ưu nhược điểm của hệ điều hành linux
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
ưu nhược điểm của hệ điều hành linux
I. Ưu điểm và nhược điểm của Linux
1. Ưu điểm:
-Đây là một hệ điều hành miễn phí.
-Có khả năng đa chương đa nhiệm cùng lúc cho nhiều người sử dụng trên các phần cứng tương thích với PC của IBM.
-Nhiều ứng dụng cũng như mã nguồn hệ điều hành cũng được cung cấp miễn phí trên Internet, ta có thể tải về và cấu hình tuỳ theo sử dụng cá nhân.
-Linux giúp ta không bị ràng buộc về tính thương mại, giúp giảm bớt chi phí.
-Một tiện ích khác của Linux là gần như “miễn dịch” với các loại virus thông thường. Điều này rất lợi về mặt bảo mật.
-Linux có sẵn toàn bộ nghi thức mạng TCP/IP, giúp ta kết nối Internet và gửi thư điện tử dễ dàng.
-Linux có bao gồm hàng ngàn ứng dụng, bao gồm các bảng biểu, cơ sở dữ liệu, xử lí văn bản, ngôn ngữ điện toán…trò chơi, đồ hoạ…
-Với mã nguồn kernel (nhân) mở, khoá chuyển, điều này có ý nghĩa rằng linux có thể chạy trên nhiều loại CPU và phần cứng khác nhau hơn bất kỳ hệ điều hành nào.
-Tài liệu giới thiệu về linux ngày càng nhiều không thua kém bất cứ một Hệ điều hành khác.
2. Nhược điểm:
-Điều bất lợi lớn nhất của hệ điều hành Linux đó là vì đây là hệ điều hành với mã nguồn mở. Có thể nói đây là “đất dụng võ” của các tay hacker chuyên nghiệp.
-Và một điều bất lợi nữa là không có một công ty nào chịu trách nhiệm phát triển hệ điều hành này cả.
-Linux thực sự không dễ cài đặt và dễ sử dụng như các hệ điều hành khác.
-Linux không dễ tương thích với một vài phần cứng nào đó. Có thể nói linux không thể chạy trên tất cả mọi phần cứng của PC hiện nay.
-Một điều bất tiện nữa là ứng dụng mà ta đang sử dụng hệ điều hành như DOS, OS/2 sẽ không chạy với Linux.
1. Ưu điểm:
-Đây là một hệ điều hành miễn phí.
-Có khả năng đa chương đa nhiệm cùng lúc cho nhiều người sử dụng trên các phần cứng tương thích với PC của IBM.
-Nhiều ứng dụng cũng như mã nguồn hệ điều hành cũng được cung cấp miễn phí trên Internet, ta có thể tải về và cấu hình tuỳ theo sử dụng cá nhân.
-Linux giúp ta không bị ràng buộc về tính thương mại, giúp giảm bớt chi phí.
-Một tiện ích khác của Linux là gần như “miễn dịch” với các loại virus thông thường. Điều này rất lợi về mặt bảo mật.
-Linux có sẵn toàn bộ nghi thức mạng TCP/IP, giúp ta kết nối Internet và gửi thư điện tử dễ dàng.
-Linux có bao gồm hàng ngàn ứng dụng, bao gồm các bảng biểu, cơ sở dữ liệu, xử lí văn bản, ngôn ngữ điện toán…trò chơi, đồ hoạ…
-Với mã nguồn kernel (nhân) mở, khoá chuyển, điều này có ý nghĩa rằng linux có thể chạy trên nhiều loại CPU và phần cứng khác nhau hơn bất kỳ hệ điều hành nào.
-Tài liệu giới thiệu về linux ngày càng nhiều không thua kém bất cứ một Hệ điều hành khác.
2. Nhược điểm:
-Điều bất lợi lớn nhất của hệ điều hành Linux đó là vì đây là hệ điều hành với mã nguồn mở. Có thể nói đây là “đất dụng võ” của các tay hacker chuyên nghiệp.
-Và một điều bất lợi nữa là không có một công ty nào chịu trách nhiệm phát triển hệ điều hành này cả.
-Linux thực sự không dễ cài đặt và dễ sử dụng như các hệ điều hành khác.
-Linux không dễ tương thích với một vài phần cứng nào đó. Có thể nói linux không thể chạy trên tất cả mọi phần cứng của PC hiện nay.
-Một điều bất tiện nữa là ứng dụng mà ta đang sử dụng hệ điều hành như DOS, OS/2 sẽ không chạy với Linux.
nguyenvulinh_i11c- Tổng số bài gửi : 24
Join date : 28/08/2011
Re: ưu nhược điểm của hệ điều hành linux
- Những ai đã đang và sẽ làm nghề Quản trị mạng nên chú ý học Linux nhiều zô nha. Rất rất quan trọng đó.
- 1 server mạnh chạy hệ điều hành Linux miễn phí thì còn gì tuyệt vời bằng.
- 1 server mạnh chạy hệ điều hành Linux miễn phí thì còn gì tuyệt vời bằng.
DoVanAnhVu (I11C)- Tổng số bài gửi : 26
Join date : 26/08/2011
Re: ưu nhược điểm của hệ điều hành linux
- Những ưu điểm kỹ thuật nổi bật của Linux
Kinh tế, đó là một đặc điểm không thể bỏ qua của Linux (ít nhất là đối với nước ta hiện nay). Tuy nhiên đối với Linux đó vẫn chưa là tất cả. HĐH này còn rất nhiều ưu điểm khác mà không một hệ điều hành nào có. Chính những đặc điểm này mới là nguyên nhân khiến cho Linux ngày càng trở nên phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà cả ở trên thế giới
* Linh hoạt, uyển chuyển
Như tôi đã trình bày ở trên, Linux là một HĐH mã nguồn mở nên bạn có thể tùy ý sửa chữa theo như mình thích.(miễn là bạn có đủ kiến thức!!!) Bạn có thể chỉnh sửa Linux và các ứng dụng trên đó sao cho phù hợp với mình nhất. Việc Việt hóa Windows được xem là không thể nếu như bạn không có sự đồng ý và hỗ trợ của Microsoft. Tuy nhiên với Linux thì bạn có thể làm được điều này một cách đơn giản hơn.( tham khảo thêm Sản phẩm Việtkey Linux đã đoạt giải nhất TTVN 2002) Mặt khác do Linux được một cộng đồng rất lớn những người làm phần mềm cùng phát triển trên các môi trường, hoàn cảnh khác nhau nên tìm một phiên bản phù hợp với yêu cầu của bạn sẽ không phải là một vấn đề quá khó khăn.
Tính linh hoạt của Linux còn được thể hiện ở chỗ nó tương thích được với rất nhiều môi trường. Hiện tại, ngoài Linux dành cho server,máy tính để bàn...nhân Linux (Linux kernel) còn được nhúng vào các thiết bị điều khiển như máy tính palm, robot.....Phạm vi ứng dụng của Linux được xem là rất rộng rãi.
* Độ an toàn cao
Trước hết, trong Linux có một cơ cấu phân quyền hết sức rõ ràng. Chỉ có "root"( người dùng tối cao) mới có quyền cài đặt và thay đổi hệ thống. Ngoài ra Linux cũng có cơ chế để một người dùng bình thường có thể chuyển tạm thời chuyển sang quyền "root" để thực hiện một số thao tác. Điều này giúp cho hệ thống có thể chạy ổn định và tránh phải những sai sót dẫn đến đổ vỡ hệ thống. Trong những phiên bản Windows gần đây, cơ chế phân quyền này cũng đã bước đầu được áp dụng, nhưng so với Linux thì vẫn kém chặt chẽ hơn.
Ngoài ra chính tính chất "mở" cũng tạo nên sự an toàn của Linux. Nếu như một lỗ hổng nào đó trên Linux được phát hiện thì nó sẽ được cả cộng đồng mã nguồn mở cùng sửa và thường thì chỉ sau 24h sẽ có thể cho ra bản sửa lỗi. Mặt khác đối với những HĐH mã nguồn đóng như Windows, bạn không thể biết được người ta viết gì, và viết ra sao mà chỉ biết đươc chúng chạy như thế nào. Vì vậy nếu như Windows có chứa những đoạn mã cho phép tạo những "back door" để xâm nhập vào hệ thống của bạn thì bạn cũng không thể biết được. Đối với người dùng bình thường như chúng ta vấn đề này có vẻ như không quan trọng nhưng đối với một hệ thống tầm cỡ như hệ thống quốc phòng thì vấn đề như thế này lại mang tính sống còn. Các nhân viên an ninh không được phép để lộ một kẽ hở nào, dù là nhỏ nhất vì nó liên quan đến an ninh của cả một quốc gia.Và một lần nữa các phần mềm mã nguồn mở nói chung và Linux nói riêng lại là sự lựa chọn số 1. Trong Linux mọi thứ đều công khai, người quản trị có thể tìm hiểu tới mọi ngõ ngách của hệ điều hành. Điều đó cũng có nghĩa là độ an toàn được nâng cao.
* Thích hợp cho quản trị mạng
Được thiết kế ngay từ đầu cho chế độ đa người dùng, Linux được xem là một hệ điều hành mạng rất giá trị. Nếu như Windows tỏ ra là một HĐH thích hợp với máy tính Desktop thì Linux lại là hệ điều hành thống trị đối với các Server. Đó là do Linux có rất nhiều ưu điểm thỏa mãn đòi hỏi của một hệ điều hành mạng: tính bảo mật cao, chạy ổn định, các cơ chế chia sẻ tài nguyên tốt.....Giao thức TCP/IP mà chúng ta vẫn thấy ngày nay chính là một giao thức truyền tin của Linux (sau này mới được đưa vào Windows)
* Chạy thống nhất trên các hệ thống phần cứng
Dù cho có rất nhiều phiên bản Linux được các nhà phân phối khác nhau ban hành nhưng nhìn chung đều chạy khá ổn định trên mọi thiết bị phần cứng, từ Intel 486 đến những máy Pentium mới nhất, từ những máy có dung lượng RAM chỉ 4MB đến những máy có cấu hình cực mạnh (tất nhiên là tốc độ sẽ khác nhau nhưng về nguyên tắc vẫn có thể chạy được). Nguyên nhân là Linux được rất nhiều lập trình viên ở nhiều môi trường khác nhau cùng phát triển (không như Windows chỉ do Microsoft phát triển) và bạn sẽ bắt gặp nhiều người có "cùng cảnh ngộ" như mình và dễ dàng tìm được các driver tương ứng với thiết bị của mình . Tính chất này hoàn toàn trái ngược với Windows. Mỗi khi có một phiên bản Windows mới ra đời thì bao giờ kèm theo đó cũng là một cơn khát về phần cứng vì HĐH mới thường không hỗ trợ các thiết bị quá cũ.
[u]
Kinh tế, đó là một đặc điểm không thể bỏ qua của Linux (ít nhất là đối với nước ta hiện nay). Tuy nhiên đối với Linux đó vẫn chưa là tất cả. HĐH này còn rất nhiều ưu điểm khác mà không một hệ điều hành nào có. Chính những đặc điểm này mới là nguyên nhân khiến cho Linux ngày càng trở nên phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà cả ở trên thế giới
* Linh hoạt, uyển chuyển
Như tôi đã trình bày ở trên, Linux là một HĐH mã nguồn mở nên bạn có thể tùy ý sửa chữa theo như mình thích.(miễn là bạn có đủ kiến thức!!!) Bạn có thể chỉnh sửa Linux và các ứng dụng trên đó sao cho phù hợp với mình nhất. Việc Việt hóa Windows được xem là không thể nếu như bạn không có sự đồng ý và hỗ trợ của Microsoft. Tuy nhiên với Linux thì bạn có thể làm được điều này một cách đơn giản hơn.( tham khảo thêm Sản phẩm Việtkey Linux đã đoạt giải nhất TTVN 2002) Mặt khác do Linux được một cộng đồng rất lớn những người làm phần mềm cùng phát triển trên các môi trường, hoàn cảnh khác nhau nên tìm một phiên bản phù hợp với yêu cầu của bạn sẽ không phải là một vấn đề quá khó khăn.
Tính linh hoạt của Linux còn được thể hiện ở chỗ nó tương thích được với rất nhiều môi trường. Hiện tại, ngoài Linux dành cho server,máy tính để bàn...nhân Linux (Linux kernel) còn được nhúng vào các thiết bị điều khiển như máy tính palm, robot.....Phạm vi ứng dụng của Linux được xem là rất rộng rãi.
* Độ an toàn cao
Trước hết, trong Linux có một cơ cấu phân quyền hết sức rõ ràng. Chỉ có "root"( người dùng tối cao) mới có quyền cài đặt và thay đổi hệ thống. Ngoài ra Linux cũng có cơ chế để một người dùng bình thường có thể chuyển tạm thời chuyển sang quyền "root" để thực hiện một số thao tác. Điều này giúp cho hệ thống có thể chạy ổn định và tránh phải những sai sót dẫn đến đổ vỡ hệ thống. Trong những phiên bản Windows gần đây, cơ chế phân quyền này cũng đã bước đầu được áp dụng, nhưng so với Linux thì vẫn kém chặt chẽ hơn.
Ngoài ra chính tính chất "mở" cũng tạo nên sự an toàn của Linux. Nếu như một lỗ hổng nào đó trên Linux được phát hiện thì nó sẽ được cả cộng đồng mã nguồn mở cùng sửa và thường thì chỉ sau 24h sẽ có thể cho ra bản sửa lỗi. Mặt khác đối với những HĐH mã nguồn đóng như Windows, bạn không thể biết được người ta viết gì, và viết ra sao mà chỉ biết đươc chúng chạy như thế nào. Vì vậy nếu như Windows có chứa những đoạn mã cho phép tạo những "back door" để xâm nhập vào hệ thống của bạn thì bạn cũng không thể biết được. Đối với người dùng bình thường như chúng ta vấn đề này có vẻ như không quan trọng nhưng đối với một hệ thống tầm cỡ như hệ thống quốc phòng thì vấn đề như thế này lại mang tính sống còn. Các nhân viên an ninh không được phép để lộ một kẽ hở nào, dù là nhỏ nhất vì nó liên quan đến an ninh của cả một quốc gia.Và một lần nữa các phần mềm mã nguồn mở nói chung và Linux nói riêng lại là sự lựa chọn số 1. Trong Linux mọi thứ đều công khai, người quản trị có thể tìm hiểu tới mọi ngõ ngách của hệ điều hành. Điều đó cũng có nghĩa là độ an toàn được nâng cao.
* Thích hợp cho quản trị mạng
Được thiết kế ngay từ đầu cho chế độ đa người dùng, Linux được xem là một hệ điều hành mạng rất giá trị. Nếu như Windows tỏ ra là một HĐH thích hợp với máy tính Desktop thì Linux lại là hệ điều hành thống trị đối với các Server. Đó là do Linux có rất nhiều ưu điểm thỏa mãn đòi hỏi của một hệ điều hành mạng: tính bảo mật cao, chạy ổn định, các cơ chế chia sẻ tài nguyên tốt.....Giao thức TCP/IP mà chúng ta vẫn thấy ngày nay chính là một giao thức truyền tin của Linux (sau này mới được đưa vào Windows)
* Chạy thống nhất trên các hệ thống phần cứng
Dù cho có rất nhiều phiên bản Linux được các nhà phân phối khác nhau ban hành nhưng nhìn chung đều chạy khá ổn định trên mọi thiết bị phần cứng, từ Intel 486 đến những máy Pentium mới nhất, từ những máy có dung lượng RAM chỉ 4MB đến những máy có cấu hình cực mạnh (tất nhiên là tốc độ sẽ khác nhau nhưng về nguyên tắc vẫn có thể chạy được). Nguyên nhân là Linux được rất nhiều lập trình viên ở nhiều môi trường khác nhau cùng phát triển (không như Windows chỉ do Microsoft phát triển) và bạn sẽ bắt gặp nhiều người có "cùng cảnh ngộ" như mình và dễ dàng tìm được các driver tương ứng với thiết bị của mình . Tính chất này hoàn toàn trái ngược với Windows. Mỗi khi có một phiên bản Windows mới ra đời thì bao giờ kèm theo đó cũng là một cơn khát về phần cứng vì HĐH mới thường không hỗ trợ các thiết bị quá cũ.
[u]
DoThiNgocNuong (I11C)- Tổng số bài gửi : 17
Join date : 27/08/2011
Similar topics
» Thảo luận Bài 1
» Ưu điểm và nhược điểm những công cụ điều khiển máy tính từ xa(Windows,Linux)
» Các hệ điều hành Smartphone, ưu và nhược điểm?
» Ưu điểm và nhược điểm của ảo hóa hệ điều hành
» Thảo luận Bài 1
» Ưu điểm và nhược điểm những công cụ điều khiển máy tính từ xa(Windows,Linux)
» Các hệ điều hành Smartphone, ưu và nhược điểm?
» Ưu điểm và nhược điểm của ảo hóa hệ điều hành
» Thảo luận Bài 1
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết