Tin học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tham khảo - Đọc thêm

+5
TranTrungHienI12C
luthioanh-I12A
LePhucHiep(102C)
huynhvanhung(I12A)
Admin
9 posters

Go down

Tham khảo - Đọc thêm Empty Tham khảo - Đọc thêm

Bài gửi  Admin 6/3/2012, 08:59



Được sửa bởi Admin ngày 2/5/2012, 08:49; sửa lần 3.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 294
Join date : 18/02/2009

https://hedieuhanh.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Tham khảo - Đọc thêm Empty " Có Công Mài Sắt , Có Ngày Nên Kim"

Bài gửi  huynhvanhung(I12A) 6/3/2012, 15:17

Từ xưa, ông bà ta đã dùng những câu ca dao, tục ngữ để dạy dỗ con cháu về các đạo lý làm người. Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một bài học của người xưa để giáo dục ta về sự chăm chỉ, bởi đó là một đức tình vô cùng quan trọng cuả con người.

Trước tiên, ta hãy tìm hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ trên. Một cây sắt dù to lớn, nhưng dười bàn tay lao động chăm chỉ, cần cù của con người cũng cỏ thể trở thành một cây kim nhỏ. Khối sắt to lớn ấy chính là hình ảnh ẩn dụ của những công việc to lớn trong cuộc sống,còn kim chính là kết quả mà ta đạt được. Trong cuôc sống, câu trên được hiểu như một lời dặn dò chúng ta phải biết chăm chỉ lao động, học tập và làm việc để đạt kết quả tốt. Dù công việc trước mắt có to lớn, kho khăn tới đâu, chỉ cần ta bền bỉ, chăm chỉ thì cũng sẽ thành công.

Xã hội ngày cáng phát triển, muốn thành công, chỉ có đầu óc thôi cũng ko đủ. Sự chăm chỉ cũng là yếu tố quyết định để đạt được thành công. Không chăm chỉ, không bắt tay vào công việc, không ai có thể thành công. Câu nói rất đúng đắn, sâu sắc khuyên răn con người,ở bất kì lứa tuổi nào, thời đại nào phải nỗ lực lao động, cố gắng hết sức mình để thành công, niềm vui và hạnh phúc trong công việc cũng như cuộc sống. Một người thông minh, nhạy bén nhưng lười nhác thì sẽ không bao giờ đạt đươc kết quả tốt trong cuộc sống. Có rất nhiếu tấm gương về đức tính chăm chỉ. Ít ai trong chúng ta biết được nhà bác học lừng danh Thomas Edison đã chăm chỉ, miệt mài thực hiện hơn 1000 thí nghiệm mới tìm ra được dây tóc bóng đèn. Hay Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác cũng đã chăm chỉ học tập tiếng nước bạn để dễ dàng hơn trong giao tiếp. Các bác nông dân ngày đêm chăm chỉ trồng trọt lương thực cho mọi người. từng thế hệ học sinh chăm chỉ học tạp để mai sau làm chủ đất nước. Có vậy, ta mới thấy đươc vai trò vô cùng quan trọng của sự chăm chỉ.

Từ trước, ông cha ta đã đánh giá được tầm quan trong của đức tính chăm chỉ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người không thấy được điều đó. Trong xã hội, còn có rất nhiêu lười nhác, ỷ lại. Có rất nhiều các bạn học sinh ỷ lại vào khả năng của mình mà lười biếng trong học tập. Dần dài gây ra những lỗ hỏng kiến thức. Tự biến mình tư học sinh khá giỏi thành một học sinh mất căn bản. Song đó, chỉ chăm chỉ thôi cũng không đủ để làm nên thành công mà cần phải có phương pháp, cách thức thông minh, hiệu quả.
Là một người học sinh, em sẽ cố gắng chăm chỉ từ những việc nhỏ như học bài, làm bài đầy đủ, đọc sách để tiếp thu thêm tri thức, đúng như lời ông bà ta đã dạy: “ có công mài sắt có này nên kim”.

Câu tục ngữ trên chính là lời dạy quý báu của người xưa truyền lại cho đời sau. Muốn thành công, trước tiên ta phải chăm chỉ, cần cù. Có vậy thì bất cứ việc gì cũng sẽ thành công.

Sưu tầm
huynhvanhung(I12A)
huynhvanhung(I12A)

Tổng số bài gửi : 43
Join date : 17/02/2012
Age : 36
Đến từ : TP.HCM

Về Đầu Trang Go down

Tham khảo - Đọc thêm Empty Re: Tham khảo - Đọc thêm

Bài gửi  LePhucHiep(102C) 6/3/2012, 22:18

Tôi quyết tâm phải có tấm bằng đại học dù là liên thông, vì nếu chỉ phấn đấu bằng năng lực, con đường tương lai của tôi sẽ vô vàn chông gai, nhiều cơ hội sẽ vuột mất.
Năm 2002 tôi tốt nghiệp CĐ ngành công nghệ thông tin (CNTT) và bắt đầu tìm việc. Công việc đầu tiên của tôi là tại một công ty bán linh kiện bảo trì lắp đặt máy tính.

Từ một nhân viên bảo trì máy tính (quét bụi máy tính, máy in), bằng năng lực và sự tinh tế trong công việc tôi được giám đốc giao chức trưởng nhóm, phụ trách chính trong thi công hệ thống mạng cho các dự án.

Khi tham gia các dự án/gói thầu (chỉ vài chục triệu), tên tôi chỉ được ghi ở vị trí nhân viên hay giám sát, nhưng thực tế tôi là người quản lý cho các dự án tin học đó.

Giám đốc nói với tôi rằng ghi như vậy là vì tôi chỉ có bằng CĐ. Thường ít nhất người quản lý dự án cũng phải có bằng ĐH thì mới có thể tạo lòng tin cho đối tác, khách hàng. Ông giám đốc nói rằng ghi vậy cho có thôi, chứ tôi vẫn chịu trách nhiệm về dự án này.

Sau đó, tôi chuyển sang công ty khác với vị trí là nhân viên quản trị. Tôi không thể ứng tuyển vị trí trưởng bộ phận vì vị trí đó cần tối thiểu bằng ĐH. Tại đây, sau nhiều biến động về nhân sự và bằng sự phấn đấu, thực lực của mình, tôi được cất nhắc lên vị trí trưởng bộ phận.

Một số ít người tỏ ra ganh ghét vì tôi chỉ có tấm bằng CĐ nhưng được các sếp tin tưởng cất nhắc. Nhiều người khâm phục năng lực của tôi và khuyên tôi nên cố gắng học lên để có nhiều cơ hội hơn.

Khi công ty hỗ trợ 100% chi phí cho các trưởng bộ phận học thạc sĩ quản trị kinh doanh MBA (2 năm) nhằm nâng cao năng lực quản trị, tôi là người không có tên trong danh sách, vì đơn giản MBA yêu cầu phải có bằng đại học.

Thay vào đó, tôi chỉ được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ và công tác quản lý. Tổng giám đốc gặp tôi nói hãy gắng lấy tấm bằng ĐH, cơ hội còn phía trước. Vì tấm bằng CĐ mà tôi vuột mất cơ hội học MBA, mở cửa cho tương lai, sự nghiệp!

Suốt từ cuối 2002 đến đầu 2005, tôi liên tục kiếm tìm các trường học liên thông mà gần như vô vọng. Thời đó, liên thông đại học ngành CNTT tại TP HCM chỉ có hai trường, nhưng hai trường này chỉ nhận những sinh viên tốt nghiệp cao đẳng trường họ học liên thông.

Bế tắc tôi tính học tại chức hay đào tạo từ xa 5 năm cho xong. Ai ngờ đến giữa năm 2005, khoảng 4, 5 trường bao gồm dân lập, công lập đều được phép đào tạo liên thông, nhận tuyển những người tốt nghiệp các trường khác.

Tuy nhiên, tất cả các trường đều tuyển sinh ngành CNTT chuyên về phần mềm, không có chuyên ngành mạng, mà công việc tôi lại chuyên về mạng. Nhưng tôi phải học để có tấm bằng đại học CNTT, vì vậy tôi miệt mài ôn tập 2 môn chuyên ngành không phải chuyên môn thực tế của tôi.

Tôi thi đậu và bắt đầu học liên thông. Kiến thức không ăn nhập gì với công việc tôi làm, vì vậy việc học với tôi và rất nhiều bạn là một “cực hình”. Các bạn có biết cảm giác vừa đi làm vừa đi học mệt mỏi thế nào không, đặc biệt là với chuyên ngành CNNT (các chuyên ngành kế toán tài chính, xây dựng cũng khá mệt).

Vì ngành CNNT chuyên ngành lập trình đòi hỏi sinh viên phải tư duy, lập luận vấn đề, thực hành viết ứng dụng trên máy tính,… tôi và các bạn khác ban ngày làm việc phải tranh thủ thời gian rảnh là học bài (vì không làm bài tập thì không thi được, vì hiểu gì đâu mà thi. Công tác thi cử tại các trường khá gắt chứ không dễ như nhiều người tưởng).

Tối tối và chủ nhật thì phải đến trường học (mặc dù trường không điểm danh nhưng lớp vẫn đông vì không đến lớp thì không hiểu bài, không làm được bài tập). Cứ vậy, có người trong chúng tôi 1 môn mà rớt đến 6 lần vì công việc bận, hay đặc thù công việc không thể lấy tập sách hay cài đặt phần mềm trên máy tính mà viết ứng dụng được.

Cuối cùng tôi cũng hoàn tất chương trình liên thông Đại học, bằng chính quy. Giờ đây, với năng lực + tấm bằng đại học, tôi có thể tìm được công việc tốt, vị trí tương xứng khả năng.

Nhờ tấm bằng ĐH liên thông, tôi hoàn tất bằng đại học thứ 2 và đang học Thạc sĩ. Con đường của tôi mới bắt đầu khi tôi gần 30 tuổi. Tôi nhận thấy, nếu tôi không có tấm bằng ĐH liên thông mà chỉ bằng năng lực, con đường tương lai của tôi sẽ vô vàn chông gai, nhiều cơ hội sẽ vuột mất nữa.

Tấm bằng CĐ và cơ hội học liên thông khó khăn đang kiềm giữ bước chân của những người như chúng tôi. Đôi lần tôi nghĩ học CĐ có là sai lầm? Khi mà con đường đi vòng đã khá xa mà lại lắm chông gai.

Trong khi những người bạn tôi, học ĐH dân lập thời đó (năm 2002), giờ đã có chút ít địa vị trong xã hội với những tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ.

Cuối cùng, xin mọi người hãy thấu hiểu nỗi khổ của những sinh viên đang có bằng CĐ, đang tìm kiếm cơ hội học ĐH liên thông. Xin hãy suy nghĩ như trong hoàn cảnh của chính họ.

Sưu tầm
LePhucHiep(102C)
LePhucHiep(102C)

Tổng số bài gửi : 69
Join date : 29/08/2011
Age : 39
Đến từ : Đăk Nông

http://www.ngoisao24h.com

Về Đầu Trang Go down

Tham khảo - Đọc thêm Empty “Không đại học” – Con đường nào cho tôi?

Bài gửi  luthioanh-I12A 11/3/2012, 21:58

Petrotimes) - Hãy cùng chia sẻ "con đường" với những người vừa rời khỏi ghế nhà trường và đang đứng lựa chọn trước ngưỡng cửa cuộc sống mới. Có thể những ý kiến của bạn sẽ trở thành một điều gì đó vĩ đại với cuộc đời họ.



“Đại học không phải là con đường duy nhất” là câu nói để các thí sinh tự giảm áp lực phải đỗ đại học cho mình. Trong bối cảnh hiện tại, câu nói này lắm khi chỉ như môt sự an ủi, băn khoăn hơn là khẳng định, vì nếu không theo đi con đường đại học thì đi theo con đường nào?

Câu chuyện của độc giả H.T gửi cho Petrotimes:

“Chủ nhật vừa rồi, tôi về thăm quê ở miền Trung, đang đúng mùa thi đại học nên “đương nhiên” những câu chuyện của mẹ tôi là về các sỹ tử gần nhà đi thi. Rồi lần nào cũng vậy, mẹ tôi không bao giờ quên kể về những người “chết vì sự học”.

Nhà tôi ở gần cầu Bến Thủy – cây cầu nối giữa 2 tỉnh Nghệ an và Hà Tĩnh, vắt qua dòng sông Lam xanh mênh mang tiếc thay lại được biết đến như là nơi cho những sỹ tử lỡ dở trong mùa thi tìm cái chết.


Một cảnh thường thấy trên cây cầu Bến Thủy
Câu chuyện đầu tiên mẹ tôi kể về một thí sinh nữ mới thi hết môn đầu tiên, không làm được bài, nghĩ mình sẽ không vượt qua kỳ thi đại học đã chọn cái chết.

Khi chị gái chở đến trường thi để thi môn thứ 2, xe dừng lại trên cầu Bến Thủy, cô bé bước xuống, ngoảnh mặt lại nhìn chị gái mình lần cuối rồi chạy ào ra thành cầu, lao xuống dòng nước. Ở trên cầu, người chị ôm đống sách vở, giấy bút của em ngồi mà khóc lịm.

Rồi chuyện một cậu học sinh khác, cha chở từ trường thi về nhà, đi qua cầu bảo cha dừng lại rồi lao thẳng xuống nước. Người cha như chết đứng bởi mất đi đứa con – niềm hi vọng suốt cuộc đời chỉ trong tích tắc. Nghe đâu, người cha này sau đó mắc bệnh hoang tưởng, cứ đến trước cổng trường Đại học Sư phạm Vinh gọi tên con. Một thời gian sau thì không ai còn thấy người cha đáng thương đó nữa.

Mẹ tôi kể những câu chuyện, giọng trầm buồn nhưng lại pha chút gì đó tự hào. Có lẽ bà đang nghĩ: Chết vì học không có gì là đáng xấu hổ.

Thật hiếm ở đâu mà sự học, cái danh đỗ đại học nó lại gắn liền một cách sống chết với sỹ tử như ở nơi này. Người ta xem cái sự học là danh dự, học như là con đường duy nhất để lập thân. Vậy nên cái gọi là miền đất học nó cũng nảy sinh từ một ý chí “không còn con đường nào khác” như vậy.

Mẹ bảo: “Không học đại học thì biết làm gì hả con?” Cái lý lẽ giản đơn nhưng nhức nhối: Không học thì làm gì để mà lập nghiệp?

Quả là thế thật, giả sử mà không đỗ đại học thì giờ này tôi đang làm gì? Có lẽ mẹ sẽ cố hướng tôi đi học một trường trung cấp nào đó, rồi nhờ người quen để xin cho vào làm việc ở các cơ quan nhà nước, hưởng mức lương ba cọc ba đồng. Tôi lại lấy vợ, sinh con và nuôi tiếp ước mơ đầu tư bằng được cho đứa con vào đại học để cuộc đời không luẩn quẩn như bố nó.

Có lẽ chẳng đâu như cái dải đất vốn được coi là “đất học này”, sự học là sống chết. Nhưng ở cái miền đất quanh năm gió Lào nắng rát cát trắng xóa mà chỉ trông chờ vào nông nghiệp thế này thì con đường đại học gần như là lựa chọn duy nhất.”

Ngẫm cho công bằng thì 12 năm đèn sách, ai cũng ước mơ một lần được bước lên giảng đường đại học là một ước mơ chính đáng và đáng được nâng niu. Nhưng cánh cửa đại học không thể đủ chỗ cho tất cả những giấc mơ, vậy nên, phải có những người chọn con đường khác.

Nhưng một vấn đề đặt ra là: Chọn con đường nào, và có con đường nào đang đón đợi? Câu chuyện nhỏ trong bức thư của H.T đã biến câu nói “Đại học không phải là con đường duy nhất” từ lời khẳng định hóa ra một câu hỏi nhức nhối.

Hãy gửi cho Petrotimes quan điểm của bạn, hãy cùng chia sẽ những “con đường” với những người vừa rời khỏi ghế nhà trường và đang đứng lựa chọn trước ngưỡng cửa cuộc đời. Có thể những ý kiến của bạn trở thành một điều gì đó vĩ đại với cuộc đời họ.
Sưu tầm.

luthioanh-I12A

Tổng số bài gửi : 29
Join date : 17/02/2012
Age : 38

Về Đầu Trang Go down

Tham khảo - Đọc thêm Empty 12 tỷ phú đi lên từ tay trắng

Bài gửi  TranTrungHienI12C 12/3/2012, 10:45

Tiền bạc, danh vọng và giàu có là những từ mà người ta hay dùng để nhắc tới những tỷ phú nổi danh của thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rằng “Đằng sau thành công là chuỗi ngày dài chịu đựng khó khăn để vươn lên”, và họ chính là người như thế- những tỷ phú đi lên từ tay trắng.

1. Bill Gates

Bill Gates là một doanh nhân người Mỹ, người đi tiên phong trong lĩnh vực phần mềm máy vi tính. Cùng Paul Allen, ông đã sáng lập nên tập đoàn Microsoft, một công ty phần mềm được coi là lớn nhất thế giới. Năm 2010, trong danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes công bố, Bill Gates đứng thứ hai với tài sản: 53 tỷ USD. Thu nhập của Bill trong một phút có thể mua được hàng chục chiếc máy tính và gấp 6.659 lần số tiền một gia đình nghèo ở các nước đang phát triển kiếm được trong một ngày. Hiện nay, thu nhập của ông trong một phút đạt 6.687 USD.

2. Larry Ellison
Ellison lớn lên trong một căn hộ hai phòng ngủ ở giữa bờ biển Nam Chicago và khu phố Do Thái. Chính cuộc sống thiếu thốn tình cảm ruột thịt đã đưa ông đến với ngành công nghệ ngay từ thiếu thời. Điều mà sau này ông gọi là “cái duyên” với nghề. Và cũng chính cuộc sống phải tự lập từ nhỏ cũng đã giúp ông biết cách vượt qua khó khăn để đạt được những thành công như ngày hôm nay. Hiện nay Larry Ellison là tỷ phú giàu thứ ba của Mỹ với tài sản ước tính khoảng 22,5 tỉ USD.

3. Michael Bloomberg

Trong giới chính trị gia Mỹ, không ai có thể sánh được ngài Thị trưởng New York về khía cạnh giàu có. Sinh ra trong một gia đình bình dân, ông sớm được tiếp xúc với sách vở thông qua cửa hàng sách nơi cha ông làm việc. Năm 1964, Bloomberg lấy bằng kỹ sư điện tại Đại học Johns Hopkins và sau đó 2 năm, với tấm bằng cao học quản trị kinh doanh của Trường Harvard danh tiếng, ông dễ dàng kiếm được một chân làm việc ở phố tài chính Wall. Michael Bloomberg đã giàu có trước khi trở thành người đứng đầu New York, thành phố lớn nhất nước Mỹ. Gia tài đồ sộ mà ông có được hôm nay chủ yếu nhờ vào tập đoàn truyền thông mang tên mình - Bloomberg L.P.

4. Larry Page

Larry Page là một nhà doanh nhân Mỹ, người đồng sáng lập ra công cụ tìm kiếm Google. Page hiện đang là Giám đốc Sản phẩm tại Google và có tài sản ước tính là 17,5 tỉ đô, giúp anh trở thành người giàu thứ 24 trên toàn thế giới. Cùng với đồng nghiệp Sergey Bin, Larry Page đã cho ra đời trang web Google vào ngày 7-9-1998 và chỉ trong một thời gian ngắn công cụ này đã trở thành trang web tìm kiếm thông tin được ưa chuộng nhất. Hằng ngày có khoảng 200 triệu lượt người dùng Google để tìm thông tin; còn Google đã sắp xếp làm bản chỉ mục cho 3 tỉ trang web - một con số khổng lồ mà không phải công cụ tìm kiếm nào cũng có thể đạt được. Báo chí thường nhắc đến Larry Page như một tỷ phú trẻ, tài năng, đam mê, giản dị và lao động không biết mệt mỏi.

5. Sheldon Anderson

Nếu tổng kết cuộc đời của tỉ phú Mỹ - Sheldon Adelson, 75 tuổi, người mà theo đánh giá của Forbes có khối tài sản 3,4 tỉ USD trong năm 2009 - thì chỉ gói gọn trong 2 từ: Trò chơi. Ông nói: Tiền không phải là vấn đề chính, chẳng qua là tôi thích những gì nóng bỏng, hồi hộp mà mình theo đuổi cả cuộc đời. Hiện tỷ phú Sheldon Adelson là Chủ tịch Tập đoàn giải trí Las Vegas Sands (Sands) của Mỹ .

6. Michael Dell

Michael Dell - người sáng lập đồng thời là Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn sản xuất máy tính nổi tiếng thế giới Dell từng là người phục vụ, chuyên rửa chén đĩa trong một nhà hàng Trung Quốc với mức lương 2,3 USD/giờ. Người đàn ông này là tỉ phú trẻ nhất nước Mỹ vào năm 1999 ở tuổi 34 và là một trong sô "100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới" do báo Time bình chọn tháng 4/2004. Michael Dell đã xây dựng được một công ty năng động nhất thế giới và ông hiện là chủ sở hữu một tài sản cá nhân vượt quá 17 tỷ USD nhờ việc kinh doanh của mình. Ông đã rất thành công với cách điều hành công ty theo mô hình kinh doanh trực tiếp.

7. Paul Allen

Paul Gardner Allen là một nhà đầu tư người Mỹ, đồng sáng lập Microsoft với Bill Gates. Ông thường xuyên xuất hiện trong danh sách những người giàu nhất thế giới vào năm 2007 với trị giá tài sản ước tính 21 tỷ Đô la Mỹ. Allen từ chức khỏi Microsoft vào năm 1983. Vào tháng 11 năm 2000, ông rút khỏi ban quản trị của Microsoft nhưng được nhờ tư vấn với vị trí cố vấn chiến lược cấp cao của ban điều hành công ty. Ông đã thậm chí nới rộng hơn khoảng cách giữa mình với Microsoft với việc bán 68 triệu cổ phiếu của Microsoft. Có người nói ông hiện vẫn còn sở hữu khoảng 138 triệu cổ phiếu.

8. Jeff Bezos

Với việc ra đời công ty dịch vụ điện tử đầu tiên, Amazon.com, Jeffrey Preston Bezos được mệnh danh là “Chúa sơn lâm” của khu rừng Internet. Theo nghiên cứu của PC Data, số khách hàng tham gia vào mạng lưới mua bán của Amazon.com hiện đã vượt qua 6 triệu, vượt xa đối thủ xếp thứ 2, Barnessandnoble.com với khoảng 2 triệu khách. Vì Amazon đã dẫn đầu tuyệt đối nên cuộc cạnh tranh giữa các công ty bán lẻ trên mạng chỉ còn nhằm vào thứ hạng 2. Hiện nay có hơn 900.000 đại lý bán lẻ bên thứ 3 cung cấp sản phẩm của họ lên trang Amazon. Với hơn 9.000 nhân viên làm việc trên toàn thế giới, doanh thu của hãng đạt 10,7 tỷ USD vào năm 2006. Mới đây, Amazon còn thông báo tham gia thị trường nhạc số.

9. Phil Knight

Năm 1964, với vài chục đôi giày thể thao trong thùng xe, Phil Knight khởi đầu sự nghiệp kinh doanh. Gần 40 năm sau, ông có trong túi số tiền 11,1 tỉ USD. Knight là người đã xây dựng nên Nike - thương hiệu giày thể thao nổi tiếng nhất thế giới. Knight từng được tặng danh hiệu "Người quyền lực nhất trong vương quốc thể thao". Nhiều người cho rằng Nike nổi tiếng nhờ Michael Jordan và nhiều vận động viên danh tiếng khác. Tuy nhiên, họ quên rằng nếu không có Knight thì cũng không có Nike. Ông đã khéo léo gắn kết không khí sinh động của nhạc trẻ Mỹ với thể thao, ông cũng biết khêu gợi sự hâm mộ của quần chúng đối với các ngôi sao. Chiến dịch quảng cáo của Nike luôn tập trung vào các vận động viên tài năng, quyến rũ. Nhờ đó, hình ảnh của họ dường như tự động gắn liền với giày Nike.

10. Len Blavatnik

Len Blavatnik là một trong những người điều hành và bỏ vốn đầu tư lớn vào Rusal, tập đoàn khai khoáng kim loại quý khổng lồ của Deripaska. Blavatnik năm nay 54 tuổi, sinh ra và lớn lên tại Nga nhưng di cư sang Mỹ năm 1978 và trở thành một công dân Mỹ. Blavatnik đã nhanh chóng đến với sự giàu sang từ những vụ đầu tư tại Nga. Là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại TNK-BP, một trong những công ty sản xuất dầu mỏ lớn nhất của Nga và sở hữu 10% cổ phần tại Rusal, công ty khai quặng lớn của Nga, nắm cổ phiếu của tập đoàn Warner Music Group, Blavatnik cùng với gia đình còn đóng góp nhiều tiền của cho những công trình nghệ thuật Babylon tại Bảo Tàng Anh.

11. Mark Zuckerberg

Ở tuổi 25, Mark Zuckerberg đã có trong tay 6,9 tỉ USD và là tỷ phú trẻ nhất góp mặt trong bảng danh sách 400 tỷ phú của Forbes. Mark Zuckerberg là sáng lập viên và cũng là Giám đốc điều hành của mạng xã hội Facebook. Sinh năm 1984 trong một gia đình Mỹ gốc Do Thái có cha là bác sĩ nha khoa và mẹ là nhà tâm lý học, nhưng chàng trai Mark Zuckerberg lại có niềm đam mê công nghệ mãnh liệt. Chính điều này đã đưa “chàng trai vàng” trong ngành công nghệ thông tin đi đến thành công như ngày hôm nay.

12. James Goodnight

James Jim Goodnight là giám đốc điều hành SAS Institute, nhà cung cấp phần mềm thông tin doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Xếp thứ 9 trong số nhà công nghệ giàu nhất, Goodnight là người giàu thứ 35 ở Mỹ với 8,7 tỷ USD. Phần mềm SAS đầu tiên do Goodnight và các đồng nghiệp Đại học North Carolina State University tạo ra để phân tích các dữ liệu nghiên cứu nông nghiệp. Goodnight đã sáng lập SAS năm 1976, một công ty nổi tiếng với văn hoá công ty. Goodnight có bằng tiến sỹ thống kê của North Carolina State University. Cùng với vợ, Ann, ông đồng sáng lập Học viện Cary năm 1996, một trường học chuẩn bị cho các học sinh trước khi vào đại học với mục tiêu tạo một mô hình trường học tích hợp với công nghệ.

Theo Tamnhin.net
TranTrungHienI12C
TranTrungHienI12C

Tổng số bài gửi : 19
Join date : 16/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Tham khảo - Đọc thêm Empty Đại học có phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công?

Bài gửi  ThuyDuong23 (I12A) 22/4/2012, 22:40


ThuyDuong23 (I12A)

Tổng số bài gửi : 35
Join date : 17/02/2012
Age : 34
Đến từ : DakLak

Về Đầu Trang Go down

Tham khảo - Đọc thêm Empty Con đường đại học không phải là tất cả

Bài gửi  hoxuanvu_I12A 23/4/2012, 10:53


Trong khi khoảng 400.000 thí sinh có điểm thi đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) trên mức điểm sàn do Bộ GD-ĐT công bố đang háo hức và hy vọng bước vào ngưỡng cửa giảng đường thì có khoảng 700.000 thí sinh phải ngậm ngùi rời bỏ cuộc đua xét tuyển.

Lựa chọn con đường vào ĐH, CĐ không phải là con đường duy nhất, thế mà mỗi mùa tuyển sinh ĐH, CĐ lại có trên một triệu bạn trẻ lại lựa chọn con đường “duy nhất” đó.

Trên nửa triệu thí sinh không thể chen chân, làm lãng phí tiền của cha mẹ, lãng phí thời gian, nguồn lực xã hội cho những năm tháng luyện thi, thi tuyển… biết bao nhiêu mà kể. Có người không phải một năm mà có đến cả ba thậm chí là bốn, năm năm theo đuổi “giấc mơ ĐH, CĐ”. Vì sao họ vẫn lựa chọn một thực tế khó khăn, xa vời như vậy? Không ít lần dư luận lý giải là vì sự thăng tiến phải dựa vào bằng cấp.

Người viết bài này từng đề xuất là cần nhanh chóng có một cuộc điều tra, thống kê, ghi nhận thực tế để tìm ra nguyên nhân vì sao những thí sinh biết rõ năng lực mình sẽ không thể thi đỗ vào ĐH, CĐ nhưng vẫn cứ tham gia thi tuyển. Rõ ràng, vấn đề không chỉ ở yếu tố “văn hóa bằng cấp”, mà đang có những lỗ hổng thật sự trong nhận thức của học sinh cuối cấp THPT về vấn đề thi cử.

Nghĩ rộng ra, các em thiếu sự định hướng cho con đường tương lai khi bước ra khỏi tuổi học trò, các em chưa nhìn thấy những con đường khác để đi, các em không đủ tự tin để quyết định từ chối con đường vào ĐH, CĐ. Đổ lỗi cho các em sẽ là điều chưa thuyết phục, người lớn phải xem đó là trách nhiệm, thế nhưng, ai gánh vác điều này ?

Hàng năm, cứ đến mùa tuyển sinh lại ồ ạt các buổi tư vấn. Nhưng nội dung các cuộc tư vấn tuyển sinh đó đa phần hướng các em vào con đường ĐH, CĐ chứ ít có vạch cho học sinh tìm kiếm những con đường khác để lựa chọn. Những nhà hoạch định chiến lược giáo dục nước ta cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra những giải pháp góp phần tránh lãng phí.

Là cha mẹ, mỗi người đều phải đánh giá lực học của con mình để góp phần phân tích, lựa chọn. Học sinh, hơn ai hết, phải tự biết năng lực thật sự, để tìm hướng đi tốt nhất cho cuộc đời mình.

hoxuanvu_I12A

Tổng số bài gửi : 34
Join date : 18/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Tham khảo - Đọc thêm Empty “Không đại học” – Con đường nào cho tôi?

Bài gửi  LuongGiaDuc(I12A) 27/4/2012, 16:24

Hãy cùng chia sẻ "con đường" với những người vừa rời khỏi ghế nhà trường và đang đứng lựa chọn trước ngưỡng cửa cuộc sống mới. Có thể những ý kiến của bạn sẽ trở thành một điều gì đó vĩ đại với cuộc đời họ.
“Đại học không phải là con đường duy nhất” là câu nói để các thí sinh tự giảm áp lực phải đỗ đại học cho mình. Trong bối cảnh hiện tại, câu nói này lắm khi chỉ như môt sự an ủi, băn khoăn hơn là khẳng định, vì nếu không theo đi con đường đại học thì đi theo con đường nào?

Câu chuyện của độc giả H.T:

“Chủ nhật vừa rồi, tôi về thăm quê ở miền Trung, đang đúng mùa thi đại học nên “đương nhiên” những câu chuyện của mẹ tôi là về các sỹ tử gần nhà đi thi. Rồi lần nào cũng vậy, mẹ tôi không bao giờ quên kể về những người “chết vì sự học”.

Nhà tôi ở gần cầu Bến Thủy – cây cầu nối giữa 2 tỉnh Nghệ an và Hà Tĩnh, vắt qua dòng sông Lam xanh mênh mang tiếc thay lại được biết đến như là nơi cho những sỹ tử lỡ dở trong mùa thi tìm cái chết.
Câu chuyện đầu tiên mẹ tôi kể về một thí sinh nữ mới thi hết môn đầu tiên, không làm được bài, nghĩ mình sẽ không vượt qua kỳ thi đại học đã chọn cái chết.

Khi chị gái chở đến trường thi để thi môn thứ 2, xe dừng lại trên cầu Bến Thủy, cô bé bước xuống, ngoảnh mặt lại nhìn chị gái mình lần cuối rồi chạy ào ra thành cầu, lao xuống dòng nước. Ở trên cầu, người chị ôm đống sách vở, giấy bút của em ngồi mà khóc lịm.

Rồi chuyện một cậu học sinh khác, cha chở từ trường thi về nhà, đi qua cầu bảo cha dừng lại rồi lao thẳng xuống nước. Người cha như chết đứng bởi mất đi đứa con – niềm hi vọng suốt cuộc đời chỉ trong tích tắc. Nghe đâu, người cha này sau đó mắc bệnh hoang tưởng, cứ đến trước cổng trường Đại học Sư phạm Vinh gọi tên con. Một thời gian sau thì không ai còn thấy người cha đáng thương đó nữa.

Mẹ tôi kể những câu chuyện, giọng trầm buồn nhưng lại pha chút gì đó tự hào. Có lẽ bà đang nghĩ: Chết vì học không có gì là đáng xấu hổ.

Thật hiếm ở đâu mà sự học, cái danh đỗ đại học nó lại gắn liền một cách sống chết với sỹ tử như ở nơi này. Người ta xem cái sự học là danh dự, học như là con đường duy nhất để lập thân. Vậy nên cái gọi là miền đất học nó cũng nảy sinh từ một ý chí “không còn con đường nào khác” như vậy.

Mẹ bảo: “Không học đại học thì biết làm gì hả con?” Cái lý lẽ giản đơn nhưng nhức nhối: Không học thì làm gì để mà lập nghiệp?

Quả là thế thật, giả sử mà không đỗ đại học thì giờ này tôi đang làm gì? Có lẽ mẹ sẽ cố hướng tôi đi học một trường trung cấp nào đó, rồi nhờ người quen để xin cho vào làm việc ở các cơ quan nhà nước, hưởng mức lương ba cọc ba đồng. Tôi lại lấy vợ, sinh con và nuôi tiếp ước mơ đầu tư bằng được cho đứa con vào đại học để cuộc đời không luẩn quẩn như bố nó.

Có lẽ chẳng đâu như cái dải đất vốn được coi là “đất học này”, sự học là sống chết. Nhưng ở cái miền đất quanh năm gió Lào nắng rát cát trắng xóa mà chỉ trông chờ vào nông nghiệp thế này thì con đường đại học gần như là lựa chọn duy nhất.”

Ngẫm cho công bằng thì 12 năm đèn sách, ai cũng ước mơ một lần được bước lên giảng đường đại học là một ước mơ chính đáng và đáng được nâng niu. Nhưng cánh cửa đại học không thể đủ chỗ cho tất cả những giấc mơ, vậy nên, phải có những người chọn con đường khác.

Nhưng một vấn đề đặt ra là: Chọn con đường nào, và có con đường nào đang đón đợi? Câu chuyện nhỏ trong bức thư của H.T đã biến câu nói “Đại học không phải là con đường duy nhất” từ lời khẳng định hóa ra một câu hỏi nhức nhối.

LuongGiaDuc(I12A)

Tổng số bài gửi : 29
Join date : 10/03/2012
Age : 33
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

Tham khảo - Đọc thêm Empty Đại học - Con đường duy nhất?

Bài gửi  nguyenxuankieu(i12a) 29/4/2012, 21:46

Học hết 12 năm phổ thông, học sinh nào cũng phải trải qua quyết định quan trọng: Đâu là con đường tương lai. Học tiếp, hay chỉ làm nghề? Cho dù làm nghề thì cũng phải học mới có thể làm tốt. Vậy học gì, học như thế nào luôn là câu hỏi lớn, không chỉ của các em học sinh, mà cả những bậc làm cha làm mẹ.

Bà Lý Thị Gái, Phụ huynh học sinh nói: "Nói chung là rất lo, mình biết con học cũng không phải là giỏi, nên không ép cháu phải thi đỗ trường này, trường nọ…"

Không phải phụ huynh nào cũng có được suy nghĩ như trên. Có những gia đình, cha mẹ thành đạt nên muốn cho con em phải theo nghề của mình. Lại có những người quá kỳ vọng vào con em mình làm được điều mà trước đây chính họ đã bỏ lỡ…

Điều đang nói là, dù Việt Nam đang trong tình trạng "thừa thầy thiếu thợ", song nhiều bậc phụ huynh cứ nhất quyết bắt con mình cố vào Đại học, mà không hề quan tâm đến sức học và sở nguyện của con.

TS.Lê Tấn Duy, Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng cho rằng: "Học Đại học để trở thành kỹ sư, cử nhân là mong muốn chính đáng, nhưng không phải là cánh cửa duy nhất để các em bước vào đời. Bác Hồ từng nói, "Lao động là vinh quang", làm gì miễn có ích và chân chính thì đều đáng trân trọng. Huống hồ, từ Trung học nghề, Trung cấp chuyên nghiệp đến Cao đẳng và Đại học đều có chương trình liên thông, giấc mơ trở thành Kỹ sư hay Cử nhân vẫn rộng mở...".

Theo thống kê, hàng năm, trong số thí sinh thi đại học, chỉ có khoảng 20% đỗ vào các trường. Học xong, chỉ khoảng 70% có việc làm, thậm chí không ít phải làm trái nghề.

Trong khi tại Mỹ, bình quân một người tốt nghiệp Đại học có thu nhập từ 40.000 - 60.000 USD/năm, sau khi phải học từ 6-8 năm từ lúc tốt nghiệp THPT; còn một thợ điện, học nghề 2 năm, với mức lương 25 USD/h, một năm tổng thu nhập cũng lên tới 45.000 USD. Nếu muốn làm quản lý một xưởng riêng, người thợ này có thể tham gia các khoá học quản lý để làm ông chủ.

Tại Việt Nam, nhiều ngành nghề có thu nhập cao và ổn định như thợ hàn, lập trình viên máy tính, lương hơn 3 triệu/tháng không phải là chuyện hiếm, họ còn có nhiều cơ hội trong việc phân công lao động quốc tế. Đại học thực sự không phải là cánh cửa duy nhất vào đời.
Sưu tầm.
nguyenxuankieu(i12a)
nguyenxuankieu(i12a)

Tổng số bài gửi : 17
Join date : 18/02/2012
Age : 33
Đến từ : HCM

Về Đầu Trang Go down

Tham khảo - Đọc thêm Empty Re: Tham khảo - Đọc thêm

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết