Tin học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thảo luận Bài 4

+105
TranQuyThanh (I11C)
HoangThanhChuong (I11C)
Truc_Phuong(I111C)
PhamDuyPhuong87(I11C)
TranVuThuyVan_(I11C)
nguyenhoangthinh (I11C)
NguyenTienPhong083 (I11C)
HuynhVanNhut (I11C)
nguyenthanhphuong(I11C)
NguyenVietThuan11
minhgiangbc
nguyenduc_gia.18(I11c)
chipphonui
quicly_I111c
nguyen huynh nhu (102C)
LeMInhTien(I11C)
nguyenquoctruong (I11C)
LeThiThuyDuong (I11C)
NguyenXuanTri28
HuynhPhuong (I11C)
tranleanhngoc88(i11c)
AnhDuong
HuynhThiThanhHien25(I11C)
thanhnam06511c
nguyenthingocloan (I11C)
nguyenvanlinheban (I11C)
vohongcong(I111C)
hoangquocduy.i11c
TranMinh (I11C)
NguyenThiThanhThuy(I11C)
lequocthinh (I11C)
TangHuynhThanhThanh I11C
NguyenCongVinh(102C)
NguyenDoTu (I11C)
HoangNgocQuynh(I11C)
NGUYENDINHNGHIA-I11C
PhamHuyHoang (I11C)
BuiHoangTuan.131.I11C
lengocthuthao89 (i11c)
NguyenNgocMyTien(I11C)
dongocthien (I11C)
ngocquynh2091(i11C)
chauchanduong (I11C)
NgoThiCamNhung47 (I11C)
TranCamThu(I11C)
nguyenthithutrang (I11C)
DuongTrungTinh(I11C)
TranTrungKien (I11C)
08H1010052
caotanthanh(i11c)
dangminhthinh2107
NguyenThiMinhHuong(I11C)
LeMinhDuc (I11C)
NguyenTrongHuy(I11C)
TranVanDucHieu I11c
nguyenminhlai.(I11C)
PhamAnhKhoa(I11C)
VOTHANHTRUNG(I11C)
HoangThiVe (I11C)
tranvanhai_21(I11c)
NguyenMinhNhut.(I11c)
Nguyenminhduc (I11C)
PhanThiThanhNguyen_72I11C
DuongKimLong(I111C)
buithithudung24 (i11c)
DoThiNgocNuong (I11C)
luuphuvinh1985
LaVanKhuong (I11C)
NguyThiGai (I11C)
nguyenvulinh_i11c
BuiHuuThanhLuan(I11C)
TranThanhHoang(I91C)
namzhou(I11C)
TruongThiThuyPhi(I11C)
VanTanVu(I11c)
lakhaiphat-i11c
phamdieptuan (I11C)
LeTanDat (I11C)
DoThuyTien16 (I11C)
nguyenthithuylinh (I11C)
Tranvancanh(I11C)
nguyenthaihiep (I11C)
Duongthithanhhuynh (I11C)
TranTrungTinh(I11C)
XuanThai_I11C
DaoQuangSieu (I11C)
hongthuanphong (I11C)
NguyenDongGiang
HoiHoangHongVu I11C
tranphanhieu36_i11c
NguyenHuuHung(I11C)
lamhuubinh(I91C)
TranHaDucHuy (I11c)
BuiVanHoc(I11C)
NgoDucTuan (I11C)
DaoVanHoang (I11C)
TranThiMyTien18(i11c)
VoMinhHoang (I11C)
ToThiThuyTrang (I11C)
NguyenThanhTam (I11C)
tranvantoan83(I11c)
NgoLeYen48(I11C)
tannamthanh(I11C)
TruongHanhPhuc (I11C)
Admin
109 posters

Trang 11 trong tổng số 13 trang Previous  1, 2, 3 ... 10, 11, 12, 13  Next

Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty Re: Thảo luận Bài 4

Bài gửi  tranvanhai_21(I11c) 28/9/2011, 22:50

NguyenNgocMyTien(I11C) đã viết:
NgoDucTuan (I11C) đã viết:
NguyenNgocMyTien(I11C) đã viết:Sơ đồ này mình vẽ lại, các bạn cho ý kiến nhé!
Sơ đồ chuyển trạng thái của tiến trình
Thảo luận Bài 4 - Page 11 Tientrinh
- New : là tiến trình đang được tạo lập
- Ready : các chỉ thị của tiến trình đang được xử lý
- Waitting : tiến trình chờ đợi được cấp phát một tài nguyên hay chờ một sự kiện nào đó xảy ra
- Running: tiến trình chờ được cấp phát CPU để xử lý
- Terminated : kết thúc
1 => Tiến trình mới tạo được đưa vào hệ thống
2 => Bộ điều phối cấp phát cho tiến trình một khoảng thời gian sử dụng CPU
3 => Tiến trình kết thúc
4 => Tiến trình yêu cầu 1 tài nguyên nhưng chưa được đáp ứng vì tài nguyên chưa sẳn sàng để cấp phát tại thời điểm đó hoặc tiến trình phải chờ một sự kiện hay một thao tác nhập xuất
5 => Bộ điều phối chọn một tiến trình khác để cho xử lý
6 => Tài nguyên mà tiến trình yêu cầu trở nên sẳn sàng để cấp phát hay sự kiện hoặc thao tác nhập xuất tiến trình đang đợi hoàn tất

Bài này mình thấy bạn diễn giải cũng dễ hiểu nè, các bạn tham khảo bài này được đó...

Cảm ơn bạn NgoDucTuan (I11C)...^^!
Mình up lần nữa để bạn nào chưa xem cho ý kiến thêm nhé...^^!
mình bổ xung thêm ý như sau :
- sơ đồ chuyển trạng thái của tiến trình gồm 5 trạng thái (new, ready,running, waitting và terminated) và 3 hàng đợi ở trạng thái New (Job queue), hàng đợi ở trạng thái ready (ready queue), hàng đợi ở trạng thái (Waitting queue).Việc chuyển trạng thái tiến trình được điều hành sử dụng trình điều hành nhanh,chậm,có tiếm quyền và không tiếm quyền.
tranvanhai_21(I11c)
tranvanhai_21(I11c)

Tổng số bài gửi : 47
Join date : 25/08/2011
Age : 40
Đến từ : Đồng Nai

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty Re: Thảo luận Bài 4

Bài gửi  XuanThai_I11C 28/9/2011, 23:17

DuongTrungTinh(I11C) đã viết:
BuiHuuThanhLuan(I11C) đã viết:Trên mạng hiện nay có nhiều phần mền có sẵn với nhiều tính năng, nhưng tại sao chúng ta vẫn học về giao thức TCP/UDP và viết các phần mền, chúng ta có thể viết phần mền tốt hơn họ không.
Hiện nay, các phần mền giao tiếp giữa các máy nhằm đáp ứng nhu cầu liên lạc trao đổi thông tin giữa các máy tính rất phổ biến, thậm chí rất nhiều phần mền được sử dụng rộng rãi. Các phần mền miễn phí như: Yahoo Messenger, Skype, Pidgin, Zingchat … Với các tính năng đầy đủ,giao diện bắt mắt, thân thiện, hỗ trợ kết nối internet.
Nếu chúng ta đi làm cho một Công ty, Tổ chức mục đích trao đổi trong nội bộ công ty đòi hỏi phải có độ tin cậy, bảo mật, nhanh và chính xác. Nhưng sau đây là một số nhược điểm mà các phần mền có sẵn, gây ảnh hưởng tới các mục đích trên:
- Các phần mền chat có sẵn, tính bảo mật không cao, dễ bị ăn cắp thông tin mật khẩu, lây nhiễm các loại virut nguy hiểm.
Ví dụ: Yahoo là ví dụ điển hình, nhiều loại virut nguy hiểm đã lây lan qua máy tính bởi các tin nhắn, lấy cắp mật khẩu …
- Do các phần mền phải thông qua server riêng của nó nên tốc độ truy cập chậm, thường bị mất thông tin, người sử dụng phải phụ thuộc rất nhiều vào các server này.
Ví dụ: Người dùng yahoo rất hay gặp các trường hợp đăng nhập không được, hay không gửi được chính xác thông tin mình cần gửi …
- Có nhiều tính năng không cần thiết, tốn bộ nhớ máy và phần lớn đều là các phần mền miễn phí nên có rất nhiều trang quảng cáo, banner quảng cáo khi sử dụng phần mền điều này rất khó chịu.
- Các phần mền này, chúng ta chỉ được sử dụng chương trình còn không được cung cấp mã nguồn, do đó khi cần thêm, sửa hay xóa các chức năng thì không thể làm được.
- Do có giao diện và nhiều tính năng có thể phải tốn thời gian và chi phí để bỗi dưỡng, mở các lớp hướng dẫn sử dụng.
Trên đây là một số nhược điểm của phần mền giao tiếp được cung cấp sẵn. Qua đó có thể thấy nhiều ưu điểm nếu chung ta dùng một phần mền được viết dưới ngôn ngữ Visual Basic C 6.0. Do đó chúng ta cần phải học thêm để biết và viết được một ứng dụng đơn giản với chức năng vừa đủ để phục vụ công tác trao đổi thông tin trong một tổ chức, công ty … và hiểu biết thêm về nó cũng là một việc rất hay và không lãng phí một tí nào. Very Happy
Đọc bài viết của bạn mình thấy các phần mềm chát hiện nay cũng có nhiều nhược điểm quá. Nhưng bạn phải công nhận một điều rằng YM vẫn được đông đảo người dùng sử dụng, và một số phần mềm chat khác như Skype, zingchat... cũng đông không kém.Mỗi phần mềm có ưu và nhược điểm khác nhau vd : Skype nhận và gửi file rất nhanh, webcam khá rõ thì YM lại không làm được điều đó, nhưng YM lại dễ dùng , thân thiện và phổ biến. Chúng ta học VB 6 hay Visual C .NET ... thì cũng chỉ để hiểu rõ hơn cơ chế làm việc của những ứng dụng này thôi, chứ chúng ta không học để viết ra ứng dụng chat, vì có viết cũng không ai dùng (:d cái này giống thầy nói) cũng giồng như chúng ta học môn HĐH thực chất cũng để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của nó hơn là để viết ra một HĐH mới. Vì dẫu sao khi ta xài thứ gì ta biết rổ nó tốt hay xấu để mà sử dụng vẫn tốt hơn đúng không các bạn.
Thân!

XuanThai_I11C

Tổng số bài gửi : 20
Join date : 10/09/2011
Age : 37

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty Re: Thảo luận Bài 4

Bài gửi  XuanThai_I11C 28/9/2011, 23:25

DuongTrungTinh(I11C) đã viết:
BuiHuuThanhLuan(I11C) đã viết:Trên mạng hiện nay có nhiều phần mền có sẵn với nhiều tính năng, nhưng tại sao chúng ta vẫn học về giao thức TCP/UDP và viết các phần mền, chúng ta có thể viết phần mền tốt hơn họ không.
Hiện nay, các phần mền giao tiếp giữa các máy nhằm đáp ứng nhu cầu liên lạc trao đổi thông tin giữa các máy tính rất phổ biến, thậm chí rất nhiều phần mền được sử dụng rộng rãi. Các phần mền miễn phí như: Yahoo Messenger, Skype, Pidgin, Zingchat … Với các tính năng đầy đủ,giao diện bắt mắt, thân thiện, hỗ trợ kết nối internet.
Nếu chúng ta đi làm cho một Công ty, Tổ chức mục đích trao đổi trong nội bộ công ty đòi hỏi phải có độ tin cậy, bảo mật, nhanh và chính xác. Nhưng sau đây là một số nhược điểm mà các phần mền có sẵn, gây ảnh hưởng tới các mục đích trên:
- Các phần mền chat có sẵn, tính bảo mật không cao, dễ bị ăn cắp thông tin mật khẩu, lây nhiễm các loại virut nguy hiểm.
Ví dụ: Yahoo là ví dụ điển hình, nhiều loại virut nguy hiểm đã lây lan qua máy tính bởi các tin nhắn, lấy cắp mật khẩu …
- Do các phần mền phải thông qua server riêng của nó nên tốc độ truy cập chậm, thường bị mất thông tin, người sử dụng phải phụ thuộc rất nhiều vào các server này.
Ví dụ: Người dùng yahoo rất hay gặp các trường hợp đăng nhập không được, hay không gửi được chính xác thông tin mình cần gửi …
- Có nhiều tính năng không cần thiết, tốn bộ nhớ máy và phần lớn đều là các phần mền miễn phí nên có rất nhiều trang quảng cáo, banner quảng cáo khi sử dụng phần mền điều này rất khó chịu.
- Các phần mền này, chúng ta chỉ được sử dụng chương trình còn không được cung cấp mã nguồn, do đó khi cần thêm, sửa hay xóa các chức năng thì không thể làm được.
- Do có giao diện và nhiều tính năng có thể phải tốn thời gian và chi phí để bỗi dưỡng, mở các lớp hướng dẫn sử dụng.
Trên đây là một số nhược điểm của phần mền giao tiếp được cung cấp sẵn. Qua đó có thể thấy nhiều ưu điểm nếu chung ta dùng một phần mền được viết dưới ngôn ngữ Visual Basic C 6.0. Do đó chúng ta cần phải học thêm để biết và viết được một ứng dụng đơn giản với chức năng vừa đủ để phục vụ công tác trao đổi thông tin trong một tổ chức, công ty … và hiểu biết thêm về nó cũng là một việc rất hay và không lãng phí một tí nào. Very Happy
Đọc bài viết của bạn mình thấy các phần mềm chát hiện nay cũng có nhiều nhược điểm quá. Nhưng bạn phải công nhận một điều rằng YM vẫn được đông đảo người dùng sử dụng, và một số phần mềm chat khác như Skype, zingchat... cũng đông không kém.Mỗi phần mềm có ưu và nhược điểm khác nhau vd : Skype nhận và gửi file rất nhanh, webcam khá rõ thì YM lại không làm được điều đó, nhưng YM lại dễ dùng , thân thiện và phổ biến. Chúng ta học VB 6 hay Visual C .NET ... thì cũng chỉ để hiểu rõ hơn cơ chế làm việc của những ứng dụng này thôi, chứ chúng ta không học để viết ra ứng dụng chat, vì có viết cũng không ai dùng (:d cái này giống thầy nói) cũng giồng như chúng ta học môn HĐH thực chất cũng để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của nó hơn là để viết ra một HĐH mới. Vì dẫu sao khi ta xài thứ gì ta biết rổ nó tốt hay xấu để mà sử dụng vẫn tốt hơn đúng không các bạn.
Thân!

Mình thấy vấn đề bạn các bạn nêu ra và đóng góp những ý kiến trong mục này rất hay. Nó giúp mình hiểu rõ hơn những vấn đề mà thầy đã nêu ra ở trên lớp. Hi vọng sẽ có nhiều bạn đóng góp ý kiến hơn nữa để mình nắm bắt được nhu cầu của mọi người trong cộng đồng người Việt. Tại phía cty mình làm cũng đang có ý dùng phần mềm chat nội bộ cho một số bộ phận của cty.
Xin chân thành cảm ơn!!!

XuanThai_I11C

Tổng số bài gửi : 20
Join date : 10/09/2011
Age : 37

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty Đồng bộ hóa liên lạc giữa các tiến trình

Bài gửi  LeMInhTien(I11C) 28/9/2011, 23:27

Đồng bộ hóa liên lạc (Synchronization)
*Gửi thông điệp có chờ (Blocking Send)
*Gửi thông điệp không chờ (NonBlocking Send)
*Nhận thông điệp có chờ (Blocking Receive)
*Nhận thông điệp không chờ (NonBlocking Receive)
LeMInhTien(I11C)
LeMInhTien(I11C)

Tổng số bài gửi : 40
Join date : 07/09/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty Re: Thảo luận Bài 4

Bài gửi  XuanThai_I11C 28/9/2011, 23:29

NguyenThiMinhHuong(I11C) đã viết:So sánh giao thức TCP và UDP
Giống nhau : đều là các giao thức mạng TCP/IP, đều có chức năng kết nối các máy lại với nhau, và có thể gửi dữ liệu cho nhau

Khác nhau :
Các header của TCP và UDP khác nhau ở kích thước (20 và 8 byte) nguyên nhân chủ yếu là do TCP phải hộ trợ nhiều chức năng hữu ích hơn(như khả năng khôi phục lỗi). UDP dùng ít byte hơn cho phần header và yêu cầu xử lý từ host ít hơn
TCP :
- Hoạt động theo hướng kết nối (connection-oriented)
- Dùng cho mạng WAN
- Không cho phép mất gói tin
- Đảm bảo việc truyền dữ liệu
- Tốc độ truyền thấp hơn UDP
UDP:
- Hoạt động theo hướng ko kết nối (connectionless)
- Dùng cho mạng LAN
- Cho phép mất dữ liệu
- Không đảm bảo.
- Tốc độ truyền cao, VolP truyền tốt qua UDP
Ví dụ: Phòng máy cần lập trình một ứng dụng chat để truyền thông điệp ngắn nên sử dụng giao thức UDP (ví nó có tính đối xứng và ngang hàng hơn giao thức TCP)

bài này trình bày dễ hiểu và thực tế nữa nek các bạn ơi. Thanks bạn nhiều ha! Razz Razz Razz

XuanThai_I11C

Tổng số bài gửi : 20
Join date : 10/09/2011
Age : 37

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty Nat Port comtrend ct-5624s để Remote Desktop

Bài gửi  nguyenvanlinheban (I11C) 28/9/2011, 23:48

B1 : Biết ip public của nơi cần RemoteDesktop
- các bạn có thể vào trong modem tìm địa chỉ ip public: truy cập mục WAN
Thảo luận Bài 4 - Page 11 46c6b84127f5c2a00f62444357c2d534_35786015.ippublicinmodem
- hoạc truy cập trang web sau: http://whatismyipaddress.com/
B2 : Nat port 3389 RemoteDesktop trên modem comtrend ct-5624s
Thảo luận Bài 4 - Page 11 639cf3156ff91625aa515c7213f467d1_35786014.huongdannat


B3 : Thiết lập user được phép RemoteDesktop: "allow users to connect remotely to this computer"
Thảo luận Bài 4 - Page 11 Remote____03

B4: Test thôi cheers


Được sửa bởi nguyenvanlinheban (I11C) ngày 29/9/2011, 01:12; sửa lần 2.

nguyenvanlinheban (I11C)

Tổng số bài gửi : 10
Join date : 12/09/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty Re: Thảo luận Bài 4

Bài gửi  BuiVanHoc(I11C) 29/9/2011, 00:07

Cảm ơn bạn đã ghi rất chi tiết các câu hỏi của thầy đề share cho các bạn trong lớp Smile
DaoVanHoang (I11C) đã viết:Câu 1: Nắm vững được khái niệm tiến trình là gì. Trình bày mô hình chuyển trạng thái của tiến trình.

Câu 2: Phân tích vai trò của khối kiểm soát tiến trình trong công việc quản lý tiến trình của HDH.

Câu 3: Trình bày mô hình luân chuyển CPU giữa 2 tiến trình P0 và P1

Câu 4: Phân tích vai trò của các loại hàng chờ được HDH duy trì trong quản lý tiến trình. Phân biệt điều phối chậm với điều phối nhanh. Cho các ví dụ minh họa. Phân biệt Job Queue với Ready Queue.

Câu 5: Phân tích vai trò của chuyển ngữ cảnh trong điều phối tiến trình.

Câu 6: Trình bày những lý do phải cộng tác giữa các tiến trình.

Câu 7: Phát biểu bài toán sản xuất tiêu thụ để minh họ 1 hệ thống có nhiều tiến trình cộng tác song song đồng hành cùng chia sẻ tài nguyên.
BuiVanHoc(I11C)
BuiVanHoc(I11C)

Tổng số bài gửi : 32
Join date : 26/08/2011
Age : 41
Đến từ : Ho Chi Minh City

http://csc.com.vn

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty Phân tích vai trò của các loại hàng chờ được HDH duy trì trong quản lý tiến trình .Phân biệt điều phối nhanh và điều phối chậm.Cho VD minh họa.

Bài gửi  NguyenDoTu (I11C) 29/9/2011, 08:34

Có 3 loại hàng đợi được sử dụng :
Job Queue : hàng đợi các tiến trình ở trang thái new .Vai trò hàng đợi này là chờ cho HDH dùng điều phối chậm chọn ra 1 hỗn hợp tối ưu nhất (gồm 2 loại tiến trình là : hướng CPU và hướng nhập xuất ) để chuyển sang trạng thái ready.
Ready Queue : hàng đợi các tiên trình ở trang thái ready . Vai trò hàng đợi này là chờ cho HDH tuyển chọn ra tiến trình thích hợp để cấp phát CPU thựdc thi lệnh.
Device Queue : Hàng đợi các tiến trình có nhu cầu I/O .Hàng đợi này chỉ xuất hiện khi các tiến trình có nhu cầu I/O .
Phân biệt điều phối nhanh và điều phối chậm :
Điều phối chậm (Long-Term Scheduler):
Nhằm mục đích chọn tiến trình thích hợp từ Job queue vào Ready queue
Thời gian tuyển chọn lâu vì vậy có điều kiện chọn lựa kỹ.
Điều phối nhanh (Short-Term Scheduler):
Nhằm mục đích chọn tiến trình thích hợp từ ready queue sang trạng thái running
Vì đã qua giai đoạn tuyển chọn tốt trước đó nên thời gian tuyển chọn sẽ nhanh hơn.
Ví dụ 1 công ty vận tải mới thành lập họ mua về rất nhiều xe tải . Giai đoạn đầu họ sẽ phân loại các xe tải này thành ra các nhóm xe thích hợp ,công việc này tốn nhiều thời gian .Nhưng khi họ đã phân loại được ra các nhóm xe thì việc đều phối sẽ diễn ra nhanh chóng.

NguyenDoTu (I11C)

Tổng số bài gửi : 22
Join date : 26/08/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty Liên lạc giữa các tiến trình trong hệ thống client – server. Khái niệm socket. Phân biệt TCP và UDP

Bài gửi  NguyenDoTu (I11C) 29/9/2011, 08:47

Trong hệ thống máy tính client server thì để các tiến trình có thể liên lạc được với nhau thì chúng phải nhờ đến socket.Socket là một điểm dùng để kết bối các máy tính lại với nhau thông qua địa chỉ IP và port .Sau khi kết nối đã thei61t lập thì quá trình liên lạc giữa các tiến trình trên 2 máy tính như là trên 1 máy tính.
Socket được hiều như là 1 hốc dùng để tạo ra sự liên lạc gi74a cas1c máy tinh
Giao thức TCP và UDP là hai giao thức phổ biến nhất ở lớp transport của chồng giao thức TCP/IP. UDP dùng ít bytes hơn cho phần header và yêu cầu xử lý từ host ít hơn. TCP thì cần nhiều bytes hơn trong phần header và phải xử lý nhiều hơn nhưng cung cấp nhiều chức năng hữu ích hơn, như khả năng khôi phục lỗi.
Các header của TCP và UDP thì khác nhau ở kích thước (20 và 8 bytes), nguyên nhân chủ yếu là do TCP phải hỗ trợ nhiều chức năng hơn.

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Tcpg
Thảo luận Bài 4 - Page 11 Udpe

Theo VNPRO

NguyenDoTu (I11C)

Tổng số bài gửi : 22
Join date : 26/08/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty So sánh 2 giao thức TCP và UDP

Bài gửi  HoangNgocQuynh(I11C) 29/9/2011, 09:11

Giống nhau : đều là các giao thức mạng TCP/IP, đều có chức năng kết nối các máy lại với nhau, và có thể gửi dữ liệu cho nhau....

Khác nhau (cơ bản):
các header của TCP và UDP khác nhau ở kích thước (20 và 8 byte) nguyên nhân chủ yếu là do TCP phải hộ trợ nhiều chức năng hữu ích hơn(như khả năng khôi phục lỗi). UDP dùng ít byte hơn cho phần header và yêu cầu xử lý từ host ít hơn
TCP :
- Dùng cho mạng WAN
- Không cho phép mất gói tin
- Đảm bảo việc truyền dữ liệu
- Tốc độ truyền thấp hơn UDP
UDP:
- Dùng cho mạng LAN
- Cho phép mất dữ liệu
- Không đảm bảo.
- Tốc độ truyền cao, VolP truyền tốt qua UDP

HoangNgocQuynh(I11C)

Tổng số bài gửi : 28
Join date : 30/08/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty Liên lạc tiến trình

Bài gửi  HoangNgocQuynh(I11C) 29/9/2011, 09:20

Nhu cầu liên lạc giữa các tiến trình

Trong môi trường đa chương, một tiến trình không đơn độc trong hệ thống , mà có thể ảnh hưởng đến các tiến trình khác , hoặc bị các tiến trình khác tác động. Nói cách khác, các tiến trình là những thực thể độc lập , nhưng chúng vẫn có nhu cầu liên lạc với nhau để :

Chia sẻ thông tin: nhiều tiến trình có thể cùng quan tâm đến những dữ liệu nào đó, do vậy hệ điều hành cần cung cấp một môi trường cho phép sự truy cập đồng thời đến các dữ liệu chung.

Hợp tác hoàn thành tác vụ: đôi khi để đạt được một sự xử lý nhanh chóng, người ta phân chia một tác vụ thành các công việc nhỏ có thể tiến hành song song. Thường thì các công việc nhỏ này cần hợp tác với nhau để cùng hoàn thành tác vụ ban đầu, ví dụ dữ liệu kết xuất của tiến trình này lại là dữ liệu nhập cho tiến trình khác …Trong các trường hợp đó, hệ điều hành cần cung cấp cơ chế để các tiến trình có thể trao đổi thông tin với nhau.

Các vấn đề nảy sinh trong việc liên lạc giữa các tiến trình

Do mỗi tiến trình sỡ hữu một không gian địa chỉ riêng biệt, nên các tiến trình không thể liên lạc trực tiếp dễ dàng mà phải nhờ vào các cơ chế do hệ điều hành cung cấp. Khi cung cấp cơ chế liên lạc cho các tiến trình, hệ điều hành thường phải tìm giải pháp cho các vấn đề chính yếu sau :

Liên kết tường minh hay tiềm ẩn (explicit naming/implicit naming) : tiến trình có cần phải biết tiến trình nào đang trao đổi hay chia sẻ thông tin với nó ? Mối liên kết được gọi là tường minh khi được thiết lập rõ ràng , trực tiếp giữa các tiến trình, và là tiềm ẩn khi các tiến trình liên lạc với nhau thông qua một qui ước ngầm nào đó.

Liên lạc theo chế độ đồng bộ hay không đồng bộ (blocking / non-blocking): khi một tiến trình trao đổi thông tin với một tiến trình khác, các tiến trình có cần phải đợi cho thao tác liên lạc hoàn tất rồi mới tiếp tục các xử lý khác ? Các tiến trình liên lạc theo cơ chế đồng bộ sẽ chờ nhau hoàn tất việc liên lạc, còn các tiến trình liên lạc theo cơ chế nonblocking thì không.

Liên lạc giữa các tiến trình trong hệ thống tập trung và hệ thống phân tán: cơ chế liên lạc giữa các tiến trình trong cùng một máy tính có sự khác biệt với việc liên lạc giữa các tiến trình giữa những máy tính khác nhau?

Hầu hết các hệ điều hành đưa ra nhiều cơ chế liên lạc khác nhau, mỗi cơ chế có những đặc tính riêng, và thích hợp trong một hoàn cảnh chuyên biệt.

HoangNgocQuynh(I11C)

Tổng số bài gửi : 28
Join date : 30/08/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty Bổ xung thêm về sự khác biệt kết nối giữa TCP & UDP

Bài gửi  dangminhthinh2107 29/9/2011, 13:50

- Giao thức TCP là là một giao thức dựa vào việc kết nối (hướng kết nối), điều đó nghĩa là, để chúng ta có thể gửi và nhận dữ liệu ra và vào Winsock ( Microsoft Windows Shocket)thì một kết nối phải được duy trì, và tương tự như một điện thoại - người sử dụng phải thiết lập kết nối trước khi tiếp tục. Khi bạn gửi dử liệu đi được đảm bảo dử liệu đi đến đích an toàn, Nếu không phải như vậy, thì TCP sẽ yêu cầu gửi lại dữ liệu và Winsock sẽ gửi lại nó. Dữ liệu sẽ được kiểm tra đi, kiểm tra lại cho tới khi nó được chắc chắn là đã gửi đến nơi.
- Còn về giao thức UDP (User Datagram Protocol). Nó là giao thức phi kết nối (không kết nôi), điều này nghĩa là, bạn sẽ không cần phải tạo ra (hoặc là có) một kết nối trước khi gửi dữ liệu. Những bạn vẫn cần các tham số về cổng và địa chỉ để định nơi đến cho chương trình của mình.
UDP cũng hữu ích trong một số trường hợp. Vì nó gửi dữ liệu rất nhanh, không phải tải những phần header nặng nề như của TCP. Nó thường dược dùng nhiều khi lập trình Games trực tuyến, nơi mà người chơi đòi hỏi tốc độ càng nhanh càng tốt. UDP nhanh, nhưng không đảm bảo cho bạn là dữ liệu của bạn gửi đi đã "đi đến nơi, về đến chốn"






Được sửa bởi dangminhthinh2107 ngày 29/9/2011, 15:47; sửa lần 1.
dangminhthinh2107
dangminhthinh2107

Tổng số bài gửi : 15
Join date : 09/09/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty Điều phối chậm - điều phối nhanh - điều phối vừa.

Bài gửi  nguyen huynh nhu (102C) 29/9/2011, 15:27

Điều phối chậm (Long-term scheduler (or job scheduler)) :
• Chọn process nào sẽ được đưa vào ready queue (từ New chuyển sang Ready)


• Kiểm soát Độ đa chương


• Do có nhiều thời gian (tới vài phút), loại scheduler này có điều kiện để lựa chọn kỹ càng nhằm phối hợp cân đối 2 loại tiến trình


. Hướng CPU: tính toán nhiều, ít I/O.


Ví dụ: Công ty có một chiếc ô tô (CPU), nhiều nhân viên cần đi công tác (nhiều tiến trình) phải sử dụng ô tô. Do đó, ô tô (CPU) phải bận (phục vụ) cho nhiều người (nhiều tiến trình).


. Hướng I/O: tính toán ít, nhiều I/O


Ví dụ: Công ty có một chiếc ô tô (CPU), các nhân viên trong công ty chỉ ngồi nghiên cứu (I/O), không sử dụng đến ô tô. Vậy quá lãng phí ô tô (CPU)
• Mục đích cân bằng tải

Điều phối nhanh (Short-term scheduler (or CPU scheduler)) :
• Còn gọi là Điều phối CPU.


• Chọn tiến trình từ Ready Queue để cấp CPU.


• Có tần suất công việc cao. Thường cứ 100 ms lại tốn 10 ms để xác định tiến trình kế tiếp, như vậy 10/(100+10)=9% thời gian CPU được dùng để điều phối công việc.

Điều phối vừa (Medium-term scheduler) :


• Là Short-Term Scheduler được thêm chức năng rút các tiến trình khỏi bộ nhớ, dẫn đến làm giảm Độ đa chương, sau đó đưa lại chúng vào bộ nhớ vào thời điểm thích hợp để tiếp tục thực hiện từ vị trí bị tạm ngừng trước đó.


• Nhờ cách điều phối này, hỗn hợp các tiến trình trong Ready Queue có tính tối ưu hơn.


Ví dụ: Phòng thực hành nhỏ, nhưng nhiều bạn đi học thực hành (nhiều tiến trình). Thầy (HĐH) sẽ đẩy một số bạn ra khỏi lớp (rút tiến trình ra khỏi bộ nhớ). Sau khi nhóm trong phòng học xong Thầy sẽ đẩy các bạn bên ngoài vào phòng học (đưa tiến trình vào bộ nhớ vào thời điểm thích hợp)
nguyen huynh nhu (102C)
nguyen huynh nhu (102C)

Tổng số bài gửi : 19
Join date : 17/03/2011
Age : 35
Đến từ : BH-DN

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty Tìm hiểu về Microsoft Winsock Control ?

Bài gửi  dangminhthinh2107 29/9/2011, 15:34

Đầu tiên chúng ta phải hiểu về WinSock là gì? Winshock = Windows + Socket
Windows Socket là một tập các lời gọi API được Windows dùng để giao tiếp với thế giới bên ngoài. Những hàm này được lưu trong một tệp DLL, thường có tên là wsock32.dll (tên file có thể khác nhau tùy theo phiên bản windows). Việc gọi các hàm này cho phép ta kich hoạt nhiều loại dịch vụ khác nhau, chẳng hạn như là mở một cổng để đón một kết nối, nhận một tệp từ kết nối đã mở ...
- Vậy thì nó có ích gì? Thực ra, ít người hỏi như vậy, nhưng phải nói là, bạn làm được rất nhiều thứ. Bạn có thể truy nhập vào Internet và làm đủ mọi thứ ở trên đó, duyệt Web, Download, Check mail, Chat, xem truyền hình v.v...
Các API Socket rất phức tạp, tuy nhiên MS đã đóng gói tất cả những chức năng cần thiết vào một control, được gọi là Microsoft Winsock Control, phiên bản hiện tại là phiên bản 6. Control này đã đóng gói tất cả những chức năng cần thiết lại sao cho chúng trở thành dễ dùng nhất.
Vì vậy, bây giờ với Winsock ban có thể tạo kết nối với bên ngòai, nghe ngóng trên một cổng để mở, chấp nhận một kết nối tới cổng đó, và sau đó truyền dữ liệu của bạn với thế giới bên ngoài thông qua kết nối đó..
- Điều khiển Winsock có hai giao thức khác nhau luôn sẵn sàng để sử dụng. Cả hai đều rất phức tạp trong việc triển khai thực tế, nhưng Winsock đã lo tất cả mọi công việc phức tạp đó cho bạn, bạn chỉ đơn giản là sử dụng các phương thức đã được đóng gói của nó. Đầu tiên và hay được dùng nhất trong hai giao thức là TCP (Transmission Control Protocol) và giao thức UDP (User Datagram Protocol)



-

dangminhthinh2107
dangminhthinh2107

Tổng số bài gửi : 15
Join date : 09/09/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty Tìm hiểu về Text To Speech

Bài gửi  quicly_I111c 30/9/2011, 00:23

Text-To-Speech of Vietnam, phần mềm giúp máy tính nói tiếng việt
+ Text-To-Speech of Vietnam được thiết kế như một thư viện phần mềm, sẵn sàng cho các nhà phát triển tích hợp, đem lại khả năng nói tiếng Việt cho mọi chương trình ứng dụng.
+ Text-To-Speech of Vietnam là một trong những thành quả thuộc dự án Hệ xử lý Ngôn ngữ tiếng Việt gồm hệ thống một loạt các engine, từ đầu vào nhận dạng chữ viết - tiếng nói, đến các xử lý như dịch tự động, phân tích - hiểu ngôn ngữ, kiểm tra chính tả - ngữ pháp, tìm kiếm theo nội dung, và cuối cùng đầu ra là tổng hợp tiếng nói. Trong quá trình nghiên cứu, triển khai thực hiện các nội dung trên, Tác giả đã tích hợp vào luận văn tốt nghiệp của mình tại trường Đại Học Dân Lập Hùng Vương khoá 1999-2003 và đạt điểm thủ khoa 10/10, và nay là Text-To-Speech of Vietnam - phần mềm thực hiện chuyển văn bản tiếng Việt thành tiếng nói. Text-To-Speech of Vietnam được thiết kế như một thư viện phần mềm, sẵn sàng cho các nhà phát triển tích hợp, đem lại khả năng nói tiếng Việt cho mọi chương trình ứng dụng.

Công nghệ chuyển văn bản thành tiếng nói
Chuyển văn bản thành tiếng nói (Text To Speech - TTS) là thuật ngữ chỉ việc tự động đọc bằng tiếng nói tổng hợp các văn bản hay nội dung bất kỳ. TTS khác với PRP (Pre-Recorded Prompts), là hệ thống phát thông báo bằng tiếng nói với thông tin cần cung cấp theo một kịch bản dựng sẵn gồm các đoạn cố định và một số phần có thể thay đổi (như các thông báo ở nhà ga, bến xe hoặc báo giờ qua điện thoại).

Quá trình chuyển từ văn bản thành tiếng nói gồm hai phần:
a) Xử lý văn bản: chuẩn hóa văn bản, cách đọc các ký hiệu của ngôn ngữ, xác định các thông tin ngữ âm, ngữ điệu từ văn bản sau đó chuyển thành dạng biểu diễn thích hợp với bộ tổng hợp tiếng nói.
b) Tổng hợp tiếng nói: là phần trực tiếp tạo ra tín hiệu tiếng nói, phần này sẽ sinh ra tín hiệu tiếng nói tương ứng với văn bản ở phần trước. Có nhiều phương pháp tạo tiếng nói tổng hợp nhưng hiện chỉ có hai phương pháp được sử dụng trong các hệ TTS: một là tổng hợp bằng cách ghép nối các đoạn ngắn của tiếng nói tự nhiên được ghi âm trước, sau đó phát lại; hai là tổng hợp bằng các luật dựa trên mô hình tạo tiếng nói con người và các quy tắc ngữ âm.
• Tổng hợp tiếng nói dựa trên ghép nối: Đơn giản và tự nhiên nhất là ghi âm chính tiếng nói con người và sau đó phát lại, kỹ thuật này có thể áp dụng với mọi âm thanh chứ không chỉ riêng tiếng nói! Vấn đề mấu chốt của phương pháp này là làm trơn chỗ ghép các đơn vị khi tổng hợp và thay đổi được các tham số đặc trưng để diễn tả ngữ điệu của câu. Do đó, chọn độ dài của đoạn tiếng nói tự nhiên làm đơn vị để lưu trữ là điều quan trọng. Các ngôn ngữ như tiếng Anh, Pháp, đơn vị thường được chọn là diphone (hai nửa của hai âm vị liền nhau), còn tiếng Việt, đoạn tiếng nói thường là phụ âm đầu, vần và có thể là cả âm tiết. Ưu điểm của phương pháp là ban đầu dễ triển khai, tiếng nói tạo ra chính là tiếng người (đương nhiên!), hạn chế của nó là dữ liệu lớn, thêm giọng nói là công việc tốn kém và các tham số đặc trưng chỉ có thể điều khiển hạn chế, điều này dễ dẫn đến méo tiếng và sẽ rất không tự nhiên khi ghép thành đoạn dài ứng với cả câu.
• Tổng hợp tiếng nói bằng các luật: Tìm hiểu bản chất, các đặc trưng của tiếng nói, và quy luật để tạo tiếng nói con người là mục tiêu của ngành khoa học nghiên cứu xử lý tiếng nói từ rất lâu. Các nghiên cứu về xử lý tiếng nói đã chỉ ra rằng, về mặt tín hiệu, bộ máy phát âm của con người tương đương với một hệ thống gồm nguồn âm, các bộ lọc và sự tán xạ. Mô hình được áp dụng nhiều nhất là mô hình nguồn âm - bộ lọc (source-filter), phương pháp tổng hợp theo mô hình này được gọi là tổng hợp formant. Phương pháp tổng hợp formant có ưu điểm là kích thước toàn hệ thống rất nhỏ gọn vì không yêu cầu dữ liệu mà chỉ gồm các quy tắc, mọi tham số tiếng nói có thể điều khiển dễ dàng, không giới hạn, thuận tiện khi cần tạo thêm giọng mới, tuy nhiên, tiếng nói của nó tạo ra vẫn còn một chút kiểu "robot". Để tổng hợp được một ngôn ngữ, cần phải nghiên cứu để xác định các đặc trưng ngữ âm của hệ thống âm vị, và các quy tắc cấu âm của ngôn ngữ. Do vậy, không nhiều ngôn ngữ có thể tổng hợp được bằng phương pháp này, hệ Text-To-Speech of Vietnam được giới thiệu dưới đây là kết quả đầu tiên thực hiện thành công cho tiếng Việt.

Hệ TTS tiếng việt - Text-To-Speech of Vietnam
Text-To-Speech of Vietnam là hệ TTS tiếng Việt dựa trên tiếng nói được tổng hợp bằng phương pháp tổng hợp formant, có nghĩa là tiếng nói của Text-To-Speech of Vietnam tạo ra không phải là tiếng nói tự nhiên được ghi từ trước sau đó phát lại, mà bằng phương pháp sinh ra tín hiệu tiếng nói trên cơ sở các thông số đặc trưng của ngữ âm và luật cấu âm của tiếng Việt (xem sơ đồ).

Sơ đồ khối hệ Text-To-Speech of Vietnam
Text-To-Speech of Vietnam là phần mềm đầu tiên có thể tổng hợp được tiếng Việt bằng các luật từ các thành phần đặc trưng của ngữ âm tiếng Việt, tự động đọc không hạn chế văn bản tiếng Việt. Ngoài ra, Text-To-Speech of Vietnam còn là một công cụ mới để nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt - Phân tích bằng Tổng hợp. Text-To-Speech of Vietnam thực hiện phân tích và chuẩn hóa văn bản tiếng Việt, đọc khá rõ tất cả các âm tiết tiếng Việt, thể hiện hợp lý ngữ điệu khi đọc các loại câu khác nhau, có thể điều khiển không hạn chế tốc độ đọc, cao độ của giọng nói để thành các giọng nói khác nhau. Đặc biệt, kích thước toàn bộ của Text-To-Speech of Vietnam rất nhỏ, không cần file dữ liệu riêng, toàn bộ đều nằm trên file thực thi (chương trình minh hoạ chỉ 350KB), thuận tiện để tích hợp vào mọi loại ứng dụng trên các hệ điều hành, phần cứng khác nhau, hoặc các thiết bị có tài nguyên hạn chế (như thiết bị cầm tay, di động,...). Text-To-Speech of Vietnam xử lý văn bản tiếng Việt đầu vào thuộc bảng mã TCVN 5712 và Unicode dựng sẵn, tạo dãy tín hiệu tiếng nói đầu ra mã hóa theo chuẩn PCM (16 bit, mono, có thể thay đổi tần số lấy mẫu tùy ý), có thể ghi lên đĩa thành các file theo định dạng WAV hoặc phát trực tiếp ra loa.

Phần mềm minh họa
Phần mềm VTTSDemo.exe minh họa các tính năng của Text-To-Speech of Vietnam, chạy trên MS Windows có thể tải xuống tại
http://www.text-to-speech.r8.org. Phần mềm này cho phép khảo sát một số đặc tính như điều chỉnh tốc độ đọc, cao độ của giọng nói, cũng như một số khả năng xử lý văn bản tiếng Việt để tạo thành tiếng nói tương ứng. Cách sử dụng và ý nghĩa của một số điều khiển của phần mềm như sau:
• Nhập đoạn văn bản tiếng Việt vào ô soạn thảo (đánh máy hoặc dán từ Clipboard) theo mã TCVN3 (mọi phiên bản Windows) hoặc Unicode dựng sẵn (Windows XP, Server 2003).
• Chọn (bôi đen) một đoạn hoặc đặt con trỏ về đầu đoạn cần đọc.
• Nhấn nút Speak để đọc đoạn văn bản được chọn, nhấn nút Stop để dừng giữa chừng, nếu ô soạn thảo trống (rỗng) chương trình sẽ đọc bản thông báo thời gian hiện tại.
• Chương trình có thể đọc được các dãy số, ngày-tháng, viết tắt theo kiểu tiếng Việt.
• Thay đổi giá trị Speed (tốc độ, tính bằng số âm tiết sẽ đọc trong 1 phút) để khảo sát sự điều khiển tốc độ đọc.
• Thay đổi giá trị Pitch (cao độ) để khảo sát sự điều khiển cao độ giọng nói.

Phát triển ứng dụng với thư viện lập trình
Toàn bộ thư viện lập trình chuyển văn bản thành tiếng nói cho tiếng Việt dựa trên tổng hợp formant - Text-To-Speech of Vietnam được đóng gói trong chương trình, trong thư viện hàm DLL hoặc trong Component (OCX).
Để sử dụng, tích hợp nó cùng với ứng dụng quy cách ứng với từng ngôn ngữ lập trình cụ thể.
Thảo luận Bài 4 - Page 11 SoDoKhoi_TTSvn
Để thử nghiệm, chỉ cần gọi duy nhất hàm TTSvn, hàm này sẽ chuyển đoạn văn bản mong muốn thành tín hiệu tiếng nói và tự động phát ra loa.

Hình thức cung cấp Text-To-Speech of Vietnam
Text-To-Speech of Vietnam được thiết kế thành một engine, có thể cung cấp ở các dạng:
• Thư viện phần mềm lập trình dạng DLL, COM.
• Ứng dụng trên server
• Phần mềm ứng dụng độc lập
• Hợp tác phát triển các ứng dụng đặc thù
• Đóng gói tương thích với SAPI
• Phát triển thành phần mềm nhúng (firmware) hay cứng hoá, tích hợp phần cứng theo yêu cầu (thiết bị tài nguyên hạn chế, máy chuyên dụng, đồ chơi, robot...)

Khả năng ứng dụng của Text-To-Speech of Vietnam
Thư viện lập trình Text-To-Speech of Vietnam sẵn sàng để tích hợp vào lớp lớn các ứng dụng:
• Hệ thống đáp ứng bằng tiếng nói
• Hệ thống giao tiếp người-máy bằng tiếng nói
• Thêm lựa chọn cung cấp thông báo bằng tiếng Việt cho các ứng dụng
• Các ứng dụng hỗ trợ người tàn tật (khiếm thị)
• Các hệ thống telematics
• Các hệ thống thông điệp hợp nhất
• Các hệ thống khai thác thông tin qua điện thoại
• Các ứng dụng thông báo bằng tiếng nói với nội dung thay đổi như: các hệ thống xếp chỗ tự động trong các ngân hàng, phòng bán vé...
• Ứng dụng soát lỗi chính tả, đọc các thông tin trên màn hình giúp người dùng
• Các ứng dụng trong giáo dục

quicly_I111c

Tổng số bài gửi : 20
Join date : 30/08/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty phần mềm tương tự VNvoice

Bài gửi  tranvanhai_21(I11c) 30/9/2011, 08:57

mình vừa lên mạng và phát hiện được phần mềm tương tự VNvoice :
ngoài ra còn một phần mềm Vietnamese Text to Speech Engine 3.0 tương tự Vnvoice nhưng cải tiến và có vẽ cao cấp hơn bạn nào muốn thử sức thì down về và "nghiên cứu " tiếp nhé.
download : http://tinyurl.com/nhmtts-01
Basketball

tranvanhai_21(I11c)
tranvanhai_21(I11c)

Tổng số bài gửi : 47
Join date : 25/08/2011
Age : 40
Đến từ : Đồng Nai

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty CHUYỂN VĂN BẢN THÀNH TIẾNG NÓI TIẾNG VIỆT

Bài gửi  chipphonui 30/9/2011, 09:05

Phiên bản mới nhất: NHMTTS SAPI5 4.0


Tính năng:
- Tổng hợp tiếng nói tiếng Việt từ văn bản với các thông số ngữ điệu gồm: trường độ, cường độ và khoảng ngừng; được xác định bởi mô hình mạng nơ-ron.
- Hỗ trợ chuẩn giao tiếp SAPI5.
- Cho phép đọc văn bản chứa đồng thời tiếng Việt và một ngôn ngữ khác. Sử dụng mã Unicode.
- Cung cấp 2 giọng đọc nam và nữ: "NHMTTS Voice (Male)" và "NHMTTS Voice (Female)".
- Cho phép kết hợp tùy chọn một giọng đọc khác trong hệ thống kết hợp với một giọng NHMTTS để có thể đọc văn bản chứa đồng thời hai ngôn ngữ.
- Cho phép điều chỉnh mặc định tốc độ đọc, khoảng ngừng, âm lượng và tần số cho các giọng đọc NHMTTS.
- Cho phép điều chỉnh tốc độ đọc và âm lượng trong quá trình đọc.
- Thông báo vị trí văn bản đang đọc và thông tin khẩu hình tương ứng.
- Tự động phát hiện các từ sai vị trí dấu thanh.
- Kèm theo chương trình TTSApp minh họa các tính năng của bộ đọc.
Tương thích: Windows 7, Vista, XP, Server, NT, 98
đã có rất nhiều phần mềm đọc văn bản, hầu như chương trình học anh văn nào cũng có 1 tool để đọc văn bản. vậy chúng ta nên làm mới hay thừa hưởng và tận dụng nó.thabks cyclops cyclops
chipphonui
chipphonui

Tổng số bài gửi : 21
Join date : 07/09/2011
Age : 35
Đến từ : Gia lai

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty Truyền thông điệp trong windows (Message-Passing in Windows)

Bài gửi  Tranvancanh(I11C) 30/9/2011, 09:39

Các hàm API dùng để Gửi/Nhận thông điệp
– SendMessage - Gửi có chờ
– PostMessage - Gửi không chờ
– SendMessageTimeout- Gửi có chờ nhưng với thời hạn
– WaitMessage - Chờ thông điệp đến
– GetMessage - Nhận có chờ
– PeekMessage - Nhận không chờ
Các bạn vào góp ý nhé.

Tranvancanh(I11C)

Tổng số bài gửi : 39
Join date : 16/09/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty Nat Port comtrend ct-5624s để Remote Desktop

Bài gửi  nguyenvulinh_i11c 30/9/2011, 09:55

thanks bạn nguyenvanlinheban (I11C) rất nhìu mình tìm tài liệu này lâu lắm rồ mà không thấy.

nguyenvulinh_i11c

Tổng số bài gửi : 24
Join date : 28/08/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty Ứng dụng của Text To Speech

Bài gửi  tannamthanh(I11C) 30/9/2011, 11:53

Thư viện lập trình Text-To-Speech sẵn sàng để tích hợp vào lớp lớn các ứng dụng:
• Hệ thống đáp ứng bằng tiếng nói
• Hệ thống giao tiếp người-máy bằng tiếng nói
• Thêm lựa chọn cung cấp thông báo bằng tiếng Việt cho các ứng dụng
• Các ứng dụng hỗ trợ người tàn tật (khiếm thị)
• Các hệ thống telematics
• Các hệ thống thông điệp hợp nhất
• Các hệ thống khai thác thông tin qua điện thoại
• Các ứng dụng thông báo bằng tiếng nói với nội dung thay đổi như: các hệ thống xếp chỗ tự động trong các ngân hàng, phòng bán vé...
• Ứng dụng soát lỗi chính tả, đọc các thông tin trên màn hình giúp người dùng
• Các ứng dụng trong giáo dục

tannamthanh(I11C)

Tổng số bài gửi : 23
Join date : 03/09/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty Ứng dụng của VnVoice

Bài gửi  tannamthanh(I11C) 30/9/2011, 11:59

VnVoice là tiện ích tích hợp tiếng nói trong các chương trình ứng dụng. Nó hỗ trợ rất tốt khả năng đọc các tệp văn bản từ Microsoft Word 9x, 2000, đọc tin trên các trang Web (bằng cả hai thứ tiếng Việt, Anh với các font chữ ABC, VNI, UNICODE). Là công cụ hữu hiệu tích hợp với các CSDL nhằm thực hiện hay đưa ra các thông báo tự động tới mọi người.

tannamthanh(I11C)

Tổng số bài gửi : 23
Join date : 03/09/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty Một số phần mềm hỗ trợ đọc Tiếng Việt

Bài gửi  caotanthanh(i11c) 30/9/2011, 12:02

VSpeech

Website: http://www.bk02.net/vspeech/index2.htm

Download: VSpeech Beta 4

Giới thiệu

VSpeech được phát triển bởi BK02 – là một tập thể bao gồm những sinh viên khoa công nghệ thông tin trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh

VSpeech là một giải pháp cho việc nhận dạng giọng nói tiếng Việt trong máy tính. Không chỉ dừng lại ở khả năng hỗ trợ nhập văn bản bằng giọng nói tiếng Việt, VSpeech còn cho phép người dùng điều khiển mọi hoạt động máy tính bằng giọng nói của mình cũng như hỗ trợ các lập trình viên tạo ra các sản phẩm ứng dụng công nghệ nhận dạng giọng nói một cách dễ dàng.


Cấu hình cài đặt

• CPU: Pentium 4 (hay Celeron)
• Ram: 128MB
• Soundcard + Loa
• Microsoft Windows XP
• Microsoft Office 2003

……………………………………………………………………………………
Vietvoice 6.0 – Phần mềm đọc Tiếng Việt


Hiện nay, những phần mềm đọc văn bản tiếng Anh có nhiều vô số kể, tuy nhiên đọc tiếng Việt thì… chỉ đếm trên đầu ngón tay. VietVoice 6.0 là một trong số những phần mềm “hiếm có” giúp biến máy tính thành một người bạn “thuần Việt”, có khả năng đọc đuợc tiếng Việt!

Bạn hãy thử tưởng tượng xem, khi bạn đã mỏi mắt, không muốn đọc những gì trên màn hình nữa, hãy ngả lưng ra ghế và máy tính sẽ đọc cho bạn nghe. VietVoice 6.0 là phần mềm miễn phí. Ngoài ra, để chạy được chương trình, bạn cần cài đặt Microsoft Visual C++ 2005 Redistributable Package (x86), đây la phiên bản mới nhất có cải tiến so với phiên bản 4.0. Giọng đọc đã nhanh hơn, có cả giọng nam và nữ. Có thể lưu lại dưới dạng file âm thanh wma. Phần mềm có dung lượng 100mb tương thích với hệ điều hành Windown XP trở xuống.

Dowload http://www.noitiengviet.ca/VV6-2Voices.exe

Download Microsoft Visual C++ 2005 Redistributable Package (x86)
Microsoft Visual C++ 2005
……………………………………………………………………………………
dovisocoTextAloRec – phần mềm đọc tiếng Việt, chuyển sang mp3…

Để sử dụng phần mềm này trước hết bạn cần có gói giọng nói SaoMai, tải về theo đường link bên dưới:
http://www.saomaiquan.org/files/software/Sao_Mai_Voice18-04-2008.zip
Sau đó bạn tải dovisocoTextAloRec theo đường link dưới:
http://www.mediafire.com/?mgwm90xy33x
hay:
http://www.box.net/shared/bum8vxyckk

Giới thiệu:
- Đây là phần mềm được phát triển từ dovisocoTextAloud với độ tuỳ biến cao.
- Tự động nhận diện mã tiếng Việt (Unicode, VNI, TCVN-3 ABC) để chọn giọng nói cho thích hợp. Chức năng này gần như chính xác hoàn toàn, bạn có thể tắt mở chức năng này bằng phím tắt: CTRL+SHIFT+F3. Tôi rất tâm đắc với chức năng này.
- Hỗ trợ từ điển riêng cho mỗi giọng đọc: ví dụ: Thanh Vi.txt là từ điển cho giọng Thanh Vi (mã VNI), Minh Du.txt là từ điển dùng cho giọng đọc Minh Du (mã Unicode),… Nên các bạn có thể tuỳ biến, chỉnh sửa giọng đọc tuỳ theo mục đích của riêng mình. Mình tâm đắc với chức năng này. Bạn có thể tham khảo mấy tập tin đuôi .txt đi kèm để tham khảo về cách sử dụng.
- Khắc phục được lỗi ngắt dấu câu cho gói giọng nói SaoMai.
- Chức năng Text to mp3 cho phép chuyển sang định dạng mp3 với nhiều tuỳ chọn.
- Chức năng After reading cho phép tắt, ngủ máy tính sau khi đã đọc xong văn bản trong bộ nhớ.
- Tăng giảm tốc độ, âm lượng cho giọng đọc…
- Và rất nhiều chức năng khác… và sẽ còn được phát triển nữa dựa theo những gợi hứng của chính các bạn là những người sử dụng phần mềm của tôi.
- Phần mềm này được phát triển và xin được dành tặng miễn phí cho những anh chị em khiếm thị.
Cách sử dụng: Để sử dụng được tất cả những chức năng trên, bạn chỉ việc khởi động chương trình, copy đoạn văn bản bất kỳ nào (thường bằng tổ hợp phím CTRL+C) và lắng nghe…
caotanthanh(i11c)
caotanthanh(i11c)

Tổng số bài gửi : 16
Join date : 03/09/2011
Age : 36
Đến từ : Buôn Hồ-KrongBuk-ĐakLak

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty Re: Thảo luận Bài 4

Bài gửi  tranvanhai_21(I11c) 30/9/2011, 12:56

tannamthanh(I11C) đã viết:VnVoice là tiện ích tích hợp tiếng nói trong các chương trình ứng dụng. Nó hỗ trợ rất tốt khả năng đọc các tệp văn bản từ Microsoft Word 9x, 2000, đọc tin trên các trang Web (bằng cả hai thứ tiếng Việt, Anh với các font chữ ABC, VNI, UNICODE). Là công cụ hữu hiệu tích hợp với các CSDL nhằm thực hiện hay đưa ra các thông báo tự động tới mọi người.

uhm bạn nói đúng rùi đó, ngoài ra hôm qua Thầy giảng bài có nói trợ nhiều cho việc đọc báo ,hay cập nhật điểm (nghe lại điểm từng người xem nhập vào có chính xác chưa). Twisted Evil Twisted Evil
tranvanhai_21(I11c)
tranvanhai_21(I11c)

Tổng số bài gửi : 47
Join date : 25/08/2011
Age : 40
Đến từ : Đồng Nai

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty TÌM HIỂU VỀ API

Bài gửi  chipphonui 30/9/2011, 13:09

Giao diện lập trình ứng dụng:
Một giao diện lập trình ứng dụng (tiếng anh Application Programming Interface hay API) là một giao diện mà một hệ thống máy tính hay ứng dụng cung cấp để cho phép các yêu cầu dịch vụ có thể được tạo ra từ các chương trình máy tính khác, và/hoặc cho phép dữ liệu có thể được trao đổi qua lại giữa chúng. Chẳng hạn, một chương trình máy tính có thể (và thường là phải) dùng các hàm API của hệ điều hành để xin cấp phát bộ nhớ và truy xuất tập tin. Nhiều loại hệ thống và ứng dụng hiện thực API, như các hệ thống đồ họa, cơ sở dữ liệu, mạng, dịch vụ web, và ngay cả một số trò chơi máy tính. Đây là phần mềm hệ thống cung cấp đầy đủ các chức năng và các tài nguyên mà các lập trình viên có thể rút ra từ đó để tạo nên các tính năng giao tiếp người- máy như: các trình đơn kéo xuống, tên lệnh, hộp hội thoại, lệnh bàn phím và các cửa sổ. Một trình ứng dụng có thể sử dụng nó để yêu cầu và thi hành các dịch vụ cấp thấp do hệ điều hành của máy tính thực hiện. Hệ giao tiếp lập trình ứng dụng giúp ích rất nhiều cho người sử dụng vì nó cho phép tiết kiệm được nhiều thời gian tìm hiểu các chương trình mới, do đó khích lệ mọi người dùng nhiều ứng dụng hơn.

Một trong các mục đích chính của một API là cung cấp khả năng truy xuất đến một tập các hàm hay dùng — ví dụ, hàm để vẽ các cửa sổ hay các icon trên màn hình. Các API, cũng như hầu hết các interfaces, là trừu tượng (abstract). Phần mềm mà muốn cung cấp truy xuất đến chính nó thông qua các API cho sẵn, phải hiện thực API đó. Trong nhiều tình huống, một API thường là một phần của bộ SDK, hay software development kit. Một bộ SDK có thể bao gồm một API cũng như các công cụ/phần cứng, vì thế hai thuật ngữ này không thay thế cho nhau được.
Có nhiều mô hình thiết kế khác nhau cho các APIs. Interfaces nhằm là cách thực thi nhanh nhất thường gồm các tập các hàm, thủ tục, biến và các cấu trúc dữ liệu. Tuy nhiên, các mô hình khác vẫn tồn tại, như bộ thông dịch dùng để ước giá biểu thức trong ECMAScript/JavaScript. Một API tốt thường cung cấp một "hộp đen" hay là một lớp trừu tượng (abstraction layer) bao bọc nó, nhằm đảm bảo là nhà lập trình không thể biết cách hiện thực cụ thể bên trong của mỗi hàm trong API. Điều này làm cho việc thiết kế lại hay cải tiến hàm của API đó trở nên dễ dàng hơn vì nó không làm đổ ỗ các đoạn mã khác mà có sử dụng các hàm đó.
Có hai dòng chính sách đối với việc công bố các APIs:
Một số công ty bảo vệ APIs của họ một cách mạnh mẽ. Ví dụ, Sony thường chỉ cung cấp API chính thức của PlayStation 2 cho các nhà phát triển PlayStation có đăng kí. Điều này là vì Sony muốn giới hạn những người có thể viết trò chơi trên PlayStation 2, và muốn thu lợi nhuận từ những người này càng nhiều càng tốt. Đây thường là chính sách đối với các công ty mà họ không thu lợi từ việc bán các hiện thực API của họ. Tuy nhiên, PlayStation 3 là công bố hoàn toàn APIs.
Một số công ty thì cung cấp miễn phí APIs. Ví dụ, Microsoft công bố hầu như hoàn toàn thông tin về các API, để cho các phần mềm có thể được viết chạy trên nền Windows. Việc bán của các phần mềm hãng thứ 3 đồng thời với việc phải mua Hệ điều hành Microsoft Windows. Đây thường là các công ty thu lợi nhuận từ việc bán các hiện thực API.
Một số APIs, chẳng hạn các API là chuẩn cho một hệ điều hành, được hiện thực dưới dạng các thư viện mã độc lập được phân phối kèm theo hệ điều hành. Một số khác thì đòi hỏi nhà sản xuất phần mềm phải tích hợp API trực tiếp vào trong chương trình. Microsoft Windows APIs đi kèm theo hệ điều hành cho phép mọi người có thể sử dụng chúng. Phần mềm cho các hệ thống nhúng như thiết bị chơi trò chơi thường thuộc vào loại tích hợp vào trong ứng dụng. Trong khi các tài liệu API chính thức của PlayStation là nên đọc, nhưng nó chẳng giúp ích gì nếu ta chẳng có các hiện thực của nó, dưới dạng một thư viện độc lập hay bộ phát triển phần mềm.
Một API mà cho phép truy xuất và sử dụng tự do được gọi là "mở." Các APIs được cung cấp bởi phần mềm mở (như mọi phần mềm được phân phối theo giấy phép đăng kí GNU), là mở theo đúng nghĩa, vì mọi người có thể xem mã nguồn của phần mềm và tìm ra API. Mặc dù việc tham khảo hiện thực vẫn tồn tại cho một API (như với Microsoft Windows cho Win32 API), thì việc tạo thêm các hiện thực bổ sung vẫn có thể diễn ra. Ví dụ, hầu hết các Win32 API có thể được cung cấp từ hệ thống UNIX dùng phần mềm tên là Wine.
chipphonui
chipphonui

Tổng số bài gửi : 21
Join date : 07/09/2011
Age : 35
Đến từ : Gia lai

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty Truyền thông điệp trong Windows (Message-Passing in Windows)

Bài gửi  XuanThai_I11C 1/10/2011, 00:59

Các hàm API dùng để gửi / nhần thông điệp
SendMessage - Gửi có chờ
PostMessage - Gửi không chờ
SendMessageTimeout - Gửi có chờ nhưng giới hạn thời gian
WaitMessage - Chờ thông điệp đến
GetMessage - Nhận có chờ
PeekMessage - Nhân không chờ

XuanThai_I11C

Tổng số bài gửi : 20
Join date : 10/09/2011
Age : 37

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 4 - Page 11 Empty Re: Thảo luận Bài 4

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 11 trong tổng số 13 trang Previous  1, 2, 3 ... 10, 11, 12, 13  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết