Tin học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thảo luận Bài 3

+44
PhamHuyHoang(I113A)
ledinhngankhanh (113a)
PhanDiecLoi34 (113A)
caoxuanthang (113A)
TranThiThuyHang79 (113A)
nguyenduchuy19 (113A)
LeMInhTien(I11C)
tranthanhphu49 (113A)
LUUDINHTOAN(I11C)
PhanHungKhanh051
TranVanTy(113A)
trantrungnam-HC11TH2A
NguyenVuLinh12053_I11C
huynhquanghao_I92C
nguyendinhhieu13 (113A)
nguyenchithuc(113A)
NguyenHuuLinh31(113A)
LeThanhNhan45 (113A)
LeVanNhan(I12A)
TranMinhNhat61 (102c)
VoTrongQuyet-I12A
nguyenvantoan84(113A)
NguyenVanNghiem(HC11TH3A)
NguyenPhamTanPhat(113A)
DoVanTan(113A)
LeKimHoang (113A)
TrangSiMinhHai (113A)
NguyenVanQuyet57 (113A)
TranThichThem (113A)
LuuCatTung (113A)
voanhvy (113A)
nguyentuannghiaem _(113A)
NguyenThiThuThuy (113A)
buidainghia(113A)
nguyendangnguyen43(i13a)
VuDinhThao47 (113A)
HaHoangCongTien80 (113A)
PhamQuocAnh02 (113A)
LeLamThang (113A)
duongvanhai_(113A)
lechaukhoa(113A)
NguyenNgocTrungNam (113A)
NguyenThiNgocPhuong(113A)
Admin
48 posters

Trang 1 trong tổng số 5 trang 1, 2, 3, 4, 5  Next

Go down

Thảo luận Bài 3 Empty Thảo luận Bài 3

Bài gửi  Admin 23/7/2012, 21:39

Thảo luận những vấn đề liên quan đến Bài 3.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 294
Join date : 18/02/2009

https://hedieuhanh.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 Empty Re: Thảo luận Bài 3

Bài gửi  NguyenThiNgocPhuong(113A) 23/7/2012, 21:49

Câu 1: Trình bày các bộ phận cấu thành của hệ điều hành:
. Quản lý Process (Process Management)

· Quản lý bộ nhớ chính (Memory Management)

· Quản lý Hệ Thống File (File Management)

· Quản lý hệ thống I/O (I/O System Management)

· Quản lý bộ nhớ phụ (Secondary Storage Management)

· Hệ thống bảo vệ (Protection System)

· Command-Interpreter System

NguyenThiNgocPhuong(113A)

Tổng số bài gửi : 34
Join date : 17/07/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 Empty Re: Thảo luận Bài 3

Bài gửi  NguyenThiNgocPhuong(113A) 23/7/2012, 22:13

Phân biệt Tiến Trình và chương trình:

- Tiến trình (Process) là chuơng trình trong thời gian thực hiện (đặt dưới sự quản lý của Hệ Điều Hành).Có sự phân biệt Tiến trình hệ thống (của Hệ Điều Hành) với Tiến trình người dùng.

- Bản thân chương trình không là tiến trình vì là thực thể Thụ động (Passive), trong khi tiến trình là thực thể Hoạt động (Active) với nhiều thông tin về trạng thái trong đó có Bộ đếm chương trình (Program Counter) cho biết vị trí lệnh hiện hành.

NguyenThiNgocPhuong(113A)

Tổng số bài gửi : 34
Join date : 17/07/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 Empty Các thành phần cơ bản và chức năng chính của Hệ Điều Hành

Bài gửi  NguyenNgocTrungNam (113A) 23/7/2012, 22:17

1. Thành phần cơ bản:
Hệ thống quản lý tiến trình
Hệ thống quản lý bộ nhớ
Hệ thống quản lý nhập xuất
Hệ thống quản lý tập tin
Hệ thống bảo vệ
Hệ thống dịch lệnh
Quản lý mạng
2. Chức năng chính của HĐH:
Theo nguyên tắc, hệ điều hành cần thỏa mãn hai chức năng chính yếu sau:
2.1 Quản lý chia sẻ tài nguyên
Tài nguyên của hệ thống (CPU, bộ nhớ, thiết bị ngoại vi,...) vốn rất giới hạn, nhưng trong các hệ thống đa nhiệm, nhiều người sử dụng có thể đồng thời yêu cầu nhiều tài nguyên. Để thỏa mãn yêu cầu sử dụng chỉ với tài nguyên hữu hạn và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, hệ điều hành cần phải có cơ chế và chiến lược thích hợp để quản lý việc phân phối tài nguyên.
Ngoài yêu cầu dùng chung tài nguyên để tiết kiệm chi phí, người sử dụng còn cần phải chia sẻ thông tin (tài nguyên phần mềm) lẫn nhau, khi đó hệ điều hành cần đảm bảo việc truy xuất đến các tài nguyên này là hợp lệ, không xảy ra tranh chấp, mất đồng nhất,...
2.2 Giả lập một máy tính mở rộng
Hệ điều hành làm ẩn đi các chi tiết phần cứng, người sử dụng được cung cấp một giao diện đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng và không phụ thuộc vào thiết bị phần cứng cụ thể.
Thực tế, ta có thể xem Hệ điều hành như là một hệ thống bao gồm nhiều máy tính trừu tượng xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau, máy tính mức dưới phục vụ cho máy tính mức trên. Lớp trên cùng là giao diện trực quan nhất để chúng ta điều khiển.
Ngoài ra có thể chia chức năng của Hệ điều hành theo bốn chức năng sau:
Quản lý quá trình (process management)
Quản lý bộ nhớ (memory management)
Quản lý hệ thống lưu trữ
Giao tiếp với người dùng (user interaction)
NguyenNgocTrungNam (113A)
NguyenNgocTrungNam (113A)

Tổng số bài gửi : 35
Join date : 16/07/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 Empty Vai trò của bộ thông dịch lệnh, biên dịch

Bài gửi  NguyenNgocTrungNam (113A) 23/7/2012, 22:20

Cấu 1:Trình bày vai trò của bộ thông dịch lệnh, biên dịch. Phân biệt Command và Interpretion:
*Bộ thông dịch lệnh:
- Giao diện dòng lệnh là một phương thức giao tiếp giữa User và HĐH.
- Một số HĐH coi Command - Intepreter là bộ phận hạt nhân trong khi MS-DOS và UNIX chỉ coi là chương trình đặc biệt.
- Giao diện do Command - Intepreter hỗ trợ được gọi là Shell.
- Một trong những vỏ thân thiện đầu tiên xuất hiện trong HĐH Mac OS cho máy tính Macintosh.
*Phân biệt thông dịch với biên dịch.
- Thông dịch: Là nhận được lệnh nào, bộ thông dịch phân tích lệnh đó rồi thực hiện luôn.
- Biên dịch: Là chuyển đổi toàn bộ chương trình của người dùng, bao gồm các lệnh cần thực hiện sang ngôn ngữ máy rồi mới thực hiện cả chương trình.
NguyenNgocTrungNam (113A)
NguyenNgocTrungNam (113A)

Tổng số bài gửi : 35
Join date : 16/07/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 Empty Re: Thảo luận Bài 3

Bài gửi  lechaukhoa(113A) 23/7/2012, 22:27

Câu 2:
Trình bày vai trò và chức năng của bộ thông dịch lệnh (Command-Interpreter)
Chức năng : lấy câu lệnh tiếp theo và thực thi nó. (Các câu lệnh giải quyết việc: tạo, hủy, xem thông tin tiến trình, hệ thống. Điều khiển truy cập I/O . Quản lý, truy cập hệ thống lưu trữ thứ cấp. Quản lý, sử dụng bộ nhớ.Truy cập hệ thống file…..)

Vai trò :
- Là giao diện chủ yếu giữa người dùng và HĐH. Ví dụ: shell, mouse-based window-and-menu
- Liên hệ chặt chẽ với các thành phần khác của hệ điều hành để thực thi các yêu cầu của người dùng

lechaukhoa(113A)

Tổng số bài gửi : 23
Join date : 16/07/2012
Đến từ : Tân An-Long An

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 Empty Phân biệt giữa Interpretion(thông dịch) và Compilation(biên dịch)

Bài gửi  duongvanhai_(113A) 23/7/2012, 22:36

Thông dịch(Interpretion) còn gọi là sự thông dịch, còn trình thông dịch (Interpretor) là một trình thông dịch ngôn ngữ. Trong thông dịch thì mã nguồn không được dịch trước thành ngôn ngữ máy mà mỗi lần cần chạy chương trình thì mã nguồn mới được dịch để thực thi từng dòng 1 (line by line). Tất cả các ngôn ngữ không biện dịch ra mã máy điều phải sử dụng trình thông dịch (PHP, WScripts, Perl, Linux Shell, Python....). Các ngôn ngữ theo trình thông dịch thường được gọi là script (kịch bản)

Ưu điểm
- Phát triển nhanh chóng
- Có thể chỉnh sửa mã nguồn bất kỳ khi nào
- Mạnh xử lý cú pháp
- Uyển chuyển mềm dẻo, ràng kiểu dữ liệu không chặc chẽ
- Có thể chạy trên mọi nền tảng (flatform, hệ điều hành) nếu có trình thông dịch tương ứng, tại vì không phải là ngôn ngữ máy(chỉ là file văn bản) nên không bị phụ thuộc vào HDH. tiêu biểu là Perl, PHP, Python

Nhược điểm
- Tại vì do là ngôn ngữ thông dịch chạy line by line nên nên ngôn ngữ thông dịch không hỗ trợ đa luồn (multi thread), giao dịch (transaction).... nên ngôn ngữ trình thông dịch chủ yếu là dùng ở mức độ font-end (muốn biết font-end là gì thì google đi)
- Cũng do chạy line by line nên tốc độ thực thi không nhanh bằng các chương trình viết bằng ngôn ngữ biên dịch (C, C++, VB...) đã chuyên trực tiếp ra ngôn ngữ máy.

Biên dịch(Compilation). Chương trình được viết được biên dịch ra thành ngôn ngữ máy trên một HDH xác định trước và chỉ chạy trên HDH đó (C++ -> .exe chỉ chạy trên Win, C++ -> .o chạy trên Unix/Linux .....)

Ưu điểm
- Ràng buộc chặc chẽ về kiểu trong ngôn ngữ.
- Hỗ trợ các tính năng đa tuyến, transtion ...
- Do đã biên dịch phụ thuộc vào hệ điều hành nên ct có thể tận dụng toàn bộ các tính năng đặc trưng của hdh
- Tốc độ thực thi tốt
- Bảo mật tốt (không thể xâm phạm mã nguồn làm thay đổi chức năng của chương trình)
- ....

Nhược điểm
- Sau khi biên dịch ra ngôn ngữ máy thì chỉ có thể chạy trên một HDH xác định.

duongvanhai_(113A)

Tổng số bài gửi : 7
Join date : 16/07/2012
Age : 34
Đến từ : HCM

http://www.5giay.vn/18-do-choi-mo-hinh-game/4960024-f-16-va-j-10

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 Empty Ví dụ đời thường giữa thông dịch và phiên dịch

Bài gửi  duongvanhai_(113A) 23/7/2012, 22:42

Ví dụ thông dịch : Khi ngoại giao giữa cơ quan nhà nước với người nước ngoài ta cần một thông dịch viên để dịch những câu của nước ngoài nói chuyện với ta.Đó gọi là thông dịch.

Ví dụ về biên dịch: ta dịch một cuốn sách tiếng nước ngoài sang tiếng việt thì gọi đó là biên dịch.

duongvanhai_(113A)

Tổng số bài gửi : 7
Join date : 16/07/2012
Age : 34
Đến từ : HCM

http://www.5giay.vn/18-do-choi-mo-hinh-game/4960024-f-16-va-j-10

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 Empty Re: Thảo luận Bài 3

Bài gửi  LeLamThang (113A) 23/7/2012, 22:50

NguyenNgocTrungNam (113A) đã viết:
*Phân biệt thông dịch với biên dịch.
- Thông dịch: Là nhận được lệnh nào, bộ thông dịch phân tích lệnh đó rồi thực hiện luôn.
- Biên dịch: Là chuyển đổi toàn bộ chương trình của người dùng, bao gồm các lệnh cần thực hiện sang ngôn ngữ máy rồi mới thực hiện cả chương trình.

cho thêm ví dụ thực tế để các bạn dễ hình dung Smile :
- Thông dịch: giống như là thông dịch viên, họ sẽ dịch "trực tiếp" những gì ta nói cho người đối diện hiểu.
- Biên dịch: thì cũng là "dịch" nhưng "có chỉnh sửa" trước khi thể hiện ra ngoài, như là biên dịch sách nước ngoài trước khi xuất bản vậy đó.

LeLamThang (113A)

Tổng số bài gửi : 35
Join date : 15/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 Empty Câu 3: Trình bày và so sánh hai mô hình liên lạc giữa các tiến trình

Bài gửi  PhamQuocAnh02 (113A) 23/7/2012, 23:03

Liên lạc giữa các tiến trình (Interprocess Communication):
• Mỗi máy tính trong mạng có Host Name và (hoặc) IP Address. Các tên này được HĐH
chuyển đổi thành một số nguyên gọi là HostID.
• Mỗi tiến trình có ProcessName và ProcessID.
• Cặp số (HostID, ProcessID) xác định duy nhất tiến trình trong mạng và được dùng để.
Mở/Đóng kết nối với tiến trình đó.
• Có các lời gọi hệ thống kiểu Open, Close, Read, Write, Wait để thao tác với tiến trình
Truyền thông điệp:
• Cho phép các tiến trình gởi các khuôn dữ kiệu có khuôn dạng tới bất kì tiến trình nào.
• Chức năng của hệ thống truyền thông điệp là cho phép các quá trình giao tiếp với các quá
trình khác mà không cần sắp xếp lại dữ liệu chia sẻ.
• Đơn vị truyền thông tin trong cơ chế truyền thông điệp là một thông điệp, do đó các tiến
trình có thể trao đổi dữ liệu ở dạng cấu cấu trúc.
ví dụ : gửi thư từ nhà này sang nhà khác.
Dùng bộ nhớ chung:
• Với phương thức này, các tiến trình chia sẻ một vùng nhớ vật lý thông qua trung gian
không gian địa chỉ của chung. Một vùng nhớ chia sẻ tồn tại độc lập với các tiến trình, và
khi một tiến trình muốn truy xuất đến vùng nhớ này, tiến trình phải kết gắn vùng nhớ
chung đó vào không gian địa chỉ riêng của từng tiến trình, và thao tác trên đó như một
vùng nhớ riêng của mình.
• Một khuyết điểm của phương pháp liên lạc này là không thể áp dụng hiệu quả trong các
hệ phân tán , để trao đổi thông tin giữa các máy tính khác nhau.
ví dụ : cái bảng là vùng nhớ chung, bạn nào cần gì thì lên bảng viết ra, bạn nào cần thông tin thì lấy máy ảnh chụp lại.






PhamQuocAnh02 (113A)

Tổng số bài gửi : 27
Join date : 16/07/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 Empty thảo luận Phân biệt Vmware và VirtualPC

Bài gửi  PhamQuocAnh02 (113A) 23/7/2012, 23:12

Giống nhau:
• Giúp giả lập máy tính ảo trên một máy tính thật. Khi cài đặt chúng lên, ta có thể tạo nên các máy
ảo chia sẻ CPU, RAM, Card mạng với máy tính thật. Điều này cho phép xây dựng nên một hệ
thống với một vài máy tính được nối với nhau theo một mô hình nhất định, người sử dụng có thể
tạo nên hệ thống của riêng mình, cấu hình theo yêu cầu của bài học
Khác nhau:
• Về mạng nội bộ, VMW cung cấp tới 4 phương thức kết nối: 'Bridged Connection', 'Network
Address Translation', 'Host Only' và 'Custom'. 'Bridged Connection' cho phép máy ảo trực tiếp kết
nối với mạng LAN hoặc Internet. 'Network Address Translation' cho phép máy ảo kết nối mạng
bằng cách dùng chung địa chỉ IP của máy chủ. 'Host Only' tạo một mạng riêng mà trong đó máy
chủ được coi như một máy tính tách rời. Với 'Custom', bạn có thể tạo một mạng ảo theo những
yêu cầu cụ thể. Chúng tôi sử dụng phương thức 'Network Address Translation' và nhận thấy việc
kết nối mạng không gặp bất kỳ khó khăn gì trong cả 2 môi trường Windows và Linux.
• VPC đòi hỏi 2 cửa sổ chương trình: một cho việc quản lí các máy ảo, một cho từng máy ảo
Ngược lại, VMW lại gộp cả 2 cửa sổ trên vào làm một. Tuy nhiên, VPC cung cấp menu của cửa
sổ chương trình đơn giản hơn của VMW. Cả 2 phần mềm đều cho phép thực hiện tất cả các thao
tác cấu hình chi tiết thông qua menu chính, song bạn cũng có thể trực tiếp thực hiện một số thiết
đặt thông qua các biểu tượng ở thanh trạng thái phía dưới.

PhamQuocAnh02 (113A)

Tổng số bài gửi : 27
Join date : 16/07/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 Empty Re: Thảo luận Bài 3

Bài gửi  LeLamThang (113A) 23/7/2012, 23:18

PhamQuocAnh02 (113A) đã viết:Liên lạc giữa các tiến trình (Interprocess Communication):
• Mỗi máy tính trong mạng có Host Name và (hoặc) IP Address. Các tên này được HĐH
chuyển đổi thành một số nguyên gọi là HostID.
• Mỗi tiến trình có ProcessName và ProcessID.
• Cặp số (HostID, ProcessID) xác định duy nhất tiến trình trong mạng và được dùng để.
Mở/Đóng kết nối với tiến trình đó.
• Có các lời gọi hệ thống kiểu Open, Close, Read, Write, Wait để thao tác với tiến trình
Truyền thông điệp:
• Cho phép các tiến trình gởi các khuôn dữ kiệu có khuôn dạng tới bất kì tiến trình nào.
• Chức năng của hệ thống truyền thông điệp là cho phép các quá trình giao tiếp với các quá
trình khác mà không cần sắp xếp lại dữ liệu chia sẻ.
• Đơn vị truyền thông tin trong cơ chế truyền thông điệp là một thông điệp, do đó các tiến
trình có thể trao đổi dữ liệu ở dạng cấu cấu trúc.
ví dụ : gửi thư từ nhà này sang nhà khác.
Dùng bộ nhớ chung:
• Với phương thức này, các tiến trình chia sẻ một vùng nhớ vật lý thông qua trung gian
không gian địa chỉ của chung. Một vùng nhớ chia sẻ tồn tại độc lập với các tiến trình, và
khi một tiến trình muốn truy xuất đến vùng nhớ này, tiến trình phải kết gắn vùng nhớ
chung đó vào không gian địa chỉ riêng của từng tiến trình, và thao tác trên đó như một
vùng nhớ riêng của mình.
• Một khuyết điểm của phương pháp liên lạc này là không thể áp dụng hiệu quả trong các
hệ phân tán , để trao đổi thông tin giữa các máy tính khác nhau.
ví dụ : cái bảng là vùng nhớ chung, bạn nào cần gì thì lên bảng viết ra, bạn nào cần thông tin thì lấy máy ảnh chụp lại.
bổ sung thêm cái hình trong slides của thầy cho đủ bộ Smile :
Thảo luận Bài 3 60388627

LeLamThang (113A)

Tổng số bài gửi : 35
Join date : 15/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 Empty đầu tư vào RAM có kinh tế nhất không

Bài gửi  PhamQuocAnh02 (113A) 23/7/2012, 23:26

Trong suy nghĩ của nhiều người sử dụng máy tính thì RAM nhiều tương đương với việc máy tính chạy nhanh hơn. Thậm chí, không ít người nghĩ RAM mới là yếu tố quyết định tốc độ của máy tính chứ không phải là chip hay các linh kiện khác.

Và mỗi khi máy tính chạy chậm hay có dấu hiệu ì ạch thì việc đầu tiên mà nhiều người nghĩ ngay đến việc... nâng cấp RAM. Nhưng liệu đây có phải là suy nghĩ đúng hay không? Và đâu là bản chất của vấn đề này? Liệu nâng cấp RAM có cần thiết và người dùng có nên tiến hành công việc này hay không? Trong trường hợp nào bạn nên nâng cấp RAM còn trường hợp nào thì nên "từ từ"?

RAM là gì? Tác dụng và vai trò của nó?

Ai cũng biết đến RAM nhưng không phải ai cũng biết chính xác nó là gì, tác dụng của nó ra sao. Rất nhiều người chỉ biết đến RAM như một thành phần quyết định tốc độ của máy tính. RAM là viết tắt của cụm từ Random Access Memory (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên). Nó được gọi như vậy là vì mỗi ô nhớ của RAM có vai trò như nhau và hệ thống của thể truy cập bất cứ ô nhớ nào mà không phải đi tuần tự như các loại thiết bị lưu trữ khác.

RAM có khả năng tự đọc và ghi. Nhờ các tính năng đặc biệt mà tốc độ truy xuất dữ liệu trên RAM là nhanh vượt trội so với các thiết bị lưu trữ khác. Tuy nhiên, nó không có khả năng lưu trữ dữ liệu khi bị ngắt nguồn điện, mỗi khí máy tính bị tắt là đồng nghĩa với việc RAM mất toàn bộ dữ liệu.

Nhiệm vụ của RAM là để hệ thống ghi các thay đổi và các thông tin đang được sử dụng (của các chương trình đang chạy). Ngoài ra, trong một số trường hợp RAM được sử dụng làm bộ nhớ thứ cấp. Vai trò của RAM trong quá trình chạy là lưu các thông tin hiện hành để hệ thống truy cập và sử dụng nên không thể phủ nhận nó quyết định một phần tốc độ của máy vi tính. Nếu thiếu RAM, hệ thống sẽ chạy rất ì ạch do phải lưu, xóa thông tin liên tục.

Vậy có phải cứ nhiều RAM là tốt?

Câu trả lời là đúng mà cũng không đúng. Vậy khi nào nó tốt hơn, khi nào việc nhiều RAM không có tác dụng?

Đầu tiên chúng ta nên hiểu chính xác là RAM chỉ là nơi lưu trữ thông tin của hệ thống, tức là RAM hoàn toàn không quyết định mà chỉ hỗ trợ tốc độ của hệ thống nhờ và tốc độ truy xuất dữ liệu cực nhanh của mình. Quan niệm: RAM càng lớn tốc độ càng nhanh là hoàn toàn sai lầm, các con số 1GB, 2GB là dung lượng RAM chứ không phải tốc độ.

Như vậy, việc tăng "số GB" của RAM có hiệu quả hay không phụ thuộc hoàn toàn vào việc hệ thống của bạn dùng bao nhiêu RAM cho công việc. Số lượng RAM chỉ cần đúng vừa đủ so với nhu cầu của hệ thống đã là tốt nhất, tăng dung lượng thêm hoàn toàn không có hiệu quả.

Hãy tưởng tượng RAM tương tư như kho chứa hàng. Bạn cần nó "chứa" 1GB thì việc RAM bạn là 1GB hay là 1000 GB hoàn toàn không khác nhau (vì nó chỉ sử dụng hết 1GB). Tăng dung lượng RAM chỉ làm tăng tốc độ hệ thống khi mà bạn cần 2GB RAM trong khi hệ thống chỉ có 1GB, trong trường hợp này, việc tăng RAM sẽ tăng hiệu quả cho hệ thống. Đương nhiên, trong trường hợp này bạn chỉ cần nâng cấp lên 2GB bởi 2GB và 1000GB trong trường hợp này là hoàn toàn không khác nhau.

Trong nhiều trường hợp, chúng ta cần RAM lớn hơn nhu cầu một chút bởi các máy tính đời cũ thường phải chia sẻ bộ nhớ RAM cho card màn hình hay đôi khi có những việc cần RAM đột biến. Như vậy, đừng nên nâng cấp RAM trong các trường hợp mà bạn đã có đủ. Ngay cả khi chưa đủ và muốn nâng cấp, các bạn cũng cần chú ý thêm một số vấn đề khác. Để biết các vấn đề cần chú ý khi nâng cấp RAM, các bạn hãy đón đọc phần tiếp theo của bài viết trong vài ngày tới.

Cùng nhau tìm hiểu tại sao không phải lúc nào nhiều hơn cũng là tốt hơn.

Ở phần trên bài viết, chúng ta đã phần nào hiểu được tác dụng của RAM và mức độ ảnh hưởng của việc nâng cấp RAM với tốc độ chung của hệ thống. Không chỉ vậy, đó cũng là bước đầu tiên để bạn hiểu được rằng có nên nâng cấp RAM hay không và có những suy nghĩ đúng đắn hơn về việc này. Tuy nhiên, cho dù hệ thống quá chậm chạp bởi thiếu RAM đi chăng nữa thì bạn cũng không thể ngay lập tức chạy đi mua RAM và cắm vào máy. Lý do là còn nhiều yếu tố bạn cần xem xét trước khi quyết định có nâng cấp hay không?

Khả năng nhận RAM của bo mạch chủ

Không phải bạn cứ cắm bao nhiêu RAM thì máy sẽ nhận bấy nhiêu. Trên thực tế, khả năng nhận RAM của main là một trong những yếu tố quan trọng quyết định con số dung lượng bộ nhớ lớn nhất mà bạn có thể nhận được. Vượt qua ngưỡng này của main thì dù bạn có cắm thêm bao nhiêu RAM hay sử dụng cách nào đi chăng nữa thì máy cũng không thể nhận thêm. Và kết quả là bạn chỉ tốn tiền oan.

Tuy nhiên là tin vui là hầu hết các loại Mainboard đời mới hiện nay đều hỗ trợ tới 16GB RAM (thông số lý thuyết). Đối với nhu cầu phổ thông thì gần như chắc chắn người dùng không thể sử dụng hết, thậm chí là 1 nửa con số này. Bởi vậy, nếu bạn sở hữu một số main đời cũ thì hãy để mắt đến yếu tố này.

Tuy thông số kỹ thuật của các dòng main "cũ" thường là hỗ trợ tối đá bộ nhớ RAM 4GB nhưng thực tế nó chỉ nhận được khoảng 3,5GB RAM vì nhiều lý do. Do đó, nếu kiểm tra thấy máy chỉ có 3,5GB RAM (trong khi trên giấy tờ mua bán là 4GB) thì bạn cũng đừng vội vác máy đi bảo hành hoặc "bắt đền" nhà phân phối linh kiện.

Khả năng nhận RAM tối đa của hệ điều hành


Bên cạnh khả năng nhận RAM tối đa của mainboard thì việc bạn sử dụng hệ điều hành nào cũng quyết định tới lượng RAM tối đa mà bạn có thể lắp. Vượt quá giới hạn RAM tối đa mà HĐH xử lý được, bạn sẽ mất tiền vô ích cho phần dung lượng thừa đó.

Mỗi phiên bản Windows có khả năng nhận RAM khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường, một hệ điều hành 32 bit sẽ chỉ nhận tối đa 4GB RAM (còn phụ thuộc vào main và phiên bản của Windows). Dưới đây là khả năng nhận RAM của một số phiên bản Windows mà bạn cần lưu tâm.

Windows XP (all versions) 4 GB RAM*
Windows Server 2003 (and SP1), 4 GB RAM*
Windows 7 Starter 2GB RAM
Windows 7, các phiên bản khác: 4GB RAM (x86-32bits)
Windows 7, x64-64bits: 8GB (bản Basic), 16 GB (Bản Home Premium), 192GB (Còn lại).
Windows Vista, Starter 1GB RAM
Windows Vista, các phiên bản khác: 4GB RAM (x86-32bits)
Windows Vista, x64-64bits: 8GB (Bản Home Basic), 16GB (Home Premium), 128GB (Còn lại)

*: RAM thực, không tính RAM ảo lấy từ ổ cứng.


Với các phiên bản 64 bit, số lượng RAM bạn nhận được là rất lớn và bạn hầu như không phải quan tâm đến giới hạn này bởi nó vượt rất xa so với giới hạn của hầu hết các loại main hiện nay.

Như vậy, nếu sử dụng Win 32 bit, các bạn chỉ nên dừng lại ở khoảng 4GB RAM. Nếu muốn hơn 4GB, hãy sử dụng Win 64 bit.

Số khe cắm


Nếu muốn nâng cấp RAM thì hiển nhiên bạn phải mua và... cắm thêm RAM. Chính vì vậy, bạn phải chú ý xem liệu máy bạn còn khe cắm RAM trống hay không. Hiện nay, các loại mainboard thông thường đều hỗ trợ 4 khe cắm RAM.

Nếu không còn thừa khe cắm thì bạn nên cân nhắc nghiêm túc việc nâng cấp có cần thiết không bởi nếu muốn nâng cấp bạn sẽ phải mua mới hoàn toàn. Lý do là vì nếu sử dụng 2 thanh RAM có dung lượng khác nhau (chưa kể tốc độ Bus), hiệu năng đạt được sẽ không cao.


Cắm thêm vào có lợi hay không?

Đương nhiên đây là câu hỏi muôn đời của bất cứ việc nâng cấp linh kiện phần cứng nào. Để biết được việc nâng cấp có lợi hay không xin mời các bạn đọc lại phần 1 của bài viết. Ngoài ra, còn 1 số yếu tố liên quan đến công nghệ sau đây ảnh hưởng đến quyết định nâng cấp RAM của bạn.

Hầu hết các loại mainboard hiện nay đều hỗ trợ công nghệ Dual Channel hay các công nghệ tương tự (nhưng hiện đại hơn với 3 4 channel chạy song song). Điều này mang lại hiệu năng tối đa cho máy tính.

Để có được Dual Channel (của RAM) bạn cần nhiều yếu tố, một trong số đó là phải có RAM với thông số giống nhau. Đương nhiên, nếu bạn cắm thêm một thanh RAM với thông số khác vào có thể hệ thống sẽ không cho phép bạn kích hoạt tính năng Dual Channel.

Ngoài ra, hãy chú ý sự xung đột thiết bị. Trong một số ít trường hợp, các thiết bị khác đặc biệt là Main không thể hoạt động được với RAM vì nhiều lý do. Hãy tham khảo kỹ trước khi quyết định có nâng cấp RAM hay không.





























PhamQuocAnh02 (113A)

Tổng số bài gửi : 27
Join date : 16/07/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 Empty tại sao mỗi khi cài phần mềm hay đòi phải cài Microsoft. NET Framework

Bài gửi  PhamQuocAnh02 (113A) 23/7/2012, 23:36

MS. Net Framework là thư viện lập trình (mẫu khung sườn - tức căn bản) cung cấp sẵn cho người lập trình và cấp nhiều giải pháp phục vụ được yêu cầu của đa số chương trình hiện nay. Điều đặc biệt là các chương trình viết trên và cho Net Framework này có thể lợi dụng sự cung cấp của .Net Framework chứ không cần phải chạy trên bản thân nó. Chính vì vậy, một số chương trình kiểu này đòi hỏi bạn phải có .Net Framework trong máy. Nghĩa là chúng hoạt động vay mượn từ .Net FW chứ không phải tất tần tật từ ngay trên bản thân nó là được. Thiếu .Net FW là chúng bó tay. Ngôn ngữ nào cũng có dạng đòi .Net FW này.

Còn những giải pháp (chức năng) của .Net Frame thì rất nhiều, bao gồm cả dữ liệu, truy xuất dữ liệu... cho đến giao diện người dùng (user interface), nhiều chuơng trình sử dụng giao diện này chứ không phải giao diện riêng của nó, và cả ứng dụng web, mạng. Ví dụ đơn giản như muốn có giao diện boot máy bằng nhiều hệ điều hành song song, bạn cũng cần có .Net Framework thì mới được cung cấp giao diện Dual Boot này.

PhamQuocAnh02 (113A)

Tổng số bài gửi : 27
Join date : 16/07/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 Empty Re: Thảo luận Bài 3

Bài gửi  PhamQuocAnh02 (113A) 23/7/2012, 23:44

NguyenNgocTrungNam (113A) đã viết:1. Thành phần cơ bản:
Hệ thống quản lý tiến trình
Hệ thống quản lý bộ nhớ
Hệ thống quản lý nhập xuất
Hệ thống quản lý tập tin
Hệ thống bảo vệ
Hệ thống dịch lệnh
Quản lý mạng
2. Chức năng chính của HĐH:
Theo nguyên tắc, hệ điều hành cần thỏa mãn hai chức năng chính yếu sau:
2.1 Quản lý chia sẻ tài nguyên
Tài nguyên của hệ thống (CPU, bộ nhớ, thiết bị ngoại vi,...) vốn rất giới hạn, nhưng trong các hệ thống đa nhiệm, nhiều người sử dụng có thể đồng thời yêu cầu nhiều tài nguyên. Để thỏa mãn yêu cầu sử dụng chỉ với tài nguyên hữu hạn và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, hệ điều hành cần phải có cơ chế và chiến lược thích hợp để quản lý việc phân phối tài nguyên.
Ngoài yêu cầu dùng chung tài nguyên để tiết kiệm chi phí, người sử dụng còn cần phải chia sẻ thông tin (tài nguyên phần mềm) lẫn nhau, khi đó hệ điều hành cần đảm bảo việc truy xuất đến các tài nguyên này là hợp lệ, không xảy ra tranh chấp, mất đồng nhất,...
2.2 Giả lập một máy tính mở rộng
Hệ điều hành làm ẩn đi các chi tiết phần cứng, người sử dụng được cung cấp một giao diện đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng và không phụ thuộc vào thiết bị phần cứng cụ thể.
Thực tế, ta có thể xem Hệ điều hành như là một hệ thống bao gồm nhiều máy tính trừu tượng xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau, máy tính mức dưới phục vụ cho máy tính mức trên. Lớp trên cùng là giao diện trực quan nhất để chúng ta điều khiển.
Ngoài ra có thể chia chức năng của Hệ điều hành theo bốn chức năng sau:
Quản lý quá trình (process management)
Quản lý bộ nhớ (memory management)
Quản lý hệ thống lưu trữ
Giao tiếp với người dùng (user interaction)
bạn nên ghi đây là câu hỏi thứ mấy nha

PhamQuocAnh02 (113A)

Tổng số bài gửi : 27
Join date : 16/07/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 Empty Câu 2: Biên dịch và thông dịch

Bài gửi  HaHoangCongTien80 (113A) 24/7/2012, 08:30

Thông dịch(Interpretation) còn gọi là sự thông dịch, còn trình thông dịch (Interpretor) là một trình thông dịch ngôn ngữ. Trong thông dịch thì mã nguồn không được dịch trước thành ngôn ngữ máy mà mỗi lần cần chạy chương trình thì mã nguồn mới được dịch để thực thi từng dòng 1 (line by line). Tất cả các ngôn ngữ không biện dịch ra mã máy điều phải sử dụng trình thông dịch (PHP, WScripts, Perl, Linux Shell, Python....). Các ngôn ngữ theo trình thông dịch thường được gọi là script (kịch bản).
-Ưu điểm:
+ Phát triển nhanh chóng.
+ Có thể chỉnh sửa mã nguồn bất kỳ khi nào.
+ Mạnh xử lý cú pháp.
+ Uyển chuyển mềm dẻo, ràng kiểu dữ liệu không chặt chẽ.
+Có thể chạy trên mọi nền tảng (flatform, hệ điều hành) nếu có trình thông dịch tương ứng, tại vì không phải là ngôn ngữ máy(chỉ là file văn bản) nên không bị phụ thuộc vào HDH, tiêu biểu là Perl, PHP, Python.
-Nhược điểm:
+ Tại vì do là ngôn ngữ thông dịch chạy line by line nên nên ngôn ngữ thông dịch không hỗ trợ đa luồn (multi thread), giao dịch (transaction).... nên ngôn ngữ trình thông dịch chủ yếu là dùng ở mức độ font-end .
+ Cũng do chạy line by line nên tốc độ thực thi không nhanh bằng các chương trình viết bằng ngôn ngữ biên dịch (C, C++, VB...) đã chuyên trực tiếp ra ngôn ngữ máy.
Ví dụ:
Khi một người Việt tiếp đoán một người nước khác (người Việt không biết tiếng nước đó hay vì một lý do nào đó và ngược lại) khí đó nếu ngươi Việt hoặc người nước khác nói 1 câu hay một đoạn nhỏ, được người dịch viên dich lại cho người nước kia nghe liền thì quá trình này gọi là thông dịch.

Biên dịch(Compilation). Chương trình được viết được biên dịch ra thành ngôn ngữ máy trên một HDH xác định trước và chỉ chạy trên HDH đó.
-Ưu điểm:
+ Ràng buộc chặc chẽ về kiểu trong ngôn ngữ.
+ Hỗ trợ các tính năng đa tuyến, transtion.
+ Do đã biên dịch phụ thuộc vào hệ điều hành nên ct có thể tận dụng toàn bộ các tính năng đặc trưng của hdh.
+ Tốc độ thực thi tốt.
+ Bảo mật tốt (không thể xâm phạm mã nguồn làm thay đổi chức năng của chương trình)
-Nhược điểm:
+ Sau khi biên dịch ra ngôn ngữ máy thì chỉ có thể chạy trên một HDH xác định.
Ví dụ:
Khi một người Việt tiếp đoán một người nước khác (người Việt không biết tiếng nước đó hay vì một lý do nào đó và ngược lại) khí đó nếu ngươi Việt hoặc người nước khác nói từ đầu đến cuối sau đó được người dịch viên dich lại cho người nước kia nghe hết thì quá trình này gọi là biên dịch.

HaHoangCongTien80 (113A)

Tổng số bài gửi : 22
Join date : 17/07/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 Empty Câu 3: Trình bày và so sánh hai mô hinh liên lạc giữa các tiến trình:

Bài gửi  HaHoangCongTien80 (113A) 24/7/2012, 09:42

Thảo luận Bài 3 33380058
Liên lạc giữa các tiến trình (Interprocess Communication):
- Mỗi máy tính trong mạng có Host Name và (hoặc) IP Address. Các tên này được HĐH chuyển đổi thành một số nguyên gọi là HostID.
- Mỗi tiến trình có ProcessName và ProcessID.
- Cặp số (HostID, ProcessID) xác định duy nhất tiến trình trong mạng và được dùng để Mở/Đóng kết nối với tiến trình đó.
- Có các lời gọi hệ thống kiểu Open, Close, Read, Write, Wait để thao tác với tiến trình.
Truyền thông điệp:
- Cho phép các tiến trình gởi các khuôn dữ kiệu có khuôn dạng tới bất kì tiến trình nào
- Chức năng của hệ thống truyền thông điệp là cho phép các quá trình giao tiếp với các quá trình khác mà không cần sắp xếp lại dữ liệu chia sẻ.
- Đơn vị truyền thông tin trong cơ chế truyền thông điệp là một thông điệp, do đó các tiến trình có thể trao đổi dữ liệu ở dạng cấu cấu trúc.
Dùng bộ nhớ chung:
- Với phương thức này, các tiến trình chia sẻ một vùng nhớ vật lý thông qua trung gian không gian địa chỉ của chung. Một vùng nhớ chia sẻ tồn tại độc lập với các tiến trình, và khi một tiến trình muốn truy xuất đến vùng nhớ này, tiến trình phải kết gắn vùng nhớ chung đó vào không gian địa chỉ riêng của từng tiến trình, và thao tác trên đó như một vùng nhớ riêng của mình.
- Đây là phương pháp nhanh nhất để trao đổi dữ liệu giữa các tiến trình. Nhưng phương thức này cũng làm phát sinh các khó khăn trong việc bảo đảm sự toàn vẹn dữ liệu (coherence)
- Một khuyết điểm của phương pháp liên lạc này là không thể áp dụng hiệu quả trong các hệ phân tán , để trao đổi thông tin giữa các máy tính khác nhau.

HaHoangCongTien80 (113A)

Tổng số bài gửi : 22
Join date : 17/07/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 Empty Thảo luận Mô hình Client-Server

Bài gửi  VuDinhThao47 (113A) 24/7/2012, 09:55

Mô hình client-server là một mô hình nổi tiếng trong mạng máy tính, được áp dụng rất rộng rãi và là mô hình của mọi trang web hiện có. Ý tưởng của mô hình này là máy con (đóng vài trò là máy khách) gửi một yêu cầu (request) để máy chủ (đóng vai trò người cung ứng dịch vụ), máy chủ sẽ xử lý và trả kết quả về cho máy khách.

Mô hình client/server như sau: Client/Server là mô hình tổng quát nhất, trên thực tế thì một server có thể được nối tới nhiều server khác nhằm làm việc hiệu quả và nhanh hơn. Khi nhận được 1 yêu cầu từ client, server này có thể gửi tiếp yêu cầu vừa nhận được cho server khác ví dụ như database server vì bản thân nó không thể xử lý yêu cầu này được. Máy server có thể thi hành các nhiệm vụ đơn giản hoặc phức tạp. Ví dụ như một máy chủ trả lời thời gian hiện tại trong ngày, khi một máy client yêu cầu lấy thông tin về thời gian nó sẽ phải gửi một yêu cầu theo một tiêu chuẩn do server định ra, nếu yêu cầu được chấp nhận thì máy server sẽ trả về thông tin mà client yêu cầu. Có rất nhiều các dịch vụ server trên mạng nhưng nó đều hoạt động theo nguyên lý là nhận các yêu cầu từ client sau đó xử lý và trả kết quả cho client yêu cầu. Thông thường chương trình server và client được thi hành trên hai máy khác nhau. Cho dù lúc nào server cũng ở trạng thái sẵn sàng chờ nhận yêu cầu từ client nhưng trên thực tế một tiến trình liên tác qua lại (interaction) giữa client và server lại bắt đầu ở phía client, khi mà client gửi tín hiệu yêu cầu tới server. Các chương trình server thường đều thi hành ở mức ứng dụng (tầng ứng dụng của mạng). Sự thuận lợi của phương pháp này là nó có thể làm việc trên bất cứ một mạng máy tính nào có hỗ trợ giao thức truyền thông chuẩn cụ thể ở đây là giao thức TCP/IP. Với các giao thức chuẩn này cũng giúp cho các nhà sản xuất có thể tích hợp nhiều sản phẩm khác nhau của họ lên mạng mà không gặp phải khó khăn gì. Với các chuẩn này thì các chương trình server cho một dịch vụ nào đấy có thể thi hành trên một hệ thống chia sẻ thời gian (timesharing system) với nhiều chương trình và dịch vụ khác hoặc nó có thể chạy trên chính một máy tính các nhân bình thường. Có thể có nhiều chương server cùng làm một dịch vụ, chúng có thể nằm trên nhiều máy tính hoặc một máy tính. Với mô hình trên chúng ta nhận thấy rằng mô hình client/server chỉ mang đặc điểm của phần mềm không liên quan gì đến phần cứng mặc dù trên thực tế yêu cầu cho một máy server là cao hơn nhiều so với máy client. Lý do là bởi vì máy server phải quản lý rất nhiều các yêu cầu từ các clients khác nhau trên mạng. Ưu và nhược điểm chính Có thể nói rằng với mô hình client/server thì mọi thứ dường như đều nằm trên bàn của người sử dụng, nó có thể truy cập dữ liệu từ xa (bao gồm các công việc như gửi và nhận file, tìm kiếm thông tin, ...) với nhiều dịch vụ đa dạng mà mô hình cũ không thể làm được. Mô hình client/server cung cấp một nền tảng lý tưởng cho phép tích hợp các kỹ thuật hiện đại như mô hình thiết kế hướng đối tượng, hệ chuyên gia, hệ thông tin địa lý (GIS) ... Một trong những vấn đề nảy sinh trong mô hình này đó là tính an toàn và bảo mật thông tin trên mạng. Do phải trao đổi dữ liệu giữa 2 máy ở 2 khu vực khác nhau cho nên dễ dàng xảy ra hiện tượng thông tin truyền trên mạng bị lộ.


VuDinhThao47 (113A)

Tổng số bài gửi : 11
Join date : 23/07/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 Empty Tại sao Microsoft lại cần phải sử dụng thêm VBScript và JavaScript?

Bài gửi  nguyendangnguyen43(i13a) 24/7/2012, 11:36



Dùng Script để Quản trị hệ thống:
Microsoft luôn trang bị 2 công cụ giao tiếp để quản trị hệ thống: Graphics và Command-Line bên cạnh đó còn có ngôn ngữ kịch bản (Script Laguages) nhằm tự động hóa công việc quản trị cho Admin.
Có một câu nói như thế này: “Đưa cho một anh chàng sắp chết đói một con cá, bạn nuôi được anh ta một ngày; nhưng nếu dạy cho anh ta cách câu cá, bạn nuôi anh ta cả đời”.

Còn gì đúng hơn thế, và càng đúng hơn trong thế giới bận rộn của các chuyên gia công nghệ thông tin (mà chúng ta vẫn quen miệng gọi là dân IT) khi làm việc với kỹ thuật scripting: “Đưa cho một admin một script, bạn giúp anh ta giải quyết một vấn đề; nhưng nếu dạy anh ta cách viết script như thế nào, bạn giúp anh ta làm được công việc gắn liền với cả đời anh ta”.

Nếu mà tự động hoá được công việc quản trị hàng ngày bằng các script, cuộc sống của những admin sẽ thoải mái và nhẹ nhàng hơn nhiều. Tại sao cần phải biết và dùng script? Có hàng trăm script được viết sẵn trôi nổi trên thế giới mạng mà bạn có thể tải về dùng một cách dễ dàng, như lấy từ nguồn trung tâm Script Center Script Repository của Microsoft.Tại sao hàng trăm kịch bản (script) viết sẵn tải về dùng dễ dàng mà chúng vẫn chưa đủ? Chúng hữu ích và giúp đỡ bạn rất nhiều, nhưng nhiều khi đòi hỏi riêng theo cấu hình cụ thể trong môi trường của bạn lại làm khó chúng. Có khi trong hàng trăm hàng nghìn script tải về bạn chỉ chọn lọc được một script phù hợp mà vẫn phải điều chỉnh đôi chút. Đơn giản vì tác giả viết ra nó không nằm trong tổ chức của bạn, không thực hiện theo cấu hình của bạn và mối quan tâm của họ lại hướng đến một cái gì khác cơ. Khi đó các admin phải trở thành những ông thợ sửa chữa lành nghề, thay đổi chỗ này một chút, thay đổi chỗ kia một chút, ghép nối để biến vài scrip nhỏ lẻ thành một script hợp nhất lớn hơn hay dùng dữ liệu đầu ra của script này làm thành dữ liệu đầu vào cho script khác, hay biến nó thành công cụ hoạt động cho một máy từ xa…!

Các admin muốn biến đổi, điều chỉnh script thì phải hiểu về nó, phải biết cách xây dựng và viết ra nó, biến những cái mới hay cái có sẵn thành cái của riêng mình, phù hợp nhất với mình. Muốn được như vậy, ai cũng phải bắt đầu với những điều cơ bản nhất, ở đây là Windows scripting. Nói đến script, nhiều người tưởng chừng rất khó, thực sự khó vì trước hết… script rất khó dịch sang tiếng Việt! Script nghĩa là “kịch bản”, nhưng dân công nghệ không phải là người làm phim nên kịch bản của thế giới IT chỉ toàn những đoạn mã loằng ngoằng mà chỉ có các chuyên gia mới hiểu, còn nhiều người “thường thường bậc trung” như… sinh viên công nghệ thì chịu! Chính bởi vậy mà hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu từ những cái cơ bản nhất, sau đó nâng cao dần khả năng hiểu những khía cạnh sâu xa hơn trong viết và dùng script ở các mạng Windows. Mục đích cuối cùng mà chúng ta hướng tới là kể cả những người mới bắt đầu tìm hiểu như bạn, như tôi đều có thể script hoá tự động công việc, để cuộc sống của các admin an nhàn hơn.

Visual Basic Script (VBScript)

Hầu như admin nào cũng dùng VBScript để viết kịch bản quản trị Windows (Windows admin script). VBScript không chỉ là một ngôn ngữ mạnh mà cú pháp của nó còn khá đơn giản để học và làm. VBScript có thể dùng chung với Windows Management Instrumentation (WMI) và Active Directory Services Interfaces (ADSI) để viết kịch bản cho bất kỳ khía cạnh nào của một hệ thống chạy hệ điều hành Windows hay một mạng dùng Active Directory.
Chúng ta sẽ phải sử dụng nhiều đến một máy chủ ảo và một PC ảo để thiết lập môi trường kiểm tra. Chúng ta sẽ cần phải chuyển một máy ảo (VM) chạy hệ điều hành Windows Server 2003 từ mạng ảo này sang mạng ảo khác để sử dụng lại server (máy chủ) cho một số mục đích khác. Như thế có nghĩa là chúng ta sẽ cần thay đổi địa chỉ IP trên server (cũng có thể là cổng vào mặc định nữa). Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách mở Network Connections trong Control Panel và kích phải chuột lên Local Area Connections, chọn Properties > Internet Protocol (TCP/IP) trên tab General và bấm chọn Properties, nhập địa chỉ IP mới rồi ấn OK hai lần. Đây là cách thực hiện phổ biến nhưng nghe qua bạn đã thấy khá dài dòng và mệt mỏi. Với những chuyên gia, họ thích sử dụng Command Promt hơn, lệnh dùng ở đây là Netsh. Song, khi sử dụng lệnh này bạn cần cẩn trọng vì nó có nhiều ngữ cảnh, lệnh và tham số khác nhau rất khó nhớ. Thực hiện sai một thao tác cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nếu chưa thực sự chắc chắn, hãy nhờ sự giúp đỡ của phần trợ giúp Help hoặc quay trở lại cách thứ nhất.

Nhưng mục đích của chúng ta ở đây là học về script. Do đó, chúng ta sẽ xem xét cách thay đổi địa chỉ IP của máy dùng VBScript và WMI như thế nào mà trước hết là phải biết đến một số khái niệm cơ bản như đối tượng (object), phương thức (method), thuộc tính (property), namespace…
Việc đầu tiên chúng ta cần làm để sắp xếp gọn gàng script là định nghĩa các biến sẽ dùng. VBScript cho phép định nghĩa ngầm các biến đơn giản bằng cách dùng nó trong một câu lệnh, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn khai báo tường minh chúng ngay khi bắt đầu script. Khai báo một biến sẽ nói cho VBScript biết về sự tồn tại của nó để cấp phát bộ nhớ lưu trữ. Vì sao khai báo biến tường minh lại hay hơn? Ví dụ như trong một script dài, bạn thường phạm phải một hay một số lỗi gõ phím nhầm. Và khi gõ nhầm tên của một biến, script của bạn sẽ không chạy được. Nếu khai báo biến tường mình ở đầu script thì bất kỳ biến nào được khai báo ngầm về sau trong script (có thể là nguyên nhân gây ra lỗi gõ nhầm) sẽ tạo ra một lỗi runtime. Các thông báo lỗi có thể sẽ giúp bạn xác định được vị trí nhầm lẫn và gỡ lỗi cho script của bạn.

nguyendangnguyen43(i13a)

Tổng số bài gửi : 54
Join date : 16/07/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 Empty So sánh giữa CPU AMD và Intel

Bài gửi  nguyendangnguyen43(i13a) 24/7/2012, 11:38



I. Mainboard:
- Điều đầu tiên phải ghi nhớ là cấu trúc bo mạch chủ của AMD hay là các hãng khác đều không có một nền tảng riêng nào, mà tất cả đều phát triển từ nền tảng là cấu trúc của Intel- ibm
- Sự khác biệt khá căn bản có thể cho chip AMD một cái họ khác. Đó là cách mainboard hỗ trợ AMD giao tiếp với CPU và các thiết bị phần cứng khác có đôi chút khác biệt với cách mà mainboard Intel giao tiếp với các thiêt bị phần cứng khác.
Trước hết nói sơ qua về 2 loại chipset là chipset cầu bắc và chipset cầu nam
Chipset cầu bắc (Northbridge Chipset).
(chipset cầu bắc của via)
Còn gọi là Memory Controller Hub (MCH). Mch hay các chipset khác là các chip tích hợp được khai sinh trên các thế hệ máy ban đầu của Intel hay IBM cho đến bây giờ nó cũng còn rất thông dụng ngay cả trên các máy dùng CPU AMD. Nhiệm vụ của chipset cầu bắc là thực hiện điều khiển việc kết nối giữa CPU với ram và một số slot khác như PCI, PCIE, AGP(ngay chính tên gọi của nó cũng một phần nào thể hiện chức năng của nó) (điều này chỉ đúng cho CPU Intel). Một vài loại chipset cầu bắc có thể được tích hợp thêm chương trình điều khiển đồ họa – chúng được gọi là graphic and memory controller hub (gmch).Sức mạnh của MCH ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng xử lý của máy cũng như khả năng overclock của máy. hình dung đơn thuần , nếu ép xung fsb hay xung nhịp của CPU ( khi đó hệ quả là lượng thông tin xử lý được mà CPU truyền ra các thiết bị output cũng tăng lên) đó chính là lý do xảy ra hiện tượng “thắt cổ chai”(bottle neck) đối với một số model CPU Intel nhất là mấy model mở đầu thời kì dual core (ví dụ các model như: pentium d8xx ).
Chip cầu nam ( southbridge chipset hay còn gọi là i/o controler hub - ich).
Khác hẳn với chip cầu bắc, chip cầu nam không hề kết nối trực tiếp với CPU mà nó kết nối với CPU thông qua chip cầu bắc. Chip cầu nam được dùng để kết nối các thiết bị có tốc độ thấp với CPU, một cặp chipset cầu bắc- nam phải có thiết kế đặc biệt, tương thích với nhau thì mơi có thể làm việc được với nhau. Do trong các thế hệ trước, nhiệm vụ của chipset cầu nam là khá nhẹ nhàng cho nên nó không cần trang bị tấm tản nhiệt. Nhưng hiện tại do các thiết bị khác được chia sẻ sang cho CPU và hơn nữa chipset cầu nam có vai trò quan trọng trong cách giao tiếp với các thiết bị khác ở CPU AMD nên chip cầu nam hiện tại hoạt động đa tác vụ hơn và nó cũng có tấm tản nhiệt khá hoành tráng( tuy vẫn thua chip cầu bắc ở CPU Intel). Hiện tại chưa có giao tiếp chuẩn giữa hai chip cầu này, do đó hai chip này giao tiếp với nhau theo chuẩn nguyên thủy là PCI 1x ( tốc độ của nó rất chậm) do đó đôi lúc xảy ra hiện tượng thắt cổ chai.
Phần lớn các giao tiếp hiện đại bây giờ giữa hai chip trên của các hãng sản xuất đều có hiệu năng cao hơn nhưng chúng đều là thiết kế độc quyền.
Dòng CPU Intel hoàn toàn giao tiếp với ram và các thiết bị khác thông qua chip cầu bắc.
Dòng AMD từ thế hệ k7 (cùng thời kì với pentium 3) trở về trước việc điều khiển ram là do chíp cầu bắc đảm nhận, nhiệm vụ chính của chip cầu bắc cũng tương tự như của dòng Intel tức là kết nối CPU với ram thông qua đường truyền fsb (front side bus) do đó bus của ram sẽ bị giới hạn bới bus của CPU và bus của hệ thống (bus của ram thông thường được xác định bằng cách lấy bus của CPU chia đôi, đó thông thường là bus tối ưu của một số model cũ nhất là của chuẩn ram ddr i).
Tuy nhiên từ dòng k8- athlon 64 trở đi đã có sự thay đổi, AMD đã tích hợp luôn bộ điều khiển bộ nhớ vào trong CPU, tức là cũng không còn chip cầu bắc. Khi đó dù cho bus bộ nhớ cao CPU vẫn có thể đáp ứng được, chính vì thế co thể thấy rằng fsb của CPU AMD có giá thành cao (nhưng với CPU AMD không còn dùng tới khái niệm fsb nữa mà là tên bus mới là ht bus ), điều này giúp cho bộ nhớ ddr i chưa ngừng hẳn khi mà ddr ii ra đời. Việc tích hợp bộ điều khiển bộ nhớ vào trong CPU cũng đem lại một số hệ quả rất tốt như giảm thiểu độ trễ của dữ liệu gửi tới CPU và từ CPU gửi đi do không còn phải đi qua chíp cầu bắc và ngược lại, việc này giúp cho CPU AMD xử lý các khối thông tin lớn và nhanh chóng như việc xử lý đồ họa nhanh hơn CPU Intel cùng xung nhịp.
Do không còn dùng tới chíp cầu bắc nên chip cầu nam của CPU AMD đóng vai trò quan trọng hơn trong việc kết nối các thiết bị khác tới CPU.
 Chip cầu Bắc RD790 được sản xuất trên quy trình 65nm và có công suất TDP chỉ 10W so với 26W của Intel X38
 Trên thị trường có rất nhiều chipset, mỗi loại đáp ứng một yêu cầu riêng, chipset dùng với CPU Intel có Intel 845, 845E, 845G, 845PE, 848P, 865P, 865PE, 865G, 875P; SiS 645, 648, 650, 655; VIA P4X333, P4X400, PT800, PT880... Chipset dùng CPU AMD có VIA KT333, KT400, KT600, K8T800; SiS 746FX, SiS 755; nVidia nForce2, NVidia nForce3 150... và còn nhiều loại khác. Số lượng chipset nhiều và một số có tính năng gần giống nhau.
II. Công nghệ
1. Intel
a. Công nghệ hyper threading technology (tạm dịch là công nghệ siêu phân luồng- ht): là phát minh của Intel ban đầu được trang bị cho dòng pentium 4 extreme edition (pentium iv ee), tuy nhiên hiện nay hầu hết các chip xử lý pentium 4 đều được trang bị công nghệ này(vì một lý do dễ hiểu là AMD cũng có một công nghệ khác rất ưu việt trang bị cho dòng chip của họ ). Công nghệ này được phát triển nhằm cải thiện hiệu suất làm việc của CPU, cho phép chạy đa ứng dụng một lúc mà không gây ra nghẽn thông tin. Nội dung cơ bản của công nghệ này là khả năng khiến cho hệ điều hành nhận ra là có hai CPU đang chạy đồng thời (1 physical, 1 logical). Tuy nhiên đừng nghĩ là giống như hình thái dual, vì thực chất nó vẫn chỉ là 1 CPU, và vẫn chỉ có thể xử lý được 1 tập lệnh một lúc. Tuy nhiên chính vì việc ảo hóa thành 2 CPU mà công nghệ này cho phép chạy hai loại chuỗi hoặc luồng lệnh trong một thời điểm nhằm hạn chế thời gian “rảnh” của CPU trong khi chờ đợi tín hiệu output được vận chuyển đi và thay bằng cái mới. Hai luồng lệnh mà CPU nhận để xử lý có thể từ hai chương trình ứng dụng trở lên, đó chính là bản chất của việc máy có hỗ trợ ht có thể xử lý đa tác vụ một lúc.

Mặt trái cuả HT:
Đối với một số tác vụ cơ bản thì chính công nghệ ht này lại làm chậm quá trình xử lý, nguyên nhân là CPU thực hiện quá nhiều chuỗi lệnh đơn giản, trùng lặp với nhau. Thêm vào đó để đáp ứng cho công nghệ này, CPU cần có nhiều transitor hơn tức là nó sẽ nóng hơn và ngốn nhiều điện hơn…
Để khắc phục những khuyết điểm đó thay vì phải thay đổi công nghệ Intel đã chuyển hướng qua việc tối ưu hóa công nghệ này. Chẳng hạn họ sử dụng lệnh dừng (halt). Một trong các CPU logic sẽ tối đa hoạt động cho những ứng dụng không được sử dụng công nghệ ht, CPU còn lại sẽ hoạt động như là hệ thống gồm một CPU. Nếu một tác vụ sau đó có thể sử dụng ht thì bộ xử lý logic thứ hai được huy động.
b. Công nghệ EM64T : Intel đưa ra thị trường công nghệ 64 bit để cạnh tranh với công nghệ 64 bit của AMD (AMD64). Công nghệ này gọi là EM64T (extended memory 64 technology) hay còn được gọi lntel 64, nó được sử dụng trong pentium 4 6xx, 5xx, pentium ee, một số CPU dòng celeron d, celeron dual core, pentium d, pentium dual core exxx, một số CPU trong dòng pentium dual core txxx, và hầu như tất cả các CPU dòng core 2 duo (trừ e4700), core 2 extreme và core 2 quad. Chú ý rằng các CPU dành cho máy laptop đều không hỗ trợ EM64T.

CPU sử dụng công nghệ EM64T có một kiểu hoạt động mới gọi là ia32e mà trong đó lại có hai kiểu :
• Kiểu tương thích (compatibility mode) cho phép hệ điều hành 64bit chạy những phần mềm 32 bit và 16 bit. Hệ điều hành 64 bit có thể chạy 64bit và các chương trình ứng dụng 32 bit, 16 bit cùng một lúc. Đối với các chương trình 32 bit CPU sẽ truy cập được 4gb ram chương trình chạy 16 bit sẽ chỉ truy cập được 1mb ram.
• Kiểu 64 bit (64-bit mode): cho phép hệ thống hoạt động 64 bit có nghĩa là công nghệ này có thể dùng 64 bit địa chỉ.
Công nghệ EM64T có thể sử dụng hệ điều hành 64 bit như windows 64bit, có thể dùng hệ điều hành 32 bit như windows xp 32bit, lúc này nó sẽ chạy kiểu ia32 thông thường và truy cập được 32 bit địa chỉ - 4gb ram.
Những đặc điểm của kiểu 64-bit.
64-bit địa chỉ có nghĩa là ứng dụng có thể sử dụng 16eb (exabytes) bộ nhớ (2^64). Trong khi đó bộ vi xử lí celeron d, pentium 4 và xeon hỗ trợ EM64T chỉ có 36 bit địa chỉ, có nghĩa là chỉ có thể sử dụng được 65gb ram (2^36). Xeon dp hỗ trợ EM64T chỉ có 40 đường địa chỉ tức là có thể truy cập bộ nhớ 1tb (2^40). Giới hạn này sẽ được thay đổi trong tương lai , do đó trong tương lai Intel sẽ phát hành bộ vi xử lí có thể truy cập bộ nhớ tới 16eb.
Thêm 8 thanh ghi: trong kiểu 64 bit, CPU có tất cả 16 thanh ghi 64 bit. Những thanh ghi mới này có tên là r8 tới r15. R được hiểu là thanh ghi 64 bit. Hình dưới đây bạn có thể xem thanh ghi 64 bit.

Thêm 8 thanh ghi sử dụng cho tập lệnh simd (mmx, sse, sse2, sse3 ). Trong kiểu EM64T bộ vi xử lí có tất cả 16 thanh ghi mmx 64 bit. Thanh ghi xmm có độ dài 128 bit , số của thành ghi xmm từ 8 lên 16 thanh ghi. Những thanh ghi xmm được sử dụng trong những phép tính dấu phảy động sse.Tất cả register pointer và instruction pointer có độ rộng 64 bit. Thanh ghi trong fpu có độ rộng 80 bit.
Tất cả thanh ghi 64 bit được chia thành những thanh ghi nhỏ 8 bit như hình trên. Sơ đồ như hình trên gọi là “uniform byte-register addressing”.
• sử dụng kỹ thuật fast interrupt-priorization.
• có instruction pointer mới liên quan tới EM64T gọi là địa chỉ rip-relative.

c. Enhanced Intel speedstep® technology (eist) là công nghệ đặc biệt của Intel được áp dụng cho các sản phẩm vi xử lý của họ, eist sẽ giúp các vi xử lý chạy với tốc độ phù hợp nhất trong các thời điểm khác nhau tuỳ theo trạng thái các ứng dụng đang chạy. Ta hãy hình dung một CPU có tốc độ 3.06ghz với công suất 110w có thể chạy chỉ với tốc độ 2.8ghz khi máy tính ở trạng thái nhàn rỗi và mức tiêu hao điện năng cũng như độ ồn hệ thống suy giảm đáng kể.
Thực tế ta thấy trong suốt một buổi làm việc, các máy tính thường xuyên hoạt động dưới mức công suất tối đa vì thế nếu eist được ứng dụng sẽ tiết kiệm được một lượng điện năng đáng kể, đặc biệt là với các nhà máy công sở có sử dụng máy vi tính với số lượng lớn.
d. Intel Intelligent power capability: là một bộ các khả năng được thiết kế nhằm giảm mức tiêu thụ điện năng và những yêu cầu về thiết kế. Tính năng này quản lý lượng tiêu thụ điện năng thời gian hoạt động của tất cả các nhân của CPU.
e. Virtualization technology: cho phép bạn sử dụng nhiều hệ điều hành cùng một lần. Điều này có nghĩa là bạn có thể chạy ứng dụng windows trong 1 “cửa sổ” và ứng dụng linux trong “cửa sổ” khác cùng lúc. Vt đặc biệt phù hợp cho đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng 2 hệ điều hành windows và linux.
f. Công nghệ dual core: công nghệ hai nhân, khác với ht, dual core có hai nhân thực sự nên hiệu năng đạt rất cao. Công nghệ này chỉ áp dụng cho các dòng pentium d và core 2 duo. Khác với ht, dual core không đòi hỏi sự hỗ trợ của hệ điều hành.
g. Công nghệ xd :(excute disable bit): công nghệ này cho phép CPU chống lại được lỗi tràn bộ đệm, ví dụ đơn giản là các virus blaster, sasser hoạt động trên nguyên lý tràn bộ đệm sẽ bất lực trước CPU loại này.
2. AMD
a. Công nghệ 3dnow!
Cùng một lúc với phát hành phiên bản k6-2 , vào tháng 5 năm 1998 , AMD đã lấy một phần tương tự như công nghệ katmai của Intel mà được phát hành cho tới cuối năm sau. Vào cuối tháng 3 năm 1999 , AMD đã tích hợp công nghệ 3dnow! Vào k6-2 , làm tăng hiệu quả của pc và đã bán được 14 triệu đơn vị trên toàn thế giới.
Bằng việc cải tiến bộ vi xử lí có khả năng tính toán dấu phảy động mạnh , công nghệ 3dnow! Kèm theo làm tăng hiệu quả tính toán của CPU với những phép tính đồ hoạ và những chương trình multimedia.
Quá trình xử lí đồ hoạ sử dụng pipeline có 04 tầng bao gồm :
* physics : CPU thực hiện những tính toán tập trung liên quan đến dấu phảy động để tạo nên những mô phỏng của thế giới thực và những vật thể bên trong nó.
* geometry - hình học : nó là sự tính toán những thuộc tính cơ bản của mỗi điểm của vật thể trong không gian 3 chiều. Những thuộc tính bao gồm : toạ độ xyz , giá trị màu rgb , hêk số phản chiếu. ...
* setup : CPU bắt đầu xử lí để tạo nên những hình ảnh 3d theo luật phối cảnh. Những lệnh bao gồm liên quan đến hình dáng , kích cỡ , vị trí. ..
* rendering : cuối cùng , bộ phận tăng tốc đồ hoạ cung cấp hình ảnh thực để pc đưa lên màn hình ,tính toán từng pixel : màu sắc , độ sáng tối , vị trí.


mỗi một lệnh 3dnow! Điều khiển hai phép toán liên quan đến dấu phảy động và vi cấu trúc k6-2 cho phép thực hiện 02 lệnh 3dnow! Trong một chu kì xung nhịp đồng hồ như vậy tổng cộng nó thực hiện được 04 lệnh liên quan đến dấu phảy động trong một chu kì xung nhịp đồng hồ.

Trong thiết kế bên trong k6-2 có những thành phần multimedia để tính toán những lệnh mmx , cùng với 3dnow! Cả hai kiểu có thể thực hiện công việc tính toán một cách liên tục.

Tất nhiên trong card đồ hoạ đã có phần cứng để tăng tốc quá trình tính toán nhưng đối với những phép tính liên quan đến dấu phảy động còn phải tính toán rất nặng nề. Trong cấu trúc của Intel dùng pentium ii và celeron cũng có những phép tính hỗ trợ đến phần trangle setup và AMD , cyrix , ibm còn phải đi sau.

Những lệnh 3dnow! Mới cũng cần bằng một phần nào của những phép toán dấu phảy động single instruction multiple data (simd) để tăng hiệu quả tính toán hình học 3d và mã hoá mpeg.

Ứng dụng rộng rãi của công nghệ 3dnow! Cho phép cyrix và idt/centaur sử dụg trong những bộ vi xử lí của họ.
b. Hypertransport giúp việc truyền thông tin giữa các chip (cầu nam, cầu bắc, bxl, bộ nhớ,...) Nhanh hơn, điều này không có nghĩa tốc độ của chip sẽ nhanh hơn mà chỉ là khả năng 'nói chuyện' với một chip hoặc thiết bị khác nhanh hơn với lượng dữ liệu nhiều hơn. Bạn có thể hình dung, nếu tuyến đường cao tốc giữa hai thành phố là hai chiều cho hai làn xe thì sẽ dễ xảy ra tai nạn và tắc nghẽn. Hypertransport làm cho tuyến đường này rộng hơn, do đó xe có thể chạy nhanh và nhiều hơn. Công nghệ này có thể áp dụng cho tất cả băng thông của bo mạch chủ, từ chipset đến bxl, bộ nhớ, agp, pci,...
Cung cấp tốc độ cực nhanh theo kiểu điểm đến điểm kết nối các thành phần trên mainboard, được phát minh bởi AMD và được ứng dụng trong những lĩnh vực đòi hỏi dữ liệu được truyền đi với tốc độ cao, tốc độ lớn và đỗ trễ nhỏ.
Ứng dụng công nghệ hypertrasport trong kiến trúc hệ thống nhằm vào các lưọi ích sau:
- tăng cường đáng kể độ rộng dải băng tần so với các ứng dụng khác
- thời gian trờ thực thi chỉ lệnh ngắn, giảm thiểu mọi hạn chế đối với xung nhịp bộ xử lý.
- xử lý giao thức dạng biểu kiến đối với hệ điều hành, không tạo xung đột trên các trình điều khiển thiết bị ngoại vi.
c. Phòng trống virus ( enhanced virus protection):

được kích hoạt khi sử dụng winxp2 trở lên, tự động cô lập, tiêu diệt virus, ngoài ra còn giúp ngăn ngừa hiện tượng tràn bộ đệm(buffer overflow)

d. Tích hợp cảm ứng nhiệt (intergrated heat spreader):

bảo vệ an toàn cho CPU, tự động tắt hệ thống khi nhiệt độ vựot quá mức cho phép.

e. Công nghệ AMD-v (AMD virtualization technology).

Công nghệ máy tính ảo giúp người sử dụng tại 1 thời điểm có thể dùng đồng thời song song nhiều hệ điều hành (hđh) trong cùng 1 máy tính.trước khi có công nghệ này, máy tính muốn dùng nhiều hệ điều hành thì sử dụng 1 trong 2 cách sau:

-sử dụng nhiều hđh cùng 1 lúc nhưng chỉ có 1 hđh khai thác trực tiếp tài nguyên hệ thống , các hđh còn lại được xem như 1 ứng dụng của hđh đầu tiên, chúng vẫn khai thác được tài nguyên của máy nhưng gián tiếp, tức là các hđh này không nhận diện được hệ thống phần cứng, chúng chỉ nhận diện được 1 hệ thống giả lập (không có thật, do phần mềm quản lí các hđh ảo tạo ra).

-cài nhiều hđh trong 1 máy nhưng tại 1 thời điểm chỉ có thể sử dụng được 1 hđh, hđh được sử dụng có thể khai thác trực tiếp tài nguyên hệ thống.

AMD virtualization giúp người dùng có thể cùng 1 lúc dùng nhiều hđh, các hđh đó đều khai thác trực tiếp tài nguyên hệ thống. Công nghệ này còn có tên mã là pacifica.

f. Energy efficient.
Thế hệ CPU AMD dùng socket 939 đã nổi tiếng về lượng điện năng tiêu thụ ít. Thế hệ CPU AMD sử dụng socket am2 đã có bước tiến lớn lớn hơn nữa về công suất tiêu thụ. Công suất tiêu thụ của các CPU dùng socket am2 thấp hơn thế hệ 939 từ 10% đến hơn 30%. Đây thực sự là 1 cải tiến hữu ích cho ocer và. .. Các phòng net. (công suất tiêu thụ điện thấp -> mát -> dễ oc cao).
g. Công nghệ tính toán 64 bit(AMD64):

chạy tốt cho hệ điều hành 32bit hiện nay và sẵn sàng tương thích cho hđh 64 bit trong tưong lai. Cấu trúc nền của AMD đã được thiết kế để tương thích và thực thi hiệu quả không những đối với các ứng dụng 32bit mà cả 64bit.

h. Bộ điều khiển bộ nhớ (memory control):
tích hợp vào trong nhân của CPU (core) nên cho dù bus bộ nhớ cao đến máy thì CPU đều đáp ứng được. Đồng thời giúp giảm đáng kể "độ trễ của dữ liệu do không phải truyền qua chípet cầu bắc và ngược lại, giúp "vứt bỏ" nút thắt dữ liệu và gia tăng băng thông giữa CPU với bộ nhớ ram.
i. Bộ nhớ ddr2.
Thế hệ CPU sử dụng socket am2 hỗ trợ ram ddr2 ở chế độ dual channel. Ram ddr2 có tốc độ cao hơn ddr1 , tiêu thụ điện năng ít hơn và hiện nay, ddr2 là chuẩn ram phổ biến nhất.

Bộ xử lí AMD hỗ trợ các loại ram ddr2 sau :
AMD sempron : ddr2-400/533/667.
AMD athlon 64 : ddr2-400/533/667.
AMD athlon 64 x2 : ddr2-400/533/667/800.
AMD athlon 64 fx : ddr2-400/533/667/800.




nguyendangnguyen43(i13a)

Tổng số bài gửi : 54
Join date : 16/07/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 Empty Ưu và nhược điểm của Window 32 bit và 64 bit

Bài gửi  nguyendangnguyen43(i13a) 24/7/2012, 11:41


Điện toán 64-bit đã ra đời cách đây khá lâu nhưng chỉ trong vòng vài năm
gần đây mới trở nên phổ biến nhờ sự ra đời của Windows 7 64-bit. Điều
gì khiến cho hệ điều hành này hấp dẫn như vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về version 32 bit cũng như 64 bit.


Trước khi xem Windows 64-bit mang lại những lợi ích gì chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua về kiến trúc 64-bit.
Bên trong CPU có một bộ phận gọi là các thanh ghi (register), các thanh
này có nhiệm vụ chứa các dữ liệu mà CPU cần để xử lý (kết quả của các
phép toán logic, địa chỉ 1 ô nhớ, …). CPU 32-bit nghĩa là độ rộng của
các thanh ghi bên trong CPU là 32-bit. Với thanh ghi có độ rộng 32-bit,
CPU có thể quản lý được 2 mũ 32 địa chỉ tương đương với khả năng quản lý
hơn 3GB RAM. Còn những CPU 64-bit con số này là 2 mũ 64 tương đương với
hơn 17 tỉ GB RAM.

Đến đây, chắc bạn đã phần nào hiểu được sự khác nhau giữa kiến trúc
32-bit và 64-bit, bây giờ chúng ta cùng xem xem lợi ích cũng như hạn chế
mà một hệ thống 64-bit mang lại.




Ưu điểm
Nhận và sử dụng nhiều hơn 4GB RAM

Như đã phân tích ở trên, hệ điều hành 32-bit nói chung và Windows
nói riêng chỉ có thể hỗ trợ được tối đa 4GB RAM (trên thực tế bạn chỉ có
thể sử dụng hơn 3GB một chút), còn với hệ điều hành 64-bit, con số này
lớn hơn rất nhiều. Hiện tại thì phiên bản Windows 7 Home đang giới hạn ở
16GB RAM, còn phiên bản Profesional và Ultimate thì nhiều hơn, hỗ trợ
tới 192GB.

Năng suất làm việc cao hơn
Không chỉ cho phép hệ điều hành sử dụng nhiều bộ nhớ hơn, mà bộ nhớ của
máy còn được sử dụng hiệu quả hơn nhờ các thanh ghi có độ rộng tới
64-bit và tình trạng ngốn bộ nhớ cũng ít khi xảy ra nhờ cơ chế phân phối
bộ nhớ của Windows 64-bit. Việc sử dụng lượng bộ nhớ RAM trên hệ thống
64-bit sẽ hiệu quả hơn so với 32-bit rất nhiều.

Tăng khả năng phân phối bộ nhớ cho từng ứng dụng
Windows 32-bit bị giới hạn lượng RAM cấp phát cho 1 ứng dụng (tối đa là
2GB). Những ứng dụng chính sửa ảnh, video hay ứng dụng tạo máy ảo đều
ngốn rất nhiều RAM nên việc thiếu bộ nhớ khi sử dụng những chương trình
này là thường xuyên gặp phải. Windows 64-bit không gặp phải hạn chế này
vì lượng RAM tối đa trên lý thuyết có thể cấp phát cho 1 ứng dụng đơn là
8 TB (8000 GB), quá thừa thãi ở thời điểm hiện tại. Các ứng dụng được
tối ưu hóa cho 64-bit như Photoshop hoạt động rất nhanh và tận dụng được
hết khả năng của CPU.





Lợi ích mà hệ điều hành 64-bit mang lại quả thật rất lớn nhưng bên cạnh đó cũng có một số hạn chế.

Nhược điểm
Nhiều thiết bị phần cứng và phần mềm cũ không tương thích với hệ điều hành 64-bit

Đây là hạn chế rõ nhất của các hệ điều hành 64-bit, với những thiết bị
được sản xuất trong vòng vài năm trở lại đây thì vấn đề này không lớn
lắm vì bạn có thể cập nhật driver cho hệ điều hành 64-bit nhưng nếu nhà
sản xuất không hỗ trợ cho thiết bị đó nữa thì bạn chẳng còn cách nào
khác ngoài việc đi mua mới.

Đối với phần mềm cũng tương tự, 1 số chương trình được viết cho hệ điều
hành 32-bit không thể chạy trên nền 64-bit nếu không có các bản patch
từ nhà phát triển. Bạn có thể giả lập hệ điều hành 32-bit để chạy chúng
nhưng việc này xem ra không mấy hiệu quả. Đối với các Game cũ thì không
chạy được trên nền 64-bit cũng là đương nhiên và hiếm có nhà sản xuất
nào tung ra bản patch 64-bit cho 1 game đã ra đời cả chục năm(như
Halo:Combat Evolved chẳng hạn).

Chưa kể đến việc 1 số chương trình có phiên bản dành cho 64-bit tuy
nhiên những phần mở rộng cho chương trình đó thì lại không, ví dụ điển
hình trình duyệt Firefox có rất nhiều plugin phong phú nhưng khi chuyển
lên hệ điều hành 64-bit thì những plugin này lại không được hỗ trợ hoặc
chưa kịp phát triển.

Tuy nhiên những nhược điểm trên có lẽ chỉ thể hiện rõ trên Windows XP 64
bit và Vista 64 bit còn phiên bản 64 bit của Windows 7 đã khắc phục
phần lớn vấn đề tương thích nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi cài
đặt.

Những CPU hỗ trợ tập lệnh 64-bit
Hầu hết các CPU mới hiện nay có thể cài đặt Windows 7 đều hỗ trợ tập
lệnh 64-bit nhưng để chắc chắn thì bạn có thể sử dụng phần mềm miễn phí
CPU-Z để kiểm tra:


Thảo luận Bài 3 Cpuz1

Ở mục Instructions nếu có tập lệnh EM64T (với CPU AMD là x86-64) thì bạn có thể yên tâm là CPU có hỗ trợ tập lênh 64 bit.

nguyendangnguyen43(i13a)

Tổng số bài gửi : 54
Join date : 16/07/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 Empty So Sánh phần mềm máy ảo Vmware và VirtualPC

Bài gửi  nguyendangnguyen43(i13a) 24/7/2012, 11:42



Giống nhau:
- Giúp giả lập máy tính ảo trên một máy tính thật. Khi cài đặt chúng lên, ta có thể tạo nên các máy ảo chia sẻ CPU, RAM, Card mạng với máy tính thật. Điều này cho phép xây dựng nên một hệ thống với một vài máy tính được nối với nhau theo một mô hình nhất định, người sử dụng có thể tạo nên hệ thống của riêng mình, cấu hình theo yêu cầu của bài học.

Khác nhau:
- Về mạng nội bộ, VMW cung cấp tới 4 phương thức kết nối: 'Bridged Connection', 'Network Address Translation', 'Host Only' và 'Custom'. 'Bridged Connection' cho phép máy ảo trực tiếp kết nối với mạng LAN hoặc Internet. 'Network Address Translation' cho phép máy ảo kết nối mạng bằng cách dùng chung địa chỉ IP của máy chủ. 'Host Only' tạo một mạng riêng mà trong đó máy chủ được coi như một máy tính tách rời. Với 'Custom', bạn có thể tạo một mạng ảo theo những yêu cầu cụ thể. Chúng tôi sử dụng phương thức 'Network Address Translation' và nhận thấy việc kết nối mạng không gặp bất kỳ khó khăn gì trong cả 2 môi trường Windows và Linux.

- VPC đòi hỏi 2 cửa sổ chương trình: một cho việc quản lí các máy ảo, một cho từng máy ảo. Ngược lại, VMW lại gộp cả 2 cửa sổ trên vào làm một. Tuy nhiên, VPC cung cấp menu của cửa sổ chương trình đơn giản hơn của VMW. Cả 2 phần mềm đều cho phép thực hiện tất cả các thao tác cấu hình chi tiết thông qua menu chính, song bạn cũng có thể trực tiếp thực hiện một số thiết đặt thông qua các biểu tượng ở thanh trạng thái phía dưới.


nguyendangnguyen43(i13a)

Tổng số bài gửi : 54
Join date : 16/07/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 Empty Hai mô hình liên lạc giữa các tiến trình.

Bài gửi  nguyendangnguyen43(i13a) 24/7/2012, 11:43


- Truyền thông điệp(Message-Passing):
+ Cho phép các tiến trình(P) gửi các khuôn dữ liệu có khuôn dạng tới bất kỳ P nào.
+ Chức năng của hệ thống truyền thông điệp là cho phép các quá trình giao tiếp với các quá trình khác mà không cần sắp xếp lại dữ liệu chia sẻ.
+ Đơn vị truyền thông tin trong cơ chế truyền thông điệp là một thông điệp, do đó các P có thể trao đổi dữ liệu ở dạng cấu trúc.
- Dùng bộ nhớ chung(Shared-Memory):
+ Với phương thức này, các P chia sẻ một vùng nhớ vật lý thông qua trung gian không gian địa chỉ của chung. Một vùng nhớ chia sẻ tồn tại độc lập với các P, và khi một P muốn truy xuất tới vùng nhớ này, P phải kết gắn vùng nhớ chung đó vào không gian địa chỉ riêng của từng P, và thao tác trên đó như một vùng nhớ riêng của mình.
+ Đây là phương pháp nhanh nhất để trao đổi dữ liệu giữa các P. Nhưng phương thức này cũng làm phát sinh các khó khăn trong việc đảm bảo sự toàn vẹn dữ liệu.
+ Một khuyết điểm của phương pháp liên lạc này là không thể áp dụng hiệu quả trong các hệ phân tán, để trao đổi thông tin giữa các máy tính khác nhau.

Mô hình :Thảo luận Bài 3 Unledcrl

nguyendangnguyen43(i13a)

Tổng số bài gửi : 54
Join date : 16/07/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 Empty Thông dịch , chức năng, vai trò ?Phân Biệt thông dịch với biên dịch

Bài gửi  buidainghia(113A) 24/7/2012, 17:58

Thông dịch
-Chức năng:
Lấy câu lệnh tiếp theo và thực thi nó (các câu lệnh giải quyết việc tạo, xóa sửa, xem thông tin tiến trình, hệ thống. Điều khiển truy cập I/O. Quản lý sử dụng bộ nhớ,....

-Vai trò:
Là giao diện chủ yếu giữa người dùng và hệ điều hành. Ví dụ; shell, mouse-based windows and menu.
Liên hệ chặt chẽ với các thành phần khác của hệ điều hành để thực thi các yêu cầu của người dùng.
-Phân biệt :
Trình thông dịch: chuyển từng mã nguồn ra danh sách lệnh máy rồi thực thi chúng ngay trước khi dịch mã nguồn tiếp theo.

Trình biên dịch: còn gọi là phần mềm biên dịch, compiler, là một chương trình máy tính làm công việc dịch một chuỗi các câu lệnh được viết bằng một ngôn ngữ lập trình (gọi là ngôn ngữ nguồn hay mã nguồn), thành một chương trình tương đương nhưng ở dưới dạng một ngôn ngữ máy tính mới (gọi là ngôn ngữ đích) và thường là ngôn ngữ ở cấp thấp hơn, như ngôn ngữ máy. Chương trình mới được dịch này gọi mã đối tượng.

buidainghia(113A)

Tổng số bài gửi : 43
Join date : 20/07/2012
Age : 35

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 Empty Kỹ thuật máy ảo, với những ưu điểm và nhược điểm

Bài gửi  buidainghia(113A) 24/7/2012, 18:09

Ưu điểm:
- Tính bảo mật cao do các máy ảo độc lập với nhau. Các tài nguyên của máy vật lý được bảo vệ hoàn toàn vì các máy ảo có Thiết bị ảo(Một ổ đĩa ảo, thậm chí toàn bộ máy ảo thực tế chỉ là một tập tin của máy vật lý). Có thể lấy từ Internet về một chương trình lạ và thử vận hành trên máy ảo mà không sợ ảnh hưởng (ví dụ: do virus) vì nếu có sao cũng chỉ bị hỏng máy ảo.
- Dễ phát triển hệ thống( System Development) mà không sợ làm ảnh hưởng đến công việc toàn hệ thống máy đang vận hành, HĐH là chương trình phức tạp, cần liên tục thử nghiệm, tinh chỉnh, hoàn thiện và nâng cấp. Có thể tiến hành phát triển hệ thống trên một máy ảo thay vì làm trên máy thực.

Khuyết điểm:
- Việc cài đặt các phần mềm giả lặp phần cứng thường rất khó khăn

buidainghia(113A)

Tổng số bài gửi : 43
Join date : 20/07/2012
Age : 35

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 Empty Re: Thảo luận Bài 3

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 5 trang 1, 2, 3, 4, 5  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết