Tin học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thảo luận Bài 1

+26
LeThiHuyenTrang(HLT3)
HuynhQuangLuc52 (HLT3)
NguyenTrungTruc(HLT3)
NguyenVietLong08(HLT3)
KhanhChan
HuynhHuuPhat(HLT3)
VanPhuAnhTuan95(HLT3)
LamQuocVu(HLT3)
NguyenVanNgoc (HLT3)
TranNguyenBinh(HLT3)
dangthituyetnhungTH08a1
LeVanVan69 (I22B)
TranThaiHung (TH10A2)
BuiNguyenHoangYen (HLT3)
CaoBaDuc-25-HLT3
DaoThanhDuong (HLT3)
NguyenQuocCuong(HLT3)
NguyenHaAn(I22A)
NguyenThiThuThao(TH09A2)
VoMinhQuang (HLT3)
NguyenHuuSonLam(TH10A1)
NguyenXuanLinh(HLT3)
PhanVietTrung(HLT3)
truongphamhuytruong.i11c
DoTanTai (HLT3)
Admin
30 posters

Trang 1 trong tổng số 3 trang 1, 2, 3  Next

Go down

Thảo luận Bài 1 Empty Thảo luận Bài 1

Bài gửi  Admin 2/3/2014, 16:46

Thảo luận những vấn đề liên quan đến Bài 1.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 294
Join date : 18/02/2009

https://hedieuhanh.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 Empty Hệ Điều Hành là máy tinh mở rộng (máy tính ảo)

Bài gửi  DoTanTai (HLT3) 9/3/2014, 20:26

-Hệ Điều Hành (Operating System - OS) đóng vai trò là máy tính mở rộng (Máy tính ảo) phục vụ nhu cầu của con người mà cụ thể là:
+Hệ Điều Hành là phần trung gian (công cụ giao tiếp) giữa người sử dụng và phần cứng của máy tính,qua đó giúp người sử dụng có thể tối đa hóa các chức năng mà máy tính mang lại.
Nếu muốn giải quyết một vấn đề trên máy tính mà không có hệ điều hành (HĐH),con người phải tiếp xúc trực tiếp với phần cứng để có thể có câu trả lời cho vấn đề đó.Nhưng nếu như vậy sẽ khó khăng và hiệu xuất cực thấp so với tiếp cận vấn đề thông qua hệ điều hành.Hệ điều hành giúp con người giao tiếp với phần cứng,tạo ra một môi trường ảo mà trong đó cho phép con người đưa ra các chỉ thị và thu về kết quả mà mình cần một cách dể dàng,thuận tiện,và nhanh chóng.
+Xét về chức năng cụ thể của HĐH:Quản trị, phân phối công việc cho hệ thống thiết bị để hệ thống thiết bị hoạt động hiệu quả nhất.Là môi trường hoạt động cho các ứng dụng được phát triển,tạo ra không gian ảo,môi trường ảo qua đó thuận lợi cho khả năng giải quyết và tiếp thụ vấn đề kết quả của người sử dụng.
+Hệ Điều Hành là một hệ thông phân cấp xếp chồng lên nhau,được chia làm nhiều tần,nhiều lớp,mỗi lớp giải quyết một vấn đề cụ thể.Và con người giao tiếp với tần ảo cuối cùng.Điều đó giúp đơn giản hóa vấn đề và tích cực trọng quá trình giao tiếp giữa người và máy tính.
Thảo luận Bài 1 2lwpw75
Bằng hình minh họa trên ta có thể dể dàng biết được cách tiếp cận của con người với máy tính mà trong đó HĐH đóng vai trò vô cùng quan trọng.Máy tính mở rộng và quản lý tài nguyên là hai thuật ngữ chung nhất được dùng để xác định một HĐH. Máy tính mở rộng (trừu tượng máy) là mục tiêu thiết kế nguyên thủy đối với HĐH và quản lý tài nguyên giải nghĩa cho việc thực hiện mục tiêu đó.

-Vậy tại sao bắt buộc phải có HĐH?

Như đã nói HĐH giúp ta giao tiếp với phần cứng,và tạo nên môi trường hoạt động của các ứng dụng.Điều phối khả năng hoạt động,quản lý hệ thống.Qua đó có thể nhận ra được vai trò không thể thiếu của máy tính ảo.

Đi sâu vào thuật ngữ "Máy tính ảo" thêm 1 chút để có thể hiểu sâu xa hơn về HĐH: Đầu tiên môi trường HĐH tạo ra là một môi trường ảo,và cho phép các ứng dụng,môi trường ảo hoạt động trong nó.Có nghĩa là ảo trong ảo,và cứ mỗi lớp như thế HĐH giúp con người dể tiếp cận vấn đề một cách trực quan,sinh động và dể dàng hơn.
Ví dụ như khi nghe một bài hát thông qua máy tính,ta cần File nhạc,phần mềm cho phép đọc File (hoặc website chia sẽ File nhạc đó) cả 2 yếu đó đó điều hoạt động trên HĐH và vẫn cho phép tao nghe được bài hát mà không cần có ca sĩ nào trực tiếp thể hiện ở đó.
Con người sẽ giao tiếp với lớp ảo cuối cùng.Cũng là lớp gần với ta nhất,dể tiếp thu nhất.

-Ưu,nhược điểm của HĐH:
+Ưu điểm:HĐH là là một hệ thống phân cấp xếp chồng lên nhau.Nên rất thuận lợi cho việc quản lý,phát triển,bảo trì.Chia là nhiều tần giúp ta khống chế độ phức tạp một cách hiệu quả
Xét về lâu dài HĐH nhiều lớp cho kết quả cao hơn hẳng
+Nhược điểm:
Vì nhiều tần trung giang nên hiệu năng,tốc độ của của máy tính sẽ giảm.(Có thể bù đắp trong bối cảnh phần cứng đang phát triển rất nhanh hiện nay.Với vai trò của một người lập trình nên chú trọng vấn đề kết quả chính xác thuận tiện hơn so với nhưng điều trên)
Con người giao tiếp chủ yếu với lớp ảo trên cùng nên khó có khả năng đi sâu xát vào những lớp dưới.



---------------------------------------------------------------
Thông tin thêm (Sưu tầm)
Máy tính có thể sẽ không cần hệ điều hành
Trong tương lai, người dùng máy tính có thể sẽ không biết đến hệ điều hành hay các phần mềm ứng dụng là gì, vì mọi thứ đều có thể thực hiện trên các trình duyệt mã nguồn mở.
Tại hội thảo quy tụ 4.000 nhà phát triển của Google diễn ra ngày 27/5, Eric Schmidt, giám đốc điều hành Google, đã đưa ra dự đoán hết sức táo bạo về công nghệ trong tương lai, mà ở đó, internet và trình duyệt web sẽ thay thế cho hệ điều hành của máy tính. “Đã đến lúc chúng ta nắm bắt cơ hội có thể tạo ra sự kinh ngạc chưa từng có”, Schmidt chốt lại bài phát biểu “kích động” các nhà phát triển của Google.



Thời gian qua, nhiều khuynh hướng khai thác internet và sự mở rộng khả năng của các trình duyệt là những dấu hiệu ủng hộ cho quan điểm mà Schmidt đưa ra. Đơn cử, một số website cho phép người truy cập chỉnh sửa hình ảnh, tạo hiệu ứng… từ loại đơn giản như Picnik, FotoFlexer, TiltShiftMaker cho tới những trình duyệt có “sức mạnh” không kém các phần mềm ứng dụng phổ thông là bao như Photoshop Express, Splashup…

Ngoài ra, có thể kể tới các ứng dụng văn phòng trực tuyến như Google Docs, Zoho hay ThinkFree. Các ứng dụng trực tuyến này cung cấp cho người dùng những công cụ tối thiểu để làm việc văn phòng đơn giản như soạn thảo văn bản, soạn thảo trình chiếu, lập bảng tính, kiểm tra thư điện tử, lập lịch làm việc…



Một mầm mống nữa dự báo sự ra đi của hệ điều hành nằm ở sự phát triển của điện thoại thông minh và thiết bị cầm tay nhỏ gọn. Thế hệ thiết bị cầm tay mới có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu hoàn thành công việc của người sử dụng trong mọi điều kiện làm việc. Điều này khuyến khích các nhà phát triển công nghệ tìm cách tách rời các ứng dụng khỏi thiết bị số, người dùng sẽ không phải cài đặt bất kỳ gì chương trình hay phần mềm nào.

Khi đó, điện thoại hay máy tính chỉ đóng vai trò như những thiết bị đầu cuối. Việc thao tác và ra lệnh và thao tác được người sử dụng thực hiện trên thiết bị cầm tay, còn việc xử lý lại được thực hiện trên máy chủ của nhà cung cấp. Đối với “những con người của công việc”, thật dễ dàng cho họ khi ở bất kỳ đâu cũng có thể theo dõi công việc với thiết bị làm được một việc duy nhất, đó là truy cập internet và lướt web. Ý tưởng về việc sử dụng trình duyệt web như một đại diện cho các phần mềm ứng dụng hay nói ngắn gọn là hệ điều hành trình duyệt rất có thể xuất phát từ đây.

Thêm vào đó, xu hướng xử lý dữ liệu và chia sẻ trực tuyến cũng góp thêm một tia hy vọng cho tương lai mà Schmidt nhắc tới. Trong cùng môi trường internet, các trình duyệt giúp người dùng chỉnh sửa các bức ảnh mới, rồi cũng chính nó chia sẻ những hình ảnh này tới bạn bè của họ thông qua các website ảnh như Flickr, Photobucket hay qua các mạng xã hội như FaceBook, MySpace chỉ bằng một đoạn mã html hoặc một đường link ngắn gọn…

Còn với những bạn trẻ say mê âm nhạc, thật thoải mái khi không phải cân nhắc chọn loại máy nghe nhạc có dung lượng bao nhiêu, vì tất cả các tác phẩm âm nhạc đều được lưu trữ “ở một nơi xa lắm”, việc mà họ phải làm là tìm kiếm và thưởng qua các trình duyệt dẫn tới các website như youtube.com, imeem.com…

Những rào cản đáng kể

Trong tầm nhìn của các nhà phát triển công nghệ, có vẻ như mọi việc đã sẵn sàng. Trừ Internet Explorer (IE), Microsoft, các đại gia trình duyệt có tên tuổi còn lại như Opera, Firefox, Sarafi và Chrome đều đã chuẩn bị cho quá trình kéo ứng dụng ra khỏi những chiếc máy tính cá nhân để chuyển sang chạy trên nền web.

Các chuyên gia công nghệ cho rằng, chỉ 10 đến 15 năm nữa, khi mà tốc độ internet được cải thiện đáng kể, dự báo của Schmidt sẽ thành hiện thực. “Microsoft nên run sợ đi là vừa” hay “có thể Window 7 sẽ là hệ điều hành cuối cùng”… là những ý kiến mà dân công nghệ thông tin bàn tán sôi nổi trên các diễn đàn ảo.

Thế nhưng, tương lai này đối mặt với không ít khó khăn. Cộng đồng công nghệ cũng như người sử dụng lo ngại Google, người đang nắm trong tay ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML5) nền tảng của hệ điều hành trình duyệt sẽ nổi lên như một “ông trùm” mới thế chân Microsoft. Zeta Eltoro. Một độc giả của hãng tin công nghệ Cnet nhận xét: “Nhiều người dùng đã cố gắng 'tẩy não' bạn bè họ về việc sử dụng trình duyệt IE chậm như thế nào nhưng vẫn không cản được sự phổ biến của trình duyệt này. Tất cả là vì Microsoft đã độc quyền. Đó có thể là mặt tiêu cực của hệ điều hành trình duyệt trong tương lai”.

Hơn nữa, mối lo phụ thuộc quá nhiều vào internet khiến người dùng băn khoăn. Tradade, thành viên mạng xã hội Linkhay bình luận: “Phụ thuộc hoàn toàn vào mạng là điều tớ không muốn chút nào”. Quả thật, “đứt mạng” có thể đồng nghĩa với việc tắt máy. Ngoài ra, không phải công việc nào mà người dùng muốn thao tác với máy tính hay thiết bị cầm tay cũng cần hoặc muốn vào internet.

Vì vậy, gần 4.000 nhà phát triển vừa tham gia hội thảo của Google không chỉ đau đầu trong việc hoàn thiện ý tưởng mới mà còn phải đối mặt với sự “trái tính, trái nết” của hàng triệu người sử dụng.




DoTanTai (HLT3)

Tổng số bài gửi : 1
Join date : 09/03/2014

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 Empty MÔ HÌNH FILE SERVER VÀ CLIENT SERVER

Bài gửi  truongphamhuytruong.i11c 9/3/2014, 23:08

Theo mình biết thì sự khác nhau của 2 mô hình như sau:
File-server: là mô hình trong đó một máy tính có nhiệm vụ làm nơi lưu trữ dữ liệu, cho phép các máy tính trong cùng hệ thống mạng có thể lưu trữ và truy xuất file đang lưu trên đó. File-server giúp các máy tính trong cùng hệ thống mạng có thể chia sẻ file với nhau không cần thông qua các thiết bị lưu trữ tạm thời như USB, đĩa CD/DVD hay ổ cứng di động để truyền file. Trong một mô hình mạng đơn giản, File-server có thể chỉ là một máy tính bình thường đóng vai trò làm nơi chia sẻ file. Trong một hệ thống mạng phức tạp hơn, File-Server có thể là một thiết bị NAS (network-attached storage).

Client-server: là một mô hình được sử dụng rộng rãi trong mạng máy tính. Ý nghĩa của mô hình này là máy khách (Client) sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ (Server), máy chủ sẽ xử lý và trả kết quả về cho máy khách. Những yêu cầu ở đây có thể là một trang web (Web-Server), Email (Mail-Server).... Mô hình Client-Server bao gồm cả File-Server vì nó hỗ trợ cả việc lưu trữ và chia sẻ file.

Còn thiếu thông tin gì thì các bạn bổ sung giúp mình nhé.

truongphamhuytruong.i11c

Tổng số bài gửi : 50
Join date : 26/08/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 Empty Ưu điểm và nhược điểm của ảo hóa hệ điều hành

Bài gửi  truongphamhuytruong.i11c 9/3/2014, 23:12



Chúng tôi đã giới thiệu những vấn đề mang tính cơ bản về cách làm việc của kỹ thuật ảo hóa hệ điều hành như thế nào cho các bạn trong phần trước. Qua đó các bạn đã thấy được đây là một công cụ khá thú vị, nhưng tại sao nên sử dụng công nghệ này trong cơ sở hạ tầng của mình? Hay nói theo cách khác, công nghệ này có những ưu điểm gì? Rõ ràng cũng có một số nhược điểm mà chúng ta cũng cần phải đề cập đến nhưng đầu tiên chúng ta hãy đi tìm hiểu những ưu điểm của nó.

Ưu điểm

Sự dự phòng linh động

Với ảo hóa hệ điều hành, bạn có thể dễ dàng kết nối các ổ đĩa ảo (Vdisk) khác vào một hệ thống. Máy khách có thể dễ dàng khởi động hệ điều hành khác hoặc role khác. Điều này rất hữu dụng cho các môi trường Terminal Server khi sử dụng nguyên lý silo (hay cũng được gọi là Application Load Managed Groups), một silo có thể được mở rộng dung lượng một cách dễ dàng. Cũng theo đó, các máy trạm hoặc các máy chủ có thể được gán một role cụ thể khi cần thiết bằng cách gán một đĩa ảo khác.

Hỗ trợ đa image trên hệ thống, gồm có cả menu khởi động

Việc dự phòng linh động mở rộng có thể tạo lên một bước đi dài hơn trong việc gán nhiều image đồng thời cho một client. Khi bắt đầu, một menu khởi động cũng có thể được hiện diện cho máy khách, chính vì vậy người dùng có thể chọn hệ điều hành nào (với một role khác) sẽ được khởi động. Trong trường hợp này, một hệ thống có thể được sử dụng cho một số mục đích bên trong khoảng thời gian tính theo giây.

Triển khai phần mềm (OS/App) nhanh

Việc bổ sung thêm máy chủ mới hoặc máy trạm vào cơ sở hạ tầng chỉ mất một vài phút thay vì phải cài đặt và cấu hình hệ thống một cách thủ công hoặc thông qua công cụ triển khai, mất tối thiểu cũng một vài giờ, chỉ cần một số bước, máy khách sẽ được gán cho một đĩa ảo và có thể được sử dụng trong sản xuất.

Hệ thống giống nhau 100%

Thông thường, việc khắc phục sự cố các vấn đề thường tập trung vào một máy vì ở đó có sự khác nhau trên máy tính đó. Đặc biệt là trong Terminal Servers, đây là một thành phần quan trọng mà tất cả các máy chủ đang cấu hình cùng một role (silo) giống nhau. Vấn đề này chỉ áp dụng cho các ổ đĩa chia sẻ vì trong đĩa private, các thay đổi sẽ được lưu lại.

Cải thiện dễ dàng cho các nâng cấp và các hotfix của các ứng dụng và hệ điều hành

Với sự ảo hóa hệ điều hành, một nâng cấp hoặc một hotfix chỉ nên được bổ sung cho image Virtual Disk thay vì tất cả các máy chủ. Mặc dù vậy, bạn có thể tạo một đĩa ảo mới gồm có nâng cấp hoặc hotfix sau đó kiểm tra thử nó một cách dễ dàng bằng cách gán ổ đĩa ảo này cho một máy tính nào đó. Nếu các lần kiểm tra diễn ra thành công thì đĩa ảo này có thể được gán cho tất cả các máy khách khác. Về phía các bạn, chỉ cần tạo thủ tục/ các hệ thống để quản lý các nâng cấp và các phiên bản ổ đĩa ảo khác.

Dễ dàng rollback các kịch bản

Mặc dù nâng cấp hoặc hotfix đã được test qua nhưng trong suốt quá trình sản xuất, hành vi của nâng cấp hay hotfix này vẫn không diễn ra như mong đợi. Khi đó bằng cách gán đĩa ảo cho các máy khách đó và khởi động lại chúng, bạn có thể chuyển đổi về trạng thái trước đó một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Sau khi khởi động lại, hệ thống sẽ trở về trạng thái sạch trơn

Ưu điểm này chỉ áp dụng cho các image chia sẻ. Nếu hệ thống của bạn có hành vi nào đó lạ thường, thường một cài đặt lại hoàn tất là một giải pháp cho trường hợp này, tuy nhiên với sự ảo hóa hệ điều hành (kết hợp với ổ đĩa chia sẻ), mỗi một máy chủ chỉ cần khởi động lại và load các cấu hình mặc định lại.

Nhược điểm

Ảo hóa hệ điều hành không phải là “kỳ quan của thế giới”, chính vì vậy cũng có những điểm yếu trong công nghệ này.

Không có khả năng làm việc offline

Vào thời điểm này, các sản phẩm ảo hóa hệ điều hành phải được kết nối với máy chủ ảo hóa để sử dụng hệ điều hành trên đĩa ảo. Chính vì vậy khi kết nối mạng không có sẵn thì khi đó hệ thống sẽ không thể hiện hữu.

Cần LAN tốc độ cao (>100Mb)

Vì ổ đĩa ảo được kết nối từ máy chủ ảo hóa thông qua card giao diện mạng (thường là LAN). Tuy nhiên trên một kết nối WAN thì vấn đề xảy ra có thể sẽ không đủ băng tần có sẵn hoặc không có đủ sự tin cậy để sử dụng hệ thống một cách êm ả.

Không hỗ trợ tất cả các hệ điều hành

Mặc dù hỗ trợ nhiều hệ điều hành tuy nhiên vẫn có một số phân phối của Linux không thể chạy thông qua công nghệ ảo hóa hệ điều hành.

Các giải pháp đa PXE/BootP trong đoạn mạng sẽ gây ra các vấn đề

Khi sử dụng ảo hóa hệ điều hành như một công nghệ bổ sung bên trong cơ sở hạ tầng hiện hành của bạn, bạn nên xem xét đến tùy chọn PXE/Bootp Connection. Nhiều máy chủ PXE trong một subnet sẽ làm co hệ thống không hoạt động như mong muốn.

Những khả năng và các kịch bản sử dụng ảo hóa hệ điều hành

Chúng ta đã biết được ảo hóa hệ điều hành làm việc như thế nào, những ưu điểm và nhược điểm nào có thể chấp nhận đối với công nghệ này, lúc này hãy đi xem xét các kịch bản nào ảo hóa hệ điều hành có thể được sử dụng.

Citrix XenApp / Terminal Servers

Ảo hóa hệ điều hành là một giải pháp khá tốt cho cơ sở hạ tầng Citrix XenApp/Terminal Server. Một trong những thách thức lớn nhất trong các cơ sở hạ tầng đó là giữ được sự giống nhau 100% đối với cảm nhận người dùng. Bằng cách sử dụng các ổ đĩa ảo chia sẻ sau mỗi lần khởi động lại, Terminal Server có thể quay trở về trạng thái mặc định của anh ta và các thay đổi được áp dụng cho tất cả các máy chủ.

Các giải pháp VDI / DDI solutions

Các giải pháp cơ sở dữ liệu desktop ảo cũng đang trở lên phổ biến. Một trong những bất thuận lợi lớn nhất của hầu hết các sản phẩm VDI (Virtual Desktop Infrastructure) là nhu cầu lưu trữ SAN đắt đỏ để cấu hình các máy ảo. Với cơ chế chia sẻ đĩa của ảo hóa hệ điều hành, các máy ảo có thể sử dụng cùng một đĩa ảo và không mất không gian đắt đỏ cần thiết cho SAN.

Web Server

Hầu hết các Web Server khá tĩnh và không lưu dữ liệu cục bộ. Bên cạnh đó nhu cầu về tài nguyên web có thể rất khác nhau trong ngày. Với sự dự phòng linh động thì các tài nguyên cần thiết có thể được gán suốt cả ngày, cho ví dụ việc chia sẻ phần cứng với một role khác.

Back-up Servers

Back-up Server thường được sử dụng một vài giờ trong ngày (không phải giờ làm việc). Chính vì vậy phần cứng không được sử dụng trong hầu hết thời gian. Việc sử dụng sự dự phòng linh động sẽ làm cho phần cứng được sử dụng cho các role khác trong thời gian làm việc và sau đó gán cho đĩa ảo có role máy chủ back up để thực hiện việc back up.

Môi trường phát triển và test

Khi sử dụng nguyên lý DTAP, sự ảo hóa hệ điều hành có thể cung cấp cho bạn các máy tính có khả năng chạy các triển khai và test các nhiệm vụ trên đó, ở đây phần cũng cũng được sử dụng hiệu quả với khả năng dự phòng linh động.

Môi trường Lab

Một thuộc tính của môi trường Lab là nhu cầu cần khôi phục trạng thái của môi trường về trạng thái mặc định một cách nhanh chóng để các sinh viên có thể chạy thành công các bài tập của mình. Hệ điều hành ảo hóa có thể cung cấp điều đó với tùy chọn đĩa chia sẻ và nó cũng là một hệ thống dự phòng linh động cho môi trường Lab.

Môi trường giáo dục

Trong các môi trường giáo dục, luôn luôn có một khó khăn cung cấp đầy đủ chức năng workplace cho tất cả các sinh viên. Cũng vậy, phụ thuộc vào việc đào tạo phát sinh ra nhu cầu về hệ điều hành. Sử dụng ảo hóa hệ điều hành với nhiều đĩa ảo được gán, các sinh viên có thể sử dụng menu khởi động để khởi động môi trường tương đương cho việc học tập của anh ta. Thêm vào đó, sau khi khởi động lại, máy tính lại trở về trạng thái mặc định ban đầu (khi đang sử dụng các đĩa ảo chia sẻ).

Máy trạm công cộng

Cũng giống như các môi trường giáo dục, các máy trạm công cộng cũng thường cung cấp chức năng và các thông tin không mang tính cá nhân nên được lưu trữ.

Môi trường an toàn

Ảo hóa hệ điều hành cũng là một công nghệ có thể được sử dụng cho các môi trường an toàn. Cho ví dụ, nếu một máy nào bị đánh cắp (máy tính sử dụng ảo hóa hệ điều hành) thì sẽ không có dữ liệu nào có sẵn trên máy tính đó.

truongphamhuytruong.i11c

Tổng số bài gửi : 50
Join date : 26/08/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 Empty Kỹ thuật chia thời gian được ứng dụng trong thực tế

Bài gửi  truongphamhuytruong.i11c 10/3/2014, 09:58

Trọng thực tế, kỹ thuật chia thời gian được ứng dụng rất nhiều :
Trong lĩnh vực giao thông, kỹ thuật chia thời gian được sử dụng trong đèn tín hiệu ở mỗi ngã tư, khi đèn báo hiệu chuyển qua màu xanh, người lưu thông có thể đi tiếp, khi đèn báo hiệu chuyển qua màu đỏ thì người lưu thông phải dừng lại. Khoảng thời gian chờ ở mỗi lần đèn là khoảng 60s. Tại những trạm thu phí khi xe ô tô lưu thông qua, phải dừng lại để mua vé, sau khi mua được vé sẽ đi tiếp, cứ như vậy mỗi xe muốn đi qua phải dừng lại trong khoảng thời gian nhất định.
Trong lĩnh vực truyền hình:
- Được ứng dụng trong làm film hoạt hình:
Muốn làm một đoạn phim hoạt hình, đầu tiên ta phải vẽ tay hình ảnh trên giấy, sau đó sử dụng giấy trong suốt để tạo nên các khung hình đơn (cel). Sử dụng các khung hình đơn cho những phần không chuyển động của nhân vật giúp tiết kiệm thời gian vẽ lại những khung hình gần giống nhau.

Bước 1: vẽ khung hình(frame) bằng tay trên giấy. Những điểm định vị (bấm lỗ) được tạo ra trên giấy nhằm đảm bảo sự chính xác cho những khung hình nằm gần nhau. Để tiết kiệm thời gian ta có thể nhân đôi khung hình, tức là cùng một khung hình nhưng được sử dụng hai lần nhằm tăng độ “trơn” của đoạn phim. Đồng thời nó cũng cho phép người làm phim hoạt hình điều chỉnh được chuyển động của nhân vật.

Bước 2: Giai đoạn lấy nét chính. Người làm phim hoạt hình sẽ xóa đi những đường nét dư thừa chỉ giữ lại các nét chính

Bước 3: Đồ lấy nét viền đen. Sau đó, các bản vẽ sẽ được chuyển qua cho một người đồ lại, người này sẽ cẩn thận đồ lại những đường nét trên sang một tờ giấy khác với viền đen

Bước 4: Tô màu hoàn chỉnh. Tiếp theo các bức vẽ sẽ được chuyển qua cho người họa sĩ, người này sẽ tô màu cho các chi tiết, thường sử dụng bút chì màu. Sau khi chắc chắn rằng không còn chi tiết dư thừa nào trên khung hình, chúng sẽ được chuyển sang giai đoạn tạo chuyển động:

Các hình được xếp thành các khung hình (frame) theo thứ tự và được đặt cố định trên một đường thẳng, một chiếc đèn chiếu tập trung vào một khung hình duy nhất. Những khung hình còn lại cứ lần lượt đi qua khung hình có đèn chiếu này với một tốc độ nhất định và chuyển động của chúng sẽ được ghi lại bằng máy quay. Các khung hình lần lượt chuyển động vào đúng vị trí của chúng một cách chính xác để làm thành một đoạn phim hoàn chỉnh.

Ngoài ra trong truyền hình, kỹ thuật chia thời gian còn được ứng dụng trong truyền hình tương tự và video.Có nhiều chuẩn video khác nhau, phổ biến nhất đó là NTSC (National Television System Committee) và PAL (Phase Alternating Line).
- NTSC là tiêu chuẩn video tương tự được sử dụng ở Bắc Mỹ và hầu hết Nam Mỹ. Ở tiêu chuẩn NTSC có 30 khung hình ảnh được truyền đi trong mỗi giây. Mỗi khung hình được tạo bởi 525 dòng quét đơn.
- PAL cũng là tiêu chuẩn video tượng tự, được sử dụng ở các nước châu Âu và một số nước châu Á nhưng so với NTSC số dòng quét cao hơn, lên tới 625 dòng đơn cho mỗi khung hình. Nhưng số khung truyền đi trong mỗi giây là 25 khung.
Hầu hết các công nghệ truyền hình hay video đều sử dụng công nghệ Interlace Scan (công nghệ quét dòng xen kẽ) để tạo nên một hình ảnh hoàn thiện. Tức là trong một khung hình sẽ có 525 (hoặc 625) dòng quét đơn. Trong 1s sẽ có 30 (hoặc 25) khung hình được quét. Do khoảng thời gian là quá ngắn nên chúng ta có cảm giác là hình ảnh là liên tục.

Trong lĩnh vực công nghiệp, ví dụ như trong việc sản xuất ô tô, để tạo ra một chiếc xe hoàn hảo, cần trải qua nhiều công đoạn như:sản xuất máy xe, sản xuất khung xe, lốp xe, sơn xe...mỗi công đoạn cần có một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành. Bóng đèn điện sáng, trong một giây có vô số dòng điện chạy qua, nên ta có cảm giác là liên tục. Nhưng khi điện yếu ta sẽ thấy bóng chớp, tắt liên tục.

Trong lĩnh vực dịch vụ, ví dụ như trong nhà hành. Người bồi bàn (CPU), phục vụ mỗi bàn ăn (chương trình người dùng) trong 1 khoảng thời gian ngắn (chẳng hạn trong 10s) sau đó chuyển sang bàn khác.

đấy là một vài ví dụ mình nghĩ ra được, có bạn nào đưa ra thêm được nữa hãy tiếp tục đưa nha...dài quá rùi

truongphamhuytruong.i11c

Tổng số bài gửi : 50
Join date : 26/08/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 Empty Re: Thảo luận Bài 1

Bài gửi  PhanVietTrung(HLT3) 10/3/2014, 10:08

DoTanTai (HLT3) đã viết:-
---------------------------------------------------------------
Thông tin thêm (Sưu tầm)
Máy tính có thể sẽ không cần hệ điều hành
Trong tương lai, người dùng máy tính có thể sẽ không biết đến hệ điều hành hay các phần mềm ứng dụng là gì, vì mọi thứ đều có thể thực hiện trên các trình duyệt mã nguồn mở.
Tại hội thảo quy tụ 4.000 nhà phát triển của Google diễn ra ngày 27/5, Eric Schmidt, giám đốc điều hành Google, đã đưa ra dự đoán hết sức táo bạo về công nghệ trong tương lai, mà ở đó, internet và trình duyệt web sẽ thay thế cho hệ điều hành của máy tính. “Đã đến lúc chúng ta nắm bắt cơ hội có thể tạo ra sự kinh ngạc chưa từng có”, Schmidt chốt lại bài phát biểu “kích động” các nhà phát triển của Google.



Thời gian qua, nhiều khuynh hướng khai thác internet và sự mở rộng khả năng của các trình duyệt là những dấu hiệu ủng hộ cho quan điểm mà Schmidt đưa ra. Đơn cử, một số website cho phép người truy cập chỉnh sửa hình ảnh, tạo hiệu ứng… từ loại đơn giản như Picnik, FotoFlexer, TiltShiftMaker cho tới những trình duyệt có “sức mạnh” không kém các phần mềm ứng dụng phổ thông là bao như Photoshop Express, Splashup…

Ngoài ra, có thể kể tới các ứng dụng văn phòng trực tuyến như Google Docs, Zoho hay ThinkFree. Các ứng dụng trực tuyến này cung cấp cho người dùng những công cụ tối thiểu để làm việc văn phòng đơn giản như soạn thảo văn bản, soạn thảo trình chiếu, lập bảng tính, kiểm tra thư điện tử, lập lịch làm việc…



Một mầm mống nữa dự báo sự ra đi của hệ điều hành nằm ở sự phát triển của điện thoại thông minh và thiết bị cầm tay nhỏ gọn. Thế hệ thiết bị cầm tay mới có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu hoàn thành công việc của người sử dụng trong mọi điều kiện làm việc. Điều này khuyến khích các nhà phát triển công nghệ tìm cách tách rời các ứng dụng khỏi thiết bị số, người dùng sẽ không phải cài đặt bất kỳ gì chương trình hay phần mềm nào.

Khi đó, điện thoại hay máy tính chỉ đóng vai trò như những thiết bị đầu cuối. Việc thao tác và ra lệnh và thao tác được người sử dụng thực hiện trên thiết bị cầm tay, còn việc xử lý lại được thực hiện trên máy chủ của nhà cung cấp. Đối với “những con người của công việc”, thật dễ dàng cho họ khi ở bất kỳ đâu cũng có thể theo dõi công việc với thiết bị làm được một việc duy nhất, đó là truy cập internet và lướt web. Ý tưởng về việc sử dụng trình duyệt web như một đại diện cho các phần mềm ứng dụng hay nói ngắn gọn là hệ điều hành trình duyệt rất có thể xuất phát từ đây.

Thêm vào đó, xu hướng xử lý dữ liệu và chia sẻ trực tuyến cũng góp thêm một tia hy vọng cho tương lai mà Schmidt nhắc tới. Trong cùng môi trường internet, các trình duyệt giúp người dùng chỉnh sửa các bức ảnh mới, rồi cũng chính nó chia sẻ những hình ảnh này tới bạn bè của họ thông qua các website ảnh như Flickr, Photobucket hay qua các mạng xã hội như FaceBook, MySpace chỉ bằng một đoạn mã html hoặc một đường link ngắn gọn…

Còn với những bạn trẻ say mê âm nhạc, thật thoải mái khi không phải cân nhắc chọn loại máy nghe nhạc có dung lượng bao nhiêu, vì tất cả các tác phẩm âm nhạc đều được lưu trữ “ở một nơi xa lắm”, việc mà họ phải làm là tìm kiếm và thưởng qua các trình duyệt dẫn tới các website như youtube.com, imeem.com…

Những rào cản đáng kể

Trong tầm nhìn của các nhà phát triển công nghệ, có vẻ như mọi việc đã sẵn sàng. Trừ Internet Explorer (IE), Microsoft, các đại gia trình duyệt có tên tuổi còn lại như Opera, Firefox, Sarafi và Chrome đều đã chuẩn bị cho quá trình kéo ứng dụng ra khỏi những chiếc máy tính cá nhân để chuyển sang chạy trên nền web.

Các chuyên gia công nghệ cho rằng, chỉ 10 đến 15 năm nữa, khi mà tốc độ internet được cải thiện đáng kể, dự báo của Schmidt sẽ thành hiện thực. “Microsoft nên run sợ đi là vừa” hay “có thể Window 7 sẽ là hệ điều hành cuối cùng”… là những ý kiến mà dân công nghệ thông tin bàn tán sôi nổi trên các diễn đàn ảo.

Thế nhưng, tương lai này đối mặt với không ít khó khăn. Cộng đồng công nghệ cũng như người sử dụng lo ngại Google, người đang nắm trong tay ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML5) nền tảng của hệ điều hành trình duyệt sẽ nổi lên như một “ông trùm” mới thế chân Microsoft. Zeta Eltoro. Một độc giả của hãng tin công nghệ Cnet nhận xét: “Nhiều người dùng đã cố gắng 'tẩy não' bạn bè họ về việc sử dụng trình duyệt IE chậm như thế nào nhưng vẫn không cản được sự phổ biến của trình duyệt này. Tất cả là vì Microsoft đã độc quyền. Đó có thể là mặt tiêu cực của hệ điều hành trình duyệt trong tương lai”.

Hơn nữa, mối lo phụ thuộc quá nhiều vào internet khiến người dùng băn khoăn. Tradade, thành viên mạng xã hội Linkhay bình luận: “Phụ thuộc hoàn toàn vào mạng là điều tớ không muốn chút nào”. Quả thật, “đứt mạng” có thể đồng nghĩa với việc tắt máy. Ngoài ra, không phải công việc nào mà người dùng muốn thao tác với máy tính hay thiết bị cầm tay cũng cần hoặc muốn vào internet.

Vì vậy, gần 4.000 nhà phát triển vừa tham gia hội thảo của Google không chỉ đau đầu trong việc hoàn thiện ý tưởng mới mà còn phải đối mặt với sự “trái tính, trái nết” của hàng triệu người sử dụng.

"Máy tính có thể sẽ không cần hệ điều hành
Trong tương lai, người dùng máy tính có thể sẽ không biết đến hệ điều hành hay các phần mềm ứng dụng là gì, vì mọi thứ đều có thể thực hiện trên các trình duyệt mã nguồn mở."

Mình không đồng ý với nhận xét này vì bản thân cái trình duyệt mã nguồn mở kia cũng là một ứng dụng do đó nó cần một nền tảng cơ bản cho nó có thể chạy được, hay nói cách khác nó cũng cần một hệ điều hành để cấp phát tài nguyên, quản lý nhập xuất, render....cho nó, điều khác biệt ở đây chỉ là ứng dụng thay vì phần lớn các thao tác tính toán thay vì được xử lý tại máy Client thì chỉ gửi yêu cầu đến máy server và đợi nhận kết quả trả về. Cái này theo hiểu biết của mình gọi là web applications thì đúng hơn Twisted Evil , có gì thiếu sót hay không đúng mong thầy và các bạn cho biết ý kiến.

PhanVietTrung(HLT3)

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 09/03/2014

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 Empty Re: Thảo luận Bài 1

Bài gửi  truongphamhuytruong.i11c 10/3/2014, 21:05

Mình đồng ý ới ý kiến của bạn. Nếu chăng thì chỉ có thể áp dụng trên các thiết bị dạng giống các thiết bị điện tử gia dụng mà thôi…. Smile 

PhanVietTrung(HLT3) đã viết:
DoTanTai (HLT3) đã viết:-
---------------------------------------------------------------
Thông tin thêm (Sưu tầm)
Máy tính có thể sẽ không cần hệ điều hành
Trong tương lai, người dùng máy tính có thể sẽ không biết đến hệ điều hành hay các phần mềm ứng dụng là gì, vì mọi thứ đều có thể thực hiện trên các trình duyệt mã nguồn mở.
Tại hội thảo quy tụ 4.000 nhà phát triển của Google diễn ra ngày 27/5, Eric Schmidt, giám đốc điều hành Google, đã đưa ra dự đoán hết sức táo bạo về công nghệ trong tương lai, mà ở đó, internet và trình duyệt web sẽ thay thế cho hệ điều hành của máy tính. “Đã đến lúc chúng ta nắm bắt cơ hội có thể tạo ra sự kinh ngạc chưa từng có”, Schmidt chốt lại bài phát biểu “kích động” các nhà phát triển của Google.



Thời gian qua, nhiều khuynh hướng khai thác internet và sự mở rộng khả năng của các trình duyệt là những dấu hiệu ủng hộ cho quan điểm mà Schmidt đưa ra. Đơn cử, một số website cho phép người truy cập chỉnh sửa hình ảnh, tạo hiệu ứng… từ loại đơn giản như Picnik, FotoFlexer, TiltShiftMaker cho tới những trình duyệt có “sức mạnh” không kém các phần mềm ứng dụng phổ thông là bao như Photoshop Express, Splashup…

Ngoài ra, có thể kể tới các ứng dụng văn phòng trực tuyến như Google Docs, Zoho hay ThinkFree. Các ứng dụng trực tuyến này cung cấp cho người dùng những công cụ tối thiểu để làm việc văn phòng đơn giản như soạn thảo văn bản, soạn thảo trình chiếu, lập bảng tính, kiểm tra thư điện tử, lập lịch làm việc…



Một mầm mống nữa dự báo sự ra đi của hệ điều hành nằm ở sự phát triển của điện thoại thông minh và thiết bị cầm tay nhỏ gọn. Thế hệ thiết bị cầm tay mới có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu hoàn thành công việc của người sử dụng trong mọi điều kiện làm việc. Điều này khuyến khích các nhà phát triển công nghệ tìm cách tách rời các ứng dụng khỏi thiết bị số, người dùng sẽ không phải cài đặt bất kỳ gì chương trình hay phần mềm nào.

Khi đó, điện thoại hay máy tính chỉ đóng vai trò như những thiết bị đầu cuối. Việc thao tác và ra lệnh và thao tác được người sử dụng thực hiện trên thiết bị cầm tay, còn việc xử lý lại được thực hiện trên máy chủ của nhà cung cấp. Đối với “những con người của công việc”, thật dễ dàng cho họ khi ở bất kỳ đâu cũng có thể theo dõi công việc với thiết bị làm được một việc duy nhất, đó là truy cập internet và lướt web. Ý tưởng về việc sử dụng trình duyệt web như một đại diện cho các phần mềm ứng dụng hay nói ngắn gọn là hệ điều hành trình duyệt rất có thể xuất phát từ đây.

Thêm vào đó, xu hướng xử lý dữ liệu và chia sẻ trực tuyến cũng góp thêm một tia hy vọng cho tương lai mà Schmidt nhắc tới. Trong cùng môi trường internet, các trình duyệt giúp người dùng chỉnh sửa các bức ảnh mới, rồi cũng chính nó chia sẻ những hình ảnh này tới bạn bè của họ thông qua các website ảnh như Flickr, Photobucket hay qua các mạng xã hội như FaceBook, MySpace chỉ bằng một đoạn mã html hoặc một đường link ngắn gọn…

Còn với những bạn trẻ say mê âm nhạc, thật thoải mái khi không phải cân nhắc chọn loại máy nghe nhạc có dung lượng bao nhiêu, vì tất cả các tác phẩm âm nhạc đều được lưu trữ “ở một nơi xa lắm”, việc mà họ phải làm là tìm kiếm và thưởng qua các trình duyệt dẫn tới các website như youtube.com, imeem.com…

Những rào cản đáng kể

Trong tầm nhìn của các nhà phát triển công nghệ, có vẻ như mọi việc đã sẵn sàng. Trừ Internet Explorer (IE), Microsoft, các đại gia trình duyệt có tên tuổi còn lại như Opera, Firefox, Sarafi và Chrome đều đã chuẩn bị cho quá trình kéo ứng dụng ra khỏi những chiếc máy tính cá nhân để chuyển sang chạy trên nền web.

Các chuyên gia công nghệ cho rằng, chỉ 10 đến 15 năm nữa, khi mà tốc độ internet được cải thiện đáng kể, dự báo của Schmidt sẽ thành hiện thực. “Microsoft nên run sợ đi là vừa” hay “có thể Window 7 sẽ là hệ điều hành cuối cùng”… là những ý kiến mà dân công nghệ thông tin bàn tán sôi nổi trên các diễn đàn ảo.

Thế nhưng, tương lai này đối mặt với không ít khó khăn. Cộng đồng công nghệ cũng như người sử dụng lo ngại Google, người đang nắm trong tay ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML5) nền tảng của hệ điều hành trình duyệt sẽ nổi lên như một “ông trùm” mới thế chân Microsoft. Zeta Eltoro. Một độc giả của hãng tin công nghệ Cnet nhận xét: “Nhiều người dùng đã cố gắng 'tẩy não' bạn bè họ về việc sử dụng trình duyệt IE chậm như thế nào nhưng vẫn không cản được sự phổ biến của trình duyệt này. Tất cả là vì Microsoft đã độc quyền. Đó có thể là mặt tiêu cực của hệ điều hành trình duyệt trong tương lai”.

Hơn nữa, mối lo phụ thuộc quá nhiều vào internet khiến người dùng băn khoăn. Tradade, thành viên mạng xã hội Linkhay bình luận: “Phụ thuộc hoàn toàn vào mạng là điều tớ không muốn chút nào”. Quả thật, “đứt mạng” có thể đồng nghĩa với việc tắt máy. Ngoài ra, không phải công việc nào mà người dùng muốn thao tác với máy tính hay thiết bị cầm tay cũng cần hoặc muốn vào internet.

Vì vậy, gần 4.000 nhà phát triển vừa tham gia hội thảo của Google không chỉ đau đầu trong việc hoàn thiện ý tưởng mới mà còn phải đối mặt với sự “trái tính, trái nết” của hàng triệu người sử dụng.

"Máy tính có thể sẽ không cần hệ điều hành
Trong tương lai, người dùng máy tính có thể sẽ không biết đến hệ điều hành hay các phần mềm ứng dụng là gì, vì mọi thứ đều có thể thực hiện trên các trình duyệt mã nguồn mở."

Mình không đồng ý với nhận xét này vì bản thân cái trình duyệt mã nguồn mở kia cũng là một ứng dụng do đó nó  cần một nền tảng cơ bản cho nó có thể chạy được, hay nói cách khác nó cũng cần một hệ điều hành để cấp phát tài nguyên, quản lý nhập xuất, render....cho nó, điều khác biệt ở đây chỉ là ứng dụng thay vì phần lớn các thao tác tính toán thay vì được xử lý tại máy Client thì chỉ gửi yêu cầu đến máy server và đợi nhận kết quả trả về. Cái này theo hiểu biết của mình gọi là web applications thì đúng hơn Twisted Evil , có gì thiếu sót hay không đúng mong thầy và các bạn cho biết ý kiến.

truongphamhuytruong.i11c

Tổng số bài gửi : 50
Join date : 26/08/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 Empty HĐH là một máy tính mở rộng hay máy tính ảo?

Bài gửi  NguyenXuanLinh(HLT3) 14/3/2014, 10:46

Hệ điều hành được định nghĩa như một máy tính mở rộng vì từ những thiết bị phần cứng, nhờ hệ điều hành mà chúng được mở rộng thêm nhiều chức năng hơn. Tuy các thiết bị phần cứng như USB, ổ cứng, ổ đĩa DVD-CD ... rất đa dạng và có cấu tạo phức tạp khác nhau nhưng nhờ hệ điều hành mà người dùng có một góc nhìn 'như nhau' về tất cả các ổ đó, với cùng một thao tác người dùng có thể dễ dàng tương tác với các thiết bị trên. Vì thế mà hệ điều hành đảm bảo cho người dùng không bị lệ thuộc vào các thiết bị phần cứng. Điều đó cũng cho thấy HĐH là một máy tính ảo vì nó đã đơn giản hóa đi sự phức tạp của một thiết bị phần cứng. Người dùng sài các biểu tượng máy in, ổ đĩa trên destop (tất cả đều là biểu tượng ảo của HĐH), nhưng tương tác thật với các thiết bị phần cứng.
Hệ điều hành là một hệ thống gồm nhiều lớp chồng chất lên nhau, mỗi tầng được xem là một máy tính trừu tượng, các tầng đều có mối liên kết với nhau và độ phức tạp tăng dần từ trên xuống. Bản thân mỗi một tầng chỉ cần quan tâm đến tầng ngay dưới nó, và khai thác cái dịch vụ do tầng dưới cung cấp. Ngoài ra, nó không cần phải quan tâm đến những tầng dưới dưới nữa làm gì và có nhiệm vụ ra sao.

VD thực tế: Một công ty du lịch có quy mô bình thường thì không thể nào có thể tự trang bị cho mình tất cả nhưng khâu như xe, nhà hàng, khách sạn. Cho nên họ thường hợp tác với những công ty chuyên về việc cung cấp xe, cung cấp thực phẩm hoặc việc đặt phòng khách sạn. Nhằm mục đích có thể có được các dịch vụ tốt nhất và làm hài lòng khách du lịch.
Nếu xem 1 công ty du lịch là một HĐH thì những việc như thuê xe, thuê khách sạn từ một công ty khác sẽ là những dịch vụ được cung cấp bởi một máy tính ảo tầng dưới.
Người đi du lịch không cần phải quan tâm đến những dịch vụ đằng sau chuyến du lịch đó được chuẩn bị thế nào, họ chỉ cần quan tâm đến công ty du lịch mà thôi. Cũng như khi người dùng thao tác với chương trình của HĐH thì cũng không cần biết những lớp bên dưới hoạt động thế nào. Chỉ cần quan tâm đến chương trình mình đang sử dụng.

Người dùng thường thao tác với máy tính ảo trên cùng và đó là máy tính trực quan nhất, dễ sử dụng nhất, máy tính trên cùng ở đây là các ứng dụng người dùng.

Vì sao không xây dựng HĐH theo nền tảng chỉ có một tầng duy nhất?
1. Một tầng duy nhất:
- Ưu điểm: hệ thống sẽ chạy vận hành nhanh chóng.
- Nhược điểm: nhưng khó quản lý, khó tổ chức hệ thống, nhiều khi dễ lẫn lộn, xung đột.
- VD: Lập trình tất cả các chức năng trên một lớp sẽ rất khó có thể quản lý được ở quy mô một dự án lớn có nhiều code và funtions.
2. Chia nhiều tầng:
- Ưu điểm: dễ dàng thiết kế xây dựng, và phát triển hệ thống về sau.
- Nhược điểm: làm giảm hiệu năng hệ thống, vì có nhiều tầng lớp trung gian sẽ làm giảm tốc độ xử lý. Nhưng với trình độ công nghệ hiện đại những vấn đề đó đã được các thiết bị phần cứng can thiệp, khiến chúng ta cảm thấy mọi xử lý diễn ra rất nhanh chóng.
- VD: Lập trình các chức năng theo mô hình 3 lớp sẽ giúp ta có cái nhìn trực quan hơn, có hệ thống hơn về cấu trúc, chức năng của từng lớp. Dễ dàng trong việc bảo trì, phát triển phần mềm về sau.
=> Nhìn về lâu dài thì chia làm nhiều lớp sẽ có lợi hơn.

NguyenXuanLinh(HLT3)

Tổng số bài gửi : 27
Join date : 11/03/2013
Age : 35
Đến từ : Hồ Chí Minh

http://www.ytuong24h.net

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 Empty Re: Thảo luận Bài 1

Bài gửi  NguyenXuanLinh(HLT3) 14/3/2014, 10:50

Hệ điều hành đơn chương (đơn nhiệm): Hệ điều hành chỉ có khả năng điều hành 1 tiến trình trong bộ nhớ trong một thời điểm do khi một chương trình người dùng đưa vào bộ nhớ thì nó chiếm giữ mọi tài nguyên của hệ thống & trong 1 thời điểm chỉ có 1 người dùng được sử dụng.

Hệ điều hành đa chương (Multitasking): Nhiều tiến trình được lưu trong bộ nhớ tại cùng một thời điểm và CPU là đa nhiệm giữa chúng. Khi công việc phải đợi 1 tác vụ nào đó, ví dụ như hoạt động I/O, hệ điều hành sẽ chuyển CPU sang 1 công việc khác.

Hệ điều hành chia sẻ thời gian (Time-Sharing Systems): Hệ điều hành chia thời gian cũng là hệ điều hành đa phương nhưng mỗi tác vụ chỉ được dùng trong 1 khoảng thời gian ngắn (ví dụ khoảng 20ms). CPU sẽ luân chuyển thời gian thực thi giữa các công việc nhưng sự luân chuyển xảy ra mang tính chất thường xuyên và trong một khoảng thời gian ngắn nên người dùng có thể tương tác với chương trình đang chạy và có cảm giác toàn bộ hệ thống chỉ phục vụ dành riêng cho mình.
Trong quá trình thi hành của một tiến trình, nó phải thực hiện các thao tác nhập xuất và trong khoảng thời gian đó CPU sẻ thi hành một tiến trình khác.
Một công việc chỉ được chiếm tài nguyên của CPU khi để thực thi khi nó nằm trong bộ nhớ chính, và khi cần thiết một công việc nào đó có thể được chuyển từ bộ nhớ chính sang thiết bị lưu trữ, nhường bộ nhớ chính sang công việc khác.

Ví dụ: Trong một tiệm ăn chỉ có 1 phục vụ, người phục vụ đó sẽ cố gắng phục vụ, xoay tua  luân phiên các bàn trong 1 khoảng thời gian nhanh nhất để đáp ứng nhu cầu của mỗi khách hàng, tận dụng thời gian khách hàng tập trung ăn để phục vụ khách hàng khác làm cho mỗi khách hàng có cảm giác hài lòng, có cảm giác chỉ mình được phục vụ (không mang cảm giác chờ đợi)

NguyenXuanLinh(HLT3)

Tổng số bài gửi : 27
Join date : 11/03/2013
Age : 35
Đến từ : Hồ Chí Minh

http://www.ytuong24h.net

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 Empty PHÂN TÍCH ĐỊNH NGHĨA HĐH LÀM MÁY TÍNH ẢO HAY MÁY TÍNH MỞ RỘNG.

Bài gửi  NguyenHuuSonLam(TH10A1) 14/3/2014, 22:11

Ẩn các chi tiết phần cứng để máy tính dể sử dụng hơn. Ẩn ở đây là sao? Ẩn không có nghĩa là chúng ta không thấy được các phần cứng này. Ẩn được hiểu là các thiết bị như CPU, RAM, Mainboard... được user sử dụng thông qua một cầu nối gọi là máy tính ảo. Đó là HĐH.

Người sử dụng và người lập trình được cung cấp một giao diện đơn giản dể hiểu và không phu thuộc vào thiết bị cụ thể. Nói dể hiểu là người dùng không cần tác động trực tiếp vào phần cứng mà có thể dựa vào dao diện đơn giản của HĐH để tác động gián tiếp. Ví dụ ta có thể mở khây đĩa của laptop bằng cách click phải biểu tượng ổ CD -> Eject thây vì ấn trực tiếp vào nút để mở.

Là một hệ thống gồm nhiều máy tính ảo sếp chồng lên nhau. Máy dưới phục vụ cho máy trên. Ta có thể nói mày tính thật là ảo và HĐH là máy tính thật nhưng được goi là máy tính ảo. Tại sao có sự rắc rối này?! Như chúng ta biết máy tính chúng là sử dụng hàng ngày là vật chất thật, có thể đụng chạm nên nó là máy tính thật. Nhưng khi ta sử dụng ta dùng máy tính này thông qua một máy tính khác là HĐH. Do đó, cái ta dùng là HĐH chứ không phải máy tính vật lý nên có thể gọi máy tính vật lý là máy ảo còn HĐH là máy thật. Nhưng xét cho cùng HĐH cũng là một chương trình. Ta không thể đụng chạm trực tiếp nên cũng có thể coi nó là máy tính ảo.

Bản thân chương trình ứng dụng cũng là 1 máy tính ảo và dể sử dụng nhất. Tại sao máy tính ảo dể sử dụng hơn? Vì máy tính ảo ẩn các bộ phận của phần cứng, dùng phần mềm phủ lên phần cứng để máy tính dể sử dụng. Các phần mềm này có giao diện đơn giản, dể tương tác với người dùng.

Công việc của người lập trình là liên tục xây dựng các máy tính ảo như vậy. HĐH là nhiều lớp ảo. Lớp trên cùng cho người dùng dể sử dụng nhất. Lớp này phục vụ cho lớp kia. Bất cứ phần mềm đều là một máy tính ảo. Việc xây dựng nhiều máy tính ảo như vậy giúp nâng cao khả năng tương tác với người dùng ở mức cao hơn, thuận tiện hơn.

NguyenHuuSonLam(TH10A1)

Tổng số bài gửi : 35
Join date : 14/03/2014

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 Empty Nguyên lý đa chương

Bài gửi  NguyenHuuSonLam(TH10A1) 14/3/2014, 22:13

Có khả năng thực hiện nhiều tác vụ, nhiều chương trình đồng thời. Tiết kiệm được bộ nhớ và hạn chế thời gian rảnh của processor..
Tuy nhiên nó phải chi phí cao cho việc lập lịch processor, tức là khi có đc processor hđh phải xem nên chuyển nó cho tác vụ nào trong các tác vụ đang ở trạng thái sẵn sàng, ngoài ra hđh còn phải giải quyết việc chia sẻ bộ nhớ chính cho các tác vụ khác nhau.

NguyenHuuSonLam(TH10A1)

Tổng số bài gửi : 35
Join date : 14/03/2014

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 Empty Hệ đa xử lý

Bài gửi  VoMinhQuang (HLT3) 15/3/2014, 14:51

Hầu hết các hệ thống ngày nay là các hệ thống đơn xử lý; nghĩa là chỉ có một CPU chính. Tuy nhiên, các hệ thống đa xử lý (hay còn gọi là hệ song song hay hệ kết nối chặt) được phát triển rất quan trọng. Các hệ thống như thế có nhiều hơn một bộ xử lý trong giao tiếp gần, chia sẻ bus máy tính, đồng hồ, đôi khi còn là bộ nhớ hay thiết bị ngoại vi.

Hệ thống đa xử lý có ba ưu điểm chính:


  • Thông lượng được gia tăng: bằng cách tăng số lượng bộ xử lý, chúng ta hy vọng thực hiện nhiều công việc hơn với thời gian ít hơn. Tỉ lệ giữa sự tăng tốc với N bộ xử lý không là N; đúng hơn nó nhỏ hơn N. Trong khi nhiều bộ xử lý cộng tác trên một công việc, một lượng chi phí phải chịu trong việc giữ các thành phần làm việc phù hợp. Chi phí này cộng với chi phí cạnh tranh tài nguyên được chia sẻ, làm giảm kết quả được mong đợi từ những bộ xử lý bổ sung. Tương tự như một nhóm gồm N lập trình viên làm việc với nhau không dẫn đến kết quả công việc đang đạt được tăng N lần.


  • Tính kinh tế của việc mở rộng: hệ thống đa xử lý có thể tiết kiệm nhiều chi phí hơn hệ thống đơn bộ xử lý, bởi vì chúng có thể chia sẻ ngoại vi, thiết bị lưu trữ và điện. Nếu nhiều chương trình điều hành trên cùng tập hợp dữ liệu thì lưu trữ dữ liệu đó trên một đĩa và tất cả bộ xử lý chia sẻ chúng sẽ rẻ hơn là có nhiều máy tính với đĩa cục bộ và nhiều bản sao dữ liệu.


  • Khả năng tin cậy được gia tăng: nếu các chức năng được phân bổ hợp lý giữa các bộ xử lý thì lỗi trên một bộ xử lý sẽ không dừng hệ thống, chỉ năng lực bị giảm. Nếu chúng ta có 10 bộ xử lý và có 1 bộ xử lý bị sự cố thì mỗi bộ xử lý trong 9 bộ xử lý còn lại phải chia sẻ của công việc của bộ xử lý bị lỗi. Do đó, toàn bộ hệ thống chỉ giảm 10% năng lực hơn là dừng hoạt động. Các hệ thống được thiết kế như thế được gọi là hệ thống có khả năng chịu lỗi (fault tolerant).

Việc điều hành vẫn tiếp tục trong sự hiện diện của lỗi yêu cầu một cơ chế cho phép lỗi được phát hiện, chuẩn đoán và sửa lỗi nếu có thể. Hệ thống Tandem sử dụng sự nhân đôi phần cứng và phần mềm để đảm bảo sự điều hành vẫn tiếp tục mặc dù có lỗi xảy ra. Hệ thống này chứa hai bộ xử lý, mỗi bộ xử lý có bộ nhớ cục bộ riêng. Các bộ xử lý được nối kết bởi một bus. Một bộ xử lý chính và bộ xử lý kia là dự phòng. Cả hai bản sao được giữ ở mỗi bộ xử lý: một là chính và một là dự phòng. Tại các điểm kiểm tra (checkpoints) trong việc thực thi của hệ thống, thông tin trạng thái của mỗi công việc-gồm một bản sao hình ảnh bộ nhớ-được chép từ máy chính tới máy dự phòng. Nếu một lỗi được phát hiện, bản sao dự phòng được kích hoạt và được khởi ộng lại từ điểm kiểm tra mới nhất. Giải pháp này đắt vì nó bao gồm việc nhân đôi phần cứng.

Các hệ thống đa xử lý thông dụng nhất hiện nay sử dụng đa xử lý đối xứng (symmetric multiprocessing-SMP). Trong hệ thống này mỗi bộ xử lý chạy bản sao của hệ điều hành và những bản sao này giao tiếp với các bản sao khác khi cần. Vài hệ thống sử dụng đa xử lý bất đối xứng (asymmetric multiprocessing). Trong hệ thống này mỗi bộ xử lý được gán một công việc xác định. Một bộ xử lý chủ điều khiển hệ thống; những bộ xử lý còn lại hoặc chờ bộ xử lý chủ ra chỉ thị hoặc có những tác vụ được định nghĩa trước. Cơ chế này định nghĩa mối quan hệ chủ-tớ. Bộ xử lý chính lập thời biểu và cấp phát công việc tới các bộ xử lý tớ.  

Đa xử lý đối xứng có nghĩa tất cả bộ xử lý là ngang hàng; không có mối quan hệ chủ-tớ tồn tại giữa các bộ xử lý. Hình 0-4 minh hoạ một kiến trúc đa xử lý đối xứng điển hình. Một thí dụ của đa xử lý đối xứng là ấn bản của Encore của UNIX cho máy tính Multimax. Máy tính này có thể được cấu hình như nó đang thực hiện nhiều bộ xử lý, tất cả bộ xử lý đều chạy bản sao của UNIX. Ưu điểm của mô hình này là nhiều quá trình có thể chạy cùng một lúc - N quá trình có thể chạy nếu có N CPU- không gây ra sự giảm sút to lớn về năng lực. Tuy nhiên, chúng ta phải điều khiển cẩn thận xuất/nhập để đảm bảo rằng dữ liệu dẫn tới bộ xử lý tương ứng. Vì các CPU là riêng rẻ, một CPU có thể đang rảnh trong khi CPU khác quá tải dẫn đến việc sử dụng không hữu hiệu tài nguyên của hệ thống. Sự không hiệu quả này có thể tránh được nếu các bộ xử lý chia sẻ các cấu trúc dữ liệu. Một hệ thống đa xử lý của dạng này sẽ cho phép các quá trình và tài nguyên – như bộ nhớ - được chia sẻ tự động giữa các quá trình khác nhau và có thể làm giảm sự khác biệt giữa các bộ xử lý. Hầu như tất cả hệ điều hành hiện đại - gồm Windows NT, Solaris, Digital UNIX, OS/2 và LINUX - hiện nay cung cấp sự hỗ trợ đa xử lý đối xứng.  

Thảo luận Bài 1 2rwqb81

Sự khác biệt giữa đa xử lý đối xứng và bất đối xứng có thể là do phần cứng hoặc phần mềm. Phần cứng đặc biệt có thể khác nhau trên nhiều bộ xử lý, hoặc phần mềm có thể được viết để cho phép chỉ một chủ và nhiều tớ. Thí dụ, SunOS ấn bản 4 cung cấp đa xử lý không đối xứng, ngược lại, ấn bản 5 (Solaris 2) là đối xứng trên cùng phần cứng. Khi các bộ vi xử lý trở nên rẻ hơn và mạnh hơn các chức năng bổ sung của hệ điều hành là chuyển tới bộ xử lý tớ. Thí dụ, tương đối dễ để thêm bộ vi xử lý với bộ nhớ riêng để quản lý hệ thống đĩa. Bộ vi xử lý có thể nhận một chuỗi các yêu cầu từ bộ nhớ chính và cài đặt hàng đợi đĩa riêng và giải thuật định thời. Sự sắp xếp này làm giảm chi phí định thời đĩa của CPU. PC chứa một bộ vi xử lý trong bàn phím để chuyển những phím nóng thành mã để gởi tới CPU. Thực tế, việc sử dụng các bộ vi xử lý trở nên quá phổ biến đến nổi mà đa xử lý không còn được xem xét.

VoMinhQuang (HLT3)

Tổng số bài gửi : 20
Join date : 09/03/2014

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 Empty Lịch sử phát triển các hệ điều hành

Bài gửi  VoMinhQuang (HLT3) 15/3/2014, 14:59

Thế hệ 1 (1945 – 1955)
Vào khoảng giữa thập niên 1940, Howard Aiken ở Havard và John von Neumann ở Princeton, đã thành công trong việc xây dựng máy tính dùng ống chân không. Những máy này rất lớn với hơn 10000 ống chân không nhưng chậm hơn nhiều so với máy rẻ nhất ngày nay.
Mỗi máy được một nhóm thực hiện tất cả từ thiết kế, xây dựng lập trình, thao tác đến quản lý. Lập trình bằng ngôn ngữ máy tuyệt đối, thường là bằng cách dùng bảng điều khiển để thực hiện các chức năng cơ bản. Ngôn ngữ lập trình chưa được biết đến và hệ điều hành cũng chưa nghe đến.
Vào đầu thập niên 1950, phiếu đục lổ ra đời và có thể viết chương trình trên phiếu thay cho dùng bảng điều khiển.

Thế hệ 2 (1955 – 1965)
Sự ra đời của thiết bị bán dẫn vào giữa thập niên 1950 làm thay đổi bức tranh tổng thể. Máy tính trở nên đủ tin cậy hơn. Nó được sản xuất và cung cấp cho các khách hàng. Lần đầu tiên có sự phân chia rõ ràng giữa người thiết kế, người xây dựng, người vận hành, người lập trình, và người bảo trì.
Để thực hiện một công việc (một chương trình hay một tập hợp các chương trình), lập trình viên trước hết viết chương trình trên giấy (bằng hợp ngữ hay FORTRAN) sau đó đục lỗ trên phiếu và cuối cùng đưa phiếu vào máy. Sau khi thực hiện xong nó sẽ xuất kết quả ra máy in.
Hệ thống xử lý theo lô ra đời, nó lưu các yêu cầu cần thực hiện lên băng từ, và hệ thống sẽ đọc và thi hành lần lượt. Sau đó, nó sẽ ghi kết quả lên băng từ xuất và cuối cùng người sử dụng sẽ đem băng từ xuất đi in.  
Hệ thống xử lý theo lô hoạt động dưới sự điều khiển của một chương trình đặc biệt là tiền thân của hệ điều hành sau này. Ngôn ngữ lập trình sử dụng trong giai đoạn này chủ yếu là FORTRAN và hợp ngữ.

Thế hệ 3 (1965 – 1980)
Trong giai đoạn này, máy tính được sử dụng rộng rãi trong khoa học cũng như trong thương mại. Máy IBM 360 là máy tính đầu tiên sử dụng mạch tích hợp (IC). Từ đó kích thước và giá cả của các hệ thống máy giảm đáng kể và máy tính càng phỗ biến hơn. Các thiết bị ngoại vi dành cho máy xuất hiện ngày càng nhiều và thao tác điều khiển bắt đầu phức tạp.
Hệ điều hành ra đời nhằm điều phối, kiểm soát hoạt động và giải quyết các yêu cầu tranh chấp thiế bị. Chương trình hệ điều hành dài cả triệu dòng hợp ngữ và do hàng ngàn lập trình viên thực hiện.
Sau đó, hệ điều hành ra đời khái niệm đa chương. CPU không phải chờ thực hiện các thao tác nhập xuất. Bộ nhớ được chia làm nhiều phần, mỗi phần có một công việc (job) khác nhau, khi một công việc chờ thực hiện nhập xuất CPU sẽ xử lý các công việc còn lại. Tuy nhiên khi có nhiều công việc cùng xuất hiện trong bộ nhớ, vấn đề là phải có một cơ chế bảo vệ tránh các công việc ảnh hưởng đến nhau. Hệ điều hành cũng cài đặt thuộc tính spool.
Giai đoạn này cũng đánh dấu sự ra đời của hệ điều hành chia xẻ thời gian như CTSS của MIT. Đồng thời các hệ điều hành lớn ra đời như MULTICS, UNIX và hệ thống các máy mini cũng xuất hiện như DEC PDP-1.

Thế hệ 4 (1980 - nay)
Giai đoạn này đánh dấu sự ra đời của máy tính cá nhân, đặc biệt là hệ thống IBM PC với hệ điều hành MS-DOS và Windows sau này. Bên cạnh đó là sự phát triển mạnh của các hệ điều hành tựa Unix trên nhiều hệ máy khác nhau như Linux. Ngoài ra, từ đầu thập niên 90 cũng đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của hệ điều hành mạng và hệ điều hành phân tán.

VoMinhQuang (HLT3)

Tổng số bài gửi : 20
Join date : 09/03/2014

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 Empty HỆ ĐIỀU HÀNH, BỘ NÃO CỦA MÁY TÍNH!!

Bài gửi  NguyenThiThuThao(TH09A2) 15/3/2014, 18:19

Hệ điều hành (OS) là phần mềm hệ thống điều khiển toàn bộ các thao tác trên máy tính, dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính.
Hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng máy tính, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng. Hệ điều hành đuợc xem là hạt nhân hay bộ não của một máy tính.
Nhân hệ điều hành là thành phần trung tâm của hầu hết các hệ điều hành. Nó có nhiệm vụ quản lý các tài nguyên hệ thống (liên lạc giữa các thành phần phần cứng và phần mềm). Thông thường, nhân có thể cung cấp tầng trừu tượng mức thấp nhất cho các tài nguyên máy tính (đặc biệt là bộ nhớ, CPU, và các thiết bị vào ra mà phần mềm ứng dụng cần điều khiển để thực hiện các chức năng của mình). Nhân hệ điều hành thường cung cấp các tiện ích này cho các tiến trình của các phần mềm ứng dụng qua các cơ chế liên lạc giữa các tiến trình và các hàm hệ thống (system call).
Thảo luận Bài 1 14ecl5i
Các nhân khác nhau thực hiện các tác vụ của hệ điều hành theo các cách khác nhau, tùy theo thiết kế và cài đặt. Các nhân kiểu nguyên khối (monolithic kernel) thực hiện các nhiệm vụ của mình bằng cách thực thi toàn bộ mã hệ điều hành trong cùng một địa chỉ bộ nhớ để tăng hiệu năng hệ thống. Trong khi đó các nhân loại nhỏ (microkernel) chạy hầu hết các dịch vụ tại không gian người dùng (user space) với mục đích tăng khả năng bảo trì và tính modul của hệ điều hành.
Hầu hết các hệ điều hành đều dựa trên cơ sở là nhân. Sự tồn tại của nhân hệ điều hành là hệ quả tự nhiên của việc thiết kế hệ thống máy tính thành một chuỗi các tầng trừu tượng, mỗi tầng lại dựa vào các chức năng của chính các tầng ngay dưới chúng. Nhân hệ điều hành dưới một khía cạnh nào đó là một cái tên đơn giản biếu thị cho tầng trừu tượng ở mức thấp nhất được thi hành trong các phần mềm. Trong một loại nhằm tránh sự sử dụng nhân hệ điều hành, nó sẽ thiết kế toàn bộ phần mềm trong một hệ thống mà không sử dụng đến các tầng trừu tượng; điều này sẽ làm gia tăng sự phức tạp của việc thiết kế ví như một hệ thống đơn giản nhất có tính khả thi có thể thực thi các phần mềm.
Trong hầu hết các trường hợp, boot loader bắt đầu thực thi nhân hệ điều hành trong supervisor mode. Nhân hệ điều hành sau đó được nạp phần đầu của nó và thi thành tiến trình đầu tiên. Sau khi khởi động hoàn tất, nhân hệ điều hành không được thực thi ngay lập tức, nó chỉ nằm trong lời trả lời cho sự kiện bên ngoài(Ví dụ:, thông qua hàm hệ thống,các ứng dụng sẽ yêu cầu dịch vụ từ nhân hệ điều hành, hoặc thông qua ngắt được sử dụng bởi phần cứng để thông báo cho nhân hệ điều hành về các sự kiện xảy ra).

NguyenThiThuThao(TH09A2)

Tổng số bài gửi : 21
Join date : 09/03/2014

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 Empty Các câu hỏi ôn tập bài 1

Bài gửi  NguyenHaAn(I22A) 15/3/2014, 19:54

Câu 1 : Trình bày mục tiêu , ý nghĩa , mô tả vắn tắt và cấu trúc môn học Hệ Điều Hành (HĐH)?

Mục tiêu :
Nhằm cung cấp các khái niệm cơ bản về cấu trúc và hoạt động của hệ điều hành.
Ý nghĩa :
- Hiểu sâu hơn về nguyên lý hoạt động của phần cứng và phần mềm máy tính.
- Học phương pháp phân tích,thiết kế và lập trình một hệ thống lớn để áp dụng cho công tác nghiệp vụ sau này.
Mô tả vắn tắt :
- Khái niệm chung, Lịch sử, Phân loại HĐH.
- Nguyên lý và hoạt động các khối chức năng.
- Giới thiệu dòng HĐH  Windows NT/2000/XP/2003
Cấu trúc :
- Chương 1 : Giới thiệu Hệ điều hành.
 + Định nghĩa hệ điều hành.
 + Lịch sử hệ điều hành.
 + Phân loại hệ điều hành.
- Chương 2 : Cấu trúc máy tính.
 + Hoạt động của máy tính.
 + Cấu trúc nhập xuất.
 + Hoạt động của máy tính.
 + Cấu trúc bộ nhớ.
 + Phân cấp bộ nhớ.
- Chương 3 : Cấu trúc hệ điều hành.
 + Các thành phần hệ thống.
 + Các dịch vụ hệ thống.
 + Các lời gọi hệ thống.
 + Các chương trình hệ thống
 + Cấu trúc hệ thống.
 + Thiết kế và thi công.
 + Sản sinh hệ thống.
- Chương 4 : Quản lý tiến trình.
 + Khái niệm tiến trình.
 + Điều phối tiến trình.
 + Thao tác với tiến trình.
 + Cộng tác giữa các tiến trình.
 + Liên lạc giữa các tiến trình.
 + Liên lạc trong hệ thống Khách – Chủ.
- Chương 5 : Đa luồng.
 + Khái niệm chung.
 + Chuẩn Pthreads.
 + Đa luồng trong windows.
- Chương 6 : Điều phối CPU.
 + Khái niệm chung.
 + Tiêu chí điều phối.
 + Các thuật giải điều phối.
- Chương 7 : Đồng bộ hóa tiến trình.
 + Khái niệm chung.
 + Vấn đề đoạn tương tranh.
 + Đèn hiệu.
 + Bài toán Hiền triết cùng ăn.
- Chương 8 : Deadlocks
 + Mô hình hệ thống.
 + Bản chất của deadlocks.
 + Các phương thức xử trí deadlocks.
 + Ngăn chặn deadlocks.
 + Tránh deadlocks.
- Chương 9 : Quản lý bộ nhớ.
 + Khái niệm chung.
 + Quản lý bộ nhớ thực.
 + Quản lý bộ nhớ ảo.
 + Quản lý bộ nhớ ảo trong Window 2000.
- Chương 10 : Quản lý tập tin.
 + Tập tin.
 + Tổ chức thứ bậc của thư mục.
 + Hiện thực hệ thống tập tin trong Windows.

Câu 2 : Phân tích định nghĩa HĐH là máy tính mở rộng hay là máy tính ảo ?


  • Ẩn các chi tiết của phần cứng để máy tính dễ sử dụng hơn.
  • Người sử dụng và người lập trình được cung cấp một giao diện đơn giản, dễ hiểu và không phụ thuộc vào thiết bị cụ thể.
  • Thực tế, HĐH là một hệ thống bao gồm nhiều máy tính trừu tượng xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau. Máy tính mức dưới phục vụ cho máy tính mức trên.
  • Bản thân chương trình ứng dụng cũng là một máy tính trừu tượng và phải dễ sử dụng nhất.
  • Công việc của người lập trình là liên tục xây dựng các máy tính trừu tượng như vậy (cho người khác sử dụng và cho cả chính mình). 



Câu 3 : Phân tích định nghĩa HĐH là bộ quản lý tài nguyên .


  • Đáp ứng các yêu cầu sử dụng tài nguyên thiết bị như: CPU, Bộ nhớ trong, Ổ đĩa, Ổ băng, Máy in, Card mạng, ...
  • Trong trường hợp nhiều chương trình, nhiều người dùng cùng chia sẻ các tài nguyên chung như vậy, HĐH phải giải quyết tranh chấp có thể xảy ra và đứng ra làm trung gian điều phối sao cho tài nguyên được sử dụng đúng thứ tự, dùng xong lại được cấp cho đối tượng khác sử dụng.
  • Hình dung tình huống: 3 chương trình cùng in ra một máy in duy nhất. Khó chấp nhận trường hợp 1 trang in xen kẽ nhiều kết quả từ nhiều nguồn khác nhau. HĐH giải quyết bằng cách đưa kết quả in của mỗi chương trình tạm thời ra đĩa cứng, sau đó lần lượt in từ đĩa vào thời điểm thích hợp. 


Câu 4 : Trình bày nguyên lý HĐH đa chương và chia thời gian, so sánh chúng với nhau.


Hệ điều hành đa chương (Multiprogramming System)
Đây là hệ cho phép nhiều công việc cùng chạy một lúc. Cùng chia sẻ quyền sử dụng CPU theo một thuật toán nào đó. Ví dụ như Windows 3.1, Windows 9x… Nhìn chung:
1. Có nhiều tác vụ (tiến trình) cùng một lúc được nạp đồng thời vào bộ nhớ chính.
2. Thời gian xử lý của CPU được phân chia giữa các tác vụ đó.
3. Tận dụng được thời gian rảnh tăng hiệu suất sử dụng CPU (CPU utilization)
4. Và khi một một tác vụ không cần đến CPU (do phải thực hiện I/O với thiết bị ngoại vi), thì tác vụ khác được thi hành.
5. Yêu cầu:
-  Đồng thời công việc (job scheduling): chọn job trong job pool trên đĩa và nạp nó vào bộ nhớ để thực thi.
-  Quản lý bộ nhớ (memory management).
-  Định thời CPU (CPU scheduling).
-  Cấp phát tài nguyên (đĩa, máy in,…).
-  Bảo vệ.
Thảo luận Bài 1 1z1zrkg
Hệ điều hành Chia thời gian (Time – Sharing System)
Là loại hệ điều hành đa chương (Multi-programmed systems) nhưng không cung cấp khả năng tương tác với users
ØCPU luân phiên chuyển đổi thực thi giữa các công việc
-  Quá trình chuyển đổi xảy ra thường xuyên hơn, mỗi công việc chỉ được chia một phần nhỏ thời gian CPU
-  Cung cấp sự tương tác giữa hệ thống với user
Khi kết thúc thực thi một lệnh, OS  sẽ chờ lệnh kế tiếp từ bàn phím chứ không phải từ card reader
-  Một công việc chỉ được chiếm CPU để xử lý khi nó nằm trong bộ nhớ chính
-  Khi cần thiết, một công việc nào đó có thể được chuyển từ bộ nhớ chính ra thiết bị lưu trữ, nhường bộ nhớ chính cho công việc khác.
ØYêu cầu đối với OS trong Time-Sharing Systems
-  Định thời công việc (job scheduling)
-  Quản lý bộ nhớ (Memory Management)
+  Các công việc được hoán chuyển giữa bộ nhớ chính và đĩa
+ Virtual memory: cho phép một công việc có thể được thực thi mà không cần phải nạp hoàn toàn vào bộ nhớ chính
-  Quản lý các process (Process Management)
+  Định thời CPU (CPU scheduling)
+  Đồng bộ các công việc (synchronization)
+  Tương tác giữa các công việc (process communication)
+  Tránh Deadlock
-  Quản lý hệ thống file,  hệ thống lưu trữ (disk management)
-  Phân bổ các thiết bị, tài nguyên
-  Cơ chế bảo vệ (protection)
 

NguyenHaAn(I22A)

Tổng số bài gửi : 11
Join date : 26/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 Empty So sánh hệ điều hành đa chương và hệ điều hành chia thời gian

Bài gửi  NguyenQuocCuong(HLT3) 16/3/2014, 10:24

Giống nhau: Hệ điều hành đa chương và hệ điều hành chia thời gian cùng là hệ điều hành cho phép tại 1 thời điểm có thể quản lý được nhiều chương trình.
Khác nhau:
               + Hệ điều hành đa chương: cấp CPU cho mỗi tiến trình, tiến trình chiếm CPU và sẽ trả lại cho đến khi nó không cần dùng nữa.
               + Hệ điều hành chia thời gian : Mỗi tiến trình chỉ được Hệ điều hành cấp CPU trong 1 khoảng thời gian nhất định sau đó sẽ phải trả lại cho Hệ điều hành.

- Hệ điều hành chia thời gian cũng chính là Hệ điều hành đa chương nhưng nó có thêm tính năng là Hệ điều hành bắc buộc được các tiến trình sử dụng CPU trong khoảng thời gian ngắn sau đó trả lại cho Hệ điều hành quyền cấp CPU cho tiến trình khác và cứ như thế luân chuyển với tốc độ nhanh nên có cảm giác giống như là mỗi tiến trình đều có được CPU riêng cho mình vậy. => Kỹ thuật lấy rời rạc để tạo ra ảo giác cho sự liên tục.
- VD: khi ta vẽ hình con ngựa trên từng tờ giấy của quyển vở với mỗi lần vẽ ta vẽ thay đổi đôi chút về các bộ phận của con ngựa như (chân, đầu.....) Khi ta tua nhanh giấy của quyển vở thì ta có ảo giác như co ngựa đang chạy vậy.(VD của Thầy)

NguyenQuocCuong(HLT3)

Tổng số bài gửi : 15
Join date : 15/03/2014

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 Empty Thanks, ban...

Bài gửi  truongphamhuytruong.i11c 16/3/2014, 10:44

NguyenHaAn(I22A) đã viết:Câu 1 : Trình bày mục tiêu , ý nghĩa , mô tả vắn tắt và cấu trúc môn học Hệ Điều Hành (HĐH)?

Mục tiêu :
Nhằm cung cấp các khái niệm cơ bản về cấu trúc và hoạt động của hệ điều hành.
Ý nghĩa :
- Hiểu sâu hơn về nguyên lý hoạt động của phần cứng và phần mềm máy tính.
- Học phương pháp phân tích,thiết kế và lập trình một hệ thống lớn để áp dụng cho công tác nghiệp vụ sau này.
Mô tả vắn tắt :
- Khái niệm chung, Lịch sử, Phân loại HĐH.
- Nguyên lý và hoạt động các khối chức năng.
- Giới thiệu dòng HĐH  Windows NT/2000/XP/2003
Cấu trúc :
- Chương 1 : Giới thiệu Hệ điều hành.
 + Định nghĩa hệ điều hành.
 + Lịch sử hệ điều hành.
 + Phân loại hệ điều hành.
- Chương 2 : Cấu trúc máy tính.
 + Hoạt động của máy tính.
 + Cấu trúc nhập xuất.
 + Hoạt động của máy tính.
 + Cấu trúc bộ nhớ.
 + Phân cấp bộ nhớ.
- Chương 3 : Cấu trúc hệ điều hành.
 + Các thành phần hệ thống.
 + Các dịch vụ hệ thống.
 + Các lời gọi hệ thống.
 + Các chương trình hệ thống
 + Cấu trúc hệ thống.
 + Thiết kế và thi công.
 + Sản sinh hệ thống.
- Chương 4 : Quản lý tiến trình.
 + Khái niệm tiến trình.
 + Điều phối tiến trình.
 + Thao tác với tiến trình.
 + Cộng tác giữa các tiến trình.
 + Liên lạc giữa các tiến trình.
 + Liên lạc trong hệ thống Khách – Chủ.
- Chương 5 : Đa luồng.
 + Khái niệm chung.
 + Chuẩn Pthreads.
 + Đa luồng trong windows.
- Chương 6 : Điều phối CPU.
 + Khái niệm chung.
 + Tiêu chí điều phối.
 + Các thuật giải điều phối.
- Chương 7 : Đồng bộ hóa tiến trình.
 + Khái niệm chung.
 + Vấn đề đoạn tương tranh.
 + Đèn hiệu.
 + Bài toán Hiền triết cùng ăn.
- Chương 8 : Deadlocks
 + Mô hình hệ thống.
 + Bản chất của deadlocks.
 + Các phương thức xử trí deadlocks.
 + Ngăn chặn deadlocks.
 + Tránh deadlocks.
- Chương 9 : Quản lý bộ nhớ.
 + Khái niệm chung.
 + Quản lý bộ nhớ thực.
 + Quản lý bộ nhớ ảo.
 + Quản lý bộ nhớ ảo trong Window 2000.
- Chương 10 : Quản lý tập tin.
 + Tập tin.
 + Tổ chức thứ bậc của thư mục.
 + Hiện thực hệ thống tập tin trong Windows.

Câu 2 : Phân tích định nghĩa HĐH là máy tính mở rộng hay là máy tính ảo ?


  • Ẩn các chi tiết của phần cứng để máy tính dễ sử dụng hơn.
  • Người sử dụng và người lập trình được cung cấp một giao diện đơn giản, dễ hiểu và không phụ thuộc vào thiết bị cụ thể.
  • Thực tế, HĐH là một hệ thống bao gồm nhiều máy tính trừu tượng xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau. Máy tính mức dưới phục vụ cho máy tính mức trên.
  • Bản thân chương trình ứng dụng cũng là một máy tính trừu tượng và phải dễ sử dụng nhất.
  • Công việc của người lập trình là liên tục xây dựng các máy tính trừu tượng như vậy (cho người khác sử dụng và cho cả chính mình). 



Câu 3 : Phân tích định nghĩa HĐH là bộ quản lý tài nguyên .


  • Đáp ứng các yêu cầu sử dụng tài nguyên thiết bị như: CPU, Bộ nhớ trong, Ổ đĩa, Ổ băng, Máy in, Card mạng, ...
  • Trong trường hợp nhiều chương trình, nhiều người dùng cùng chia sẻ các tài nguyên chung như vậy, HĐH phải giải quyết tranh chấp có thể xảy ra và đứng ra làm trung gian điều phối sao cho tài nguyên được sử dụng đúng thứ tự, dùng xong lại được cấp cho đối tượng khác sử dụng.
  • Hình dung tình huống: 3 chương trình cùng in ra một máy in duy nhất. Khó chấp nhận trường hợp 1 trang in xen kẽ nhiều kết quả từ nhiều nguồn khác nhau. HĐH giải quyết bằng cách đưa kết quả in của mỗi chương trình tạm thời ra đĩa cứng, sau đó lần lượt in từ đĩa vào thời điểm thích hợp. 


Câu 4 : Trình bày nguyên lý HĐH đa chương và chia thời gian, so sánh chúng với nhau.


Hệ điều hành đa chương (Multiprogramming System)
Đây là hệ cho phép nhiều công việc cùng chạy một lúc. Cùng chia sẻ quyền sử dụng CPU theo một thuật toán nào đó. Ví dụ như Windows 3.1, Windows 9x… Nhìn chung:
1. Có nhiều tác vụ (tiến trình) cùng một lúc được nạp đồng thời vào bộ nhớ chính.
2. Thời gian xử lý của CPU được phân chia giữa các tác vụ đó.
3. Tận dụng được thời gian rảnh tăng hiệu suất sử dụng CPU (CPU utilization)
4. Và khi một một tác vụ không cần đến CPU (do phải thực hiện I/O với thiết bị ngoại vi), thì tác vụ khác được thi hành.
5. Yêu cầu:
-  Đồng thời công việc (job scheduling): chọn job trong job pool trên đĩa và nạp nó vào bộ nhớ để thực thi.
-  Quản lý bộ nhớ (memory management).
-  Định thời CPU (CPU scheduling).
-  Cấp phát tài nguyên (đĩa, máy in,…).
-  Bảo vệ.
Thảo luận Bài 1 1z1zrkg
Hệ điều hành Chia thời gian (Time – Sharing System)
Là loại hệ điều hành đa chương (Multi-programmed systems) nhưng không cung cấp khả năng tương tác với users
ØCPU luân phiên chuyển đổi thực thi giữa các công việc
-  Quá trình chuyển đổi xảy ra thường xuyên hơn, mỗi công việc chỉ được chia một phần nhỏ thời gian CPU
-  Cung cấp sự tương tác giữa hệ thống với user
Khi kết thúc thực thi một lệnh, OS  sẽ chờ lệnh kế tiếp từ bàn phím chứ không phải từ card reader
-  Một công việc chỉ được chiếm CPU để xử lý khi nó nằm trong bộ nhớ chính
-  Khi cần thiết, một công việc nào đó có thể được chuyển từ bộ nhớ chính ra thiết bị lưu trữ, nhường bộ nhớ chính cho công việc khác.
ØYêu cầu đối với OS trong Time-Sharing Systems
-  Định thời công việc (job scheduling)
-  Quản lý bộ nhớ (Memory Management)
+  Các công việc được hoán chuyển giữa bộ nhớ chính và đĩa
+ Virtual memory: cho phép một công việc có thể được thực thi mà không cần phải nạp hoàn toàn vào bộ nhớ chính
-  Quản lý các process (Process Management)
+  Định thời CPU (CPU scheduling)
+  Đồng bộ các công việc (synchronization)
+  Tương tác giữa các công việc (process communication)
+  Tránh Deadlock
-  Quản lý hệ thống file,  hệ thống lưu trữ (disk management)
-  Phân bổ các thiết bị, tài nguyên
-  Cơ chế bảo vệ (protection)
 

truongphamhuytruong.i11c

Tổng số bài gửi : 50
Join date : 26/08/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 Empty Trình bày nguyên lý hoạt động của hệ điều hành đa xử lý (Multiprocessor System)? Phân biệt HĐH đa xử lý đối xứng và HĐH ko đối xứng

Bài gửi  NguyenQuocCuong(HLT3) 16/3/2014, 11:00

Có khả năng điều phối nhiều vi xử lý cho nhiều tiến trình
Các hệ hỗ trợ nhiều CPU, còn gọi là các hệ song song (Parallel Systems).
Parallel Systems Là các hệ thống có nhiều hơn 1 CPU giao tiếp chặt chẽ với nhau (Còn được gọi là multiprocessor systems).
Tightly coupled system (hệ thống ghép đôi chặt chẽ) các processor chia sẻ bộ nhớ và một clock; sự giao tiếp thường xuyên diễn ra qua bộ nhớ chia sẻ
Các hệ thống như thế có nhiều hơn một bộ xử lý trong giao tiếp gần, chia sẻ bus máy tính, đồng hồ, đôi khi còn là bộ nhớ hay thiết bị ngoại vi.
+ Hệ thống đa xử lý có ba ưu điểm chính:
– Tăng thông suất lớn: Tăng số tác vụ hoàn tất trong 1 đơn vị thời gian, mức tăng tỷ lệ thuận – N processor,tốc độ tăng N lần
– Tiết kiệm thời gian : Nhiều CPU nhưng chung bộ nhớ và các thiết bị ngoài, các tài nguyên phụ thuộc và chia sẻ
– Tăng độ tin cậy cao : Nếu 1 CPU gặp sự cố, hệ vẫn chạy tuy có chậm đi
+ Nguyên lý hoạt động:
Việc điều hành vẫn tiếp tục trong sự hiện diện của lỗi yêu cầu một cơ chế cho
phép lỗi được phát hiện, chuẩn đoán và sửa lỗi nếu có thể. Hệ thống sử dụng
sự nhân đôi phần cứng và phần mềm để đảm bảo sự điều hành vẫn tiếp tục mặc dù có
lỗi xảy ra. Hệ thống này chứa hai bộ xử lý, mỗi bộ xử lý có bộ nhớ cục bộ riêng. Các
bộ xử lý được nối kết bởi một bus. Một bộ xử lý chính và bộ xử lý kia là dự phòng.
Cả hai bản sao được giữ ở mỗi bộ xử lý: một là chính và một là dự phòng. Tại các
điểm kiểm tra (checkpoints) trong việc thực thi của hệ thống, thông tin trạng thái của
mỗi công việc-gồm một bản sao hình ảnh bộ nhớ-được chép từ máy chính tới máy dự
phòng. Nếu một lỗi được phát hiện, bản sao dự phòng được kích hoạt và được khởi
động lại từ điểm kiểm tra mới nhất.
+ VD: Hệ điều hành đa xử lý: Windows Server

+ Phân Biệt Hệ Điều Hành đa xử lý đối xứng và Hệ Điều Hành ko đối xứng.
Symmetric multiprocessing (SMP – đa xử lý đối xứng)
- Mỗi processor chạy và copy HĐH giống hệt nhau
- Nhiều tiến trình có thể đồng thời mà không làm giảm hiệu năng
- Hầu hết các HĐH hiện đại có hỗ trợ SMP (Solaris, OS/2, Linux, Windows NT/2000/XP/2003)

Asymmetric multiprocessing (đa xử lý không đối xứng)
- Mỗi processor được phân công một nhiệm vụ riêng; master processor lập lịch và phân công công việc cho các slave processors
- Phổ biến trong các hệ thống cực lớn

NguyenQuocCuong(HLT3)

Tổng số bài gửi : 15
Join date : 15/03/2014

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 Empty Thanks bạn, bài viết khá cụ thể

Bài gửi  DaoThanhDuong (HLT3) 16/3/2014, 13:50

DoTanTai (HLT3) đã viết:-Hệ Điều Hành (Operating System - OS) đóng vai trò là máy tính mở rộng (Máy tính ảo) phục vụ nhu cầu của con người mà cụ thể là:
+Hệ Điều Hành là phần trung gian (công cụ giao tiếp) giữa người sử dụng và phần cứng của máy tính,qua đó giúp người sử dụng có thể tối đa hóa các chức năng mà máy tính mang lại.
Nếu muốn giải quyết một vấn đề trên máy tính mà không có hệ điều hành (HĐH),con người phải tiếp xúc trực tiếp với phần cứng để có thể có câu trả lời cho vấn đề đó.Nhưng nếu như vậy sẽ khó khăng và hiệu xuất cực thấp so với tiếp cận vấn đề thông qua hệ điều hành.Hệ điều hành giúp con người giao tiếp với phần cứng,tạo ra một môi trường ảo mà trong đó cho phép con người đưa ra các chỉ thị và thu về kết quả mà mình cần một cách dể dàng,thuận tiện,và nhanh chóng.
+Xét về chức năng cụ thể của HĐH:Quản trị, phân phối công việc cho hệ thống thiết bị để hệ thống thiết bị hoạt động hiệu quả nhất.Là môi trường hoạt động cho các ứng dụng được phát triển,tạo ra không gian ảo,môi trường ảo qua đó thuận lợi cho khả năng giải quyết và tiếp thụ vấn đề kết quả của người sử dụng.
+Hệ Điều Hành là một hệ thông phân cấp xếp chồng lên nhau,được chia làm nhiều tần,nhiều lớp,mỗi lớp giải quyết một vấn đề cụ thể.Và con người giao tiếp với tần ảo cuối cùng.Điều đó giúp đơn giản hóa vấn đề và tích cực trọng quá trình giao tiếp giữa người và máy tính.
Thảo luận Bài 1 2lwpw75
Bằng hình minh họa trên ta có thể dể dàng biết được cách tiếp cận của con người với máy tính mà trong đó HĐH đóng vai trò vô cùng quan trọng.Máy tính mở rộng và quản lý tài nguyên là hai thuật ngữ chung nhất được dùng để xác định một HĐH. Máy tính mở rộng (trừu tượng máy) là mục tiêu thiết kế nguyên thủy đối với HĐH và quản lý tài nguyên giải nghĩa cho việc thực hiện mục tiêu đó.

-Vậy tại sao bắt buộc phải có HĐH?

Như đã nói HĐH giúp ta giao tiếp với phần cứng,và tạo nên môi trường hoạt động của các ứng dụng.Điều phối khả năng hoạt động,quản lý hệ thống.Qua đó có thể nhận ra được vai trò không thể thiếu của máy tính ảo.

Đi sâu vào thuật ngữ "Máy tính ảo" thêm 1 chút để có thể hiểu sâu xa hơn về HĐH: Đầu tiên môi trường HĐH tạo ra là một môi trường ảo,và cho phép các ứng dụng,môi trường ảo hoạt động trong nó.Có nghĩa là ảo trong ảo,và cứ mỗi lớp như thế HĐH giúp con người dể tiếp cận vấn đề một cách trực quan,sinh động và dể dàng hơn.
Ví dụ như khi nghe một bài hát thông qua máy tính,ta cần File nhạc,phần mềm cho phép đọc File (hoặc website chia sẽ File nhạc đó) cả 2 yếu đó đó điều hoạt động trên HĐH và vẫn cho phép tao nghe được bài hát mà không cần có ca sĩ nào trực tiếp thể hiện ở đó.
Con người sẽ giao tiếp với lớp ảo cuối cùng.Cũng là lớp gần với ta nhất,dể tiếp thu nhất.

-Ưu,nhược điểm của HĐH:
+Ưu điểm:HĐH là là một hệ thống phân cấp xếp chồng lên nhau.Nên rất thuận lợi cho việc quản lý,phát triển,bảo trì.Chia là nhiều tần giúp ta khống chế độ phức tạp một cách hiệu quả
Xét về lâu dài HĐH nhiều lớp cho kết quả cao hơn hẳng
+Nhược điểm:
Vì nhiều tần trung giang nên hiệu năng,tốc độ của của máy tính sẽ giảm.(Có thể bù đắp trong bối cảnh phần cứng đang phát triển rất nhanh hiện nay.Với vai trò của một người lập trình nên chú trọng vấn đề kết quả chính xác thuận tiện hơn so với nhưng điều trên)
Con người giao tiếp chủ yếu với lớp ảo trên cùng nên khó có khả năng đi sâu xát vào những lớp dưới.



---------------------------------------------------------------
Thông tin thêm (Sưu tầm)
Máy tính có thể sẽ không cần hệ điều hành
Trong tương lai, người dùng máy tính có thể sẽ không biết đến hệ điều hành hay các phần mềm ứng dụng là gì, vì mọi thứ đều có thể thực hiện trên các trình duyệt mã nguồn mở.
Tại hội thảo quy tụ 4.000 nhà phát triển của Google diễn ra ngày 27/5, Eric Schmidt, giám đốc điều hành Google, đã đưa ra dự đoán hết sức táo bạo về công nghệ trong tương lai, mà ở đó, internet và trình duyệt web sẽ thay thế cho hệ điều hành của máy tính. “Đã đến lúc chúng ta nắm bắt cơ hội có thể tạo ra sự kinh ngạc chưa từng có”, Schmidt chốt lại bài phát biểu “kích động” các nhà phát triển của Google.



Thời gian qua, nhiều khuynh hướng khai thác internet và sự mở rộng khả năng của các trình duyệt là những dấu hiệu ủng hộ cho quan điểm mà Schmidt đưa ra. Đơn cử, một số website cho phép người truy cập chỉnh sửa hình ảnh, tạo hiệu ứng… từ loại đơn giản như Picnik, FotoFlexer, TiltShiftMaker cho tới những trình duyệt có “sức mạnh” không kém các phần mềm ứng dụng phổ thông là bao như Photoshop Express, Splashup…

Ngoài ra, có thể kể tới các ứng dụng văn phòng trực tuyến như Google Docs, Zoho hay ThinkFree. Các ứng dụng trực tuyến này cung cấp cho người dùng những công cụ tối thiểu để làm việc văn phòng đơn giản như soạn thảo văn bản, soạn thảo trình chiếu, lập bảng tính, kiểm tra thư điện tử, lập lịch làm việc…



Một mầm mống nữa dự báo sự ra đi của hệ điều hành nằm ở sự phát triển của điện thoại thông minh và thiết bị cầm tay nhỏ gọn. Thế hệ thiết bị cầm tay mới có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu hoàn thành công việc của người sử dụng trong mọi điều kiện làm việc. Điều này khuyến khích các nhà phát triển công nghệ tìm cách tách rời các ứng dụng khỏi thiết bị số, người dùng sẽ không phải cài đặt bất kỳ gì chương trình hay phần mềm nào.

Khi đó, điện thoại hay máy tính chỉ đóng vai trò như những thiết bị đầu cuối. Việc thao tác và ra lệnh và thao tác được người sử dụng thực hiện trên thiết bị cầm tay, còn việc xử lý lại được thực hiện trên máy chủ của nhà cung cấp. Đối với “những con người của công việc”, thật dễ dàng cho họ khi ở bất kỳ đâu cũng có thể theo dõi công việc với thiết bị làm được một việc duy nhất, đó là truy cập internet và lướt web. Ý tưởng về việc sử dụng trình duyệt web như một đại diện cho các phần mềm ứng dụng hay nói ngắn gọn là hệ điều hành trình duyệt rất có thể xuất phát từ đây.

Thêm vào đó, xu hướng xử lý dữ liệu và chia sẻ trực tuyến cũng góp thêm một tia hy vọng cho tương lai mà Schmidt nhắc tới. Trong cùng môi trường internet, các trình duyệt giúp người dùng chỉnh sửa các bức ảnh mới, rồi cũng chính nó chia sẻ những hình ảnh này tới bạn bè của họ thông qua các website ảnh như Flickr, Photobucket hay qua các mạng xã hội như FaceBook, MySpace chỉ bằng một đoạn mã html hoặc một đường link ngắn gọn…

Còn với những bạn trẻ say mê âm nhạc, thật thoải mái khi không phải cân nhắc chọn loại máy nghe nhạc có dung lượng bao nhiêu, vì tất cả các tác phẩm âm nhạc đều được lưu trữ “ở một nơi xa lắm”, việc mà họ phải làm là tìm kiếm và thưởng qua các trình duyệt dẫn tới các website như youtube.com, imeem.com…

Những rào cản đáng kể

Trong tầm nhìn của các nhà phát triển công nghệ, có vẻ như mọi việc đã sẵn sàng. Trừ Internet Explorer (IE), Microsoft, các đại gia trình duyệt có tên tuổi còn lại như Opera, Firefox, Sarafi và Chrome đều đã chuẩn bị cho quá trình kéo ứng dụng ra khỏi những chiếc máy tính cá nhân để chuyển sang chạy trên nền web.

Các chuyên gia công nghệ cho rằng, chỉ 10 đến 15 năm nữa, khi mà tốc độ internet được cải thiện đáng kể, dự báo của Schmidt sẽ thành hiện thực. “Microsoft nên run sợ đi là vừa” hay “có thể Window 7 sẽ là hệ điều hành cuối cùng”… là những ý kiến mà dân công nghệ thông tin bàn tán sôi nổi trên các diễn đàn ảo.

Thế nhưng, tương lai này đối mặt với không ít khó khăn. Cộng đồng công nghệ cũng như người sử dụng lo ngại Google, người đang nắm trong tay ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML5) nền tảng của hệ điều hành trình duyệt sẽ nổi lên như một “ông trùm” mới thế chân Microsoft. Zeta Eltoro. Một độc giả của hãng tin công nghệ Cnet nhận xét: “Nhiều người dùng đã cố gắng 'tẩy não' bạn bè họ về việc sử dụng trình duyệt IE chậm như thế nào nhưng vẫn không cản được sự phổ biến của trình duyệt này. Tất cả là vì Microsoft đã độc quyền. Đó có thể là mặt tiêu cực của hệ điều hành trình duyệt trong tương lai”.

Hơn nữa, mối lo phụ thuộc quá nhiều vào internet khiến người dùng băn khoăn. Tradade, thành viên mạng xã hội Linkhay bình luận: “Phụ thuộc hoàn toàn vào mạng là điều tớ không muốn chút nào”. Quả thật, “đứt mạng” có thể đồng nghĩa với việc tắt máy. Ngoài ra, không phải công việc nào mà người dùng muốn thao tác với máy tính hay thiết bị cầm tay cũng cần hoặc muốn vào internet.

Vì vậy, gần 4.000 nhà phát triển vừa tham gia hội thảo của Google không chỉ đau đầu trong việc hoàn thiện ý tưởng mới mà còn phải đối mặt với sự “trái tính, trái nết” của hàng triệu người sử dụng.




DaoThanhDuong (HLT3)

Tổng số bài gửi : 8
Join date : 11/03/2014

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 Empty Vì sao không xây dựng HĐH theo nền tảng chỉ có một tầng duy nhất?

Bài gửi  CaoBaDuc-25-HLT3 16/3/2014, 19:14

1. Một tầng duy nhất:
- Ưu điểm: hệ thống sẽ chạy vận hành nhanh chóng.
- Nhược điểm: nhưng khó quản lý, khó tổ chức hệ thống, nhiều khi dễ lẫn lộn, xung đột.
- VD: Lập trình tất cả các chức năng trên một lớp sẽ rất khó có thể quản lý được ở quy mô một dự án lớn có nhiều code và funtions.
2. Chia nhiều tầng:
- Ưu điểm: dễ dàng thiết kế xây dựng, và phát triển hệ thống về sau.
- Nhược điểm: làm giảm hiệu năng hệ thống, vì có nhiều tầng lớp trung gian sẽ làm giảm tốc độ xử lý. Nhưng với trình độ công nghệ hiện đại những vấn đề đó đã được các thiết bị phần cứng can thiệp, khiến chúng ta cảm thấy mọi xử lý diễn ra rất nhanh chóng.
- VD: Lập trình các chức năng theo mô hình 3 lớp sẽ giúp ta có cái nhìn trực quan hơn, có hệ thống hơn về cấu trúc, chức năng của từng lớp. Dễ dàng trong việc bảo trì, phát triển phần mềm về sau.
=> Nhìn về lâu dài thì chia làm nhiều lớp sẽ có lợi hơn.

CaoBaDuc-25-HLT3

Tổng số bài gửi : 11
Join date : 16/03/2014

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 Empty Mình có câu hỏi này, liên quan đến hệ điều hành và mạng máy tính.

Bài gửi  BuiNguyenHoangYen (HLT3) 16/3/2014, 20:18

Câu hỏi :
• Ta có HĐH đa xử lý đối xứng (các processor là ngang hàng ) và không đối xứng (master processor và slave  processors).
• Ta có mạng ngang hàng và mạng client - server.
Vậy :
1. HĐH được phát triển dựa trên mô hình mạng, hay mô hình mạng được phát triển dựa trên HĐH, hay cả hai là hoàn toàn độc lập với nhau ? Chứng minh.
2. Vì sao qua nhiều thời kỳ, HĐH ngày càng phát triển, còn mô hình mạng vẫn là client - server? Có phải mạng không được quan tâm nhiều như HĐH ? Hay mô hình Client - Server là đã an toàn và không cần phát triển thêm ?
3. Có nhiều thuật ngữ : Điện toán đám mây, HĐH đám mây, .... Vậy :  đây là HĐH phát triển theo hướng mô hình mạng, hay mô hình mạng phát triển theo hướng HĐH ?
Nếu câu trả lời là một trong hai, hoặc cả hai, thì câu trả lời của những ai ở câu 1 cho rằng HĐH và mô hình mạng là hoàn toàn độc lập với nhau, có còn đúng?

BuiNguyenHoangYen (HLT3)

Tổng số bài gửi : 16
Join date : 16/03/2014

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 Empty Mục tiêu, ý nghĩa, mô tả vắn tắt và cấu trúc môn học Hệ Điều Hành

Bài gửi  TranThaiHung (TH10A2) 16/3/2014, 23:18

-Mục tiêu:
+Sau khi học xong chương này, người học nắm được những kiến thức sau:
   o  Hiểu vai trò của hệ điều hành trong hệ thống máy tính
   o  Biết các giai đoạn phát triển của hệ điều hành
   o  Hiểu sự khác biệt của các hệ điều hành qua từng giai đoạn
   o  Hiểu cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong từng hệ điều hành
-Mô tả vắn tắt, ý nghĩa và cấu trúc HĐH:
+ Hệ điều hành được phát triển hơn 45 năm qua với hai mục đích chính. Mục đích
thứ nhất, hệ điều hành cố gắng lập thời biểu các hoạt động tính toán để đảm bảo năng
lực thực hiện của hệ thống là tốt. Mục đích thứ hai, nó cung cấp một môi trường tiện
dụng để phát triển và thực thi chương trình. Ban đầu, hệ thống máy tính được dùng từ
một màn hình và bàn phím (thiết bị đầu cuối). Các phần mềm như bộ hợp ngữ
(assembler), bộ nạp (loader), bộ liên kết (linkers) và các trình biên dịch (compiler) cải
tiến sự tiện dụng của việc lập trình hệ thống nhưng cũng yêu cầu thời gian thiết lập
đáng kể. Để giảm thời gian thiết lập, các phương tiện thuê người điều hành và các
công việc tuơng tự được bó.
+ Các hệ thống xử lý theo lô cho phép sắp xếp công việc tự động bởi hệ điều hành
và cải tiến rất nhiều việc tận dụng toàn bộ máy tính. Máy tính không còn phải chờ các
thao tác của người dùng. Tuy nhiên, việc tận dụng CPU vẫn còn thấp vì tốc độ của
thiết bị xuất nhập thấp hơn nhiều so với tốc độ của CPU. Thao tác ngoại vi (off-line
operation) của các thiết bị chậm cung cấp một phương tiện sử dụng nhiều hệ thống bộ
đọc tới băng từ (reader-to-tape) và băng từ tới máy in (tape-to-printer) cho một CPU.
+ Để cải tiến toàn bộ năng lực thực hiện của hệ thống máy tính, người phát triển giới
thiệu khái niệm đa chương để mà nhiều công việc có thể được giữ cùng lúc trong bộ
nhớ tại cùng một thời điểm. CPU được chuyển qua lại giữa chúng để gia tăng việc tận
dụng CPU và giảm toàn bộ thời gian được yêu cầu để thực thi các công việc.
Đa chương cũng cho phép chia sẻ thời gian. Hệ điều hành chia sẻ thời gian cho phép
nhiều người dùng (từ một tới vài trăm) sử dụng hệ thống máy tính giao tiếp tại cùng
một thời điểm.
+ PC là máy vi tính; chúng xem như nhỏ hơn và rẻ hơn hệ thống mainframe.
Các hệ điều hành cho các máy tính này lợi hơn việc phát triển hệ điều hành cho máy
tính mainframe trong nhiều cách. Tuy nhiên, vì mỗi cá nhân là người dùng duy nhất
sử dụng máy tính nên việc tận dụng CPU không còn là mối quan tâm chủ yếu. Do đó,
một vài quyết định thiết kế được thực hiện cho hệ điều hành cho máy mainframe có
thể không phù hợp cho cả hệ thống nhỏ và lớn, hiện nay khi các PCs có thể được nối
kết tới các máy tính khác và người dùng thông qua mạng và Web.
+ Các hệ song song có nhiều hơn một CPU trong giao tiếp gần; các CPU chia sẻ bus
máy tính và đôi khi chia sẻ bộ nhớ và các thiết bị ngoại vi. Những hệ thống như thế có
thế cung cấp thông lượng và khả năng tin cậy tăng. Các hệ thống phân tán cho phép
chia sẻ tài nguyên trên những máy chủ được phân tán về mặt địa lý. Các hệ thống
được nhóm cho phép nhiều máy thực hiện việc tính toán trên dữ liệu được chứa trên thiết bị lưu trữ chia sẻ và để việc tính toán tiếp tục trong trường hợp lỗi của tập hợp
con các thành viên nhóm.
+ Một hệ thời thực cứng thường được dùng như một thiết bị điều khiển trong
một ứng dụng tận hiến. Một hệ điều hành thời thực cứng có ràng buộc hoàn toàn xác
định và thời gian cố định. Xử lý phải được thực hiện trong các ràng buộc được xác
định hoặc hệ thống sẽ bị lỗi. Các hệ thống thời thực mềm có ràng buộc thời gian ít
nghiêm khắc hơn và không hỗ trợ thời biểu tới hạn.
Gần đây sự tác động của Internet và World Wide Web khuyến khích sự phát
triển của các hệ điều hành hiện đại. Các hệ điều hành này chứa các trình duyệt Web,
mạng và phần mềm truyền thông như là các đặc điểm tích hợp.
+ Chúng ta đã thể hiện tiến trình luận lý của sự phát hệ điều hành, được định
hướng bởi sự bao gồm các đặc điểm trong phần cứng CPU được yêu cầu cho chức
năng tiên tiến. Xu hướng này có thể được thấy ngày nay trong cuộc cách mạng của
PC, với phần cứng ngày một rẻ hơn và đang được cải tiến đủ để cho phép cải tiến các
đặc điểm.

TranThaiHung (TH10A2)

Tổng số bài gửi : 2
Join date : 16/03/2014

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 Empty Mục tiêu và ý nghĩa của hệ điều hành

Bài gửi  LeVanVan69 (I22B) 18/3/2014, 17:28

- Đầu tiên học môn hệ điều hành không phải để làm ra hệ điều hành mới .
- Mục tiêu : Cung cấp những kiến thức cơ bản về chức năng , cách thức hoạt động, tìm ra ưu nhược  điểm của Hệ Điều Hành.
- Ý nghĩa : Tìm hiểu và tham khảo phương thức hoạt động của phần cứng cũng như phần mềm máy tính. Biết cách phân tích, thiết kế và lập trình một hệ thống để áp dụng trong quá trình học tập và làm việc .
Thảo luận Bài 1 T549581
- Mô tả các điểm chính yếu của hệ điều hành, vai trò và năng lực của hệ điều hành trong hệ thống máy tính:
+ Hiểu hệ điều hành từ ba khía cạnh người dùng: Người sử dụng, người lập trình và người thiết kế.
+ Hiểu các dịch vụ mà hệ điều hành cung cấp.

Thảo luận Bài 1 Win212

+ Tìm hiểu những vấn đề phát sinh trong quá trình thiết kế hệ điều hành và các phương pháp tiếp cận khác nhau dùng để phân tích và giải quyết các vấn đề đó, từ đó chúng ta có thể ứng dụng nó vào các dự án.
+ Biết được lịch sử phát triển của hệ điều hành, vác các bước tiến quan trọng trong từng giai đoạn.

LeVanVan69 (I22B)

Tổng số bài gửi : 16
Join date : 18/03/2014

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 Empty Hệ điều hành là máy tính mở rộng hay máy tính ảo

Bài gửi  LeVanVan69 (I22B) 18/3/2014, 22:26

- Hệ điều hành làm ẩn đi các chi tiết phần cứng, người sử dụng được cung cấp một giao diện đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng và không phụ thuộc vào thiết bị phần cứng cụ thể.
        Ta có thể xem Hệ điều hành như là một hệ thống bao gồm nhiều máy tính trừu tượng xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau, máy tính mức dưới phục vụ cho máy tính mức trên. Lớp trên cùng là giao diện trực quan nhất để điều khiển.

 Ngoài ra có thể chia chức năng của Hệ điều hành theo bốn chức năng sau:
    Quản lý quá trình (process management)
    Quản lý bộ nhớ (memory management)
   Quản lý hệ thống lưu trữ
   Giao tiếp với người dùng (user interaction)

 - Các thành phần của hệ điều hành
   Hệ thống quản lý tiến trình
   Hệ thống quản lý bộ nhớ
   Hệ thống quản lý nhập xuất
   Hệ thống quản lý tập tin
   Hệ thống bảo vệ
   Hệ thống dịch lệnh
   Quản lý mạng

LeVanVan69 (I22B)

Tổng số bài gửi : 16
Join date : 18/03/2014

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 Empty Mục tiêu, ý nghĩa và cấu trúc môn học “Hệ điều hành”.

Bài gửi  dangthituyetnhungTH08a1 19/3/2014, 09:03

Admin đã viết:Thảo luận những vấn đề liên quan đến Bài 1.

Ý nghĩa:

- Hiểu sâu nguyên lý hoạt động của Phần cứng và Phần mềm máy tính.

- Học phương pháp phân tích, thiết kế và lập trình một hệ thống lớn để áp dụng cho công tác nghiệp vụ sau này.

Mục tiêu:Cung cấp các khái niệm cơ bản về cấu trúc và hoạt động của HĐH.

Mô tả vắn tắt:

- Khái niệm chung, Lịch sử, Phân loại HĐH.

- Nguyên lý và hoạt động các khối chức năng.

- Giới thiệu dòng HĐH Windows NT/2000/XP/2003

dangthituyetnhungTH08a1

Tổng số bài gửi : 41
Join date : 19/03/2014

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 Empty Re: Thảo luận Bài 1

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 3 trang 1, 2, 3  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết