Tin học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

4 tình huống ra quyết định của trình điều phối, phân biệt điều phối không tiếm quyền và có tiếm quyền.

2 posters

Go down

4 tình huống ra quyết định của trình điều phối, phân biệt điều phối không tiếm quyền và có tiếm quyền. Empty 4 tình huống ra quyết định của trình điều phối, phân biệt điều phối không tiếm quyền và có tiếm quyền.

Bài gửi  buidainghia(113A) 20/8/2012, 21:33

a) Bốn tình huống ra quyết định của trình điều phối:
Trình điều phối tiến trình có nhiệm vụ xem xét và quyết định khi nào thì dừng tiến trình hiện tại để thu hồi CPU và chuyển CPU cho tiến trình khác, và khi trình điều phối có CPU nó sẽ chọn ra tiến trình nào trong số các tiến trình ở trạng thái ready để cấp CPU cho nó.Mục đích nhằm tận dụng tối đa công suất của CPU. Các tình huống ra quyết định của CPU:
o Khi tiến trình chuyển từ Running sang Waiting ( I/O or event wait ).
o Khi tiến trình chuyển từ Running sang Ready ( do xảy ra ngắt – Interrupt ).
o Khi tiến trình chuyển từ Waiting sang Ready ( I/O or event completion ).
o Khi tiến trình kết thúc công việc.
b) Phân biệt điều phối có tiếm quyền và điều phối không có tiếm quyền.
- Điều phối có tiếm quyền: cho phép 1 tiến trình khi nhận được CPU sẽ có quyền độc chiếm đến khi hoàn tất xử lý hoặc tự nguyện giải phóng CPU.
Vd: quyết định điều phối CPU sẽ xảy ra trong các trường hợp sau:
+ Khi tiến trình chuyển từ trạng thái đang xử lý ( running ) sang trạng thái waiting do phải chờ một thao tác nhập xuất hay chờ một tiến trình con kết thúc,….
+ Khi tiến trình kết thúc.
……..
- Điều phối không tiếm quyền: ngược lại so với điều phối tiếm quyền. Điều phối tiếm quyền cho phép tạm dừng hoạt động của một tiến trình đang sẵn sàng xử lý. Khi một tiến trình nhận được CPU, nó vẫn được sử dụng CPU đến khi hoàn tất hoặc tự nguyện giải phóng CPU, nhưng 1 tiến trình khác có độ ưu tiên có thể dành quyền sử dụng CPU của tiến trình ban đầu. Như vậy tiến trình có thể tạm dừng bất cứ lúc nào mà không được báo trước, để tiến trình khác xử lý.
Vd: Các quyết định điều phối xảy ra khi:
+ Chờ một thao tác nhập xuất hay một tiến trình con kết thúc
+ Xảy ra ngắt.
+ Thao tác nhập xuất hoàn tất.
+ Khi tiến trình kết thúc.

buidainghia(113A)

Tổng số bài gửi : 43
Join date : 20/07/2012
Age : 35

Về Đầu Trang Go down

4 tình huống ra quyết định của trình điều phối, phân biệt điều phối không tiếm quyền và có tiếm quyền. Empty Phân biệt điều phối không tiếm quyền và có tiếm quyền.

Bài gửi  Mainguyenvu03_(113A) 22/8/2012, 16:28

Điều phối không tiếm quyền và điều phối tiếm quyền là các dạng điều phối của cpu.
Khác nhau:
Điều phối không tiếm quyền thì các tiến trình nào yêu cầu trước thì được cpu sử lý trước đến khi nào tiến trình đó hoàn thành mới đến việc xử lý yêu cầu của tiến trình khác.
ví dụ: Như vào một nhà hàng thì một người phục vụ chỉ phục vụ cho một người khách đến khi nào người khách đó ra về và sẽ phục vụ người khách kế tiếp.
Điều phối có tiếm quyền thì cpu sẽ dành thời gian để cung cấp cho một tiến trình là cố định khi tiến trình đó chưa hoàn thành cũng có thể ngắt để phục vụ tiến trình khác và sẽ quay lại tiến trình ban đầu nếu chưa hoàn thành.
Ví dụ: Cũng như ví dụ trên nhưng anh phục vụ sẽ phục vụ nhiều vị khách cùng lúc xen kẽ lẫn nhau khi các người khách yêu cầu.

Mainguyenvu03_(113A)

Tổng số bài gửi : 7
Join date : 20/07/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết