Tin học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Henry Laurence Gantt Và Lịch sử Quản trị dự án và các xu hướng quản lý trong tương lai

Go down

Henry Laurence Gantt Và Lịch sử Quản trị dự án và các xu hướng quản lý trong tương lai Empty Henry Laurence Gantt Và Lịch sử Quản trị dự án và các xu hướng quản lý trong tương lai

Bài gửi  HaLongHuy18(11A3) 2/5/2014, 20:36

Henry Laurence Gantt Và Lịch sử Quản trị dự án và các xu hướng quản lý trong tương lai

Từ thời kỳ cổ đại, việc xây dựng các công trình lớn như Kim tự tháp hay Vạn lý trường thành đã được coi là dự án, tuy nhiên vào thời điểm đó con người chưa ý thức được điều đó cũng như chưa có một lý thuyết nào về quản trị dự án. Mãi đến đầu thế kỷ XX, thuyết quản lý khoa học của Frederick Winslow Taylor (1856 – 1916) ra đời và là nguyên mẫu đầu tiên cho các công cụ quản lý dự án hiện đại, bao gồm cả cấu trúc phân chia công việc (WBS) và phân bổ nguồn lực.

Henry Laurence Gantt Và Lịch sử Quản trị dự án và các xu hướng quản lý trong tương lai Frederick-taylor_zpsfab13093
Frederick Winslow Taylor (1856 – 1916)

Quản lý dự án phát triển từ những ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như xây dựng, kỹ thuật và quốc phòng. Ở Hoa Kỳ, hai ông tổ của quản lý dự án là Henry Gantt, được gọi là cha đẻ của kỹ thuật lập kế hoạch và kiểm soát, người đã cống hiến hiểu biết tuyệt vời của mình bằng việc sử dụng biểu đồ Gantt như là một công cụ quản lý dự án, và Henri Fayol người tìm ra 5 chức năng của quản lý, là cơ sở cho những kiến thức cốt lõi liên quan đến quản lý dự án và quản lý chương trình. Cả hai ông Gantt và Fayol đều được biết đến như là những học trò, theo trường phái lý thuyết quản lý theo khoa học, của Frederick Winslow Taylor.

Henry Laurence Gantt Và Lịch sử Quản trị dự án và các xu hướng quản lý trong tương lai 220px-Henri_Gannt_zpsced4aae4
Henry Laurence Gantt (1861-1919)

Henry Laurence Gantt Và Lịch sử Quản trị dự án và các xu hướng quản lý trong tương lai 220px-Fonds_henri_fayol_zps7ca89b2d
Henri Fayol  (1841 – 1925)
Những năm 1950, đánh dấu sự bắt đầu của kỷ nguyên quản lý dự án hiện đại. Quản lý dự án đã được chính thức công nhận là một ngành khoa học phát sinh từ ngành khoa học quản lý. Một lần nữa, tại Hoa Kỳ, trước những năm 1950, các dự án đã được quản lý trên một nền tảng đặc biệt bằng cách sử dụng chủ yếu là biểu đồ Gantt (Gantt Charts), cùng các kỹ thuật và các công cụ khác. Tại thời điểm đó, hai mô hình toán học để lập tiến độ của dự án đã được phát triển là “Phương pháp Đường găng” (Critical Path Method) và “Kỹ thuật đánh giá và xem xét chương trình/dự án” (Program Evaluation and Review Technique hay PERT). Những phương pháp này được đưa vào áp dụng đầu tiên và được phát triển bởi các dự án quân sự của Hải quân Hoa Kỳ. Sau đó, những thuật toán này đã lan rộng một cách nhanh chóng sang nhiều doanh nghiệp tư nhân.
Năm 1969, viện Quản lý Dự án (PMI) đã được thành lập để phục vụ cho lợi ích của kỹ nghệ quản lý dự án. Những tiền đề của viện Quản lý dự án (PMI) là những công cụ và kỹ thuật quản lý dự án được chia sẻ bằng nhau giữa các ứng dụng phổ biến trong những dự án từ ngành công nghiệp phần mềm cho tới ngành công nghiệp xây dựng. Trong năm 1981, ban giám đốc viện Quản lý dự án (PMI) đã cho phép phát triển hệ lý thuyết, tạo thành cuốn sách PMBOK Guide mà chúng ta sử dụng ngày nay. Cuốn sách này chứa các tiêu chuẩn và nguyên tắc chỉ đạo về thực hành được sử dụng rộng rãi trong toàn bộ giới quản lý dự án chuyên nghiệp.

Những xu hướng quản trị dự án trong tương lai
1. Quản trị nhân tài
Khái niệm quản trị nhân tài (talent management) trước đây khá xa lạ, nhưng hiện nay, nó đã được xem là một trong những hoạch định chiến lược của công tác quản trị nhân sự tại các công ty. Như vậy, quản trị nhân tài tại Việt Nam đang là khuynh hướng tất yếu cho sự phát triển. Với nền kinh tế biến động, việc quản lý tốt nguồn nhân tài trong công ty là yếu tố cốt lõi cho sự phát triển, mang lại lợi thế cạnh tranh cho các công ty.
2. Tăng cường kỹ năng lãnh đạo
Các kỹ năng lãnh đạo, chẳng hạn như tư duy phản biện, trao đổi thông tin quan trọng và quản trị thay đổi tổ chức sẽ là những năng lực quản trị cấp thiết mang tính chiến lược cần được tinh thông, lão luyện.
3. Phát huy sức mạnh Agile
Phương pháp Agile (phát triển phần mềm linh hoạt) bắt đầu ra đời vào giữ những năm 90 với mục tiêu là phần mềm có khả năng mở rộng hay tiến hoá theo thời gian mà không cần phải làm lại từ đầu. Nhưng hiện nay Agile đã được áp dụng rộng rãi trong quản trị dự án và thu được những thành công đáng kể. Đây được coi là một trong những xu hướng sẽ phát triển mạnh trong những năm tới.
4. PMP sẽ vấn tiếp tục giữ thế “Thượng phong”
Với hơn 400.000 người có chứng chỉ này, PMP® sẽ tiếp tục là chứng chỉ dự án quản lý phổ biến nhất trên thế giới. Trong khi hầu hết các tổ chức sẽ tiếp tục hỗ trợ các giám đốc dự án trong thu nhập các thành tích hoạt động, thì kinh nghiệm thu được sẽ thậm chí chứng minh năng lực nhiều hơn chính chứng chỉ đó.

Nguồn Internet.

HaLongHuy18(11A3)

Tổng số bài gửi : 13
Join date : 21/08/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết