Tin học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thảo luận Bài 2

+62
TruongMinhTriet(I22B)
MaiXuanSon (I22B)
NguyenMinhTuan94(I22A)
levanphap(I22A)
BuiTrongHung41(I11C)
NguyenBaoLoc70(I22A)
TranAnhTam(I22B)
HaTrungMinhPhuc(I22B)
PhamThiThao (I22B)
NguyenMinhTuan (I22B)
phungvanduong24(I12A)
VANCONGLOI(I22A)
LeSonCa(I22B)
NguyenBacHoi(I22B)
NguyenThiNgocPhuoc(122A)
dangthihoangly(I12A)
NguyenCaoDuong(I22B)
NguyenKhanhDuy18 (I22B)
nguyenthithutrang (I11C)
NguyenVanPhu11(I22A)
ChauQuangCam (I22B)
DuongTrungQuan
PhungVanTan(I22A)
HoangThanhThien(I22B)
Dao Duy Thanh(I22B)
TranVuSang (I22B)
PhanPhamDanPhuong(I22B)
NguyenThanhQuoc(I22A)
TranThienTam (I22A)
PhamPhuKhanh52(I22B)
NguyenVanSang(I22A)
VoTrongQuyet-I12A
TranDangKhoa(I22A)
Ng0HaiQuan(i22B)
CAOTHANHLUAN(I22B)
NguyenVanTu(I22A)
DoThiHaDuc(I22B)
NgoVanTuyen(I22B)
nguyenhoanglam_I22B
NguyenHoangKimVu (I11C)
ThaiMyTu (I22B)
TruongTranThanhTu(I22B)
NguyenTanDat(I22B)
VoMinhDien(I22B)
QuangMinhTuan(I22B)
BuiThucTuan(I22B)
dangvannhan(I22A)
levan(I22A)
LeVanVan (I22B)
HongGiaPhu (I22A)
xuantri27 (I11C)
DamQuangBinh (I22A)
PhamQuocCuong (I22A)
NguyenVanLanh (I22A)
NguyenManhHuy(I22B)
NguyenCaoTri (I22B)
LeThiKimNgan67(I11C)
NguyenMinhTam(I22B)
HuynhDucQuang(I22B)
nguyenvankhoa59(122B)
LeAnhToan48(I22B)
Admin
66 posters

Trang 1 trong tổng số 5 trang 1, 2, 3, 4, 5  Next

Go down

Thảo luận Bài 2 Empty Thảo luận Bài 2

Bài gửi  Admin 8/3/2013, 08:10

Thảo luận những vấn đề liên quan đến Bài 2.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 294
Join date : 18/02/2009

https://hedieuhanh.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 Empty Trình bày nguyên tắc xử lý ngắt của hệ điều hành

Bài gửi  LeAnhToan48(I22B) 8/3/2013, 22:38

* Hai loại nhắt chính :
- Tín hiệu ngắt (Internal Singal) từ các thiết bị (ngắt cứng) truyền qua System Bus.
- Tín hiệu ngắt từ chương trình người dùng (ngắt mếm) nhờ lời gọi hệ thống (System Call hay Monitor Call). Lệnh đặc biệt này (ví dụ có tên INT hoặc SysCall) cơ chế để tiến trình người dùng yêu cầu một dịch vụ của HĐH (ví dụ yêu cầu thực hiện lệnh I/O).
* Với mỗi loại ngắt, có đoạn mã riêng của HĐH dùng để xử lý.
* Các HĐH hiện đại được dẩn dắt bởi các sự kiện. Nế ko có tiến trình nào vận hành, ko có thiết bị I/O nào làm việc, HĐH chờ và theo dõi.
* Thông thường mỗi loại ngắt ứng với một dòng trong bản (Véc-tơ ngắt)chứa con trỏ (Pointer) tới chương trình xử lý loại ngắt đó. Bảng này nằm ở vùng thấp của Ram (ví dụ 100 bytes đầu tiên).
* Cơ chế xử lý ngắt phải có trách nhiệm ghi lại địa chỉ lệnh bị ngắt để sau đó có thể quay lại. Địa chỉ này cùng với nhiều thông tin khác có thể được ghi vào Ngăn xếp hệ thống (System Stack) với nguyên tắc làm việc LIFO(Last-In,First-Out).

Có thiếu sót gì mong các bạn bổ sung đóng góp thêm Very Happy

LeAnhToan48(I22B)

Tổng số bài gửi : 38
Join date : 08/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 Empty tl

Bài gửi  nguyenvankhoa59(122B) 8/3/2013, 23:27

thế này là copy lại slides cua thầy rùi còn gj

nguyenvankhoa59(122B)

Tổng số bài gửi : 20
Join date : 08/03/2013

http://nguyênvănkhoa.vn

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 Empty Nguyên lý xử lý ngắt.

Bài gửi  HuynhDucQuang(I22B) 8/3/2013, 23:57

Hệ điều hành hiện đại làm việc trên các xử lý ngắt do phần cứng (ngắt cứng) hoặc tiến trình người dùng (ngắt mềm) phát ra.
Nguyên lý xử lý ngắt của HĐH: Giả xử chúng ta cần in 1 văn bản. Khi nút in được bấm, ngắt mềm sẽ được tiến trình người dùng (trình soạn thảo văn bản) phát đi, mang lời gọi hệ thống N nào đó và truyền đến HĐH. HĐH nhờ vào bảng vectơ ngắt sẽ biết lời gọi hệ thống N là gì (trong trường hợp này là yêu cầu in) và sẽ xử lý việc in ở thiết bị ngoại vi I/O. Sau khi hoàn tất yêu cầu, HĐH sẽ quay về tiến trình người dùng (vì trước đó cơ chế xử lý ngắt đã ghi lại địa chỉ lệnh bị ngắt của tiến trình người dùng)

HuynhDucQuang(I22B)

Tổng số bài gửi : 38
Join date : 08/03/2013
Đến từ : 11H1010104

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 Empty Nhập xuất đồng bộ và không đồng bộ.

Bài gửi  HuynhDucQuang(I22B) 9/3/2013, 00:13

HĐH có hai phương thức nhập xuất với thiết bị ngoại vi:
1. Nhập xuất đồng bộ: tiến trình người dùng và thiết bị ngoại vi làm việc 'nối tiếp' nhau, chờ nhau.
VD: Khi tiến trình người dùng yêu cầu nhập mật khẩu để mở chương trình. Lúc này, tiến trình người dùng và thiết bị I/O sẽ áp dụng phương thức nhập xuất đồng bộ. Vì khi tiến trình người dùng phải chờ người dùng nhập đúng mật khẩu thì mới tiếp tục thi hành.
2. Nhập xuất không đồng bộ: tiến trình người dùng và thiết bị ngoại vi làm việc 'song song' nhau, không chờ nhau.
VD: Khi ta nhấn vào nút in để in 1 văn bản. Máy in bắt đầu việc in, đồng thời tiến trình người dùng vẫn tiếp tục hoạt động. Tiến trình người dùng sẽ không phải chờ máy in hoàn tất việc in rồi mới tiếp tục công việc. Công việc của tiến trình người dùng và thiết bị ngoại vi lúc này đang thực hiện song song nhau. Chúng đang làm việc dựa trên phương pháp nhập xuất không đồng bộ.

HuynhDucQuang(I22B)

Tổng số bài gửi : 38
Join date : 08/03/2013
Đến từ : 11H1010104

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 Empty Tuyến thời gia cv 1 tiến trình có 3 y/c nhập xuất với I/O

Bài gửi  HuynhDucQuang(I22B) 9/3/2013, 00:39

Hình ảnh minh họa tuyến thời gian công việc của 1 tiến trình có 3 yêu cầu nhập xuất của thiết bị ngoài.
Attachments
Thảo luận Bài 2 Attachment
3IO.png Tiến trình người dùng và thiết bị ngoại vi ở đây làm việc theo p/p không đồng bộ.You don't have permission to download attachments.(102 Kb) Downloaded 21 times

HuynhDucQuang(I22B)

Tổng số bài gửi : 38
Join date : 08/03/2013
Đến từ : 11H1010104

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 Empty Nguyên lý bảo vệ I/O = 2 chế độ vận hành

Bài gửi  NguyenMinhTam(I22B) 9/3/2013, 08:28

Các bạn giúp mình với,.mình chỉ hiểu là chỉ có hdh làm việc,còn chương trình thì k làm việc

NguyenMinhTam(I22B)

Tổng số bài gửi : 35
Join date : 08/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 Empty Thành phần quản lý xuất/ nhập

Bài gửi  LeThiKimNgan67(I11C) 9/3/2013, 10:22

Một trong những mục tiêu của hệ điều hành là giúp người sử dụng khai thác hệ thống máy tính dễ dàng và hiệu quả, do đó các thao tác trao đổi thông tin trên thiết bị xuất/ nhập phải trong suốt đối với người sử dụng.

Để thực hiện được điều này hệ điều hành phải tồn tại một bộ phận điều khiển thiết bị, bộ phận này phối hợp cùng CPU để quản lý sự hoạt động và trao đổi thông tin giữa hệ thống, chương trình người sử dụng và người sử dụng với các thiết bị xuất/ nhập.

Bộ phận điều khiển thiết bị thực hiện những nhiệm vụ sau:

· Gởi mã lệnh điều khiển đến thiết bị: Hệ điều hành điều khiển các thiết bị bằng các mã điều khiển, do đó trước khi bắt đầu một quá trình trao đổi dữ liệu với thiết bị thì hệ điều hành phải gởi mã điều khiển đến thiết bị.

· Tiếp nhận yêu cầu ngắt (Interrupt) từ các thiết bị: Các thiết bị khi cần trao đổi với hệ thống thì nó phát ra một tín hiệu yêu cầu ngắt, hệ điều hành tiếp nhận yêu cầu ngắt từ các thiết bị, xem xét và thực hiện một thủ tục để đáp ứng yêu cầu tù các thiết bị.

· Phát hiện và xử lý lỗi: quá trình trao đổi dữ liệu thường xảy ra các lỗi như: thiết bị vào ra chưa sẵn sàng, đường truyền hỏng, ... do đó hệ điều hành phải tạo ra các cơ chế thích hợp để phát hiện lỗi sớm nhất và khắc phục các lỗi vừa xảy ra nếu có thể.

LeThiKimNgan67(I11C)

Tổng số bài gửi : 23
Join date : 26/02/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 Empty Nguyên lý bảo vệ phần cứng bằng 2 chế độ vận hành.

Bài gửi  HuynhDucQuang(I22B) 9/3/2013, 13:43

NguyenMinhTam(I22B) đã viết:Các bạn giúp mình với,.mình chỉ hiểu là chỉ có hdh làm việc,còn chương trình thì k làm việc
Theo mình hiểu là:

Dual-mode operation của HĐH có 2 chế độ:
0 : HĐH vận hành (monitor mode)
1 : Tiến trình người dùng vận hành (user mode)

Giả sử, tiến trình người dùng đang vận hành. Mode bit = 1 (user mode).
Khi HĐH bắt được ngắt mềm từ tiến trình người dùng, phần cứng chuyển từ user mode sang monitor mode bằng cách đăt mode bit = 0 (nghĩa là báo cho biết hiện HĐH đang được vận hành)
Sau khi HĐH hoàn tất yêu cầu từ tiến trình người dùng, HĐH sẽ chuyển mode bit = 1 và trả điều khiển về tiến trình người dùng.
Nếu không có mode bit, tiến trình người dùng sẽ can thiệp trực tiếp vào sự vận hành của HĐH => Không thể bảo được máy tính.
Mode bit sẽ giúp cho máy hoạt động ổn định hơn, và không có xung đột.

Có gì thì các bạn góp ý thêm nha. Đây chỉ là đơn phương mình hiểu như thế thôi Very Happy



HuynhDucQuang(I22B)

Tổng số bài gửi : 38
Join date : 08/03/2013
Đến từ : 11H1010104

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 Empty Re: Thảo luận Bài 2

Bài gửi  NguyenCaoTri (I22B) 9/3/2013, 14:19

Trình bày tuyến thời gian công việc của một tiến trình có hai yêu cầu tới thiết bị ngoài?

Thảo luận Bài 2 Tuyenthoigian3

user process executing: Công việc tiến trình người dùng.

Công việc tiến trình người dùng có nét liền và bắt đầu lúc 8h. Đến T1=8h5' cần phải xuất nhập xuất thiết bị ngoại vi.

Thời điểm T1 công việc của thiết bị ngoaị vi là đang nghỉ ngơi nhưng ngay sau đó chuyển sang trạng thái làm việc tức là thực hiện tiến trình người dùng.

Trong thời gian T1 -> T2 tiến trình người dùng vẫn làm việc, trong khi đó nhập xuất (I/O) vẫn làm việc

Nhập xuất hoạt động theo nguyên lý trên gọi là nhập xuất (I/O) không đồng bộ.

Tại T2 hệ thống sẽ làm việc sau khi tiến trình người dùng hết nhập xuất. Sau đó, tiến trình người dùng tiếp tục làm việc còn nhập xuất (I/O) chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi.

---
Mình không nhớ hết nội dung trình bày phần này. Mong Thầy và các bạn chỉnh sửa, bổ sung để mình hiểu được sơ đồ trên.
Thanks

NguyenCaoTri (I22B)

Tổng số bài gửi : 43
Join date : 09/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 Empty Re: Thảo luận Bài 2

Bài gửi  NguyenManhHuy(I22B) 10/3/2013, 08:07

NguyenCaoTri (I22B) đã viết:Trình bày tuyến thời gian công việc của một tiến trình có hai yêu cầu tới thiết bị ngoài?

Thảo luận Bài 2 Tuyenthoigian3

user process executing: Công việc tiến trình người dùng.

Công việc tiến trình người dùng có nét liền và bắt đầu lúc 8h. Đến T1=8h5' cần phải xuất nhập xuất thiết bị ngoại vi.

Thời điểm T1 công việc của thiết bị ngoaị vi là đang nghỉ ngơi nhưng ngay sau đó chuyển sang trạng thái làm việc tức là thực hiện tiến trình người dùng.

Trong thời gian T1 -> T2 tiến trình người dùng vẫn làm việc, trong khi đó nhập xuất (I/O) vẫn làm việc

Nhập xuất hoạt động theo nguyên lý trên gọi là nhập xuất (I/O) không đồng bộ.

Tại T2 hệ thống sẽ làm việc sau khi tiến trình người dùng hết nhập xuất. Sau đó, tiến trình người dùng tiếp tục làm việc còn nhập xuất (I/O) chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi.

---
Mình không nhớ hết nội dung trình bày phần này. Mong Thầy và các bạn chỉnh sửa, bổ sung để mình hiểu được sơ đồ trên.
Thanks
Câu này mình nghĩ bạn nên vẽ lại với tuyến thời gian 3 yêu cầu vì khi thi thì thầy ra câu hỏi 3 yêu cầu chứ không phải 2, nếu như lấy trong slide đưa vào đây thì còn gì là thú vị nữa..
Ý kiến riêng của mình...

NguyenManhHuy(I22B)

Tổng số bài gửi : 30
Join date : 09/03/2013
Age : 36
Đến từ : 12H1010047

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 Empty NGUYÊN TẮC LƯU GẦN(CACHING)

Bài gửi  NguyenVanLanh (I22A) 10/3/2013, 09:02

Thông tin trong RAM được đưa trực tiếp vào bộ nhớ cache và khi được các chương trình request sd từ người dùng thì caching đáp ứng lại dựa vào thông tin tương ứng được lưu trong cache đới từng program.
Thông tin được lưu trong caching sẽ truy cập nhanh so voi trong RAM.
Caching là bộ nhớ mở rộng. Thông tin trong bộ nhớ caching không do hệ dieu hành quản lý mà do ổ cứng quản lý.


**************
Nhờ các bạn bổ sung và post dùm Lành các ý còn lại của câu 4

NguyenVanLanh (I22A)

Tổng số bài gửi : 21
Join date : 08/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 Empty Ngắt mềm và ngắt cứng

Bài gửi  PhamQuocCuong (I22A) 10/3/2013, 09:34

1. Ngắt (interrupt) là quá trình dừng chương trình chính đang chạy để ưu tiên thực hiện
một chương trình khác, chương trình này được gọi là chương trình phục vụ ngắt (ISR –
Interrupt Service Routine).

2. Trong các quá trình ngắt, ta phân biệt thành 2 loại: ngắt cứng và ngắt mềm
Ngắt mềm là ngắt được gọi bằng một lệnh trong chương trình ngôn ngữ máy
Khác với ngắt mềm, ngắt cứng không được khởi động bên trong máy tính mà do các
linh kiện điện tử tác đông lên hệ thống.

3. Hoạt động: Khi thực hiện lệnh gọi ngắt, CPU sẽ tìm kiếm trong bảng vector ngắt địa chỉ của chương trình phục vụ ngắt. Người sử dụng cũng có thể xây dựng môt chương trình cơ sở như các chương trình xử lý ngắt. Sau đó, các chương trình khác có thể gọi ngắt ra để sử dụng. Một chương trình có thể gọi chương trình con loại này mà không cần biết địa chỉ của nó.
Rolling Eyes

PhamQuocCuong (I22A)

Tổng số bài gửi : 20
Join date : 10/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 Empty Khái niệm và phân biệt các loại Ngắt

Bài gửi  DamQuangBinh (I22A) 10/3/2013, 09:55

1/ Khái niệm :
Mỗi khi một thiết bị phần cứng hay một chương trình cần đến sự giúp đỡ của CPU nó gửi đi một tín hiệu hoặc lệnh gọi là ngắt đến bộ vi xử lý chỉ định một công việc cụ thể nào đó mà nó cần CPU thực hiện .Khi bộ vi xử lý nhận được tín hiệu ngắt nó thường tạm ngưng tất cả các hoạt động khác và kích hoạt một chương trình con đang có trong bộ nhớ gọi là chương trình xử lý ngắt tương ứng với từng số liệu ngắt cụ thể .Sau khi chương trình xử lý ngắt làm xong nhiệm vụ, các hoạt động của máy tính sẽ tiếp tục lại từ nơi đã bị tạm dừng lúc xảy ra ngắt .
Ngắt (interrupt) là khả năng tạm dừng chương trình chính dể thực hiện chương trình khác gọi là chương trình con xử lý ngắt.

2/ Phân loại ngắt :
- Các ngắt cứng : Ðược thiết kế sẵn trong phần cứng của của PC ,tám ngắt trong số các ngắt này (2,8,9,từ Bh đến Fh ) được gắn chết vào trong bộ VXL hoặc vào bảng mạch chính của hệ thống .Tất cả các ngắt cứng đều do 8259A điều khiển .
- Các ngắt mềm: Những ngắt này là một phần của các chương trình ROM -BIOS ,các số hiệu dành cho các ngắt của ROM- BIOS là 5 ,từ 10h đến 1C hex và 48h .
Ngoài ra còn có các ngắt DOS và ngắt BASIC phục vụ hệ điều hành DOS và chương trình BASIC .


DamQuangBinh (I22A)

Tổng số bài gửi : 14
Join date : 10/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 Empty Thư giãn chút về đơn vị bộ nhớ nhé các pan

Bài gửi  xuantri27 (I11C) 10/3/2013, 11:22

Điền từ thích hợp vào chỗ có dấu hỏi chấm
Kilo => Mega => Giga => Tera => ? => ? => ? => ?

Không xem tài liệu thừ sức chúng ta nhớ đến đâu nhé!

xuantri27 (I11C)

Tổng số bài gửi : 5
Join date : 27/02/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 Empty Re: Thảo luận Bài 2

Bài gửi  HongGiaPhu (I22A) 10/3/2013, 15:10

xuantri27 (I11C) đã viết:Điền từ thích hợp vào chỗ có dấu hỏi chấm
Kilo => Mega => Giga => Tera => ? => ? => ? => ?

Không xem tài liệu thừ sức chúng ta nhớ đến đâu nhé!
Kilo => Mega => Giga => Tera => Peta => Exa => Zetta => Yotta (1024^8 Bytes) farao
HongGiaPhu (I22A)
HongGiaPhu (I22A)

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 10/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 Empty Nguyên tắc lưu gần Caching

Bài gửi  HongGiaPhu (I22A) 10/3/2013, 16:04

Cache (bộ nhớ đệm): Là 1 nguyên tắc quan trọng của hệ thống máy tính - kĩ thuật làm tăng tốc độ xử lí của máy tính.
Cơ bản là khi bạn nhấp đấp vào một chương trình để chạy thì quá trình thực thi sẽ tiến hành qua các bước:
Bước 1: Chương trình lưu trong ổ đĩa cứng sẽ được đưa vào bộ nhớ Ram.
Bước 2: CPU sử dụng mạch phần cứng (memory controller) để tải dữ liệu chương trình từ bộ nhớ Ram.
Bước 3: Lúc này dữ liệu bên trong CPU sẽ xử lí.
Bước 4: CPU thực thi dữ liệu đã được xử lí. Ví dụ thực thi chương trình hoặc hiển thị kết quả in ra màn hình.

Nguyên lí hoạt động: Khi một chương trình được truy xuất từ ổ đĩa thì bộ nhớ Cache được kiểm tra.
Trường hợp 1: Nếu dữ liệu có sẵn trong Cache thì sẽ tiến trình thực hiện ngay.
Trường hợp 2: Nếu dữ liệu chưa có sẵn trong Cache thì dữ liệu sẽ sao lưu tới Cache và sử dụng.

=> Cache (bộ nhớ đệm) là một cơ chế lưu trữ tốc độ cao đặc biệt, nơi lưu trữ các dữ liệu nằm chờ các chương trình ứng dụng hay phần cứng xử lí. Mục đích của quá trình này là tăng tốc độ xử lí cho máy tính , vì chỉ cần truy cập vào bộ nhớ Cache một cách tức thời đã được lưu trữ sẵn thay vì đợi phải khi truy cập vào dữ liệu trong bộ nhớ Ram => CPU càng truy cập vào bộ nhớ đệm có sẵn dữ liệu trong Cache thay vì vào Ram nhiều hơn thì hệ thống sẽ làm việc nhanh hơn.
Nên nhớ Cache có thể là một vùng lưu trữ của bộ nhớ chính hay một thiết bị lưu trữ cao độc lập.
Hiện nay có 2 dạng lưu trữ Cache được dùng phổ biến là Memory Caching (bộ nhớ Cache hay bộ nhớ truy xuất nhanh) và Disk Caching (bộ nhớ đệm đĩa).

Trong cuộc sống dễ dàng thấy nhiều trường hợp cho việc "lưu trữ gần" như thế này tuỳ theo môi trường, mục đích công việc. Bạn đi chợ đặt thức ăn vào tủ lạnh, nơi bạn làm việc thì dễ dàng thấy các dụng cụ cần cho việc học tập, bạn lưu trữ nước trong thùng. Tất cả các tính chất đó đều giúp cho bạn xử lí công việc nhanh hơn. farao
HongGiaPhu (I22A)
HongGiaPhu (I22A)

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 10/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 Empty Định nghĩa và phân loại ngắt

Bài gửi  LeVanVan (I22B) 10/3/2013, 16:25

1.Khái niệm ngắt
Ngắt là quá trình CPU tự ngưng hoạt động hiện tại khi có một yêu cầu ngắt gửi đến, để chuyển sang thực hiện một chương trình con phục vụ ngắt tương ứng. Sau khi thực hiện xong thì quay trở lại thực hiện tiếp công việc của chương trình đã bị ngưng trước đó.

2.Phân biệt ngắt cứng và ngắt mềm
a/Ngắt mềm: là loại ngắt do các chương trình hệ thống gây nên
+ Ngắt của DOS ngắt trong chương trình hệ thống.
+ Ngắt BIOS ngắt trong hệ điều hành vào ra cơ sở.
b/Ngắt cứng: là loại ngắt do các thành phần cứng gây ra.
+Ngắt trong: Ngắt bên trong CPU
+Ngắt ngoài: là loại ngắt do các thành phần cứng khác hoặc do các thiết bị ngoại vi gây ra .

LeVanVan (I22B)

Tổng số bài gửi : 12
Join date : 10/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 Empty Re: Thảo luận Bài 2

Bài gửi  levan(I22A) 10/3/2013, 19:19

Điền từ thích hợp vào chỗ có dấu hỏi chấm
Kilo => Mega => Giga => Tera => ? => ? => ? => ?

Không xem tài liệu thừ sức chúng ta nhớ đến đâu nhé!
Petabyte
Exabyte
Zettabyte
Zettabyte

Admin
- "byte" bị thừa.
- Sao có tới 2 đơn vị đo giống nhau ?

levan(I22A)

Tổng số bài gửi : 40
Join date : 09/03/2013
Age : 33
Đến từ : Ho Chi Minh city

http://www.phattien.com

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 Empty Re: Thảo luận Bài 2

Bài gửi  LeAnhToan48(I22B) 11/3/2013, 10:22

xuantri27 (I11C) đã viết:Điền từ thích hợp vào chỗ có dấu hỏi chấm
Kilo => Mega => Giga => Tera => ? => ? => ? => ?

Không xem tài liệu thừ sức chúng ta nhớ đến đâu nhé!

Kilo => Mega => Giga => Tera => Peta => Exa => Zetta => Yotta Laughing Laughing Laughing Laughing Laughing

LeAnhToan48(I22B)

Tổng số bài gửi : 38
Join date : 08/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 Empty Trình bày và so sánh hai phương thức Nhập- Xuất (I/O)

Bài gửi  dangvannhan(I22A) 11/3/2013, 10:24

Có 2 phương thức đó là:
1. Đồng Bộ (Synchronous):
Là khái niệm nói lên tính nguyên tắc, đòi hỏi các dữ liệu, tiến trình... có liên quan phải được kết nối, liên hệ theo một trình tự thực hiện, một định dạng,... cách thức cố định, không bao giờ thay đổi. Trong một chuỗi các hàm của một quy trình có “n” tác vụ, nếu nó được bảo là đồng bộ thì trình tự thực hiện các hàm đó sẽ không bao giờ thay đổi. Hàm A đã được thiết lập để được gọi và chạy trước hàm B thì dù có phải đợi dài cổ hàm B cũng phải chờ hàm A kết thúc mới được phép bắt đầu. Một dây chuyền sản xuất công nghiệp của một nhà máy có thể coi là một quá trình đồng bộ. Hay nói cách khác đó là CHỜ ĐỢI, nghĩa là tiến trình người dùng phải chờ cho đên khi quá trình nhập - xuất (I/O) kết thúc thì mới thực hiện tiếp tiến trình khác.
Ví Dụ: khi chơi game, một số game sẽ yêu cầu bạn "press any key" nghĩa là bấm một phím bất kỳ để tiếp tục chơi game. Hay khi cài đặt một chương trình, bạn phải nhấp chuột vào các yêu cầu để chương trình tiếp tục cài đặt.

2. Không Đồng Bộ (Asynchronous):
Là một khái niệm có thể nói là ngược lại với Synchronous. Nó nói lên sự thiếu chặt chẽ, tính liên kết yếu, quản lý vô cùng khó khăn tuy nhiên lại uyển chuyển và khả năng tùy biến cao. Trong một chuỗi các hàm của một quy trình có “n” tác vụ, nếu nó được bảo là bất đồng bộ thì có nghĩa là cho dù hàm B được gọi sau hàm A nhưng không ai đảm bảo được rằng hàm A sẽ phải kết thúc trước hàm B và hàm B bắt buộc phải chỉ được gọi chạy khi hàm A kết thúc. Hay nói cách khác là KHÔNG CHỜ ĐỢI, tiến trình người dùng sẽ được làm việc đồng thời song song với nhập - xuất.
Ví Dụ: việc sử dụng máy in hay máy Fax, bạn chỉ cần cho nó chạy, trong thời gian thiết bị làm việc bạn có thể làm các việc khác mà không cần phải đợi thiết bị chạy xong.

Liên hệ thực tế: ví dụ trong giao thông, trên một con đường được tổ chức đồng bộ (có CSGT) thì khi kẹt xe xảy ra, xe nọ nối đuôi xe kia, đi đúng làn đường vì đơn giản mọi thành phần tham gia giao thông đều tuân thủ luật giao thông đường bộ và hướng dẫn của CSGT. Tuy nhiên trên một con đường khác thiếu đồng bộ (không có CSGT) thì khi kẹt xe bạn có thể vác xe lên vai, hay phóng xe lên vỉa hè, vượt đèn đỏ, lao bừa vô hẻm, đi lấn tuyến

dangvannhan(I22A)

Tổng số bài gửi : 29
Join date : 11/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 Empty Nguyên tắc lưu gần Caching

Bài gửi  BuiThucTuan(I22B) 11/3/2013, 10:28

Caching: kỹ thuật làm tăng tốc độ xử lý của hệ thống bằng cách:
- Thực hiện copy thông tin tới thiết bị nhớ nhanh hơn để tăng tốc độ xử lý
của hệ thống.
- Giữ lại các dữ liệu mới được truy nhập trong thiết bị tốc độ cao đó.
- Yêu cầu: dữ liệu phải được lưu trữ đồng bộ trong nhiều mực hệ thống
nhớ để nhất quán (consistent).
- Vì dung lượng cach có hạn, yêu cầu có sự quản lý cach (cache
management) để tăng hiệu năng.
Nguyên lý hoạt động:
+) khi 1 chương trình cần truy xuất dữ liệu từ ổ đĩa: đầu tiên bộ nhớ cache được
kiểm tra
*) nếu có, dữ liệu được lấy trực tiếp từ cache.
*) ko có, dữ liệu đc sao tới cache và đc sử dụng.

BuiThucTuan(I22B)

Tổng số bài gửi : 14
Join date : 09/03/2013
Age : 34

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 Empty Quá trình xử lí ngắt của hệ thống.

Bài gửi  QuangMinhTuan(I22B) 11/3/2013, 10:59

Theo mình nghỉ quá trình xử lí ngắt của hệ thống được thực hiện thông qua đơn vị quản lí ngắt của hệ thống.
Ban đầu , đơn vị này luôn ở chế độ chờ. Khi nhận được tín hiệu ngắt từ thiết bị phần cứng hoặc phần mềm phát ra, như khi 1 chương trình cần in 1 tài liệu, hoặc xuất ra màn hình 1 câu thông báo của hệ thống. Nó sẽ thực thi theo độ ưu tiên của các tín hiệu ngắt. Sau đó phản hồi cho nơi gửi đến 1 tín chấp nhận cho phép, và sẽ lắng nghe đến khi nhận lại tín hiệu đã thực thi. Đơn vị này sẽ trả về trạng thái chờ, và xử lí tiếp lệnh ngắt kế tiếp.
Mọi người xem đúng không?

QuangMinhTuan(I22B)

Tổng số bài gửi : 17
Join date : 08/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 Empty Quy Trình Ngắt Hệ Thống

Bài gửi  VoMinhDien(I22B) 11/3/2013, 11:46

Trong các quá trình ngắt, phân biệt thành 2 loại: ngắt cứng và ngắt mềm
Ngắt mềm là ngắt được gọi bằng một lệnh trong chương trình ngôn ngữ máy
Khác với ngắt mềm, ngắt cứng không được khởi động bên trong máy tính mà do các
linh kiện điện tử tác đông lên hệ thống
Nguyên Tắc Hoạt Động: Khi thực hiện lệnh gọi ngắt, CPU sẽ tìm kiếm trong bảng vector ngắt địa chỉ của chương trình phục vụ ngắt. Người sử dụng cũng có thể xây dựng môt chương trình cơ ở như các chương trình xử lý ngắt. Sau đó, các chương trình khác có thể gọi ngắt ra để sử dụng. Một chương trình có thể gọi chương trình con loại này mà không cần biết địa chỉ của nó.
VD:
Khi cho một DVD vào ổ đĩa.Hệ thống sẽ ngắt chương trình đang hoạt động để ưu tiên đọc đĩa DVD (ngắt cứng).
Khi chương trình đang hoạt động,hệ thống nhận được lệnh Print thì hệ thống sẽ ngắt chương trình tạm thời và thực hiện lệnh in...(ngắt mềm).
Xin mọi người góp ý thêm...
Cảm ơn.

VoMinhDien(I22B)

Tổng số bài gửi : 34
Join date : 11/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 Empty Phân loại ngắt và nguyên tắc xử lý.

Bài gửi  NguyenTanDat(I22B) 11/3/2013, 13:44

*Phân loại ngắt:
- Ngắt trong: ngắt do các tín hiệu của procesor báo cho processor
- Ngắt ngoài: ngắt do các tính hiệu bên ngoài báo cho processor
- Ngắt cứng: ngắt được gọi bởi các Chương trình được cứng hoá trong các mạch điện
tử.
- Ngắt mềm: ngắt được gọi bằng một lệnh ở trong Chương trình. Lệnh gọi ngắt từ
Chương trình ngôn ngữ máy là lệnh INT (INTerupt), các lệnh gọi ngắt từ Chương
trình ngôn ngữ bậc cao sẽ được dịch thành lệnh INT.
*Xử lý ngắt
- Lưu đặc trưng sự kiện gây ngắt vào nơi quy định
- Lưu trạng thái của tiến trình bị ngắt vào nơi quy định
- Chuyển điều khiển tới Chương trình xử lý ngắt
- Thực hiện Chương trình xử lý ngắt, tức là xử lý sự kiện
- Khôi phục tiến trình bị ngắt
*Véc tơ ngắt:
- Khi ngắt được tạo ra, nơi phát sinh nó không cần biết địa chỉ của Chương trình xử lý
ngắt tương ứng mà chỉ cần biết số hiệu ngắt. Số hiệu này chỉ đến một phần tử trong
một bảng gọi là bảng các vector ngắt nằm ở vùng có địa chỉ thấp nhất trong bộ nhớ
và chứa địa chỉ của Chương trình con xử lý ngắt. Địa chỉ bắt đầu của mỗi Chương
trình con được xác định bởi địa chỉ đoạn và địa chỉ offset được đặt trước đoạn.

NguyenTanDat(I22B)

Tổng số bài gửi : 12
Join date : 09/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 Empty Re: Thảo luận Bài 2

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 5 trang 1, 2, 3, 4, 5  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết