Tin học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Phòng ngừa sự cố trên Windows XP Professional và Server 2003

3 posters

Go down

Phòng ngừa sự cố trên Windows XP Professional và Server 2003 Empty Phòng ngừa sự cố trên Windows XP Professional và Server 2003

Bài gửi  error 15/11/2010, 04:13

Đừng để một ngày xấu trời nào đấy, khi khởi động PC của bạn (hoặc server của công ty), chỉ nghe những tiếng bip.bip... kéo dài, một màn hình xanh chết chóc hiện lên và máy tính bất động. Ổ cứng hỏng chăng? Bao nhiêu dữ liệu của cá nhân hoặc tổ chức có thể mất hết! Toàn bộ cấu hình hệ thống, các tài khoản người dùng đã thiết lập, các ứng dụng đã cài đặt... có thể cũng ra đi.

Khởi động lại máy tính từ đĩa mềm hay CD-ROM, loay hoay với một mớ dòng lệnh MS-DOS, hồi hộp mong cho dữ liệu "hãy quay về" để rồi thất vọng.

Để không phải đối mặt với thảm họa đã nêu, hãy sử dụng một số cách thức đơn giản nhưng rất hiệu quả để gìn giữ trạng thái hoạt động tốt nhất và dữ liệu quý giá: dùng tính năng sao lưu dữ liệu và toàn bộ thông tin cấu hình hệ thống (System State Data) và tính năng phục hồi hệ thống có sẵn của Windows XP Professional và Windows Server 2003 (System Restore Point và ASR – Automated System Recovery)

1. Sao lưu System State Data

System State Data là những thành phần quan trọng của hệ thống cần sao lưu theo định kỳ nhằm có cơ sở để phục hồi HĐH một khi xảy ra xự cố:

- Các file liên quan đến quá trình khởi động hệ thống như Boot.ini, Ntldr...

- Các file hệ thống (Windows có WFP-Windows File Protection, tính năng tự động backup và phục hồi các file hệ thống như SYS, DLL, TTF, FON, OCX và EXE).

- Registry

- COM+ object (các thành phần dùng chung cho các ứng dụng).

Tất cả các thành phần của System State Data được tích hợp với nhau, không thể chọn tách rời từng thành phần để sao lưu.

Thực hiện:

1. Mở Backup Utility (Run > NTBackup hay Program Files > Accessories > System Tools).

2. Chọn Back Up Wizard (Advanced) và nhấn Next.

3. Chọn Only Backup the System State Data và nhấn Next.

4. Xác định nơi lưu trữ bản sao lưu và lập lịch biểu cho việc này diễn ra tự động.

Sao lưu là công việc quan trọng phải làm thường xuyên và hầu hết phần mềm sao lưu đều có tính năng lập lịch để thực hiện tự động vào thời điểm xác định. Backup Utility của Windows cũng có tính năng này.

Sau khi chọn dữ liệu cần sao lưu và file lưu trữ (backup.bkf), nhấn Start Backup.

Để lập lịch biểu sao lưu, nhấn Schedule.

Chúng ta có thể lập hàng loạt lịch biểu để sao lưu các dữ liệu khác nhau, thế nên các bạn phải xác nhận cho từng schedule này. Chọn Yes, để hệ thống lưu lại chọn lựa schedule đang tạo.

Sau đó xác định tài khoản được dùng để chạy thực hiện sao lưu tự động theo lịch.

Tiếp theo đặt tên cho lịch sao lưu.

Chọn tiếp Properties và thiết lập các thông số thời gian như Once (chỉ một lần), Daily (hàng ngày), Weekly (hàng tuần), Start Time (thời điểm bắt đầu). Trong ví dụ này tôi lập lịch sao lưu vào ngày thứ 7 hàng tuần, lúc 6 giờ chiều.
Việc sao lưu System State data giúp "cất giữ an toàn" các thành phần then chốt của hệ thống, và nếu như sự cố xảy ra có liên quan đến hệ thống khiến HĐH không thể làm việc, bạn có thể khởi động máy tính từ chế độ an toàn Safe Mode và thực hiện phục hồi hệ thống. Cơ hội để máy tính vận hành bình thường trở lại là rất lớn.

2. Dùng System Restore Point phục hồi hệ thống Windows XP Pro (mặc định tính năng này không có trên Windows Server 2003)

Đôi khi hệ thống trở nên "chập chờn", chậm chạp sau khi cài thêm một số ứng dụng mới hay một số phần cứng mới, chỉnh sửa các thông số hệ thống... Bạn ước gì máy tính của mình quay trở lại trạng thái hoạt động tốt như hôm thứ 6 vừa rồi. Windows XP Pro có thể giúp bạn điều này. Tính năng System Restore Point của Windows XP Pro là một tính năng hay, có thể giúp đưa máy tính quay trở lại những thời điểm được cho là tốt nhất vào những ngày trước đó. Tất nhiên trạng thái hệ thống ở thời điểm này đã được System Restore Point "save" lại.

System Restore Point hoạt động như một máy ảnh, ghi lại cấu hình hệ thống ở thời điểm mà bạn "chụp". Nó có thể sẽ quan sát và ghi lại (vào đĩa cứng) những thay đổi của những thành phần hệ thống tại các thời điểm khác nhau. Tuy nhiên cần lưu ý, nó không lưu những dữ liệu thông thường của bạn như các file .doc, .xls và các dữ liệu khác chứa trong My Documents folder (bạn phải tự sao lưu theo cách thông thường thôi).

Và cũng chú ý một điều quan trọng là, khi phục hồi hệ thống về quá khứ, System Restore Point cũng không hoàn toàn gỡ bỏ những ứng dụng bạn mới cài đặt, bạn có thể yên tâm về điều này.

Cấu hình System Restore Point

Trước khi cấu hình một System Restore Point, bạn cần phải bật tính năng này lên. Nhấn chuột phải vào My Computer, chọn Properties và chọn System Restore như hình minh họa.

Bỏ không chọn Turn off System Restotre on all drives (như vậy bạn đã kích hoạt System Restore Point), chờ trong giây lát để hệ thống kích hoạt tính năng này.

Cần chú ý một điều về không gian đĩa cứng phải dành cho hoạt động của System Restore, ít nhất là 200MB nếu đĩa cứng dung lượng nhỏ. Thường đĩa cứng nhỏ hơn 4 GB, cần ít nhất 400 MB, trên 4 GB cần 12% dung lượng dành cho System Restore để lưu dữ liệu. Tất nhiên, nếu bạn không dùng tính năng System Restore thì hãy tắt (Turn off) nó để dành không gian lưu trữ cho các mục đích khác.

Tiếp theo, sau khi đã bật System Restore, hãy chạy System Restore từ menu Start, chọn All Programs > Accessories > System Tools > System Restore.

Ngay sau khi bạn bật System Restore lên, hệ thống sẽ tạo ra ngay System Checkpoint, nó sẽ giám sát ngay toàn bộ những thay đổi hệ thống và lưu vào đĩa cứng. Cứ khoảng 24 giờ, một System Checkpoint mới sẽ được tạo, tất nhiên ngày nào bạn không mở máy tính thì ngày ấy System Restore sẽ không tạo System Checkpoint, ngay khi bạn mở máy vào ngày kế tiếp nó sẽ được tạo.

Như vậy nếu System Checkpoint được tạo ra lần đầu tiên vào hôm nay, thì ngay ngày mai nếu không hài lòng với hoạt động của hệ thống, bạn có thể dùng chức năng phục hồi để chọn và quay trở lại trạng thái hệ thống hôm qua.

Như vậy System Checkpoint từ khi được kích hoạt đã theo dõi sát sao hệ thống và tạo ra các System Checkpoint mới sau mỗi 24 giờ (1 ngày), quá trình theo dõi và sao lưu hoàn toàn tự động.

Tuy nhiên quá trình một ngày như vậy có lẽ là hơi dài, và đôi khi bạn tiến hành một việc gì đó can thiệp vào hệ thống như cài ứng dụng mới hay driver cho thiết bị mới, bạn muốn tự mình tạo ngay các Restore Point tại thời điểm ấy, để nếu xảy ra trục trặc thì có thể phục hồi hệ thống quay lại thời điểm ngay trước đó.

Đến đây có lẽ bạn đã hiểu sự khác nhau cơ bản giữa System Checkpoint do hệ thống tự tạo sau mỗi 24 giờ với Restore Point do bạn tạo bất kỳ lúc nào bạn muốn.

Cách tạo Restore Point

1. Tại Help and Support Center, nhấn Undo Changes To Your Computer
With System Restore.

2. Trong cửa sổ System Restore, chọn Create A Restore Point và nhấn Next.

3. Đặt tên cho restore point này ví dụ như new drivers và nhấn Create.

Khi muốn phục hồi, bạn chỉ cần chọn Restore my computer to an earlier time và chọn Restore Point có tên new drivers đã tạo.

3. Phục hồi toàn bộ hệ thống dùng ASR

Trong các phần trước, chúng ta đã đề cập đến các vấn đề đảm bảo an toàn hệ thống thông qua việc sao lưu System State data và tạoSystem Restore Point.

Hệ thống đã trở nên an toàn hơn với những tính năng rất hay này. Tuy nhiên còn một nguy cơ khác, nguy cơ lớn nhất, một điều gì đó có thể khiến toàn bộ hệ thống "down", không thể khởi động lại ngay cả safe-mode, màn hình xanh chết chóc xuất hiện. Đây là mối đe dọa nguy hiểm nhất và người dùng cũng "sợ" nó nhất. Giải pháp thường là cài lại toàn bộ máy, tất cả mọi ứng dụng và cấu hình hệ thống đã không còn (cái duy nhất giữ lại được có lẽ là dữ liệu còn đâu đó trên ổ D, E...).

Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng, Windows XP Pro đã chuẩn bị cho bạn một vũ khí mạnh, và nếu sử dụng đúng cách, nó sẽ làm hệ thống hoạt động bình thường trở lại. Đó là hệ thống phục hồi tự động ASR (Automated System Recovery).

ASR là quy trình dùng các dữ liệu đã sao lưu và các file gốc của bộ cài Windows XP Professional (có trên CD cài đặt Windows XP Pro) để xây dựng lại hệ thống. Để tiến hành ASR, cần những bước chuẩn bị sau:

• Đĩa CD-ROM cài đặt Windows XP Professional.

• ASR floppy disk: đĩa mềm chứa các file thông tin cài đặt, đây là những thông tin cơ sở cần để Windows Setup có thể chạy phục hồi ASR.

• Bộ sao lưu ASR (ASR backup set): là bản copy tất cả các file hệ thống của Windows XP Professional và tất cả thông tin về cấu hình hệ thống, được tạo với chương trình Windows Backup.

Trình tự diễn ra như sau:

1. Administrator sẽ dùng Windows Backup để tạo ASR backup set trước (ASR backup set có dung lượng khá lớn, vài trăm MB, vì lưu lại toàn bộ cấu hình hệ thống và ASR backup set bắt buộc phải lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ cục bộ của máy như: ổ ghi CD, usb disk, HDD thứ 2, Iomega Zip disk...). Cần chú ý, ASR backup set lưu thông tin cấu hình hệ thống chứ không lưu dữ liệu cá nhân. Sau ASR backup set cần thực hiện thêm sao lưu toàn bộ dữ liệu trên máy tính, dùng tính năng Backup everything on this computer của Backup Utility. Chú ý thêm nữa là ASR backup set cũng không được lưu trên đĩa cứng có chứa thư mục cài đặt Windows XP , ví dụ C:\Windows, vì nếu HDD bị hư hỏng hoàn toàn, thì không thể lấy lại ASR backup set để phục vụ cho quá trình phục hồi.

Ngay sau bước này ASR sẽ yêu cầu bạn tạo ASR floppy disk.

2. Hệ thống hỏng hoàn toàn, không khởi động được. Ví dụ, đĩa cứng bị hư.

3. Administrator thay đĩa cứng mới vào hoặc chọn một máy tính khác dùng cho quá trình phục hồi.

4.Chạy chương trình cài đặt Windows Setup từ CD-ROM Windows XP và bắt đầu khởi hoạt tiến trình phục hồi ASR.

5.Đưa ASR floppy disk vào.

6. Hệ thống sau khi xem và lấy các thông tin từ ASR floppy disk phục vụ cho tiến trình Windows Setup tiếp theo.

7. Windows Setup sẽ cài HĐH như các xác lập đã ghi trên ASR floppy disk.

8. Đưa đĩa (CD, Usb, Iomega Zip) lưu trữ ASR backup set vào để tiến trình tiếp tục.

9. ASR sẽ cấu hình hệ thống theo thông tin trong ASR backup set.

10. Sau bước này bạn có thể khởi động lại hệ thống cũ trên máy tính mới.

Nếu trước đó đã có thiết lập sao lưu định kỳ Backup everything on this computer thì chúng ta có thể phục hồi lại toàn bộ dữ liệu cá nhân và như vậy hệ thống được phục hồi trọn vẹn.

Các Bước Thực Hành Sao lưu hệ thống

1. Sao lưu toàn bộ dữ liệu trên máy tính
- Mở Ntbackup.exe, Backup Wizard, chọn Next
- Chọn tiếp Backup everything on this computer, chọn Next
Chú ý, bạn cần có đĩa lưu trữ đủ lớn để chứa toàn bộ dữ liệu trên máy tính. Nếu có kinh phí, bạn nên trang bị các loại thiết bị lưu trữ chuyên dụng.
- Chọn D: và file backup toàn bộ DL là FullBackup.pkf
- Chọn Next, và trước khi nhấn Finish, chọn tab Advanced, để kiểm tra lần đầu backup là Normal
2. Tạo ASR Backup Set
Quay trở lại Ntbackup wizard, chọn Automated System Recovery Data. Trong ví dụ này, ASR backup set sẽ được lưu tại D: với filename ASR.bkf, nhấn Next.
Sau đó nhấn Finish, để hoàn thành ASR backup set. Tiến trình này kéo dài khoảng 30.
3. Tạo ASR floppy disk
Tạo đĩa mềm ASR theo hướng dẫn. Ngay sau khi tiến trình ghi hoàn thành, rút đĩa mềm ra và dán nhãn ghi rõ ASR để dùng cho quá trình phục hồi. Nhấn close 2 lần và đóng Windows Backup lại.
Phục hồi hệ thống
1. Đưa vào đĩa CD cài đặt Windows XP Professional
2. Khởi động lại máy tính.
3. Được nhắc nhở nhấn một phím.
4. Chọn nhấn [F2] để chạy Automated System Recovery (ASR), khi thấy xuất hiện thông báo dưới thanh trạng thái, nhấn [F2].
5. Khi được nhắc nhở đưa vào ASR floppy disk, nhấn bất kỳ phím nào tiếp theo. Nếu tiến trình phục hồi không nhận ra ASR floppy disk, để nguyên nó trong ổ đĩa mềm và khởi động lại máy tính từ CD-ROM.
6. Tiếp theo, nhấn C khi được nhắc nhở và xác nhận xóa toàn bộ các partition trên đĩa cứng, để ASR tái tạo lại cấu hình Basic Disk. Sau bước cấu hình này, Windows sẽ tự động cài HĐH, thời gian khoảng 45.
7. Khởi động lại máy tính và Automated System Recovery Wizard xuất hiện, nhấn Next. Khi được nhắc, đưa vào ASR backup Set (chú ý chọn đúng thiết bị dùng để sao lưu như HHD thứ 2 hoặc CD write, Zip, USB...).
8. Kiểm tra nơi lưu trữ ASR backup set, chọn Next.
9. Nhấn Finish để hoàn tất tiến trình phục hồi, mất khoảng 30 nữa.
10. Khởi động lai máy tính, đăng nhập với tài khoàn Administrator hoặc tài khoản Admin khác. Cẩn thận dùng các công cụ quản trị hệ thống kiểm tra lại các tài khoản người dùng, kiểm tra domain...
11. Nếu muốn, bây giờ bạn có thể phục hồi các dữ liệu cá nhân của mình với FullBackup.bkf.

Nguồn: http://www.forum.t3h.vn

error

Tổng số bài gửi : 17
Join date : 15/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Phòng ngừa sự cố trên Windows XP Professional và Server 2003 Empty Re: Phòng ngừa sự cố trên Windows XP Professional và Server 2003

Bài gửi  ngocdangI83C 15/11/2010, 08:23

Thanks bạn! Back up là một phần không thể thiếu khi dữ liệu của bạn ngày một "phình" ra

ngocdangI83C

Tổng số bài gửi : 85
Join date : 04/10/2010

Về Đầu Trang Go down

Phòng ngừa sự cố trên Windows XP Professional và Server 2003 Empty Những nguyên nhân gây lỗi khi ghost

Bài gửi  hongthanh 16/11/2010, 23:03

Hiện nay, ghost (sao lưu và phục hồi dữ liệu ổ cứng bằng chương trình Norton Ghost) là công việc được nhiều người thực hiện để sửa lỗi ổ đĩa cứng và Windows. Tuy nhiên, đôi lúc bạn không thể phục hồi từ file ghost (*.gho) vì chương trình báo lỗi và ngưng nửa chừng. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này:

1/ Lỗi do chế độ nén

Khi tạo file ghost bạn có 3 chế độ nén là No (không nén), Fast (nén trung bình) và High (nén tối đa); Trong đó, mức High có thể gây ra lỗi khi bung file ghost. Vì thế khi ghost, bạn nên chọn chế độ Fast hoặc tốt nhất là chọn No nếu ổ cứng lưu file ghost của bạn còn dư dả nhiều.

2/ Lỗi do ổ đĩa cứng

Ổ cứng bị lỗi (thường là bị bad sectors) cũng là một nguyên nhân gây ra lỗi khi ghost. Do file ghost của bạn đã bị hư dữ liệu bên trong khiến cho chương trình không thể đọc tiếp được. Bạn thử copy một file ghost tốt từ một máy khác vào máy mình và bung thử xem sao, nếu vẫn không được nghĩa là ổ cứng bạn có vấn đề rồi đó. Bạn nên dùng một phần mềm chuyên dụng format cấp thấp ổ cứng để cách ly các bad sectors hoặc tốt nhất là thay ổ cứng khác.

3/ Đĩa khởi động không tương thích phần cứng trong máy

Hiện nay, rất nhiều thiết bị phần cứng mới ra đời khiến cho đĩa Hiren’s BootCD không còn tương thích với các mainboard đời mới. Thường lỗi tương thích sẽ xuất hiện với dòng thông báo “boot files not found” hoặc “loading failed”. Để khắc phục, bạn hãy tìm mua hoặc tải về phiên bản mới nhất của đĩa Hiren’s Boot (hiện tại là 9.6). Ngoài ra, có thể mắt đọc của ổ đĩa CD đã bị xuống cấp nên không đọc được đĩa CD hoặc đĩa CD kém chất lượng, bạn hãy thử thay thế đĩa CD hay ổ CD khác để xác định lỗi do đĩa hay do ổ đĩa.

4/ Lỗi do bộ nhớ RAM

Nếu khởi động bằng đĩa CD Hiren’s Boot rồi chạy ghost thì những dữ liệu cần thiết cho quá trình ghost của bạn sẽ được lưu trong bộ nhớ RAM. Nếu RAM của máy bạn bị lỗi thì ghost cũng sẽ gặp lỗi khi truy xuất RAM, lúc đó, tốt nhất là bạn nên thử thay RAM khác.

hongthanh

Tổng số bài gửi : 37
Join date : 18/10/2010

Về Đầu Trang Go down

Phòng ngừa sự cố trên Windows XP Professional và Server 2003 Empty 8 điều không nên làm khi sử dụng máy tính

Bài gửi  hongthanh 16/11/2010, 23:04

1. Truy cập Internet mà không có sử dụng tường lửa (firewall): Tốt nhất, bạn nên sử dụng cả hai loại tường lửa (thiết lập firewall của modem và cài thêm phần mềm tường lửa) để bảo vệ máy tính của bạn khỏi cặp mắt của các hacker, virus…

2. Không sử dụng hay không cập nhật các trình chống virus, spywares: Bạn phải sử dụng các trình tiêu diệt virus, phần mền độc hại và thường xuyên cập nhật dữ liệu cho chúng. Nếu không, việc máy tính của bạn gặp trục trặc chỉ là vấn đề thời gian.

3. Đĩa cứng quá đầy, bị phân mảnh: Xóa và chép dữ liệu liên tục sẽ khiến đĩa cứng bị phân mảnh, giảm tốc độ đọc dữ liệu làm cả hệ thống cũng chậm theo. Dùng ngay chương trình chống phân mảnh để sắp xếp file, nhằm giúp máy hoạt động tốt hơn.

4. Mở các file đính kèm mà không quét virus trước: File kèm thư có thể chứa các virus phá hoại dữ liệu và làm hỏng file hệ thống. Chỉ nên mở file đính kèm khi bạn biết thật rõ người nào gửi thư đến bạn. Và dù biết rõ hay không, bạn cũng phải dùng chương trình diệt virus quét trước khi mở và sử dụng file.

5. Nhấn tùy tiện vào các link Web: Điều này sẽ làm bạn mất tất cả thông tin cá nhân như mật khẩu, thông tin thẻ tín dụng hoặc bị tự động cài phần mềm độc hại vào máy mà không biết.

6. Chia sẻ mọi thứ: Tốt nhất bạn nên tắt mọi chức năng chia sẻ file và máy in khi du hành trên mạng nhất là khi dùng laptop ở nơi dịch vụ Internet công cộng để phòng ngừa hacker có thể truy cập vào máy mình.

7. Chọn mật mã dễ đoán: Đừng bao giờ chọn mật mã dễ đoán ra như ngày sinh nhật, tên người yêu dấu… Mật mã dài trên 10 chữ số rất khó đoán được, gồm nhiều loại ký tự sẽ càng an toàn.

8. Không lưu tâm đến sao lưu và phục hồi: Cho dù bạn làm đủ các điều gợi ý trên, máy tính của bạn có thể hư hỏng bất ngờ vào một thời điểm nào đó. Do vậy, bạn nên thường xuyên sao lưu mọi dữ liệu quan trọng, và hệ điều hành ở một nơi an toàn vì khi dữ liệu mất đi thì không cái gì có thể giúp bạn tìm lại được.


hongthanh

Tổng số bài gửi : 37
Join date : 18/10/2010

Về Đầu Trang Go down

Phòng ngừa sự cố trên Windows XP Professional và Server 2003 Empty Re: Phòng ngừa sự cố trên Windows XP Professional và Server 2003

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết