Câu 1: Trình bày mô hình chuyển trạng thái của tiến trình (Định nghĩa tiến trình là gì? Chỉ ra 5 trạng thái có thể có trong vòng đời của tiến trình; Phân biệt được hàng chờ công việc với hàng chờ sẵn sàng)
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Câu 1: Trình bày mô hình chuyển trạng thái của tiến trình (Định nghĩa tiến trình là gì? Chỉ ra 5 trạng thái có thể có trong vòng đời của tiến trình; Phân biệt được hàng chờ công việc với hàng chờ sẵn sàng)
1) Định nghĩa tiến trình (Process):
- Process là chương trình được thực thi:
+ Được nạp vào bộ nhớ.
+ Có các thông tin trạng thái: thanh ghi PC, các thanh ghi, …
- Mỗi process thực thi trên một CPU ảo
- Hệ thống có nhiều process đồng thời:
+ Đa chương- 1 CPU.
+ Đa xử lý – nhiều CPU trên 1 máy.
+ Phân bô – nhiều CPU trên nhiều máy.
-Tổ chức thứ bậc các process:
+ Process có thể được tạo do hệ điều hành, người sử dụng hay do process khác tạo ra.
+ Khi kết thúc process có thể có các kết quả: bình thường, xảy ra lỗi, bị process khác kết thúc.
+ Process tạo process khác: Parent process tạo ra Child process.
+Windows không có tổ chức thứ bậc, các process được tạo là tương đương. Trong UNIX thì là các process group.
2) Mô hình chuyển trạng thái của tiến trình:
Ta có sơ đồ trạng thái sau:
- New: tiến trình được tạo lập, lúc này khối thông tin quản lý process (PCB) đã được tạo. Process chưa được nạp vào bộ nhớ chính.
- Ready: tiến trình đang chờ CPU được xử lý (có thể nằm trong hàng đợi, vì có thể có nhiều ready process).
- Blocked: tiến trình bị chặn, không thể thực thi cho đến khi có biến cố (ví dụ như chờ đến thời gian thực thi) xảy ra (cũng được quản lý bằng hàng đợi).
- Running: tiến trình đang thực thi, chỉ có 1 process được thực thi tại 1 thời điểm trên hệ thống đa chương.
- Exit: tiến trình kết thúc, khối thông tin quản lý process vẫn còn được lưu giữ (cho phép rút trích).
=> Trong quá trình thực thi, các tiến trình có thể xảy ra vấn đề tranh chấp tài nguyên dùng chung, hay hết thời gian thực thi, lúc này tiến trình bị chặn. Khi bị chặn, tiến trình phải chờ xảy ra biến cố mới lại thực thi tiếp (thời gian thực thi hoặc tài nguyên được process kia sử dụng xong), nếu trong tranh chấp tài nguyên thì có thể có tiến trình có độ ưu tiên hơn được thực thi trước. Thực thi xong, kết thúc tiến trình.
Sơ đồ chuyển trạng thái giữa 2 tiến trình:
Tiến trình được thực thi có thể bị dừng do ngắt quãng (Clock Interrupt hay I/O Interrupt) hoặc khi có lệnh gọi hệ thống, lỗi (System call, Trap). Trạng thái lưu vào khối thông tin quản lý PCB này, thực thi tiếp tại PCB được chuyển rồi lại được trả về cho PCB này. Trong khoảng thời gian ngắt quãng các process thay phiên thực hiện luân chuyển cho đến khi hoàn tất.
3) Phân biệt hàng chờ công việc với hàng chờ sẵn sàng: (hay còn gọi là Job Queue và Ready Queue)
Job Queue: là hàng chờ công việc, chứa các tiến trình chờ được vận hành.
Ready Queue: là hàng chờ sẵn sàng, chứa các tiến trình chờ được cấp CPU.
Giống nhau:
- Đều là các hàng chờ chứa các tiến trình cần vận hành.
- Đều cần thuật giải điều phối để sắp xếp các tiến trình.
Khác nhau:
- Dùng giải thuật điều phối chậm(Long - term Scheduler) để đưa các tiến trình từ Job Queue vào Ready Queue.
- Dùng giải thuật điều phối nhanh(Short - term Scheduler) chọn các tiến trình trong Ready Queue để cấp CPU.
Job Queue : Có nhiều thời gian xử lý hơn.
Ready Queue : Có ít thời gian so với Job Queue.
***********
MONG CÁC BẠN BỔ SUNG THÊM Thanks
- Process là chương trình được thực thi:
+ Được nạp vào bộ nhớ.
+ Có các thông tin trạng thái: thanh ghi PC, các thanh ghi, …
- Mỗi process thực thi trên một CPU ảo
- Hệ thống có nhiều process đồng thời:
+ Đa chương- 1 CPU.
+ Đa xử lý – nhiều CPU trên 1 máy.
+ Phân bô – nhiều CPU trên nhiều máy.
-Tổ chức thứ bậc các process:
+ Process có thể được tạo do hệ điều hành, người sử dụng hay do process khác tạo ra.
+ Khi kết thúc process có thể có các kết quả: bình thường, xảy ra lỗi, bị process khác kết thúc.
+ Process tạo process khác: Parent process tạo ra Child process.
+Windows không có tổ chức thứ bậc, các process được tạo là tương đương. Trong UNIX thì là các process group.
2) Mô hình chuyển trạng thái của tiến trình:
Ta có sơ đồ trạng thái sau:
- New: tiến trình được tạo lập, lúc này khối thông tin quản lý process (PCB) đã được tạo. Process chưa được nạp vào bộ nhớ chính.
- Ready: tiến trình đang chờ CPU được xử lý (có thể nằm trong hàng đợi, vì có thể có nhiều ready process).
- Blocked: tiến trình bị chặn, không thể thực thi cho đến khi có biến cố (ví dụ như chờ đến thời gian thực thi) xảy ra (cũng được quản lý bằng hàng đợi).
- Running: tiến trình đang thực thi, chỉ có 1 process được thực thi tại 1 thời điểm trên hệ thống đa chương.
- Exit: tiến trình kết thúc, khối thông tin quản lý process vẫn còn được lưu giữ (cho phép rút trích).
=> Trong quá trình thực thi, các tiến trình có thể xảy ra vấn đề tranh chấp tài nguyên dùng chung, hay hết thời gian thực thi, lúc này tiến trình bị chặn. Khi bị chặn, tiến trình phải chờ xảy ra biến cố mới lại thực thi tiếp (thời gian thực thi hoặc tài nguyên được process kia sử dụng xong), nếu trong tranh chấp tài nguyên thì có thể có tiến trình có độ ưu tiên hơn được thực thi trước. Thực thi xong, kết thúc tiến trình.
Sơ đồ chuyển trạng thái giữa 2 tiến trình:
Tiến trình được thực thi có thể bị dừng do ngắt quãng (Clock Interrupt hay I/O Interrupt) hoặc khi có lệnh gọi hệ thống, lỗi (System call, Trap). Trạng thái lưu vào khối thông tin quản lý PCB này, thực thi tiếp tại PCB được chuyển rồi lại được trả về cho PCB này. Trong khoảng thời gian ngắt quãng các process thay phiên thực hiện luân chuyển cho đến khi hoàn tất.
3) Phân biệt hàng chờ công việc với hàng chờ sẵn sàng: (hay còn gọi là Job Queue và Ready Queue)
Job Queue: là hàng chờ công việc, chứa các tiến trình chờ được vận hành.
Ready Queue: là hàng chờ sẵn sàng, chứa các tiến trình chờ được cấp CPU.
Giống nhau:
- Đều là các hàng chờ chứa các tiến trình cần vận hành.
- Đều cần thuật giải điều phối để sắp xếp các tiến trình.
Khác nhau:
- Dùng giải thuật điều phối chậm(Long - term Scheduler) để đưa các tiến trình từ Job Queue vào Ready Queue.
- Dùng giải thuật điều phối nhanh(Short - term Scheduler) chọn các tiến trình trong Ready Queue để cấp CPU.
Job Queue : Có nhiều thời gian xử lý hơn.
Ready Queue : Có ít thời gian so với Job Queue.
***********
MONG CÁC BẠN BỔ SUNG THÊM Thanks
HuynhNgoHaiDang(HLT3)- Tổng số bài gửi : 8
Join date : 17/03/2014
RE:
mo cai newtopic chi day post cai rely được rồi
LamQuocVu(HLT3)- Tổng số bài gửi : 31
Join date : 17/03/2014
Similar topics
» Thảo luận Bài 4
» Thảo luận Bài 4
» Thảo luận Bài 4
» Câu 1: Trình bày mô hình chuyển trạng thái của tiến trình ( Process State )
» Trình bày khái niệm và mô hình chuyển trạng thái của tiến trình?
» Thảo luận Bài 4
» Thảo luận Bài 4
» Câu 1: Trình bày mô hình chuyển trạng thái của tiến trình ( Process State )
» Trình bày khái niệm và mô hình chuyển trạng thái của tiến trình?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết