OpenSUSE 10.3 hệ điều hành Linux dễ dùng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
OpenSUSE 10.3 hệ điều hành Linux dễ dùng
Novell vừa có thông báo chính thức về việc đưa ra phiên bản mới nhất của hệ điều hành OpenSUSE. OpenSUSE 10.3 – hệ điều hành Linux miễn phí nằm trong dự án OpenSUSE đã được nâng cấp và tích hợp rất nhiều tính năng tiện ích nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người sử dụng.
"Cộng đồng OpenSUSE tiếp tục đổi mới cách tân và xây dựng phiên bản tiếp theo của OpenSUSE - phiên bản sẽ thu hút thêm nhiều cấp độ người dùng máy tính," chủ tịch của dự án OpenSUSE - Andreas Jaeger cho biết. "OpenSUSE 10.3 mang trong mình một số lượng lớn các ứng dụng mã nguồn mở mới nhất hiện nay thuộc nhiều lĩnh vực có thể đáp ứng tốt cho máy tính để bàn, máy chủ cùng các công việc phát triển ứng dụng".
Có thể lấy ví dụ như việc có thêm phiên bản mới nhất của trình soạn thảo văn bản mã mở OpenOffice.org, OpenSUSE 10.3 cho phép người dùng có thể dễ dàng chia sẻ file với những người dùng bộ Office của Microsoft.
Thêm nữa, phiên bản mới nhất của phần mềm bảo mật AppArmor sẽ bảo vệ hệ điều hành Linux và cùng các ứng dụng khỏi các cuộc tấn công của virus hay malware.
Tính năng dual-boot là một điểm nâng cấp rất đáng chú ý trong phiên bản OpenSUSE mới. Dual-boot cho phép người dùng có thể chạy đồng thời 2 hệ điều hành Windows và Linux trên cùng một máy tính.
Tốt nhất cho cả 2 thế giới:
Khi cài đặt OpenSUSE 10.3, bạn có thể sử dụng tính năng dual-boot. "Nó (dual-boot) cho phép bạn cài đặt cả 2 hệ điều hành Linux và Windows trên 2 phân vùng tách biệt nhau cho cùng một máy tính xách tay hay máy tính để bàn". Kevan Barney - phát ngôn viên của Novell nói thêm "Sau khi cấu hình dual-boot bạn có thể chọn lựa khởi động bất cứ hệ điều hành nào ngay khi bạn vừa bật máy tính, một cách hiệu quả điều này cho phép bạn thay đổi qua lại dễ dàng ngay khi bạn cần đến".
Barney cho biết cài đặt thêm dual-bool là sự lựa chọn lý tưởng cho bất kì ai muốn sử dụng hệ điều hành Linux nhưng vẫn còn phụ thuộc vào một hay hai phần mềm chỉ có thể chạy trên Windows.
Giống như bất kì một phiên bản hệ điều hành Linux nào, OpenSUSE cho phép lựa chọn sử dụng giao diện đồ họa tùy theo ý thích của bạn. OpenSUSE 10.3 tích hợp cả hai phiên bản giao diện đồ họa mới nhất là GNOME 2.20 và KDE 3.5.7 - hai ứng dụng được sử dụng rất rộng rãi trong Linux , ngoài ra đi kèm thêm là một số tính năng của KDE 4 (đang được mong chờ rất nhiều).
Novell vốn rất nổi tiếng trong việc đưa ra các giao diện đồ họa đẹp, và bản 10.3 lần này cũng không là ngoại lệ khi bao gồm các thành phần Compiz và Compiz Fusion dành cho hiệu ứng 3D như là khả năng tùy biến màn hình desktop theo dạng khối hộp, làm mờ các cửa sổ ứng dụng đang chạy hay hiệu ứng lửa cháy trên cửa sổ khi bạn đóng ứng dụng. Đối với những ai không thích sử dụng 2 giao diện Gnome và KDE thì có thể chọn lựa gói giao diện đồ họa ở mức tối thiểu XFCE 4.4.1
Tuy trong phiên bản có tích hợp thêm giao diện đồ họa thế hệ tiếp theo KDE 4, nhưng có thể coi như đây chỉ là một add-on chưa thực sự ổn định. Phiên bản KDE 4 sẽ chỉ thật sự tỏa sáng và hoàn thiện trên OpenSUSE 11.0.
Thời gian khởi động nhanh hơn:
Sử dụng hệ điều hành OpenSUSE 10.3, máy tính xách tay sẽ chỉ mất khoảng 27s để khởi động và máy đề bàn sẽ vào khoảng 24s – một sự nâng cấp đáng kể trong khi các phiên bản trước trung bình hết gần 1 phút (55s). Quá trình tắt máy đã rút ngắn hơn được 8s.
Để có thể tăng tốc độ khởi động hệ thống, quản lý dự án OpenSUSE – Stephan Kulow đã phải xem lại tất cả các scripts trong khi khởi động và khi shutdown để có thể thay thế bằng những cái khác hiệu quả hơn.
Ngoài ra còn có thêm một số đặc trưng đáng chú ý trong Open SUSE 10.3:
- Tích hợp thêm các phần mềm ảo hóa cho phép thêm các hệ điều hành khác trong môi trường Linux như là Xen 3.1, VirtualBox 1.5, KVM...
- One-click install cho phép dễ dàng cài đặt các gói ứng dụng thêm cho OpenSUSE từ nơi lưu trữ trực tuyến.
- Dễ dàng cài đặt thêm các bộ "codec" cho việc đọc các định dạng audio hay video. Như việc các chương trình chạy các định dạng media Amarok hay Banshee khi gặp một dạng file MP3 lạ, hộp thoại sẽ hiện lên thông báo cho phép lựa chọn tải về bộ MP3 codec thích hợp.
"Cộng đồng OpenSUSE tiếp tục đổi mới cách tân và xây dựng phiên bản tiếp theo của OpenSUSE - phiên bản sẽ thu hút thêm nhiều cấp độ người dùng máy tính," chủ tịch của dự án OpenSUSE - Andreas Jaeger cho biết. "OpenSUSE 10.3 mang trong mình một số lượng lớn các ứng dụng mã nguồn mở mới nhất hiện nay thuộc nhiều lĩnh vực có thể đáp ứng tốt cho máy tính để bàn, máy chủ cùng các công việc phát triển ứng dụng".
Có thể lấy ví dụ như việc có thêm phiên bản mới nhất của trình soạn thảo văn bản mã mở OpenOffice.org, OpenSUSE 10.3 cho phép người dùng có thể dễ dàng chia sẻ file với những người dùng bộ Office của Microsoft.
Thêm nữa, phiên bản mới nhất của phần mềm bảo mật AppArmor sẽ bảo vệ hệ điều hành Linux và cùng các ứng dụng khỏi các cuộc tấn công của virus hay malware.
Tính năng dual-boot là một điểm nâng cấp rất đáng chú ý trong phiên bản OpenSUSE mới. Dual-boot cho phép người dùng có thể chạy đồng thời 2 hệ điều hành Windows và Linux trên cùng một máy tính.
Tốt nhất cho cả 2 thế giới:
Khi cài đặt OpenSUSE 10.3, bạn có thể sử dụng tính năng dual-boot. "Nó (dual-boot) cho phép bạn cài đặt cả 2 hệ điều hành Linux và Windows trên 2 phân vùng tách biệt nhau cho cùng một máy tính xách tay hay máy tính để bàn". Kevan Barney - phát ngôn viên của Novell nói thêm "Sau khi cấu hình dual-boot bạn có thể chọn lựa khởi động bất cứ hệ điều hành nào ngay khi bạn vừa bật máy tính, một cách hiệu quả điều này cho phép bạn thay đổi qua lại dễ dàng ngay khi bạn cần đến".
Barney cho biết cài đặt thêm dual-bool là sự lựa chọn lý tưởng cho bất kì ai muốn sử dụng hệ điều hành Linux nhưng vẫn còn phụ thuộc vào một hay hai phần mềm chỉ có thể chạy trên Windows.
Giống như bất kì một phiên bản hệ điều hành Linux nào, OpenSUSE cho phép lựa chọn sử dụng giao diện đồ họa tùy theo ý thích của bạn. OpenSUSE 10.3 tích hợp cả hai phiên bản giao diện đồ họa mới nhất là GNOME 2.20 và KDE 3.5.7 - hai ứng dụng được sử dụng rất rộng rãi trong Linux , ngoài ra đi kèm thêm là một số tính năng của KDE 4 (đang được mong chờ rất nhiều).
Novell vốn rất nổi tiếng trong việc đưa ra các giao diện đồ họa đẹp, và bản 10.3 lần này cũng không là ngoại lệ khi bao gồm các thành phần Compiz và Compiz Fusion dành cho hiệu ứng 3D như là khả năng tùy biến màn hình desktop theo dạng khối hộp, làm mờ các cửa sổ ứng dụng đang chạy hay hiệu ứng lửa cháy trên cửa sổ khi bạn đóng ứng dụng. Đối với những ai không thích sử dụng 2 giao diện Gnome và KDE thì có thể chọn lựa gói giao diện đồ họa ở mức tối thiểu XFCE 4.4.1
Tuy trong phiên bản có tích hợp thêm giao diện đồ họa thế hệ tiếp theo KDE 4, nhưng có thể coi như đây chỉ là một add-on chưa thực sự ổn định. Phiên bản KDE 4 sẽ chỉ thật sự tỏa sáng và hoàn thiện trên OpenSUSE 11.0.
Thời gian khởi động nhanh hơn:
Sử dụng hệ điều hành OpenSUSE 10.3, máy tính xách tay sẽ chỉ mất khoảng 27s để khởi động và máy đề bàn sẽ vào khoảng 24s – một sự nâng cấp đáng kể trong khi các phiên bản trước trung bình hết gần 1 phút (55s). Quá trình tắt máy đã rút ngắn hơn được 8s.
Để có thể tăng tốc độ khởi động hệ thống, quản lý dự án OpenSUSE – Stephan Kulow đã phải xem lại tất cả các scripts trong khi khởi động và khi shutdown để có thể thay thế bằng những cái khác hiệu quả hơn.
Ngoài ra còn có thêm một số đặc trưng đáng chú ý trong Open SUSE 10.3:
- Tích hợp thêm các phần mềm ảo hóa cho phép thêm các hệ điều hành khác trong môi trường Linux như là Xen 3.1, VirtualBox 1.5, KVM...
- One-click install cho phép dễ dàng cài đặt các gói ứng dụng thêm cho OpenSUSE từ nơi lưu trữ trực tuyến.
- Dễ dàng cài đặt thêm các bộ "codec" cho việc đọc các định dạng audio hay video. Như việc các chương trình chạy các định dạng media Amarok hay Banshee khi gặp một dạng file MP3 lạ, hộp thoại sẽ hiện lên thông báo cho phép lựa chọn tải về bộ MP3 codec thích hợp.
nguyentrongthanhson(102C)- Tổng số bài gửi : 14
Join date : 23/02/2011
Similar topics
» Có nên dùng hệ điều hành Linux hay không???
» 8 điểm lưu ý khi sử dụng hệ điều hành Linux
» Thảo luận những vấn đề khác của Môn học
» Chạy hệ điều hành Windows 3.1 trên thiết bị điện thoại dùng hệ điều hành Symbian
» Có nên sử dụng các phần mềm có sẵn hay sử dụng những cái sẵn có của hệ điều hành ?!!
» 8 điểm lưu ý khi sử dụng hệ điều hành Linux
» Thảo luận những vấn đề khác của Môn học
» Chạy hệ điều hành Windows 3.1 trên thiết bị điện thoại dùng hệ điều hành Symbian
» Có nên sử dụng các phần mềm có sẵn hay sử dụng những cái sẵn có của hệ điều hành ?!!
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết