe...
TrangSiMinhHai (113A)
TrangSiMinhHai (113A)

Tổng số bài gửi : 34
Join date : 17/07/2012
Age : 34
Đến từ : Xì Gòn

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty File server va Client Server

Bài gửi  ledinhngankhanh (113a) 15/8/2012, 09:21

dangvannhan_11h1010085 đã viết:Đã có khá nhiều bạn viết về sự khác nhau giữa mô hình file-server và client-server.
Vậy sự khác nhau giữa một Client và một Server là gì?
1. Client Trong mô hình client/server, người ta còn định nghĩa cụ thể cho một máy client là một máy trạm mà chỉ được sử dụng bởi 1 người dùng với để muốn thể hiện tính độc lập cho nó. Máy client có thể sử dụng các hệ điều hành bình thường như Win9x, DOS, OS/2... Bản thân mỗi một client cũng đã được tích hợp nhiều chức năng trên hệ điều hành mà nó chạy, nhưng khi được nối vào một mạng LAN, WAN theo mô hình client/server thì nó còn có thể sử dụng thêm các chức năng do hệ điều hành mạng (NOS) cung cấp với nhiều dịch vụ khác nhau (cụ thể là các dịch vụ do các server trên mạng này cung cấp), ví dụ như nó có thể yêu cầu lấy dữ liệu từ một server hay gửi dữ liệu lên server đó... Thực tế trong các ứng dụng của mô hình client/server, các chức năng hoạt động chính là sự kết hợp giữa client và server với sự chia sẻ tài nguyên, dữ liệu trên cả 2 máy Vai trò của client Trong mô hình client/server, client được coi như là người sử dụng các dịch vụ trên mạng do một hoặc nhiều máy chủ cung cấp và server được coi như là người cung cấp dịch vụ để trả lời các yêu cầu của các clients. Điều quan trọng là phải hiểu được vai trò hoạt động của nó trong một mô hình cụ thể, một máy client trong mô hình này lại có thể là server trong một mô hình khác. Ví dụ cụ thể như một máy trạm làm việc như một client bình thường trong mạng LAN nhưng đồng thời nó có thể đóng vai trò như một máy in chủ (printer server) cung cấp dịch vụ in ấn từ xa cho nhiều người khác (clients) sử dụng. Client được hiểu như là bề nổi của các dịch vụ trên mạng, nếu có thông tin vào hoặc ra thì chúng sẽ được hiển thị trên máy client.

2. Server còn được định nghĩa như là một máy tính nhiều người sử dụng (multiuser computer). Vì một server phải quản lý nhiều yêu cầu từ các client trên mạng cho nên nó hoạt động sẽ tốt hơn nếu hệ điều hành của nó là đa nhiệm với các tính năng hoạt động độc lập song song với nhau như hệ điều hành UNIX, WINDOWS... Server cung cấp và điều khiển các tiến trình truy cập vào tài nguyên của hệ thống. Các ứng dụng chạy trên server phải được tách rời nhau để một lỗi của ứng dụng này không làm hỏng ứng dụng khác. Tính đa nhiệm đảm bảo một tiến trình không sử dụng toàn bộ tài nguyên hệ thống. Vai trò của server. Như chúng ta đã bàn ở trên, server như là một nhà cung cấp dịch vụ cho các clients yêu cầu tới khi cần, các dịch vụ như cơ sở dữ liệu, in ấn, truyền file, hệ thống... Các ứng dụng server cung cấp các dịch vụ mang tính chức năng để hỗ trợ cho các hoạt động trên các máy clients có hiệu quả hơn. Sự hỗ trợ của các dịch vụ này có thể là toàn bộ hoặc chỉ một phần thông qua IPC. Để đảm bảo tính an toàn trên mạng cho nên server này còn có vai trò như là một nhà quản lý toàn bộ quyền truy cập dữ liệu của các máy clients, nói cách khác đó là vai trò quản trị mạng. Có rất nhiều cách thức hiện nay nhằm quản trị có hiệu quả, một trong những cách đang được sử dụng đó là dùng tên Login và mật khẩu.

Như vậymô hình Client / Server được hiểu 1 cách đơn giản là mô hình Khách/Chủ. Một bên gởi yêu cầu, và một bên tiếp nhận yêu cầu - xử lý và trả kết quả về cho bên yêu cầu.

Một số ứng dụng sử dụng mô hình Client / Server:
- File Server: phục vụ các yêu cầu hệ thống tập tin trong mạng.
- Print Server: phục vụ các yêu cầu in ấn trong mạng.
- Application Server: cho phép các ứng dụng chạy trên các server và trả về kết quả cho client.
- Mail Server: cung cấp các dịch vụ về gởi nhận e-mail.
- Web Server: cung cấp các dịch vụ về web.
- Database Server: cung cấp các dịch vụ về lưu trữ, tìm kiếm thông tin.
- Communication Server: quản lý các kết nối từ xa.
...
- Ứng dụng phổ biến mà bạn sử dụng hàng ngày: Yahoo Messenger, Skpye, Các game online...
Ban hiểu thế nào là Client - Server va File - Server, về mặt hình thức chúng giống nhau nhưng lại được sử dụng khác nhau hoàn toàn. Vậy bạn có thể cho mình biết ý nghĩa và khi nào nên dùng File - Server và khi nào dùng Client - Server được không

ledinhngankhanh (113a)

Tổng số bài gửi : 30
Join date : 29/07/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty Sự giống và khác nhau của Hệ đa chương và Hệ chia thời gian

Bài gửi  ledinhngankhanh (113a) 15/8/2012, 09:30

Về mặt giống nhau : đều là hệ đa chương (thực hiện nhiều tác vụ cùng một lúc)

Về mặt Khác nhau :
+ Hệ đa chương : tiến trình sẽ được thực hiện lần lượt hết tiến trình này thì làm qua tiến trình khác

+ Hệ chia thời gian : mỗi tiến trình sẽ được thực thi trong một khoảng thời gian nhất định sau đó nó sẽ thực hiện tiến trình khác. Sau một khoảng thời gian tiếp theo nó sẽ tạm dừng tiến trình đang làm để thực thi tiến trình tiếp theo nữa.

Ví dụ :
+ Hệ đa chương : một người có thề nhận được nhiều cuộc gọi tới nhưng một lần người đó chỉ nói được với một người duy nhất. Nói xong người này phải kết thúc cuộc gọi khi đó điện thoại sẽ connect với người gọi đã gọi cho bạn vừa nảy.

+ Hệ chia thời gian : một người phục vụ trong nhà hàng trong một khoảng thời gian người đó có thể phục vụ cho nhiều bàn mỗi bàn được phục vụ trong một khoảng thời gian nhất định... ví dụ: bàn 1 gọi món, người phục vụ sẽ ghi lại thông tin các món ăn và đưa cho nhà bếp, sau đó qua tiếp bàn 2 cho người khác gọi món. Rồi vào nhà bếp đặt món ăn, và mang món ăn bàn 1 phục vụ cho khách hàng

ledinhngankhanh (113a)

Tổng số bài gửi : 30
Join date : 29/07/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty Re: Thảo luận Bài 1

Bài gửi  NguyenVuLinh12053_I11C 22/8/2012, 08:32

CÂU 2: PHÂN TÍCH ĐỊNH NGHĨA HĐH LÀM MÁY TÍNH ẢO HAY MÁY TÍNH MỞ RỘNG.

Bài gửi LuuCatTung (113A) on 17/7/2012, 00:05
Ẩn các chi tiết phần cứng để máy tính dể sử dụng hơn. Ẩn ở đây là sao? Ẩn không có nghĩa là chúng ta không thấy được các phần cứng này. Ẩn được hiểu là các thiết bị như CPU, RAM, Mainboard... được user sử dụng thông qua một cầu nối gọi là máy tính ảo. Đó là HĐH.

Người sử dụng và người lập trình được cung cấp một giao diện đơn giản dể hiểu và không phu thuộc vào thiết bị cụ thể. Nói dể hiểu là người dùng không cần tác động trực tiếp vào phần cứng mà có thể dựa vào dao diện đơn giản của HĐH để tác động gián tiếp. Ví dụ ta có thể mở khây đĩa của laptop bằng cách click phải biểu tượng ổ CD -> Eject thây vì ấn trực tiếp vào nút để mở.

Là một hệ thống gồm nhiều máy tính ảo sếp chồng lên nhau. Máy dưới phục vụ cho máy trên. Ta có thể nói mày tính thật là ảo và HĐH là máy tính thật nhưng được goi là máy tính ảo. Tại sao có sự rắc rối này?! Như chúng ta biết máy tính chúng là sử dụng hàng ngày là vật chất thật, có thể đụng chạm nên nó là máy tính thật. Nhưng khi ta sử dụng ta dùng máy tính này thông qua một máy tính khác là HĐH. Do đó, cái ta dùng là HĐH chứ không phải máy tính vật lý nên có thể gọi máy tính vật lý là máy ảo còn HĐH là máy thật. Nhưng xét cho cùng HĐH cũng là một chương trình. Ta không thể đụng chạm trực tiếp nên cũng có thể coi nó là máy tính ảo.

Bản thân chương trình ứng dụng cũng là 1 máy tính ảo và dể sử dụng nhất. Tại sao máy tính ảo dể sử dụng hơn? Vì máy tính ảo ẩn các bộ phận của phần cứng, dùng phần mềm phủ lên phần cứng để máy tính dể sử dụng. Các phần mềm này có giao diện đơn giản, dể tương tác với người dùng.

Công việc của người lập trình là liên tục xây dựng các máy tính ảo như vậy. HĐH là nhiều lớp ảo. Lớp trên cùng cho người dùng dể sử dụng nhất. Lớp này phục vụ cho lớp kia. Bất cứ phần mềm đều là một máy tính ảo. Việc xây dựng nhiều máy tính ảo như vậy giúp nâng cao khả năng tương tác với người dùng ở mức cao hơn, thuận tiện hơn.

NguyenVuLinh12053_I11C

Tổng số bài gửi : 41
Join date : 07/08/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 3 Empty Re: Thảo luận Bài 1

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 3 trong tổng số 5 trang Previous  1, 2, 3, 4, 5  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết