Khái niệm về Điện toán đám mây & Hệ điều hành web
+3
DangVanTanh(I92C)
tungchoe
TranKimKhoa(102c)
7 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Khái niệm về Điện toán đám mây & Hệ điều hành web
Trong số những HĐH đã từng tồn tại và phát triển cho môi trường máy tính như: Linux, Mac OS, Dos, Windows... gần đây đã xuất hiện một khái niệm mới, hệ điều hành đám mây. Để các bạn hiểu rõ hơn về loại HĐH mới này, tôi trích dẫn bài viết trên tạp chí Tin học & Đời sống.
(Tin học Đời sống) Từ đầu năm 2008 đến nay, điện toán đám mây và khái niệm hệ điều hành web bắt đầu được nhắc đến như một xu thế tất yếu của tương lai ngành công nghiệp điện toán. Bài viết này giới thiệu lý thuyết cơ bản của điện toán đám mây, mô hình hoạt động và xu thế hệ điều hành Web.
Điện toán đám mây là gì?
Đám mây (cloud) là biểu tượng tượng trưng cho Internet và thường được sử dụng trong các mô hình, sơ đồ mạng máy tính. Do đó, điện toán đám mây được hiểu như cách thức áp dụng các kỹ thuật điện toán dựa trên Internet. Cụ thể hơn, đó là một mô hình mà mọi thông tin đều được lưu trữ, tính toán, xử lý trong các máy chủ đặt trên Internet. Người sử dụng có thể làm việc với các thông tin đó mà không cần phải hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật và hạ tầng cơ sở của đám mây.
Với cách thức lưu trữ và xử lý thông tin như vậy, người sử dụng có thể dễ dàng truy cập vào đám mây chỉ với một ứng dụng có khả năng truy nhập Internet và từ bất kỳ thiết bị nào, bao gồm máy tính, thiết bị cầm tay, di động, thiết bị giải trí... Ví dụ rõ ràng nhất về ứng dụng thực tế đang được sử dụng rộng rãi, đại diện cho một ứng dụng trong mô hình điện toán đám mây, là dịch vụ thư điện tử trực tuyến được cung cấp bởi nhiều hãng lớn như Hotmail của Microsoft, Yahoo Mail của Yahoo, Gmail của Google... Với dịch vụ này, người sử dụng chỉ cần trình duyệt web cùng tài khoản cá nhân đã được đăng ký là có thể thực hiện trao đổi, giao dịch thư điện tử mà không cần quan tâm đến vấn đề kỹ thuật, phần mềm, hạ tầng do điều đó được đảm bảo bởi các nhà cung cấp dịch vụ, mà cụ thể ở đây là Microsoft, Yahoo, Google...
Sự khác biệt giữa điện toán đám mây và điện toán truyền thống
Trong mô hình điện toán truyền thống, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ xây dựng riêng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để tự cung cấp các dịch vụ cho các hoạt động thông tin đặc thù của mình. Với mô hình này, mọi thông tin sẽ được lưu trữ, xử lý nội bộ và họ sẽ trả tiền để triển khai, duy trì cơ sở hạ tầng đó (mua thiết bị phần cứng, phần mềm chuyên dụng, trả lương cho bộ phận điều hành...).
Khác với mô hình điện toán truyền thống, điện toán đám mây lưu trữ và xử lý toàn bộ thông tin trong đám mây Internet. Mọi công nghệ, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cũng như chi phí triển khai trong đám mây sẽ do nhà cung cấp đảm bảo xây dựng và duy trì. Do đó, thay vì phải đầu tư từ đầu rất nhiều tiền cho chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng riêng, các cá nhân, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sẽ chỉ phải trả số tiền vừa đủ theo nhu cầu sử dụng của mình (pay-for-what-you-use). Như vậy, mô hình này có rất nhiều lợi ích như sử dụng hợp lý nguồn vốn, điều hòa chi tiêu tính toán theo thực tế sử dụng, luôn hưởng năng suất tính toán theo cam kết của nhà cung cấp dịch vụ, tận dụng được sức mạnh của Internet và các siêu máy tính, giảm cơ bản trách nhiệm quản lý hệ thống CNTT nội bộ.
Xu thế hệ điều hành Web
Thực tế, khi nói đến Internet, đa phần mọi người sẽ nghĩ đến Web vì đây là công cụ dễ dàng nhất để người sử dụng có thể tiếp xúc với thế giới Internet hằng ngày. Với ưu thế tuyệt đối đó của Web cùng với sự phát triển mạnh của các công nghệ liên quan, các nhà phát triển chắc chắn sẽ chọn Web và trình duyệt là công cụ chính để người sử dụng tiếp cận với điện toán đám mây. Từ đó, khái niệm hệ điều hành Web (WebOS) ra đời và trở thành hướng phát triển mới của điện toán đám mây nói chung và hệ điều hành nói riêng.
Hệ điều hành Web là nền tảng cung cấp môi trường cài đặt, sử dụng các ứng dụng tính toán thông tin trong môi trường điện toán đám mây thông qua các công nghệ Web.
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của Internet (số lượng người sử dụng, băng thông lớn, số lượng, chất lượng dịch vụ...), điện toán đám mây đang được cho là một xu thế tất yếu của ngành công nghiệp điện toán. Tuy nhiên, điều này có nhanh chóng trở thành hiện thực và được các cá nhân, doanh nghiệp chấp nhận hay không còn phụ thuộc vào công nghệ và nhiều yếu tố khác. Trong đó, an ninh thông tin là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
An ninh thông tin với điện toán đám mây
Sau khi phân tích đầy đủ chức năng và yêu cầu đối với mô hình điện toán đám mây cũng như xu thế phát triển dựa trên nền tảng Web của nó, Bkis nhận thấy các nguy cơ an ninh đối với mô hình này không những không giảm đi mà còn tiềm ẩn thêm nhiều vấn đề. Bởi lẽ, ngoài những vấn đề an ninh đối với riêng mô hình tiên tiến này, các nguy cơ từ mô hình điện toán truyền thống như virus, ăn cắp thông tin, lừa đảo trực tuyến... vẫn còn nguyên.
Mất an toàn thông tin là nguy cơ hàng đầu
Như đã phân tích, sự khác biệt lớn giữa điện toán đám mây so với điện toán truyền thống là thông tin được đặt trên đám mây, người sử dụng sẽ truy nhập và làm việc với thông tin khi cần thiết. Điều này cũng giống như cách thức gửi tiền trong ngân hàng và khách hàng có thể rút tiền khi cần. Việc gửi tiền trong ngân hàng ngày nay là một trong những giải pháp được tin cậy nhất, bởi vậy, thông tin trên đám mây có vẻ như an toàn.
Tuy nhiên, không giống như lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thông tin của người sử dụng cá nhân cũng như của doanh nghiệp, tổ chức lại có mức độ riêng tư rất cao. Đặc biệt, những thông tin đó không được phép lộ ra nếu chúng là bí mật công nghệ, bí mật tài chính hoặc thậm chí là bí mật quốc gia.
Trong điện toán truyền thống, các doanh nghiệp còn phải tìm đủ mọi giải pháp chỉ để đảm bảo an toàn cho những thông tin đặt ngay trên hạ tầng thiết bị của chính mình, thì rất khó để họ tin tưởng giao lại thông tin khi mà họ không biết nó được đặt chính xác ở đâu và lại được quản lý bởi những người không quen biết theo mô hình đám mây. Vì vậy, mất an toàn thông tin luôn là nguy cơ được quan tâm đặc biệt nhất.
Nguy cơ virus vẫn còn nguyên
Do khả năng phá hoại và lây lan nhanh, virus máy tính là một trong những nguy cơ lớn khi nhắc đến các vấn đề an ninh thông tin. Việc tập trung hóa thông tin trong đám mây có thể rút ngắn thời gian và tiết kiệm tiền bạc trong việc diệt virus, song nguy cơ và ảnh hưởng của virus sẽ không thay đổi thậm chí còn nguy hiểm hơn bởi một số lý do sau:
* Dù trong bất cứ mô hình nào, mục đích phá hoại của những kẻ viết ra virus là không thay đổi. Do đó, virus vẫn sẽ thực hiện các hành vi phá hoại, lừa đảo... Các biến thể virus mới thích nghi với môi trường hoạt động của điện toán đám mây sẽ nhanh chóng xuất hiện.
* Người sử dụng vẫn có nhu cầu trao đổi thông tin, sao chép tài liệu, nhu cầu sử dụng thiết bị lưu trữ di động... Ngoài ra, phần mềm và lỗ hổng phần mềm vẫn sẽ tồn tại dù trên bất cứ môi trường nào. Điều này cho thấy các nguy cơ lây lan virus vẫn không thay đổi.
* Việc tập trung hóa dữ liệu tại các máy chủ trong đám mây còn giúp cho virus lây lan với tốc độ nhanh hơn và khả năng phá hoại sẽ mạnh hơn.
Lừa đảo trực tuyến và các lỗ hổng Web
Hiện nay, đa phần người sử dụng Internet vẫn chưa nhận thức đầy đủ về an ninh thông tin. Do đó, lừa đảo trực tuyến là một nguy cơ an ninh lớn và thường bị hacker sử dụng để chiếm đoạt thông tin một cách bất hợp pháp. Trong tháng 9/2009, lần lượt các hãng lớn như Microsoft, Google, Yahoo đều lên tiếng xác nhận một lượng lớn người sử dụng dịch vụ thư điện tử trực tuyến của họ bị lừa lấy mất tài khoản, đặc biệt là dịch vụ Hotmail của Microsoft với khoảng 20.000 tài khoản bị đánh cắp mật khẩu. Đây là ví dụ rõ ràng nhất về nguy cơ lừa đảo trực tuyến đối với dịch vụ thư điện tử - một dạng của mô hình điện toán đám mây.
Với xu thế ngày càng phổ biến của hệ điều hành Web thì các dịch vụ, phần mềm dựa Web chắc chắn sẽ nhiều hơn. Do đó, các đợt tấn công vào nền tảng Web như SQL Injection, XSS… sẽ tăng nhanh và trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều.
Ngoài ra, các hệ thống mạng máy tính ma (botnet) cùng các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (Denial of Service) xuất hiện ngày càng nhiều cũng đặt ra các vấn đề an ninh vô cùng phức tạp cho mô hình điện toán đám mây.
Chưa đáp ứng đầy đủ tính sẵn sàng
Trong thời gian gần đây, dịch vụ thư điện tử trực tuyến Gmail của Google liên tục gặp trục trặc khiến cho người sử dụng không thể giao dịch và trao đổi liên lạc trong nhiều giờ. Ví dụ thực tế này cho thấy, chỉ một dịch vụ khi gặp phải vấn đề đã ảnh hưởng rất lớn đến công việc của người sử dụng thì mô hình điện toán với rất nhiều các dịch vụ phức tạp liệu có đảm bảo được khả năng sẵn sàng cho nhu cầu thông tin mọi lúc mọi nơi?
Về lý thuyết, điện toán đám mây có thể đem lại cho các cá nhân và doanh nghiệp nhiều lợi ích, nhưng bên cạnh đó luôn là các nguy cơ mất an ninh thông tin từ mô hình này. Để mô hình điện toán đám mây trở nên thực tế, các nhà cung cấp và phát triển phải chứng minh được với khách hàng rằng họ có thể giải quyết triệt để những nguy cơ an ninh, vốn chưa được đảm bảo, cũng như tạo lòng tin vững chắc vào khả năng giữ an toàn tuyệt đối thông tin sẽ được lưu trữ và xử lý trong đám mây Internet.
Liệu mọi nguy cơ an ninh sẽ được loại bỏ và điện toán đám mây có thể thay thế hoàn toàn điện toán truyền thống? Câu trả lời vẫn nằm ở... tương lai. Còn hiện tại, với những lo ngại về an ninh thông tin, các doanh nghiệp lớn vẫn sẽ trả lời không với mô hình điện toán tiên tiến này.
(Tin học Đời sống) Từ đầu năm 2008 đến nay, điện toán đám mây và khái niệm hệ điều hành web bắt đầu được nhắc đến như một xu thế tất yếu của tương lai ngành công nghiệp điện toán. Bài viết này giới thiệu lý thuyết cơ bản của điện toán đám mây, mô hình hoạt động và xu thế hệ điều hành Web.
Điện toán đám mây là gì?
Đám mây (cloud) là biểu tượng tượng trưng cho Internet và thường được sử dụng trong các mô hình, sơ đồ mạng máy tính. Do đó, điện toán đám mây được hiểu như cách thức áp dụng các kỹ thuật điện toán dựa trên Internet. Cụ thể hơn, đó là một mô hình mà mọi thông tin đều được lưu trữ, tính toán, xử lý trong các máy chủ đặt trên Internet. Người sử dụng có thể làm việc với các thông tin đó mà không cần phải hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật và hạ tầng cơ sở của đám mây.
Với cách thức lưu trữ và xử lý thông tin như vậy, người sử dụng có thể dễ dàng truy cập vào đám mây chỉ với một ứng dụng có khả năng truy nhập Internet và từ bất kỳ thiết bị nào, bao gồm máy tính, thiết bị cầm tay, di động, thiết bị giải trí... Ví dụ rõ ràng nhất về ứng dụng thực tế đang được sử dụng rộng rãi, đại diện cho một ứng dụng trong mô hình điện toán đám mây, là dịch vụ thư điện tử trực tuyến được cung cấp bởi nhiều hãng lớn như Hotmail của Microsoft, Yahoo Mail của Yahoo, Gmail của Google... Với dịch vụ này, người sử dụng chỉ cần trình duyệt web cùng tài khoản cá nhân đã được đăng ký là có thể thực hiện trao đổi, giao dịch thư điện tử mà không cần quan tâm đến vấn đề kỹ thuật, phần mềm, hạ tầng do điều đó được đảm bảo bởi các nhà cung cấp dịch vụ, mà cụ thể ở đây là Microsoft, Yahoo, Google...
Sự khác biệt giữa điện toán đám mây và điện toán truyền thống
Trong mô hình điện toán truyền thống, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ xây dựng riêng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để tự cung cấp các dịch vụ cho các hoạt động thông tin đặc thù của mình. Với mô hình này, mọi thông tin sẽ được lưu trữ, xử lý nội bộ và họ sẽ trả tiền để triển khai, duy trì cơ sở hạ tầng đó (mua thiết bị phần cứng, phần mềm chuyên dụng, trả lương cho bộ phận điều hành...).
Khác với mô hình điện toán truyền thống, điện toán đám mây lưu trữ và xử lý toàn bộ thông tin trong đám mây Internet. Mọi công nghệ, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cũng như chi phí triển khai trong đám mây sẽ do nhà cung cấp đảm bảo xây dựng và duy trì. Do đó, thay vì phải đầu tư từ đầu rất nhiều tiền cho chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng riêng, các cá nhân, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sẽ chỉ phải trả số tiền vừa đủ theo nhu cầu sử dụng của mình (pay-for-what-you-use). Như vậy, mô hình này có rất nhiều lợi ích như sử dụng hợp lý nguồn vốn, điều hòa chi tiêu tính toán theo thực tế sử dụng, luôn hưởng năng suất tính toán theo cam kết của nhà cung cấp dịch vụ, tận dụng được sức mạnh của Internet và các siêu máy tính, giảm cơ bản trách nhiệm quản lý hệ thống CNTT nội bộ.
Xu thế hệ điều hành Web
Thực tế, khi nói đến Internet, đa phần mọi người sẽ nghĩ đến Web vì đây là công cụ dễ dàng nhất để người sử dụng có thể tiếp xúc với thế giới Internet hằng ngày. Với ưu thế tuyệt đối đó của Web cùng với sự phát triển mạnh của các công nghệ liên quan, các nhà phát triển chắc chắn sẽ chọn Web và trình duyệt là công cụ chính để người sử dụng tiếp cận với điện toán đám mây. Từ đó, khái niệm hệ điều hành Web (WebOS) ra đời và trở thành hướng phát triển mới của điện toán đám mây nói chung và hệ điều hành nói riêng.
Hệ điều hành Web là nền tảng cung cấp môi trường cài đặt, sử dụng các ứng dụng tính toán thông tin trong môi trường điện toán đám mây thông qua các công nghệ Web.
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của Internet (số lượng người sử dụng, băng thông lớn, số lượng, chất lượng dịch vụ...), điện toán đám mây đang được cho là một xu thế tất yếu của ngành công nghiệp điện toán. Tuy nhiên, điều này có nhanh chóng trở thành hiện thực và được các cá nhân, doanh nghiệp chấp nhận hay không còn phụ thuộc vào công nghệ và nhiều yếu tố khác. Trong đó, an ninh thông tin là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
An ninh thông tin với điện toán đám mây
Sau khi phân tích đầy đủ chức năng và yêu cầu đối với mô hình điện toán đám mây cũng như xu thế phát triển dựa trên nền tảng Web của nó, Bkis nhận thấy các nguy cơ an ninh đối với mô hình này không những không giảm đi mà còn tiềm ẩn thêm nhiều vấn đề. Bởi lẽ, ngoài những vấn đề an ninh đối với riêng mô hình tiên tiến này, các nguy cơ từ mô hình điện toán truyền thống như virus, ăn cắp thông tin, lừa đảo trực tuyến... vẫn còn nguyên.
Mất an toàn thông tin là nguy cơ hàng đầu
Như đã phân tích, sự khác biệt lớn giữa điện toán đám mây so với điện toán truyền thống là thông tin được đặt trên đám mây, người sử dụng sẽ truy nhập và làm việc với thông tin khi cần thiết. Điều này cũng giống như cách thức gửi tiền trong ngân hàng và khách hàng có thể rút tiền khi cần. Việc gửi tiền trong ngân hàng ngày nay là một trong những giải pháp được tin cậy nhất, bởi vậy, thông tin trên đám mây có vẻ như an toàn.
Tuy nhiên, không giống như lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thông tin của người sử dụng cá nhân cũng như của doanh nghiệp, tổ chức lại có mức độ riêng tư rất cao. Đặc biệt, những thông tin đó không được phép lộ ra nếu chúng là bí mật công nghệ, bí mật tài chính hoặc thậm chí là bí mật quốc gia.
Trong điện toán truyền thống, các doanh nghiệp còn phải tìm đủ mọi giải pháp chỉ để đảm bảo an toàn cho những thông tin đặt ngay trên hạ tầng thiết bị của chính mình, thì rất khó để họ tin tưởng giao lại thông tin khi mà họ không biết nó được đặt chính xác ở đâu và lại được quản lý bởi những người không quen biết theo mô hình đám mây. Vì vậy, mất an toàn thông tin luôn là nguy cơ được quan tâm đặc biệt nhất.
Nguy cơ virus vẫn còn nguyên
Do khả năng phá hoại và lây lan nhanh, virus máy tính là một trong những nguy cơ lớn khi nhắc đến các vấn đề an ninh thông tin. Việc tập trung hóa thông tin trong đám mây có thể rút ngắn thời gian và tiết kiệm tiền bạc trong việc diệt virus, song nguy cơ và ảnh hưởng của virus sẽ không thay đổi thậm chí còn nguy hiểm hơn bởi một số lý do sau:
* Dù trong bất cứ mô hình nào, mục đích phá hoại của những kẻ viết ra virus là không thay đổi. Do đó, virus vẫn sẽ thực hiện các hành vi phá hoại, lừa đảo... Các biến thể virus mới thích nghi với môi trường hoạt động của điện toán đám mây sẽ nhanh chóng xuất hiện.
* Người sử dụng vẫn có nhu cầu trao đổi thông tin, sao chép tài liệu, nhu cầu sử dụng thiết bị lưu trữ di động... Ngoài ra, phần mềm và lỗ hổng phần mềm vẫn sẽ tồn tại dù trên bất cứ môi trường nào. Điều này cho thấy các nguy cơ lây lan virus vẫn không thay đổi.
* Việc tập trung hóa dữ liệu tại các máy chủ trong đám mây còn giúp cho virus lây lan với tốc độ nhanh hơn và khả năng phá hoại sẽ mạnh hơn.
Lừa đảo trực tuyến và các lỗ hổng Web
Hiện nay, đa phần người sử dụng Internet vẫn chưa nhận thức đầy đủ về an ninh thông tin. Do đó, lừa đảo trực tuyến là một nguy cơ an ninh lớn và thường bị hacker sử dụng để chiếm đoạt thông tin một cách bất hợp pháp. Trong tháng 9/2009, lần lượt các hãng lớn như Microsoft, Google, Yahoo đều lên tiếng xác nhận một lượng lớn người sử dụng dịch vụ thư điện tử trực tuyến của họ bị lừa lấy mất tài khoản, đặc biệt là dịch vụ Hotmail của Microsoft với khoảng 20.000 tài khoản bị đánh cắp mật khẩu. Đây là ví dụ rõ ràng nhất về nguy cơ lừa đảo trực tuyến đối với dịch vụ thư điện tử - một dạng của mô hình điện toán đám mây.
Với xu thế ngày càng phổ biến của hệ điều hành Web thì các dịch vụ, phần mềm dựa Web chắc chắn sẽ nhiều hơn. Do đó, các đợt tấn công vào nền tảng Web như SQL Injection, XSS… sẽ tăng nhanh và trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều.
Ngoài ra, các hệ thống mạng máy tính ma (botnet) cùng các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (Denial of Service) xuất hiện ngày càng nhiều cũng đặt ra các vấn đề an ninh vô cùng phức tạp cho mô hình điện toán đám mây.
Chưa đáp ứng đầy đủ tính sẵn sàng
Trong thời gian gần đây, dịch vụ thư điện tử trực tuyến Gmail của Google liên tục gặp trục trặc khiến cho người sử dụng không thể giao dịch và trao đổi liên lạc trong nhiều giờ. Ví dụ thực tế này cho thấy, chỉ một dịch vụ khi gặp phải vấn đề đã ảnh hưởng rất lớn đến công việc của người sử dụng thì mô hình điện toán với rất nhiều các dịch vụ phức tạp liệu có đảm bảo được khả năng sẵn sàng cho nhu cầu thông tin mọi lúc mọi nơi?
Về lý thuyết, điện toán đám mây có thể đem lại cho các cá nhân và doanh nghiệp nhiều lợi ích, nhưng bên cạnh đó luôn là các nguy cơ mất an ninh thông tin từ mô hình này. Để mô hình điện toán đám mây trở nên thực tế, các nhà cung cấp và phát triển phải chứng minh được với khách hàng rằng họ có thể giải quyết triệt để những nguy cơ an ninh, vốn chưa được đảm bảo, cũng như tạo lòng tin vững chắc vào khả năng giữ an toàn tuyệt đối thông tin sẽ được lưu trữ và xử lý trong đám mây Internet.
Liệu mọi nguy cơ an ninh sẽ được loại bỏ và điện toán đám mây có thể thay thế hoàn toàn điện toán truyền thống? Câu trả lời vẫn nằm ở... tương lai. Còn hiện tại, với những lo ngại về an ninh thông tin, các doanh nghiệp lớn vẫn sẽ trả lời không với mô hình điện toán tiên tiến này.
TranKimKhoa(102c)- Tổng số bài gửi : 37
Join date : 17/02/2011
Một số điều nói thêm về HĐH đám mây
Sau khi đọc bài viết trên có lẽ các bạn cũng hình dung được một HĐH đám mây là như thế nào. Có lẽ một số bạn cũng sẽ thắc mắc: nếu tôi muốn sử dụng các HĐH đám mây này, tôi phải khởi động một HĐH nào đó như: linux, windows... sau đó khởi động một browser như firefox hay IE mới có thể sử dụng, điều này quả thật là bất tiện và không khả thi.
Quả thật cách đây 2 năm, tôi cũng sẽ khẳng định HĐH này hoàn toàn không có tính thuyết phục. Nhưng hiện nay, với tốc độ tên lửa của ngành công nghiệp máy tính thì điều này hoàn toàn khả thi. Ví dụ bây giờ bạn chỉ có một máy tính "cùi", không ổ cứng và các thiết bị ngoại vi mạnh, nhưng may mắn mainboard của bạn có chế độ "Express Gate" và một đường truyền mạng, thế là bạn chỉ cần khởi động máy, vào chế độ Express Gate, bắt đầu đăng nhập và sử dụng một HĐH đám mây để làm việc (mọi thứ diễn ra mà cứ như là trên máy của bạn, trong khi thật chất cơ sở hạ tầng máy móc bạn vẫn còn chưa đầy đủ). Trong một tương lai không xa, có thể khi đó nhà nhà dùng đường truyền internet tính bằng Terabyte, thì đây sẽ là một HĐH rất đáng để quan tâm và đầu tư.
Một số HĐH đám mây thử nghiệm:
https://desktop.glidesociety.com
http://www.oodesk.com/desktop/lm.php
http://ghost.cc/
http://www.startforce.com/
http://www.chromium.org/chromium-os
Quả thật cách đây 2 năm, tôi cũng sẽ khẳng định HĐH này hoàn toàn không có tính thuyết phục. Nhưng hiện nay, với tốc độ tên lửa của ngành công nghiệp máy tính thì điều này hoàn toàn khả thi. Ví dụ bây giờ bạn chỉ có một máy tính "cùi", không ổ cứng và các thiết bị ngoại vi mạnh, nhưng may mắn mainboard của bạn có chế độ "Express Gate" và một đường truyền mạng, thế là bạn chỉ cần khởi động máy, vào chế độ Express Gate, bắt đầu đăng nhập và sử dụng một HĐH đám mây để làm việc (mọi thứ diễn ra mà cứ như là trên máy của bạn, trong khi thật chất cơ sở hạ tầng máy móc bạn vẫn còn chưa đầy đủ). Trong một tương lai không xa, có thể khi đó nhà nhà dùng đường truyền internet tính bằng Terabyte, thì đây sẽ là một HĐH rất đáng để quan tâm và đầu tư.
Một số HĐH đám mây thử nghiệm:
https://desktop.glidesociety.com
http://www.oodesk.com/desktop/lm.php
http://ghost.cc/
http://www.startforce.com/
http://www.chromium.org/chromium-os
TranKimKhoa(102c)- Tổng số bài gửi : 37
Join date : 17/02/2011
Re: Khái niệm về Điện toán đám mây & Hệ điều hành web
Như vậy không biết mạng xã hội (như facebook , hay zing me của vn )có phải là ứng dụng của điện tóan đám mây không bạn, mình rất quan tâm đến mạng xã hội, vì hiện nay nó đang phát triển, đặc biệt là game trên mạng xã hội - mặc dù chưa bao giờ chơi ^_^.tuy nhiên hiện tại kiếm tài liệu về vấn đề này thật khó. có bạn nào biết ,chia sẻ với mình được không
tungchoe- Tổng số bài gửi : 3
Join date : 18/02/2011
Re: Khái niệm về Điện toán đám mây & Hệ điều hành web
Mình nghĩ điện toán đám mây cái mà Microsoft đang phát triển chỉ phục vụ cho những ai chia sẻ những dữ liệu không quan trọng. hay các phần mền Crack . chứ một doanh nghiệp mà sử dụng cái đó còn gì gọi là bảo mật thông tin kinh doanh nữa. Về mặt tương lai Điện toán đám mây chỉ phát triển trong khối Sinh viên, Cá nhân. còn doanh nghiệp rất khó.
Re: Khái niệm về Điện toán đám mây & Hệ điều hành web
tungchoe đã viết:Như vậy không biết mạng xã hội (như facebook , hay zing me của vn )có phải là ứng dụng của điện tóan đám mây không bạn, mình rất quan tâm đến mạng xã hội, vì hiện nay nó đang phát triển, đặc biệt là game trên mạng xã hội - mặc dù chưa bao giờ chơi ^_^.tuy nhiên hiện tại kiếm tài liệu về vấn đề này thật khó. có bạn nào biết ,chia sẻ với mình được không
Mình chưa biết hệ điều hành web và điện toán đám mây cụ thể là như thế nào, nhưng Mạng xã hội theo mình nghĩ thì chỉ là một dạng web mà thôi. Web xã hội là sự kết hợp của forum, email, chat, web thương mại, web thông tin, web game,...mà trong đó nội dung của một trang mạng xã hội chủ yếu do người dùng xây dựng nên. Web mạng xã hội cũng được viết trên những ngôn ngữ chuyên dùng cho viết web như PHP, ASP,... Nhưng mạng xã hội thì đa phần là viết bằng ngôn ngữ PHP&Mysql. Còn game trên mạng xã hội theo mình biết thì được viết bằng Flex, một dạng kết hợp giữa PHP và Flash.
Các bạn khác đóng góp ý kiến thêm nhé .
nguyenminhduong(102c)- Tổng số bài gửi : 53
Join date : 16/02/2011
Re: Khái niệm về Điện toán đám mây & Hệ điều hành web
@tungchoe: mạng xã hội theo mình nghĩ ko fải là ứng dụng điện toán đám mây, vì dữ liệu ko đc tạo ra để sử dụng chung. Mình đồng ý với ý kiến của bạn Dương, nó chỉ là 1 dạng web thôi.
@DangVanTanh: xu thế bây giờ là sử dụng điện toán đám mây, và các doanh nghiệp cũng ko ngoại lệ. DN tự tạo ra "đám mây" của họ, và chỉ cho NV của họ sử dụng, nên vẫn an toàn bạn ạ
@DangVanTanh: xu thế bây giờ là sử dụng điện toán đám mây, và các doanh nghiệp cũng ko ngoại lệ. DN tự tạo ra "đám mây" của họ, và chỉ cho NV của họ sử dụng, nên vẫn an toàn bạn ạ
letuananh (102C)- Tổng số bài gửi : 76
Join date : 17/02/2011
Re: Khái niệm về Điện toán đám mây & Hệ điều hành web
rất cám ơn bạn dương về thông tin Flex, mình đang tìm hiểu cái này (có thể nói là một phát hiện mới đối với mình ^_^)
Còn về mạng xã hội Các bạn àh ,tuy nhiên tất cả các dữ liệu chỉ lưu tạm thời trên client, dữ liệu chủ yếu là trên server người dùng thậm chí không cần cài đặt, vẫn có thể chơi game .Như vậy là đã thỏa mục tiêu của điện toán đám mây rồi mà .
Xin lỗi chủ thớt mình xin bổ sung thêm một chút về "đám mây" của chúng ta như sau:
Điện toán đám mây (tiếng Anh: cloud computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. Theo tổ chức Xã hội máy tính IEEE "Nó là hình mẫu trong đó thông tin được lưu trữ thường trực tại các máy chủ trên Internet và chỉ được được lưu trữ tạm thời ở các máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong doanh nghiệp, các phương tiện máy tính cầm tay, ...".
Điện toán đám mây là khái niệm tổng thể bao gồm cả các khái niệm như phần mềm dịch vụ, Web 2.0 và các vấn đề khác xuất hiện gần đây, các xu hướng công nghệ nổi bật, trong đó đề tài chủ yếu của nó là vấn đề dựa vào Internet để đáp ứng những nhu cầu điện toán của người dùng. Ví dụ, dịch vụ Google AppEngine cung cấp những ứng dụng kinh doanh trực tuyến thông thường, có thể truy nhập từ một trình duyệt web, còn các phần mềm và dữ liệu đều được lưu trữ trên các máy chủ.
“Điện toán đám mây” (cloud computing) đang dần trở thành lựa chọn của giới doanh nghiệp và người dùng internet. Khả năng tiết kiệm chi phí, truy cập nhanh chóng, liên tục, và ổn định đã và đang là thế mạnh của những ứng dụng đám mây dành cho công việc.
Theo dự đoán của Merrill Lynch (5/2009), tới năm 2011 chi tiêu toàn cầu cho dịch vụ đám mây sẽ vào khoảng 160 tỷ USD.
Nói một cách dễ hiểu, đám mây chính là tập hợp các dịch vụ CNTT được cung cấp qua mạng Internet, mà ở đó người dùng sẽ được trao nhiều quyền chủ động hơn, chẳng hạn như thích gì dùng nấy, dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu, được quyền lựa chọn những dịch vụ tốt nhất, có thể dùng bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu.
(nguồn từ ptc.com.vn)
Còn về mạng xã hội Các bạn àh ,tuy nhiên tất cả các dữ liệu chỉ lưu tạm thời trên client, dữ liệu chủ yếu là trên server người dùng thậm chí không cần cài đặt, vẫn có thể chơi game .Như vậy là đã thỏa mục tiêu của điện toán đám mây rồi mà .
Xin lỗi chủ thớt mình xin bổ sung thêm một chút về "đám mây" của chúng ta như sau:
Điện toán đám mây (tiếng Anh: cloud computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. Theo tổ chức Xã hội máy tính IEEE "Nó là hình mẫu trong đó thông tin được lưu trữ thường trực tại các máy chủ trên Internet và chỉ được được lưu trữ tạm thời ở các máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong doanh nghiệp, các phương tiện máy tính cầm tay, ...".
Điện toán đám mây là khái niệm tổng thể bao gồm cả các khái niệm như phần mềm dịch vụ, Web 2.0 và các vấn đề khác xuất hiện gần đây, các xu hướng công nghệ nổi bật, trong đó đề tài chủ yếu của nó là vấn đề dựa vào Internet để đáp ứng những nhu cầu điện toán của người dùng. Ví dụ, dịch vụ Google AppEngine cung cấp những ứng dụng kinh doanh trực tuyến thông thường, có thể truy nhập từ một trình duyệt web, còn các phần mềm và dữ liệu đều được lưu trữ trên các máy chủ.
“Điện toán đám mây” (cloud computing) đang dần trở thành lựa chọn của giới doanh nghiệp và người dùng internet. Khả năng tiết kiệm chi phí, truy cập nhanh chóng, liên tục, và ổn định đã và đang là thế mạnh của những ứng dụng đám mây dành cho công việc.
Theo dự đoán của Merrill Lynch (5/2009), tới năm 2011 chi tiêu toàn cầu cho dịch vụ đám mây sẽ vào khoảng 160 tỷ USD.
Nói một cách dễ hiểu, đám mây chính là tập hợp các dịch vụ CNTT được cung cấp qua mạng Internet, mà ở đó người dùng sẽ được trao nhiều quyền chủ động hơn, chẳng hạn như thích gì dùng nấy, dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu, được quyền lựa chọn những dịch vụ tốt nhất, có thể dùng bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu.
(nguồn từ ptc.com.vn)
tungchoe- Tổng số bài gửi : 3
Join date : 18/02/2011
Điện toán mây làm biến đổi cách phòng chống virus?
Nhiều ý kiến cho rằng khi điện toán mây trở nên đại trà thì các giải pháp bảo mật và phòng chống virus chạy trên máy tính cá nhân sẽ sớm lâm vào cảnh "chợ chiều".
Hãy hình dung trong tương lai, khi người dùng cá nhân và doanh nghiệp bắt đầu chuyển dần sang ứng dụng trên nền Internet hay còn được gọi là dịch vụ điện toán mây (cloud service), điều gì sẽ xảy ra với tiện ích bảo mật và phòng chống virus dành cho máy tính cá nhân? Câu hỏi đặt ra là liệu các giải pháp bảo mật chạy trên nền tảng máy tính cá nhân hiện nay có đủ linh hoạt, và quan trọng hơn hết là phải thay đổi như thế nào để theo kịp sự phát triển nhanh chóng của nhu cầu bảo mật trên nền tảng trực tuyến.
Trước đây, nhiều chuyên gia bảo mật và điện toán từng dự báo sự suy tàn của ngành bảo mật dành cho máy tính cá nhân trước làn sóng "trực tuyến hóa" các dịch vụ và ứng dụng. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh giải pháp bảo mật truyền thống vẫn chưa vội "đầu hàng" bởi các hãng bảo mật vẫn tin rằng người dùng chắc chắn sẽ phải sử dụng máy tính cá nhân ở một thời điểm nào đó - như tắt mở máy, chép dữ liệu hay thực tế nhất là là khởi chạy trình duyệt để sử dụng các dịch vụ điện toán mây.
Dự báo này bắt nguồn từ việc ngày càng có nhiều người dùng doanh nghiệp và cả người dùng phổ thông chuyển dần sang các ứng dụng trên nền internet, từ đó làm giảm tỷ trọng của tiện ích phòng chống virus trên máy tính cá nhân. Một nghiên cứu tại đại học Michigan (Mỹ) cho thấy, các dịch vụ điện toán mây cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ liên quan đến virus nói riêng và phần mềm nguy hại (malware) nói chung. Cũng có luồng ý kiến cho rằng, khi dữ liệu của người dùng và doanh nghiệp được lưu trữ trên máy chủ của các dịch vụ điện toán mây thì xem như công tác bảo mật vô hình trung đã được "phó thác" cho nhà cung cấp dịch vụ. Dẫu thế, hiện chưa có bất kỳ cơ sở nào để chứng tỏ điện toán mây là một động lực quan trọng cho ngành bảo mật.
Báo cáo gần đây của G Data SecurityLabs cho thấy số lượng virus máy tính trên toàn cầu đang tăng chóng mặt - chỉ trong nửa đầu năm 2010 đã có 1.017.208 virus được phát hiện, tăng khoảng 50% so với năm ngoái. G Data cũng dự báo, tổng số lượng virus mới được phát hiện sẽ chạm con số kỷ lục 2 triệu vào cuối năm nay.
Hầu hết hãng bảo mật cho rằng các hiểm họa bảo mật cho máy tính cá nhân đang lớn mạnh về cả số lượng lẫn sự nguy hiểm, từ đó chúng "kích cầu" cho các dịch vụ bảo mật đa lớp mạnh mẽ hơn. Song song với việc duy trì và liên tục cập nhật các tiện ích bảo mật, phòng chống virus chạy trên máy tính cá nhân, các hãng bảo mật cũng đang chủ động hơn trong việc tích hợp các thành phần trực tuyến vào những giải pháp hiện hữu. Thay vì thay thế hoàn toàn các tiện ích bảo mật dành cho máy tính cá nhân, sự tích hợp với điện toán mây phần nào sẽ giúp mở rộng thị trường tiện ích bảo mật trên mọi phương diện - ứng dụng cho máy tính cá nhân và cả dịch vụ bảo mật chạy trên nền điện toán mây. Có thể nói, tính đến thời điểm hiện tại, tiện ích phòng chống virus chạy trên máy tính cá nhân vẫn giữ vị trí hết sức quan trọng và thể hiện sự dẫn dắt thị trường chí ít trong vòng 3 đến 5 năm tới.
Tương lai của ngành bảo mật trong 5 năm tới về cơ bản sẽ chủ yếu xoay quanh các vấn đề sau:
* Phòng chống virus trên nền điện toán mây: Dĩ nhiên, điện toán mây không thể "nuốt trọng" ngành bảo mật nói chung và phòng chống virus nói riêng, tuy nhiên chúng sẽ trở thành một thành phần quan trọng của thị trường. Các hãng sản xuất ứng dụng phòng chống virus sẽ triển khai các thành phần trên nền điện toán mây trong các giải pháp truyền thống, bằng không chính họ sẽ không thể cạnh tranh tại vài phân khúc thị trường. Lợi ích của hệ thống phòng chống virus trên nền điện toán mây chính là việc quét kiểm tra sẽ được thực hiện nhanh và toàn diện hơn bởi virus được sàng lọc qua nhiều tầng lớp kỹ thuật, bảng mã nhận diện và phiên bản dịch vụ.
* Danh sách an toàn: Các giải pháp bảo mật hiện nay thường mặc định vô hiệu hóa các tác vụ không được "phê chuẩn" trên một máy tính cá nhân hay mạng nội bộ - như khởi chạy một phần mềm nguy hại hay chuyển thông tin đến tổ chức thứ 3 không được phép. Hiện Bit9, Sophos, McAfee, Symantec và Microsoft đều áp dụng cách này.
* Máy tính "kháng virus": Intel gần đây đã mua lại hãng bảo mật McAfee để có thể tạo ra các chipset có khả năng kháng cự lại sự lây nhiễm của virus. Trong vòng 5 năm tới, các thiết bị phần cứng được lập trình, từ chipset, cho đến máy tính, điện thoại di động, thiết bị mạng được tin là sẽ mạnh mẽ hơn.
* Xã hội hóa dữ liệu về virus: Năm ngoái, Symantec đã sử dụng một cơ chế đánh giá dựa trên độ tín nhiệm (reputation-based layer of evaluation) để thẩm định tính an toàn của phần mềm hay ứng dụng mới của các hãng sản xuất, nhà phát triển nhỏ và không có tên tuổi . Giải pháp sử dụng "trí tuệ đám đông" và kho dữ liệu "tín nhiệm" từ cộng đồng người dùng sẽ giúp Symantec tính ra được mức độ uy tín (an toàn) hay "tiếng xấu" của một ứng dụng. Symantec hiện xem công nghệ này là thành phần quan trọng trong các bộ ứng dụng bảo mật và phòng chống virus do hãng sản xuất. Trong tương lai, các ứng dụng phòng chống virus hẳn sẽ đi theo hướng mô hình "mở" này để trở nên đại chúng hơn nhằm phát hiện ra những lỗ hổng mới hơn, nguy hiểm hơn.
* Lọc nội dung trên internet: Một sự thay đổi khác cho công tác phòng chống malware và virus là triển khai tính năng lọc web - đây có thể xem là cú trở mình mới trên 1 ý kiến cũ. Thông thường, tính năng lọc web được sử dụng để vô hiệu hóa các địa chỉ URL do người dùng chỉ định hay thiết lập tính an toàn trình duyệt cho trẻ nhỏ - hạn chế truy xuất những website có nội dung không phù hợp. Hiện nay, tính năng lọc web được sử dụng kết hợp với các công cụ quét malware để tăng tính an toàn cho trình duyệt và nội dung được tải về máy tính của người dùng. Có thể thấy, lọc web có thể cung cấp tức thời cho người dùng thông tin về độ an toàn của một website hay trang web.
* Tiện ích quét virus trên smartphone: Tại một hội nghị của Messaging Anti-Abuse Working Group (1 tổ chức phi lợi nhuận với các thành viên như Apple, Cisco Systems, McAfee, PayPal và Sprint Nextel), chuyên gia bảo mật Tim Armstrong của Kaspersky Labs cho rằng, sự lây lan malware trên thiết bị di động chỉ là vấn đề thời gian bởi tin tặc hiện vẫn chưa tìm ra cách để kiếm tiền thông qua các cuộc tấn công di động, tuy nhiên mọi thứ sẽ thay đổi khi smartphone được sử dụng rộng rãi hơn vào các hoạt động thương mại. Cũng theo chuyên gia này, bảo mật điện thoại là vấn đề cần được chủ động từ phía người dùng, tuy nhiên, khi điện thoại di động ngày càng tích hợp nhiều với tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng thì công tác bảo mật là điều cần thiết.
Theo PCWorld VN
Hãy hình dung trong tương lai, khi người dùng cá nhân và doanh nghiệp bắt đầu chuyển dần sang ứng dụng trên nền Internet hay còn được gọi là dịch vụ điện toán mây (cloud service), điều gì sẽ xảy ra với tiện ích bảo mật và phòng chống virus dành cho máy tính cá nhân? Câu hỏi đặt ra là liệu các giải pháp bảo mật chạy trên nền tảng máy tính cá nhân hiện nay có đủ linh hoạt, và quan trọng hơn hết là phải thay đổi như thế nào để theo kịp sự phát triển nhanh chóng của nhu cầu bảo mật trên nền tảng trực tuyến.
Trước đây, nhiều chuyên gia bảo mật và điện toán từng dự báo sự suy tàn của ngành bảo mật dành cho máy tính cá nhân trước làn sóng "trực tuyến hóa" các dịch vụ và ứng dụng. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh giải pháp bảo mật truyền thống vẫn chưa vội "đầu hàng" bởi các hãng bảo mật vẫn tin rằng người dùng chắc chắn sẽ phải sử dụng máy tính cá nhân ở một thời điểm nào đó - như tắt mở máy, chép dữ liệu hay thực tế nhất là là khởi chạy trình duyệt để sử dụng các dịch vụ điện toán mây.
Dự báo này bắt nguồn từ việc ngày càng có nhiều người dùng doanh nghiệp và cả người dùng phổ thông chuyển dần sang các ứng dụng trên nền internet, từ đó làm giảm tỷ trọng của tiện ích phòng chống virus trên máy tính cá nhân. Một nghiên cứu tại đại học Michigan (Mỹ) cho thấy, các dịch vụ điện toán mây cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ liên quan đến virus nói riêng và phần mềm nguy hại (malware) nói chung. Cũng có luồng ý kiến cho rằng, khi dữ liệu của người dùng và doanh nghiệp được lưu trữ trên máy chủ của các dịch vụ điện toán mây thì xem như công tác bảo mật vô hình trung đã được "phó thác" cho nhà cung cấp dịch vụ. Dẫu thế, hiện chưa có bất kỳ cơ sở nào để chứng tỏ điện toán mây là một động lực quan trọng cho ngành bảo mật.
Báo cáo gần đây của G Data SecurityLabs cho thấy số lượng virus máy tính trên toàn cầu đang tăng chóng mặt - chỉ trong nửa đầu năm 2010 đã có 1.017.208 virus được phát hiện, tăng khoảng 50% so với năm ngoái. G Data cũng dự báo, tổng số lượng virus mới được phát hiện sẽ chạm con số kỷ lục 2 triệu vào cuối năm nay.
Hầu hết hãng bảo mật cho rằng các hiểm họa bảo mật cho máy tính cá nhân đang lớn mạnh về cả số lượng lẫn sự nguy hiểm, từ đó chúng "kích cầu" cho các dịch vụ bảo mật đa lớp mạnh mẽ hơn. Song song với việc duy trì và liên tục cập nhật các tiện ích bảo mật, phòng chống virus chạy trên máy tính cá nhân, các hãng bảo mật cũng đang chủ động hơn trong việc tích hợp các thành phần trực tuyến vào những giải pháp hiện hữu. Thay vì thay thế hoàn toàn các tiện ích bảo mật dành cho máy tính cá nhân, sự tích hợp với điện toán mây phần nào sẽ giúp mở rộng thị trường tiện ích bảo mật trên mọi phương diện - ứng dụng cho máy tính cá nhân và cả dịch vụ bảo mật chạy trên nền điện toán mây. Có thể nói, tính đến thời điểm hiện tại, tiện ích phòng chống virus chạy trên máy tính cá nhân vẫn giữ vị trí hết sức quan trọng và thể hiện sự dẫn dắt thị trường chí ít trong vòng 3 đến 5 năm tới.
Tương lai của ngành bảo mật trong 5 năm tới về cơ bản sẽ chủ yếu xoay quanh các vấn đề sau:
* Phòng chống virus trên nền điện toán mây: Dĩ nhiên, điện toán mây không thể "nuốt trọng" ngành bảo mật nói chung và phòng chống virus nói riêng, tuy nhiên chúng sẽ trở thành một thành phần quan trọng của thị trường. Các hãng sản xuất ứng dụng phòng chống virus sẽ triển khai các thành phần trên nền điện toán mây trong các giải pháp truyền thống, bằng không chính họ sẽ không thể cạnh tranh tại vài phân khúc thị trường. Lợi ích của hệ thống phòng chống virus trên nền điện toán mây chính là việc quét kiểm tra sẽ được thực hiện nhanh và toàn diện hơn bởi virus được sàng lọc qua nhiều tầng lớp kỹ thuật, bảng mã nhận diện và phiên bản dịch vụ.
* Danh sách an toàn: Các giải pháp bảo mật hiện nay thường mặc định vô hiệu hóa các tác vụ không được "phê chuẩn" trên một máy tính cá nhân hay mạng nội bộ - như khởi chạy một phần mềm nguy hại hay chuyển thông tin đến tổ chức thứ 3 không được phép. Hiện Bit9, Sophos, McAfee, Symantec và Microsoft đều áp dụng cách này.
* Máy tính "kháng virus": Intel gần đây đã mua lại hãng bảo mật McAfee để có thể tạo ra các chipset có khả năng kháng cự lại sự lây nhiễm của virus. Trong vòng 5 năm tới, các thiết bị phần cứng được lập trình, từ chipset, cho đến máy tính, điện thoại di động, thiết bị mạng được tin là sẽ mạnh mẽ hơn.
* Xã hội hóa dữ liệu về virus: Năm ngoái, Symantec đã sử dụng một cơ chế đánh giá dựa trên độ tín nhiệm (reputation-based layer of evaluation) để thẩm định tính an toàn của phần mềm hay ứng dụng mới của các hãng sản xuất, nhà phát triển nhỏ và không có tên tuổi . Giải pháp sử dụng "trí tuệ đám đông" và kho dữ liệu "tín nhiệm" từ cộng đồng người dùng sẽ giúp Symantec tính ra được mức độ uy tín (an toàn) hay "tiếng xấu" của một ứng dụng. Symantec hiện xem công nghệ này là thành phần quan trọng trong các bộ ứng dụng bảo mật và phòng chống virus do hãng sản xuất. Trong tương lai, các ứng dụng phòng chống virus hẳn sẽ đi theo hướng mô hình "mở" này để trở nên đại chúng hơn nhằm phát hiện ra những lỗ hổng mới hơn, nguy hiểm hơn.
* Lọc nội dung trên internet: Một sự thay đổi khác cho công tác phòng chống malware và virus là triển khai tính năng lọc web - đây có thể xem là cú trở mình mới trên 1 ý kiến cũ. Thông thường, tính năng lọc web được sử dụng để vô hiệu hóa các địa chỉ URL do người dùng chỉ định hay thiết lập tính an toàn trình duyệt cho trẻ nhỏ - hạn chế truy xuất những website có nội dung không phù hợp. Hiện nay, tính năng lọc web được sử dụng kết hợp với các công cụ quét malware để tăng tính an toàn cho trình duyệt và nội dung được tải về máy tính của người dùng. Có thể thấy, lọc web có thể cung cấp tức thời cho người dùng thông tin về độ an toàn của một website hay trang web.
* Tiện ích quét virus trên smartphone: Tại một hội nghị của Messaging Anti-Abuse Working Group (1 tổ chức phi lợi nhuận với các thành viên như Apple, Cisco Systems, McAfee, PayPal và Sprint Nextel), chuyên gia bảo mật Tim Armstrong của Kaspersky Labs cho rằng, sự lây lan malware trên thiết bị di động chỉ là vấn đề thời gian bởi tin tặc hiện vẫn chưa tìm ra cách để kiếm tiền thông qua các cuộc tấn công di động, tuy nhiên mọi thứ sẽ thay đổi khi smartphone được sử dụng rộng rãi hơn vào các hoạt động thương mại. Cũng theo chuyên gia này, bảo mật điện thoại là vấn đề cần được chủ động từ phía người dùng, tuy nhiên, khi điện thoại di động ngày càng tích hợp nhiều với tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng thì công tác bảo mật là điều cần thiết.
Theo PCWorld VN
NguyenThiKimThanh (102C)- Tổng số bài gửi : 46
Join date : 17/02/2011
Re: Khái niệm về Điện toán đám mây & Hệ điều hành web
cám ơn sự chia sẻ những kiến thức hữu ích này
NguyenAnhNgoc56 (102C)- Tổng số bài gửi : 41
Join date : 17/02/2011
Similar topics
» Điện toán đám mây - Khái niệm cơ bản và những điều cần biết
» Hệ điều hành web và điện toán đám mây
» Thảo luận Bài 1
» Hệ điều hành trên điện thoại
» Thảo luận Bài 1
» Hệ điều hành web và điện toán đám mây
» Thảo luận Bài 1
» Hệ điều hành trên điện thoại
» Thảo luận Bài 1
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết