Giải thưởng Turing, Fields, Nobel
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Giải thưởng Turing, Fields, Nobel
Giải thưởng Turing (A. M. Turing Award) là giải thưởng thường niên của Hiệp hội Khoa học Máy tính Association for Computing Machinery cho các cá nhân hoặc một tập thể với những đóng góp quan trọng cho cộng đồng khoa học máy tính. Giải thưởng thường được coi như là giải Nobel cho lĩnh vực khoa học máy tính. Giải thưởng được đặt theo tên của nhà bác học Alan Mathison Turing, nhà toán học người Anh, người được coi là cha đẻ của lý thuyết khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo.
Huy chương Fields: Mục đích của giải thưởng là sự công nhận và hỗ trợ cho các nhà toán học trẻ tuổi đã có những đóng góp quan trọng có tính cách đột phá cho ngành toán học. Huy chương Fields thường được coi là "Giải Nobel dành cho Toán học". Sự so sánh này là không thật sự chính xác, bởi vì giới hạn tuổi của giải Fields được áp dụng nghiêm ngặt. Hơn nữa, giải Fields Medals thường được trao cho các nhà toán học có nhiều công trình nghiên cứu hơn là chỉ có một nghiên cứu quan trọng.
Giải thưởng Nobel hay Giải Nobel, là một tập các giải thưởng quốc tế được tổ chức trao thưởng hằng năm kể từ năm 1901 cho những cá nhân đạt thành tựu trong lĩnh vực vật lý, hoá học, y học, văn học và hoà bình; đặc biệt là giải hoà bình có thể được trao cho tổ chức hay cho cá nhân. Giải Nobel được xem là giải danh giá nhất trong các lĩnh vực văn học, y học, vật lý, hóa học, hòa bình và kinh tế. Các giải Nobel không bắt buộc phải được trao hàng năm, nhưng ít nhất phải được trao một lần cho mỗi 5 năm. Một giải khi đã trao thì không bao giờ bị tước. Giải Nobel được trao cho tối đa 3 người mỗi năm.
Không hào nhoáng như Oscar hay Grammy, trong lĩnh vực khoa học máy tính, những giải thưởng này đều đã và đang có tác động thúc đẩy sự đổi mới của sáng chế công nghệ. Vậy các bạn hãy xem trên thế giới này có những giải thưởng nào vinh danh những thành tựu trong ngành khoa học máy tính.
Giải thưởng IEEE Internet
Đây là giải thưởng kỹ thuật được đưa ra bởi Viện Kỹ sư Điện và Điện tử bao gồm 160 quốc gia với 400.000 thành viên trên toàn thế giới, một tổ chức phi lợi nhuận, để thúc đẩy các tiến bộ của công nghệ. Nokia hiện đang là nhà tài trợ chính của giải thưởng.
Năm nay Mark Handley là người đã nhận được giải thưởng IEEE Internet sau những đóng góp của ông với ngành công nghiệp điện thoại, khắc phục các tắc nghẽn trong việc truyền tải Internet cũng như hình thành tiêu chuẩn Internet mở cùng với hệ thống mã nguồn mở. Bạn có thể thấy đó là một công việc cơ bản cho ngành công nghiệp Internet nhưng hãy nhớ rằng, tiêu chuẩn Internet mở có thể xác định tất cả mọi thứ từ TCP/IP và cá nhân để các hệ thống máy tính có thể kết nối mạng với nhau một cách hoàn hảo nhất. Một trong những người đoạt giải trước đó là Paul Baran về những đóng góp về các gói chuyển mạch, một trong những công nghệ chủ chốt để giữ Internet hoạt động bằng cách tối ưu hóa việc truyền tải dữ liệu qua mạng.
IEEE Medal of Honor
Giải thưởng lần đầu tiên được trao vào năm 1917 với mục đích công nhận đóng góp của một người trong ngành công nghiệp khoa học và công nghệ (không chỉ riêng khoa học máy tính). Nó là giải thưởng IEEE cao nhất và gần với giải thưởng dành cho các thành tựu mang tính trọn đời. Người chiến thắng đầu tiên giành được giải thưởng này vào năm 1917 là Edwin Howard Arm. Nhờ ông mà hiện nay chúng ta có thể nghe được những bản nhạc rock qua đài FM. Năm nay John L. Hennessy là người được vinh danh khi đã tiên phong trong việc nghiên cứu vi xử lý RISC và cũng là một nhà đứng đầu trong hoạt động nghiên cứu kỹ thuật máy tính và giáo dục đại học. Hiện ông đang là hiệu trưởng của trường Đại học Stanford và có trọng trách giúp thung lũng Silicon phát triển như ngày nay.
AM Turing
Hiệp hội Association for Computer Machinery (hiệp hội về máy móc máy tính - ACM) đã đưa ra giải thưởng AM Turing và được xem là giải thưởng uy tín nhất trong ngành công nghiệp máy tính. AM Turing được mệnh danh là một giải Nobel của máy tính. Người nhận được giải thưởng phải có những đóng góp lớp có tầm quan trọng lâu dài cho máy tính và rất được xem trọng.
Người đầu tiên đã đoạt giải AM Turing là Alan Perlis do đóng góp trong các thiết kế trình biên dịch. Ông cũng là 1 trong số 13 người phát triển ra ALGOL. Ken Thompson, Dennis Ritchie, G. Vinton Cerf và Robert E. Kahn cũng là những người đoạt giải này trong quá khứ. Năm ngoái người đoạt giải AM Turing là Judea Pearl cho những đóng góp của mình vào trí tuệ nhân tạo rất được quan tâm trong tương lai.
Bên cạnh đó ACM cũng có một số giải thưởng khác được công nhận như Grace Murray Hopper cho các nhà khoa học máy tính trẻ nhằm thúc đẩy công việc của mình.
Millennium Technology Prize
Nếu giải thưởng AM Turing có thể được ví như giải Nobel của ngành khoa học máy tính thì Millennium Technology Prize lại là giải thưởng công nghệ lớn nhất thế giới (có thể về tiền thưởng). Giải được trao mỗi năm một lần do Viện Hàn lâm Công nghệ Phần Lan đưa ra vinh danh những sáng kiến cải tiến làm cuộc sống hàng ngày trở nên phong phú hơn.
Giải thưởng đầu tiên được trao cho Tim Berners-Lee, người phát minh ra World Wide Web. Người đoạt giải thưởng năm nay là Linus Torvalds, người phát triển hệ điều hành Linux và nhiều người đánh giá ông là người có ảnh hưởng lớn với thế giới trong việc thúc đẩy phát triển phần mềm mã nguồn mở.
Giải thưởng Kyoto Prize dành cho những công nghệ tiên tiến
Kyoto Prize là giải thưởng được thành lập bởi quỹ Inamori của Nhật Bản và là giải thưởng quốc tế để vinh danh những người đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện khoa học, văn hóa và tinh thần của nhân loại. Giải thưởng nhanh chóng được nâng tầm cỡ quốc tế.
Ivan Edward Sutherland là cha đẻ của ngành đồ họa máy tính đạt giải thưởng Kyoto Prize trong năm nay. Sức ảnh hưởng của ông lan truyền qua các bộ phim hay game 3D. Ngày nay, các nghệ sĩ có thể dễ dàng sử dụng các công cụ như Sketchpad để kiểm soát các đối tượng có thể nhìn thấy trên một màn hình máy tính. Trước đó Sutherland cũng từng nhận giải thưởng AM Turing vào năm 1988.
Nhìn chung giải thưởng như là cách để tạo ra công nghệ hướng tới tương lai và trao tặng những ai đã tạo ra nó. Nếu thấy một ai đó nằm trong danh sách được chọn, bạn có thể định hình ra công nghệ đó là gì. Cho dù bằng cách phát triển một ngôn ngữ máy tính hoặc các cơ chế nén dữ liệu thì những thay đổi đó đã mang lại cho ngành công nghiệp máy tính những thành tựu như ngày nay.
Giải thưởng IEEE Internet
Đây là giải thưởng kỹ thuật được đưa ra bởi Viện Kỹ sư Điện và Điện tử bao gồm 160 quốc gia với 400.000 thành viên trên toàn thế giới, một tổ chức phi lợi nhuận, để thúc đẩy các tiến bộ của công nghệ. Nokia hiện đang là nhà tài trợ chính của giải thưởng.
Năm nay Mark Handley là người đã nhận được giải thưởng IEEE Internet sau những đóng góp của ông với ngành công nghiệp điện thoại, khắc phục các tắc nghẽn trong việc truyền tải Internet cũng như hình thành tiêu chuẩn Internet mở cùng với hệ thống mã nguồn mở. Bạn có thể thấy đó là một công việc cơ bản cho ngành công nghiệp Internet nhưng hãy nhớ rằng, tiêu chuẩn Internet mở có thể xác định tất cả mọi thứ từ TCP/IP và cá nhân để các hệ thống máy tính có thể kết nối mạng với nhau một cách hoàn hảo nhất. Một trong những người đoạt giải trước đó là Paul Baran về những đóng góp về các gói chuyển mạch, một trong những công nghệ chủ chốt để giữ Internet hoạt động bằng cách tối ưu hóa việc truyền tải dữ liệu qua mạng.
IEEE Medal of Honor
Giải thưởng lần đầu tiên được trao vào năm 1917 với mục đích công nhận đóng góp của một người trong ngành công nghiệp khoa học và công nghệ (không chỉ riêng khoa học máy tính). Nó là giải thưởng IEEE cao nhất và gần với giải thưởng dành cho các thành tựu mang tính trọn đời. Người chiến thắng đầu tiên giành được giải thưởng này vào năm 1917 là Edwin Howard Arm. Nhờ ông mà hiện nay chúng ta có thể nghe được những bản nhạc rock qua đài FM. Năm nay John L. Hennessy là người được vinh danh khi đã tiên phong trong việc nghiên cứu vi xử lý RISC và cũng là một nhà đứng đầu trong hoạt động nghiên cứu kỹ thuật máy tính và giáo dục đại học. Hiện ông đang là hiệu trưởng của trường Đại học Stanford và có trọng trách giúp thung lũng Silicon phát triển như ngày nay.
AM Turing
Hiệp hội Association for Computer Machinery (hiệp hội về máy móc máy tính - ACM) đã đưa ra giải thưởng AM Turing và được xem là giải thưởng uy tín nhất trong ngành công nghiệp máy tính. AM Turing được mệnh danh là một giải Nobel của máy tính. Người nhận được giải thưởng phải có những đóng góp lớp có tầm quan trọng lâu dài cho máy tính và rất được xem trọng.
Người đầu tiên đã đoạt giải AM Turing là Alan Perlis do đóng góp trong các thiết kế trình biên dịch. Ông cũng là 1 trong số 13 người phát triển ra ALGOL. Ken Thompson, Dennis Ritchie, G. Vinton Cerf và Robert E. Kahn cũng là những người đoạt giải này trong quá khứ. Năm ngoái người đoạt giải AM Turing là Judea Pearl cho những đóng góp của mình vào trí tuệ nhân tạo rất được quan tâm trong tương lai.
Bên cạnh đó ACM cũng có một số giải thưởng khác được công nhận như Grace Murray Hopper cho các nhà khoa học máy tính trẻ nhằm thúc đẩy công việc của mình.
Millennium Technology Prize
Nếu giải thưởng AM Turing có thể được ví như giải Nobel của ngành khoa học máy tính thì Millennium Technology Prize lại là giải thưởng công nghệ lớn nhất thế giới (có thể về tiền thưởng). Giải được trao mỗi năm một lần do Viện Hàn lâm Công nghệ Phần Lan đưa ra vinh danh những sáng kiến cải tiến làm cuộc sống hàng ngày trở nên phong phú hơn.
Giải thưởng đầu tiên được trao cho Tim Berners-Lee, người phát minh ra World Wide Web. Người đoạt giải thưởng năm nay là Linus Torvalds, người phát triển hệ điều hành Linux và nhiều người đánh giá ông là người có ảnh hưởng lớn với thế giới trong việc thúc đẩy phát triển phần mềm mã nguồn mở.
Giải thưởng Kyoto Prize dành cho những công nghệ tiên tiến
Kyoto Prize là giải thưởng được thành lập bởi quỹ Inamori của Nhật Bản và là giải thưởng quốc tế để vinh danh những người đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện khoa học, văn hóa và tinh thần của nhân loại. Giải thưởng nhanh chóng được nâng tầm cỡ quốc tế.
Ivan Edward Sutherland là cha đẻ của ngành đồ họa máy tính đạt giải thưởng Kyoto Prize trong năm nay. Sức ảnh hưởng của ông lan truyền qua các bộ phim hay game 3D. Ngày nay, các nghệ sĩ có thể dễ dàng sử dụng các công cụ như Sketchpad để kiểm soát các đối tượng có thể nhìn thấy trên một màn hình máy tính. Trước đó Sutherland cũng từng nhận giải thưởng AM Turing vào năm 1988.
Nhìn chung giải thưởng như là cách để tạo ra công nghệ hướng tới tương lai và trao tặng những ai đã tạo ra nó. Nếu thấy một ai đó nằm trong danh sách được chọn, bạn có thể định hình ra công nghệ đó là gì. Cho dù bằng cách phát triển một ngôn ngữ máy tính hoặc các cơ chế nén dữ liệu thì những thay đổi đó đã mang lại cho ngành công nghiệp máy tính những thành tựu như ngày nay.
LePhamTuanVu02 (113A)- Tổng số bài gửi : 9
Join date : 19/07/2012
Similar topics
» Giải thưởng Turing, Fields, Nobel
» Thảo luận Bài 7
» Giải thưởng FIELDS và TURING
» Tiểu sử người được đặt tên cho giải thưởng Turing - Alan Mathison Turing
» Thảo luận Bài 7
» Thảo luận Bài 7
» Giải thưởng FIELDS và TURING
» Tiểu sử người được đặt tên cho giải thưởng Turing - Alan Mathison Turing
» Thảo luận Bài 7
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết