Tin học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cài đặt và cấu hình DHCP trên Linux.

Go down

Cài đặt và cấu hình DHCP trên Linux. Empty Cài đặt và cấu hình DHCP trên Linux.

Bài gửi  ngocyen_102c 15/11/2010, 01:24

Chào mọi người, hôm nay lướt web tìm tài liệu thấy có bài này hay nên post lên ! Mọi người cùng xem nha!

Cấu hình DHCP trên Linux

1. Khái niệm:
Khi quản trị một hệ thống mạng, thường ta phải cung cấp một địa chỉ IP cho mỗi máy tính khác nhau để các máy này có thể liên lạc được với nhau. Với mô hình mạng tương đối nhỏ (khoảng 10 đến 20 máy), việc cung cấp IP cho mỗi máy tính trong mạng thì tương đối dễ dàng cho một quản trị viên, anh ta chỉ việc sử dụng vài thao tác quen thuộc trong việc gán các địa chỉ IP. Nhưng nếu đối với một mô hình mạng lớn ( từ 20 máy trở lên ) thì việc cung cấp IP như thế là thật sự mệt mỏi và khó khăn rồi, thỉnh thoảng nếu có vấn đề di chuyển thường xuyên giữa những máy tính với nhau thì đây là một công việc khá phức tạp và phí sức.


Chính vì những lý do như thế mà ngày nay, hầu hết trên tất cả các hệ điều hành đều cung cấp cho chúng ta một dịch vụ để giải quyết vấn đề cần thiết trên, đó là dịch vụ cung cấp địa chỉ IP động DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol ).

Không những cung cấp được IP mà dịch vụ trên còn đưa ra cho chúng ta nhiều tính năng để cung cấp những yếu tố khác cho các máy client, ví dụ như cung cấp địa chỉ của máy tính dùng để giải quyết tên miền DNS, địa chỉ của một Gateway router, địa chỉ máy WINS .v.v...

Thành phần của một DHCP server bao gồm bốn mục chính sau :

Options: Dùng để cung cấp các yếu tố cho phía client như địa chỉ IP, địa chỉ subnet mask, địa chỉ Gateway, địa chỉ DNS .v.v…

Scope: Một đoạn địa chỉ được quy định trước trên DHCP server mà chúng ta sẽ dùng để gán cho các máy client.

Reservation: Là những đoạn địa chỉ dùng để “để dành” trong một scope mà chúng ta đã quy định ở trên.

Lease: Thời gian “cho thuê” địa chỉ IP đối với mỗi client.


2. Cài đặt:
Để sử dụng được dịch vụ DHCP này, bạn phải cài đặt vào hệ thống thông thường bằng gói dịch vụ có sẵn trên đĩa CD có phần đuôi mở rộng là .rpm, ngoài ra chúng ta có thể cài đặt package ở dạng source code và tải gói này về từ trang web của GNU. Quá trình cài đặt bao gồm những bước sau đây :

Ở dạng phần đuôi mở rộng là .rpm, ta chạy lệnh:
rpm –ivh dhcp-*.rpm

Ở dạng source code, ta biên dịch như sau :
tar –xzvf dhcp-*.tar.gz
cd dhcp-*
./configure
make
make install

Sau khi hoàn tất xong quá trình cài đặt, kế tiếp chúng ta sẽ cấu hình để dịch vụ này có thể hoạt động theo ý muốn của chúng ta bằng cách tạo và sửa đổi file /etc/dhcpd.conf. Tập tin này sẽ có những nội dung sau :

deny client-updates;
ddns-update-style interim;

subnet 192.168.0.0 netmask 255.255.255.0 {
range dynamic-bootp 192.168.0.190 192.168.0.240;

option routers 192.168.0.10;
option subnet-mask 255.255.255.0;

option nis-domain "mydomain.com";
option domain-name "mydomain.com";
option domain-name-servers 192.168.0.20;
option netbios-name-servers 192.168.0.100;
option ntp-servers 192.168.0.25;
option smtp-server 192.168.0.35;

default-lease-time 360000;
max-lease-time 259200;
}


# Client-definitions

host big-daddy {
hardware ethernet 00:a0:d9:cb:94:8a;
fixed-address 192.168.0.18;
}

Các dòng trên có ý nghĩa như sau :
Hai dòng đầu tiên sẽ không cho phép DHCP Server cập nhật động DNS.
Dòng kế tiếp là đoạn địa chỉ mà bạn cần cung cấp cho hệ thống các máy con của bạn, bao gồm địa chỉ NET IDs và một đoạn địa chỉ. (Như ở trên Server sẽ cấp cho phía máy con một đoạn địa chỉ chạy từ 192.168.0.190 đến 192.168.0.240 )

Option routers cung cấp cổng gateway mặc định.
Option subnet-mask Subnet mask mặc định cho phía client.
Option nis-domain cung cấp tên NIS Domain Server
Option domain-name cung cấp tên domain mặc định nếu sử dụng FQDN
Option domain-name-servers cung cấp name-servers cho mạng của bạn.
Option netbios-name-servers cung cấp địa chỉ mặc định của WINS-server
Option ntp-servers cung cấp địa chỉ timeserver.
Option smtp-server cung cấp địa chỉ smtp-server (duy nhất chỉ 1 server)

Dòng cuối cùng là nếu bạn dự định cấp một địa chỉ cố định cho một máy nào đó thì bạn phải khai báo địa chỉ MAC của máy đó và IP tương ứng

Và trước khi khởi động DHCP Server lên thì bạn phải tạo một tập tin cuối cùng dùng để xem xét việc cấp phát các địa chỉ IP cho phía client:
touch /etc/dhcpd.lease

Để bật tắt dịch vụ DHCP thì bạn chỉ chạy hai script tương ứng như sau:
/etc/init.d/dhcpd start
/etc/init.d/dhcpd stop

Nguồn : Internet

ngocyen_102c

Tổng số bài gửi : 37
Join date : 01/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết