Mẹo di chuyển hệ điều hành từ máy cũ qua máy mới
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Mẹo di chuyển hệ điều hành từ máy cũ qua máy mới
Không đơn giản là copy các dữ liệu của hệ điều hành từ ổ cứng cũ sang ổ mới, những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng những thiết lập quen thuộc của hệ điều hành đang dùng
với chiếc máy vừa tậu được.
Vấn đề phiền phức của việc mua máy mới, đó là khi bạn muốn di chuyển hệ điều hành từ máy cũ sang máy mới. Không chỉ đơn giản là copy các dữ liệu của hệ điều hành từ ổ cứng cũ sang ổ mới, bởi như thế không có tác dụng. Tương tự như vậy, lắp ổ cứng cũ vào hệ thống máy mới cũng không làm kết quả tốt đẹp hơn. Khi có chiếc máy mới, bạn hãy nhớ những mẹo dưới đây.
Tạo bản sao
Hệ điều hành là một hệ thống phức tạp. Bạn không thể copy trực tiếp chúng từ ổ cứng này sang ổ cứng khác, và hệ điều hành cũng không cho phép bạn copy các dữ liệu của nó trong khi máy đang chạy. Xét về khía cạnh bảo mật và tránh xảy ra lỗi cho hệ điều hành thì những tính năng này rất tốt, nhưng nó đồng thời làm việc di chuyển hệ điều hành trở nên khó khăn hơn.
Bởi việc copy theo cách truyền thống không thể khiến hệ điều hành hoạt động bình thường ở máy mới, nên bạn sẽ cần tới một quá trình gọi là tạo bản sao. Tạo bản sao một ổ cứng sẽ sao chép tất cả các file cũng như cấu trúc dữ liệu của ổ cứng đó. Vì vậy chúng ta có được một bản sao hoàn chỉnh có thể khởi động và sử dụng được như bình thường.
Các vấn đề khi tạo bản sao
Mặc dù việc tạo bản sao sẽ cho ta một bản copy hoàn chỉnh của ổ cứng và hệ điều hành trong đó, nhưng đó không phải lúc nào cũng là cách tốt nhất. Quá trình tạo bản sao bản thân nó cũng đã rất phức tạp, và đôi khi bạn cần phải có một ổ cứng dự phòng, bởi nếu tạo bản sao từ ổ cứng vốn có sang ổ cứng trên máy mới sẽ xóa sạch mọi dữ liệu đang có trên máy mới của bạn.
Một vấn đề khác là tạo bản sao không đảm bảo rằng hệ điều hành trên máy cũ sẽ hoạt động ổn định trên máy mới. Lý do là bởi khi hệ điều hành được cài trên máy cũ thì nó đã lưu lại cấu hình phần cứng của máy cũ. Nếu bạn chuyển hệ điều hành đó sang máy mới thì nhiều chi tiết phần cứng sẽ khác, và hệ điều hành sẽ không thể chấp nhận điều đó, và kết quả là nó hoạt động thiếu ổn định hoặc thậm chí không hoạt động được.
Giải pháp đưa ra: Chỉ chuyển file quan trọng
Nếu bạn thấy việc tạo bản sao quá phức tạp, hoặc bạn đã thử và thất bại, thì bạn có thể thử cách này: thay vì di chuyển toàn bộ hệ điều hành thì bạn chỉ chuyển những file hệ thống quan trọng mà thôi.
Windows có một tiện ích gọi là Windows Easy Transfer (windows.microsoft.com/en-US/windows7/products/features/windows-easy-transfer). Mục đích của phần mềm này là cho phép chuyển mọi thứ từ máy cũ sang máy mới một cách đơn giản nhất. Nó không chuyển các phần mềm, mà chỉ chuyển tài liệu, ảnh, nhạc, các thiết lập… Một khi quá trình di chuyển hoàn tất, máy mới sẽ có các thiết lập tương tự như máy cũ, kể cả các file cá nhân của bạn.
Đây là ứng dụng miễn phí, nhưng nếu muốn dùng kiểu kết nối trực tiếp qua USB thì bạn cần mua dây nối Windows Easy Transfer Cable. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể dùng cách khác, đó là nối hai máy với nhau thông qua mạng nội bộ.
Người dùng Linux có thể làm điều tương tự bằng cách dùng ứng dụng có tên gọi Rsync. Đối với OS X của Apple thì có một ứng dụng gọi là Migration Assistant sẽ giúp người dùng “chuyển nhà” từ máy cũ sang máy mới.
nguyentrongthanhson(102C)- Tổng số bài gửi : 14
Join date : 23/02/2011
Similar topics
» Định nghĩa về HỆ ĐIỀU HÀNH
» Ngày nay có bao nhiêu Hệ Điều Hành ?
» Thường thì Hệ Điều Hành có bao nhiêu thành phần
» Thảo luận Bài 1
» Android, iOS, WP7: Nên chọn hệ điều hành nào?
» Ngày nay có bao nhiêu Hệ Điều Hành ?
» Thường thì Hệ Điều Hành có bao nhiêu thành phần
» Thảo luận Bài 1
» Android, iOS, WP7: Nên chọn hệ điều hành nào?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết