Lập trình viên - nghề của tương lai
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Lập trình viên - nghề của tương lai
Người ta ví lập trình viên là những người thợ “coding” - người ngồi gõ những dòng lệnh (code) trên máy tính, làm ra các phần mềm hoặc chỉnh sửa, phát triển nó dựa trên các công cụ lập trình.
“Thuyền trưởng” cho máy tính hay lập trình viên (LTV) đang là nghề thời thượng và hấp dẫn. Nó có sức hút đặc biệt bởi “hình ảnh những cô gái chàng trai trí thức sáng sủa, ngồi trong phòng lạnh, lãnh lương cao và lướt net không tốn tiền”.
Hãy cùng tìm hiểu một chút về nghề được coi là “nghề của tương lai” này nhé.
Thế nào là nghề LTV?
LTV là người thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính (phần mềm) trên các công cụ lập trình, họ có thể tạo ra các chương trình mới , sửa lỗi hay nâng cấp chương trình đó để tăng tính hiệu quả của việc sử dụng máy tính.
Thu nhập của một LTV cao hơn hẳn so với những nghề khác. LTV mới vào nghề cũng được khoảng 200$/tháng. Nếu có vài năm kinh nghiệm hoặc làm quản lý, họ sẽ được trả khoảng 700-1.000$/tháng. Tuy nhiên mức thu nhập của nghề này ở Việt Nam vẫn còn bị coi là quá thấp so với các nước trên thế giới.
Thách thức lớn
LTV nói riêng và nhân lực ngành CNTT nói chung vẫn còn là thách thức lớn trong công cuộc CNH-HĐH đất nước. Nguồn nhân lực này thiếu nghiêm trọng về lượng và còn yếu về chất.
Ngành CNTT hiện nay cần khoảng 50.000 nhân lực nữa mới có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Còn số lao động đã tốt nghiệp thì có tới 72% không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kĩ năng làm việc nhóm và đến 77,2% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên mới (theo thống kê của Viện Chiến lược CNTT).
Trong khi đó, chương trình đào tạo cử nhân mất quá nhiều thời gian cho các môn học đại cương nhưng lại đầu tư ít thời gian cho môn học chuyên ngành, cho sinh viên thực tập tại doanh nghiệp và dạy ngoại ngữ.
Mặt khác, hiện nay Việt Nam chưa hình thành hệ thống chứng chỉ quốc gia về đào tạo CNTT để chuẩn hóa và liên thông đào tạo. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo còn thiếu và nhanh lạc hậu. Do vậy chất lượng đào tạo nhân lực CNTT ở Việt Nam bị đánh giá là thấp so với các nước tiên tiến trong khu vực.
Cơ hội vàng
Vì CNTT được xem là đòn bẩy, là nền tảng để phát triển các ngành kinh tế khác nên Phó Thủ tướng CP Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định “việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT là việc tối trọng trong thời điểm hiện nay, quyết định vận mệnh cho sự nghiệp phát triển của đất nước”.
Ngành CNTT của Việt Nam đã nhảy những bước tiến vươt bậc rút ngắn khoảng cách so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Với tốc độ tăng trưởng 50%/năm, Việt Nam đang gây sức hút mạnh mẽ đối với nhiều nước phát triển. Các tập đoàn CNTT hàng đầu thế giới liên tục đến thăm Việt Nam và tìm kiếm cơ hội đầu tư. Nhiều đại gia như Samsung, Fujitsu, Foxconn… đã triển khai xây dựng và hoạt động tại Việt Nam. Mặc dù còn nhiều bất cập nhưng chất lượng đào tạo đã bắt đầu được công nhận ở nhiều công ty nước ngoài. Việt Nam còn có tham vọng sẽ “xuất khẩu” lao động IT vào năm 2020.
Với mức lương cao gần gấp đôi so với ngành khác, thị trường tuyển dụng nhân lực CNTT tại Việt Nam đang trở nên nóng bỏng. Các doanh nghiệp luôn trong tình trạng “săn đầu người” IT. Rất nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp đã được các công ty, doanh nghiệp “đặt” trước. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn sẵn sàng tuyển dụng cả ứng viên chưa có kinh nghiệm về đào tạo lại. Còn dân IT thì rất hãnh diện khi thấy thị trường đang “phát điên lên vì họ”.
Nhu cầu lớn, thách thức lớn nhưng đây chính là cơ hội vàng cho các bạn làm nghề IT làm một cuộc bứt phá cho chính bản thân và cho đất nước.
Cố lên các bạn Một tương lai tươi sáng đang chờ đợi chúng ta
“Thuyền trưởng” cho máy tính hay lập trình viên (LTV) đang là nghề thời thượng và hấp dẫn. Nó có sức hút đặc biệt bởi “hình ảnh những cô gái chàng trai trí thức sáng sủa, ngồi trong phòng lạnh, lãnh lương cao và lướt net không tốn tiền”.
Hãy cùng tìm hiểu một chút về nghề được coi là “nghề của tương lai” này nhé.
Thế nào là nghề LTV?
LTV là người thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính (phần mềm) trên các công cụ lập trình, họ có thể tạo ra các chương trình mới , sửa lỗi hay nâng cấp chương trình đó để tăng tính hiệu quả của việc sử dụng máy tính.
Thu nhập của một LTV cao hơn hẳn so với những nghề khác. LTV mới vào nghề cũng được khoảng 200$/tháng. Nếu có vài năm kinh nghiệm hoặc làm quản lý, họ sẽ được trả khoảng 700-1.000$/tháng. Tuy nhiên mức thu nhập của nghề này ở Việt Nam vẫn còn bị coi là quá thấp so với các nước trên thế giới.
Thách thức lớn
LTV nói riêng và nhân lực ngành CNTT nói chung vẫn còn là thách thức lớn trong công cuộc CNH-HĐH đất nước. Nguồn nhân lực này thiếu nghiêm trọng về lượng và còn yếu về chất.
Ngành CNTT hiện nay cần khoảng 50.000 nhân lực nữa mới có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Còn số lao động đã tốt nghiệp thì có tới 72% không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kĩ năng làm việc nhóm và đến 77,2% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên mới (theo thống kê của Viện Chiến lược CNTT).
Trong khi đó, chương trình đào tạo cử nhân mất quá nhiều thời gian cho các môn học đại cương nhưng lại đầu tư ít thời gian cho môn học chuyên ngành, cho sinh viên thực tập tại doanh nghiệp và dạy ngoại ngữ.
Mặt khác, hiện nay Việt Nam chưa hình thành hệ thống chứng chỉ quốc gia về đào tạo CNTT để chuẩn hóa và liên thông đào tạo. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo còn thiếu và nhanh lạc hậu. Do vậy chất lượng đào tạo nhân lực CNTT ở Việt Nam bị đánh giá là thấp so với các nước tiên tiến trong khu vực.
Cơ hội vàng
Vì CNTT được xem là đòn bẩy, là nền tảng để phát triển các ngành kinh tế khác nên Phó Thủ tướng CP Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định “việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT là việc tối trọng trong thời điểm hiện nay, quyết định vận mệnh cho sự nghiệp phát triển của đất nước”.
Ngành CNTT của Việt Nam đã nhảy những bước tiến vươt bậc rút ngắn khoảng cách so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Với tốc độ tăng trưởng 50%/năm, Việt Nam đang gây sức hút mạnh mẽ đối với nhiều nước phát triển. Các tập đoàn CNTT hàng đầu thế giới liên tục đến thăm Việt Nam và tìm kiếm cơ hội đầu tư. Nhiều đại gia như Samsung, Fujitsu, Foxconn… đã triển khai xây dựng và hoạt động tại Việt Nam. Mặc dù còn nhiều bất cập nhưng chất lượng đào tạo đã bắt đầu được công nhận ở nhiều công ty nước ngoài. Việt Nam còn có tham vọng sẽ “xuất khẩu” lao động IT vào năm 2020.
Với mức lương cao gần gấp đôi so với ngành khác, thị trường tuyển dụng nhân lực CNTT tại Việt Nam đang trở nên nóng bỏng. Các doanh nghiệp luôn trong tình trạng “săn đầu người” IT. Rất nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp đã được các công ty, doanh nghiệp “đặt” trước. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn sẵn sàng tuyển dụng cả ứng viên chưa có kinh nghiệm về đào tạo lại. Còn dân IT thì rất hãnh diện khi thấy thị trường đang “phát điên lên vì họ”.
Nhu cầu lớn, thách thức lớn nhưng đây chính là cơ hội vàng cho các bạn làm nghề IT làm một cuộc bứt phá cho chính bản thân và cho đất nước.
Cố lên các bạn Một tương lai tươi sáng đang chờ đợi chúng ta
TranNguyenBinh(HLT3)- Tổng số bài gửi : 42
Join date : 18/03/2014
Age : 34
Đến từ : Tiền Giang
Similar topics
» khái niệm công nghệ phần mềm và lịch sử phát triển của nó
» Thêm cơ hội cho sinh viên đam mê công nghệ thông tin
» Câu 2: Trình bày khái niệm đoạn tương tranh và loại trừ tương hỗ trong công việc của các tiến trình dồng hành song song cùng tranh chấp tài nguyên chung
» Thảo luận Bài 7
» Câu 2: Trình bày khái niệm đoạn tương tranh và tính loại trừ tương hộ trong công việc của các tiến trình đồng hành song song cùng tranh chấp tài nguyên chung
» Thêm cơ hội cho sinh viên đam mê công nghệ thông tin
» Câu 2: Trình bày khái niệm đoạn tương tranh và loại trừ tương hỗ trong công việc của các tiến trình dồng hành song song cùng tranh chấp tài nguyên chung
» Thảo luận Bài 7
» Câu 2: Trình bày khái niệm đoạn tương tranh và tính loại trừ tương hộ trong công việc của các tiến trình đồng hành song song cùng tranh chấp tài nguyên chung
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết