Tin học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thảo luận Bài 2

+79
HUYNHDUCANHI12A
HuynhMinhChanh(i91C)
TRANTHINHPHAT (I11C)
PhamQuangHien_I12A
DangLeHieu(I102C)
voquantrieu
DuongTrungQuan
nguyenhuutho
lymydung_I12A
NguyenVinhQuang_I12A
LeMInhTien(I11C)
TranTrungTinh(I12A)
quynhnhi.nguyen_I12A
Truc_Phuong(I111C)
ngophicamI12A
TranThiMyKhanh(I12A)
NguyenthechinhI12A
quicly_I111c
HUYNHMINHHAI(I12A)
NguyenThanhCang(I12A)
phanngocthinh(i12a)
HuynhNguyenTrungHau_I12C
VoTrongQuyet-I12A
BuiAnhNgoc(I12C)
quocbao2021
letanthanh18_I12A
TranVanBao(I12A)
lengocthuthao89 (i11c)
dongocthien (I11C)
BuiHuongTra(I12A)
NguyenXuanTri28
lethanhsang_I12A
VoThiHongNhung(I12A)
trinhvanminh_11h1010077
nguyen_tuan_phat_I12A
LacChiHao(I12A)
VuNguyenQuynhLam_I12C
phamphihung55
HuaTranTuQuyen(I12A)
PhamDucPhuong(I12A)
tranvanthien27(I12C)
minhtam_I12C
TranThiNgocQuynh(I12C)
NguyenDucMy78(I12C)
nguyenthingocmai_I12A
NguyenVanThang25 (I12A)
levanhop.it
trantrungnam-HC11TH2A
TranThiAnhDao89I12C
TranMinhTuan143(I12A)
NguyenHoangThangI12A
vonganhI12A
NgoXuanQuoc_(102C)
phamduyI12A
NguyenVanBenI12C
nguyenthimao_I12A
BuiPhamAnBinh(I12A)
nguyenthaihiep (I11C)
phuongnguyen
LeThanhTung (I11C)
huynhvanhung(I12A)
Nguyen Sy Hung I12A
dangvannhan_11h1010085
PhamThiKieuOanh_I12A
TranHoangNhanI12C
LeLamThang (113A)
NguyenHongHaiI12C
DaoThaiHuyI12A
LeXuanHau (I12C)
DoanNgocDan(I12A)
LeThiMaiPhuongI12A
KimHue36 (I11C)
tranthithanhuyen85 (I11C)
caothithuhuong(102c)
HoNgocTuan142(I12A)
LePhucHiep(102C)
thailongI12C
LeQuocKhanh-11H1010059
Admin
83 posters

Trang 8 trong tổng số 9 trang Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next

Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Những bộ phận cấu thành của hệ điều hành.

Bài gửi  TranTrungTinh(I12A) 10/3/2012, 17:09

- Quản lý Process (Process Management)
- Quản lý bộ nhớ chính (memory Management).
- Quản lý hệ thống file (File Management).
- Quản lý hệ thống I/O (I/O system Management).
- Quản lý bộ nhớ phụ (Secondary Storage Management).
- Hệ thống bảo vệ (Protection System).
- Command-Iterpreter System.

TranTrungTinh(I12A)

Tổng số bài gửi : 19
Join date : 10/03/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Trình bày tuyến thời gian công việc cảu một tiến trình có 3 yêu cầu nhập xuất với các thiết bị ngoại vi.

Bài gửi  NguyenthechinhI12A 11/3/2012, 19:55

Thảo luận Bài 2 - Page 8 17335727



CPU: sẽ thực hiện các lệnh của tiến trình người dùng. Nó xử lý ngắt. và kết thúc công việc đột xuất.
T1: CPU đang phát ra lệnh gì đó.
T2 : Yêu cầu Hệ điều hành có thiết bị nhập xuất.
Khoảng cách giữa T2 và Hình chữ U : là Hệ điều hành đang bận xử lý sau một lúc sau báo hệ điều hành đã xong rồi mới xử lý.
I/O:
T1: chưa tới hình chữ U cho ta thấy hiện tại nó đang nghỉ. Đang chờ đợi và đồng thời nó cũng gởi yêu cầu.
Khoảng cách giữa đường vạch thẳng với chữ U tại sao lại không kẻ thẳng vào là vì
Tùy từng hoàn cảnh mà phải từ từ không thể làm việc ngay được phải thực hiện chờ vì phải qua thời gian xử lý vấn đề gì đó.
Ví dụ: Như ai kêu chúng ta làm việc gì đó thì trong khi đó người đó phải chờ chúng ta đang đi tới nếu như chúng ta dang rảnh còn không thì phải chờ chúng ta làm xong rồi mới làm được.

Khi T2 : I/ O: đã kẻ đúng vào chữ U thì nó đã được kích hoạt và truyền dữ liệu
Ví dụ: khi ta không làm gi máy tình và nó chuyển sang trang thái nghỉ . nếu ta bấm bàn phím hay lay con chuột thì lúc đó máy hoạt động lại.
Sau T2 Nó lại quay lại trang thái nghỉ.
Đến T3: Tiếp tục làm việc.
T4: Xử lý ngắt sẽ lâu hơn lúc ban đầu.
T5,T6 : thực hiện và làm cũng tương tự .
NguyenthechinhI12A
NguyenthechinhI12A

Tổng số bài gửi : 24
Join date : 16/02/2012
Age : 35
Đến từ : BẮC NINH - HCM

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Mục đích của nguyên tắc Caching. VD minh họa

Bài gửi  LeMInhTien(I11C) 11/3/2012, 22:45

  • Là nguyên tắc quan trọng của hệ thống máy tính
.
  • Thông tin từ RAM có thể được cơ chế phần cứng đưa vào bộ nhớ nhanh hơn gọi là Cache. Khi CPU cần chính thông tin đó, không cần phải truy xuất RAM, mà lấy ngay từ Cache.

  • Loại bộ nhớ này không do HĐH quản lý và cấp phát.

  • Thực tế, RAM (Bộ nhớ Sơ cấp) là loại Cache nhanh so với đĩa cứng (Bộ nhớ thứ cấp) và HĐH có chức năng quản lý sự lưu chuyển dữ liệu giữa 2 loại bộ nhớ này

VD: Khi ta ở doanh trại thì khi cần uống nước thì lấy nước trong bình ngay tại doanh trại, như vậy sẽ nhanh hơn là ra suối lấy nước về uống.


Được sửa bởi LeMInhTien(I11C) ngày 11/3/2012, 23:24; sửa lần 1.
LeMInhTien(I11C)
LeMInhTien(I11C)

Tổng số bài gửi : 40
Join date : 07/09/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Hai phương thức Nhập/Xuất

Bài gửi  LeMInhTien(I11C) 11/3/2012, 23:21


- Synchronous I/O: Sau khi phát ra lệnh Nhập/Xuất, tiến trình chuyển sang trạng thái chờ đến khi Nhập/Xuất hoàn tất rồi mới chạy tiếp (thực hiện lệnh kế tiếp)
Ví dụ: Khi ta tạo mới một tài liệu nhập dữ liệu từ bàn phím, khi muốn lưu lại ta phải chọn Save, sau đó đặt tên file, và chọn nơi lưu trữ. Các tiến trình đó ở trạng thái chờ tiến trình trước nhập xuất hoàn tất đã.

- ASynchronous I/O: Sau khi phát ra lệnh Nhập/Xuất, tiến trình không chờ Nhập/Xuất hoàn tất mà thực hiện ngay lệnh kế tiếp. Như vậy, tiến trình vận hành song song với công việc Nhập/Xuất.
Để chứng minh điều đó, hãy xem hình vẽ sau:
Ví dụ: Khi ta nhập dữ liệu mới hoặc thêm vào tài liệu đã có, khi ta muốn lưu thì ta chọn Save và lúc này tiến trình vận hành song song với việc phát ra lệnh từ Save.
LeMInhTien(I11C)
LeMInhTien(I11C)

Tổng số bài gửi : 40
Join date : 07/09/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Nguyên tắc xử lý ngắt của hệ điều hành

Bài gửi  NguyenVinhQuang_I12A 13/3/2012, 00:35

- Hai loại ngắt chính:
. Tín hiệu ngắt (Interrupt Signal) từ các thiết bị (Ngắt cứng) truyền qua System Bus.
. Tín hiệu ngắt từ chương trình người dùng (Ngắt mềm) nhờ Lời gọi hệ thống (System Call hay Monitor Call). Lệnh đặc biệt này ( ví dụ có tên INT hoặc SysCall )cơ chế để tiến trình người dùng yêu cầu một dịch vụ của HĐH (ví dụ, yêu cầu thực hiện lệnh I/O).
- Với mỗi loại ngắt, có đoạn mã riêng của HĐH dùng để xử lý.
- Các HĐH hiện đại được dẫn dắt bởi các sự kiện. Nếu không có tiến trình nào vận hành, không có thiết bị I/O nào làm việc, HĐH im lặng chờ và theo dõi.
- Thông thường, mỗi loại ngắt tương ứng với 1 dòng trong bảng (Véc-tơ ngắt) chứa con
trỏ (Pointer) tới chương trình xử lý loại ngắt đó. Bảng này nằm ở vùng thấp của RAM (ví dụ: 100 bytes đầu tiên).
- Cơ chế xử lý ngắt phải có trách nhiệm ghi lại địa chỉ lệnh bị ngắt để sau đó có thể quay lại. Địa chỉ này cùng với nhiều thông tin khác có thể được ghi vào Ngăn xếp hệ thống (System Stack) với nguyên tắc làm việc LIFO ( Last-In, First-Out )

NguyenVinhQuang_I12A

Tổng số bài gửi : 21
Join date : 17/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Trình bày Thuật giải bảo vệ bộ nhớ bằng Thanh ghi Cơ sở và Thanh ghi Giới hạn ?

Bài gửi  NguyenVinhQuang_I12A 13/3/2012, 00:57

Để tiến trình người dùng không can thiệp được vào vùng nhớ của HĐH và của các tiến trình khác, thường sử dụng 2 thanh ghi: Thanh ghi Cơ sở (Base Register) và Thanh ghi Giới hạn (Limit Register).

Chỉ có HĐH mới có thể sửa được nội dung 2 thanh ghi này.
Thảo luận Bài 2 - Page 8 37836736

NguyenVinhQuang_I12A

Tổng số bài gửi : 21
Join date : 17/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Trình bày và so sánh 2 phương thức Nhập/Xuất (I/O) Synchronous(Đồng bộ) và ASynchronous(Không đông bộ)?

Bài gửi  NguyenVinhQuang_I12A 13/3/2012, 00:59

Synchronous (Đồng Bộ) I/O: Sau khi phát ra lệnh Nhập/Xuất, tiến trình chuyển sang trạng thái chờ đến
khi Nhập/Xuất hoàn tất rồi mới chạy tiếp (thực hiện lệnh kế tiếp)
Ví dụ: Khi ta tạo mới một tài liệu nhập dữ liệu từ bàn phím, khi muốn lưu lại ta phải chọn Save, sau đó đặt tên file, và chọn nơi lưu trữ. Các tiến trình đó ở trạng thái chờ tiến trình trước nhập
xuất hoàn tất đã.

- Asynchronous (Không đồng bộ) I/O: Sau khi phát ra lệnh Nhập/Xuất, tiến trình không chờ Nhập/Xuất hoàn
tất mà thực hiện ngay lệnh kế tiếp. Như vậy, tiến trình vận hành song song với công việc Nhập/Xuất.
Ví dụ: Khi ta nhập dữ liệu mới hoặc thêm vào tài liệu đã có, khi ta muốn lưu thì ta chọn Save và lúc này tiến trình vận hành song song với việc phát ra lệnh từ Save.

NguyenVinhQuang_I12A

Tổng số bài gửi : 21
Join date : 17/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Trình bày nguyên lý bảo vệ phần cứng bằng Mode Bit

Bài gửi  NguyenVinhQuang_I12A 13/3/2012, 01:03

Hệ điều hành hiện đại dùng cơ chế Dual-Mode để duy trì 2 chế độ là User Mode và Monitor Mode để bảo vệ hệ thống và các tiến trình đang vận hành.
Một Mode Bit được đưa vào phần cứng của máy để chỉ báo chế độ làm việc hiện hành:
0 - Monitor Mode, 1 - User Mode.
Monitor: phần thường trú của HĐH hoặc bộ giám sát
Khi Mode Bit hệ thống = 0 thì HĐH được sử dụng, HĐH được phép gọi các lệnh ưu tiên.
Khi Mode Bit hệ thống = 1 thì cho phép người dùng được sử dụng, tiến trình người dung không được phép thực hiện các lệnh ưu tiên.
Nếu tiến trình người dung muốn thực hiện các lệnh ưu tiên thì chỉ có thể thực hiện gián tiếp các lệnh ưu tiên đó thông qua lời gọi hệ thống (viết tắt System Call).
Chỉ có HĐH mới đổi được Mode Bit.

NguyenVinhQuang_I12A

Tổng số bài gửi : 21
Join date : 17/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Trình bày mô hình phân cấp các loại bộ nhớ trong máy tính.

Bài gửi  NguyenVinhQuang_I12A 13/3/2012, 01:05

Thảo luận Bài 2 - Page 8 68253636

- Một sự phân cấp bộ nhớ kiểu mẫu được chỉ ra ở hình trên. Khi chúng ta đi từ trên xuống trong sơ đồ phân cấp này, những sự kiện sau sẽ xảy ra:
. Giảm phí tổn cho một bit
. Tăng dung lượng
. Tăng thời gian truy cập
. Giảm tần số truy cập bộ nhớ bởi CPU
- Do vậy bộ nhớ nhỏ hơn, nhanh hơn, đắt tiền hơn được phụ trợ bởi bộ nhớ lớn hơn, chậm hơn, rẻ hơn. Chìa khóa cho sự thành công trong cách tổ chức này là yếu tố cuối cùng, tức là giảm thiểu tần số truy cập.

NguyenVinhQuang_I12A

Tổng số bài gửi : 21
Join date : 17/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Trình bày tuyến thời gian công việc của 1 tiến trình có 3 yêu cầu Nhập/ Xuất(I/O) với thiết bị ngoài

Bài gửi  NguyenVinhQuang_I12A 13/3/2012, 01:11

Thảo luận Bài 2 - Page 8 %3E

NguyenVinhQuang_I12A

Tổng số bài gửi : 21
Join date : 17/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Trình bày nguyên tắc xử lý ngắt của hệ điều hành.

Bài gửi  lymydung_I12A 13/3/2012, 23:50

* Hai loại nhắt chính :
- Tín hiệu ngắt (Internal Singal) từ các thiết bị (ngắt cứng) truyền qua System Bus.
- Tín hiệu ngắt từ chương trình người dùng (ngắt mếm) nhờ lời gọi hệ thống (System Call hay Monitor Call). Lệnh đặc biệt này (ví dụ có tên INT hoặc SysCall) cơ chế để tiến trình người dùng yêu cầu một dịch vụ của HĐH (ví dụ yêu cầu thực hiện lệnh I/O).
* Với mỗi loại ngắt, có đoạn mã riêng của HĐH dùng để xử lý.
* Các HĐH hiện đại được dẩn dắt bởi các sự kiện. Nế ko có tiến trình nào vận hành, ko có thiết bị I/O nào làm việc, HĐH chờ và theo dõi.
* Thông thường mỗi loại ngắt ứng với một dòng trong bản (Véc-tơ ngắt)chứa con trỏ (Pointer) tới chương trình xử lý loại ngắt đó. Bảng này nằm ở vùng thấp của Ram (ví dụ 100 bytes đầu tiên).
* Cơ chế xử lý ngắt phải có trách nhiệm ghi lại địa chỉ lệnh bị ngắt để sau đó có thể quay lại. Địa chỉ này cùng với nhiều thông tin khác có thể được ghi vào Ngăn xếp hệ thống (System Stack) với nguyên tắc làm việc LIFO(Last-In,First-Out).

lymydung_I12A

Tổng số bài gửi : 21
Join date : 15/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Trình bày và so sánh 2 phương thức Nhập/Xuất Synchronous(Đồng bộ) và ASynchronous(Không đông bộ).

Bài gửi  lymydung_I12A 13/3/2012, 23:55

-Synchronous (Đồng Bộ): Sau khi phát ra lệnh Nhập/Xuất, tiến trình chuyển sang trạng thái chờ đến
khi Nhập/Xuất hoàn tất rồi mới chạy tiếp (thực hiện lệnh kế tiếp)
Ví dụ: Khi ta tạo mới một tài liệu nhập dữ liệu từ bàn phím, khi muốn lưu lại ta phải chọn Save, sau đó đặt tên file, và chọn nơi lưu trữ. Các tiến trình đó ở trạng thái chờ tiến trình trước nhập
xuất hoàn tất đã.

- Asynchronous (Không đồng bộ): Sau khi phát ra lệnh Nhập/Xuất, tiến trình không chờ Nhập/Xuất hoàn
tất mà thực hiện ngay lệnh kế tiếp. Như vậy, tiến trình vận hành song song với công việc Nhập/Xuất.
Ví dụ: Khi ta nhập dữ liệu mới hoặc thêm vào tài liệu đã có, khi ta muốn lưu thì ta chọn Save và lúc này tiến trình vận hành song song với việc phát ra lệnh từ Save.

lymydung_I12A

Tổng số bài gửi : 21
Join date : 15/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Nguyên lý bảo vệ CPU bằng Timer.

Bài gửi  lymydung_I12A 14/3/2012, 00:02

- CPU protection: bảo đảm OS phải duy trì được quyền điều khiển, tránh trường hợp user bị lặp vô hạn, không trả quyền điều khiển. Cơ chế thực hiện là timer.
- Timer– kích khởi các ngắt quãng định kỳ.
+ Bộ đếm timer sẽ giảm dần sau mỗi xung clock của máy tính.
+ Khi timer bằng 0 thì kích hoạt ngắt timer và OS sẽ nắm quyền điều khiển.
- Timer cũng được sử dụng để hiện thực hệ thống time sharing.Thiết lập timer gây ngắt định kỳ N ms (time slice, quantum).
- Timer cũng được dùng để tính thời gian.
- Lệnh nạp giá trị cho bộ đếm timer là privileged instruction.

lymydung_I12A

Tổng số bài gửi : 21
Join date : 15/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Trình bày nguyên lý bảo vệ phần cứng bằng Mode Bit.

Bài gửi  lymydung_I12A 14/3/2012, 00:04

- Hệ điều hành dung cơ chế Dual-Mode để duy trì 2 chế đọ là User Mode và Monitor Mode (Còn gọi là Supervisor Mode, System mode hoặc Privileged mode) để bảo vệ hệ thống và các tiến trình đang vận hành.
- Một Mode Bit được đưa vào phẩn cứng của máy để chỉ báo chế đọ làm việc hiên hành
0- Monitor mode, 1- User mode
- Khi xảy ra ngắt phần cứng chuyển từ User mode sang Monitor Mode bằng cách đặt Mode Bit thành 0.
- Hệ điều hành đặt Mode Bit bằng 1 trước khi trả điều khiển tiến trình người dung.
- Bộ xử lý Pentium hổ trwoj Mode Bit, do đó các Hệ ddiieuf hành windows 2000 và OS/2 tận dụng được tính năng này để bảo vệ máy tính tốt hơn.

lymydung_I12A

Tổng số bài gửi : 21
Join date : 15/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Trình bày Thuật giải bảo vệ bộ nhớ bằng Thanh ghi Cơ sở và Thanh ghi Giới hạn.

Bài gửi  lymydung_I12A 14/3/2012, 00:05

Để tiến trình người dùng không can thiệp được vào vùng nhớ của HĐH và của các tiến trình khác, thường sử dụng 2 thanh ghi: Thanh ghi Cơ sở (Base Register) và Thanh ghi Giới hạn (Limit Register).

Chỉ có HĐH mới có thể sửa được nội dung 2 thanh ghi này.
Thảo luận Bài 2 - Page 8 37836736

lymydung_I12A

Tổng số bài gửi : 21
Join date : 15/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Re: Thảo luận Bài 2

Bài gửi  quicly_I111c 16/3/2012, 18:51

NguyenVinhQuang_I12A đã viết:Để tiến trình người dùng không can thiệp được vào vùng nhớ của HĐH và của các tiến trình khác, thường sử dụng 2 thanh ghi: Thanh ghi Cơ sở (Base Register) và Thanh ghi Giới hạn (Limit Register).

Chỉ có HĐH mới có thể sửa được nội dung 2 thanh ghi này.
Thảo luận Bài 2 - Page 8 37836736

Bổ sung thêm:

 Để tiến trình người dùng không can thiệp được vào vùng nhớ của hệ điều hành và các tiến trình khác, thường sử dụng hai thanh ghi :
o Thanh ghi Cơ sở (Base register): được dùng để lưu trữ địa chỉ ô nhớ hợp lệ nhỏ nhất
o Thanh ghi Giới hạn (Limit register): lưu trữ kích thước của cả ô nhớ.
Ví dụ, nếu thanh ghi base lưu trữ giá trị 300040 và thanh ghi limit lưu trữ giá trị là 120900 thì chương trình sẽ có thể truy cập hợp lệ vào các địa chỉ ô nhớ trong khoảng từ 300040 cho đến 420940.
 Chỉ có HĐH mới có thể sửa được nội dung hai thanh ghi này. Vì thanh ghi base và limit chỉ có thể được nạp bởi hệ điều hành
Thảo luận Bài 2 - Page 8 Scaled.php?server=837&filename=thanhghi

quicly_I111c

Tổng số bài gửi : 20
Join date : 30/08/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Thiết bị Xuất/Nhập (I/O) của máy tính

Bài gửi  nguyenhuutho 23/3/2012, 19:36

Thiết Bị Xuất/Nhập cho phép máy tính thu nhận thông tin từ bên ngoài qua thiết bị Nhập. Sau khi được xử lý bởi Hệ Điều Hành Trung Ương sẻ được gửi kết quả công việc của nó đến Thiết Bị Xuất.
- Các Thiết Bị Nhập bao gồm: Con Trỏ (Con Chuột), Bàn Phím, Ổ Đĩa Mềm, Ổ Đĩa CD, Webcam, Touchpad

- Các Thiết Bị Xuất bao gồm : Màn Hình, Máy In, Ổ Đĩa Flash (USB), Ổ Cứng Di Động tới những thiết bị không thông dụng như Ổ ZIP.

- Công việc của thiết bị nhập (input) là mã hóa (chuyển đổi) thông tin từ nhiều định dạng sang dạng dữ liệu mà máy tính có thể xử lý.
- Các thiết bị xuất (output) thì ngược lại, thực hiện công việc giải mã dữ liệu thành thông tin mà người sử dụng có thể hiểu được.
Với ý nghĩa này thì hệ thống máy tính có thể coi như một hệ thống xử lý dữ liệu.

nguyenhuutho

Tổng số bài gửi : 31
Join date : 09/03/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Thảo luận Bài 2

Bài gửi  DuongTrungQuan 27/3/2012, 22:29

Cám ơn các bạn trã lời

DuongTrungQuan

Tổng số bài gửi : 57
Join date : 16/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Re: Thảo luận Bài 2

Bài gửi  voquantrieu 30/3/2012, 13:03

@TrungQuan: cám ơn thì cám ơn rõ ra...chứ chung chung thì bik bạn cám ơn ai=))

voquantrieu

Tổng số bài gửi : 8
Join date : 17/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Trình bày nguyên lý lưu gần (caching) sử dụng trong máy tính

Bài gửi  DangLeHieu(I102C) 4/4/2012, 00:50

Nguyên lý lưu gần (caching) có thể ví dụ như sau:
Ta soạn thảo văn bản Word, khi ta gõ: Trường Đại Học Mở TPHCM.. Khi ta chưa thực hiện hành động File/Save , thì đoạn văn bản đó đang lưu ở đâu???? Đó là cache.
Khi ta Save thành 1 file, ta Open file đó ra, sau đó đóng file đó lại.
20 giây sau ta lại mở file đó, câu hỏi được đặt ra là tại sau lần này file đó load lên nhanh hơn??? Vì lúc này file được load từ cache, đó là caching.

DangLeHieu(I102C)

Tổng số bài gửi : 18
Join date : 05/03/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Tìm hiểu bad sector? hướng xử lý

Bài gửi  PhamQuangHien_I12A 4/4/2012, 22:57

cách nhận biết bad sector ?
1. Trong lúc đang cài đặt Windows hệ thống bị treo mà không hề xuất hiện một thông báo lỗi nào (đĩa cài đặt Windows vẫn còn tốt), mặc dù vẫn có thể dùng Partition Magic phân vùng cho HDD một cách bình thường.

2. Không Fdisk được: Khi Fdisk báo lỗi No fixed disk present (đĩa cứng hiện tại không thể phân chia) hoặc Fdisk được nhưng rất có thể máy sẽ bị treo trong quá trình Fdisk.

3. Không format được HDD: Khi tiến hành format đĩa cứng máy báo lỗi Bad Track 0 - Disk Unsable.

4. Khi đang format thì máy báo Trying to recover allocation uint ***x. Lúc này máy báo cho ta biết cluster ***x bị hư và nó đang cố gắng phục hồi lại cluster đó, nhưng thông thường cái ta nhận được là một bad sector!

5. Đang chạy bất kỳ ứng dụng nào, nhận được một câu thông báo như Error reading data on driver C:, Retry, Abort, Ignore, Fail? Hoặc Sector not found on driver C:, Retry, Abort, Ignore, Fail? Hoặc A serious error occur when reading driver C:, Retry or Abort ?.

6. Khi chạy Scandisk hay NDD (Norton Disk Doctor) hay bất kỳ phần mềm kiểm tra bề mặt đĩa (surface scan) nào, ta sẽ gặp rất nhiều bad sector.

CÁCH KHẮC PHỤC:

- Cách 1: Dùng Partition Magic cắt bỏ chổ bad.

Thực hiện như sau:

Đầu tiên dùng chương trình NDD, khởi động hệ thống từ đĩa Hiren’s Boot, ở menu của chương trình chọn mục 6. Hard Disk Tools, chọn tiếp 6. Norton Utilities, chọn 1. Norton Disk Doctor.

Sau khi dùng NDD xác định được vị trí bị bad trên HDD, tiến hành chạy chương trình Partion Magic cắt bỏ phần bị bad.

Ví dụ: Khoảng bị bad từ 6.3 GB đến 6.6 GB, bạn chia lại partition, chọn partition C đến 6 GB, partition D bắt đầu từ 7 GB, cứ như thế bạn tiến hành loại bỏ hết hẳn phần bị bad (đừng hà tiện!). Cách này thủ công nhưng sử dụng rất hiệu quả, tuy nhiên nó chỉ khắc phục khi đĩa cứng của bạn có số lượng bad thấp.

- Cách 2: Dùng chương trình HDD Regenerator:

Thông thường nhà sản xuất luôn để dự phòng một số sector trên mỗi track hoặc cylinder, và thực chất kích thước thực của sector vẫn lớn hơn 512 bytes rất nhiều (tùy loại và hãng đĩa). Như thế nếu như số sector bị bad ít hơn số dự phòng còn tốt thì lúc này có thể HDD Regenerator sẽ lấy những sector dự phòng còn tốt đắp qua thay cho sector bị hư, như vậy bề mặt đĩa sẽ trở nên “sạch” hơn và tốt trở lại. Dĩ nhiên nếu lượng bad sector nhiều hơn sector dự phòng thì ổ cứng sẽ còn một ít bad. Bạn có thể quay lại cách 1.

Cách thực hiện: Khởi động hệ thống từ đĩa Hiren’s Boot. Cửa sổ đầu tiên xuất hiện, chọn 6. Hard Disk Tools, chọn tiếp 2. HDD Regenerator, bấm phím bất kỳ để xác nhận. Kế đến ở dòng Starting sector (leave 0 to scan from the beginning) gõ vào dung lượng lớn nhất hiện có của HDD, gõ xong bấm Enter để chương trình thực hiện. Thời gian chờ, tùy thuộc vào dung lượng đĩa và số lượng bad.....

PhamQuangHien_I12A

Tổng số bài gửi : 62
Join date : 22/02/2012
Age : 35
Đến từ : Quãng Ngãi

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Ví dụ nhập xuất đồng bộ và nhập xuất không đồng bộ.

Bài gửi  PhamQuangHien_I12A 4/4/2012, 23:16

Nhập xuất không đồng bộ: Bạn có thể vừa xem phim vừa nói chuyện (không phải chờ xem phim xong mới nói chuyện mà 2 công việc có thể tiến hành song song. Nếu chờ xem xong mới nói chuyện là nhập xuất đồng bộ).
Nhập xuất đồng bộ: Bạn không thể vừa đá bóng vừa đọc sách được (sau khi đá bóng xong mới đọc sách được)

Hay ví dụ: Bạn A giải bài tập trên bảng .
- Đồng bộ: là bạn phải chờ bạn A giải xong thì mới ghi
- Không đồng bộ: bạn A giải tới đâu bạn ghi tới đó
Hay ví dụ: Bạn A paste 1 file vào thư mục dùng chung (thư mục shared).
- Đồng bộ: khi bạn B chờ A paste xong mới copy
- Không đồng bộ: khi bạn B không chờ A paste xong mà copy luôn

PhamQuangHien_I12A

Tổng số bài gửi : 62
Join date : 22/02/2012
Age : 35
Đến từ : Quãng Ngãi

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Quy trình khởi động của hệ điều hành

Bài gửi  PhamQuangHien_I12A 4/4/2012, 23:17

Khi bắt đầu nhấn nút Power,video được khởi gọi,tiến trình tự kiểm tra của phần cứng được bắt đầu.BIOS thực hiện những cuộc kiểm tra,gọi là POSTS(power-on selftests). Bình thường việc kiểm tra bộ nhớ là dễ nhìn thấy nhất,tiến trình của nó có thể thấy dễ dàng trên mọi màn hình lúc khởi động.

Sau khi chạy xong POST,hệ thống sẽ khởi gọi các adapter(thiết bị tiếp hợp).Nếu trong các adapter đã có sẵn BIOS của chính chúng,BIOS của Adapter sẽ được gọi để thực thi sự khởi động của chúng.Đối với các thiết bị giao tiếp IDE(thường các máy tính có từ 2-4 giao tiếp IDE),mỗi ổ đĩa đã kết nối (thường có thể gắn đến 2 ổ đĩa cho mỗi giao tiếp IDE,do đó có thể cho phép gắn nhiều nhất lên đến 8 ổ đĩa) được truy vấn các đặc tính và các phương thức truy cập của chúng.1 vài thiết bị như các thiết bị giao tiếp SCSI trưng bày những thông tin trên màn hình và cho phép người sử dụng có thể tương tác với nó.Các Adapter không có tích hợp sẵn BIOS sẽ không được khởi tạo cho đến khi Win XP load các driver của chúng trong tiến trình khởi động.

Sau khi tất cả các adapter có BIOS đã được khởi tạo,hệ thống bắt đầu khởi động tiến trình load,đọc sector nằm ở vị trí bắt đầu của đĩa khởi động và thực hiện các câu lệnh(đoạn code) trong sector này.Sector này được gọi bởi sector khởi động hoặc MBR(Master Boot Record), nó được viết bởi hệ điều hành khi được cài đặt.

Đoạn code trong MBR load file NTLDR(File này không có đuôi mở rộng) Sau khi load,MBR chuyển điều khiển đến đoạn code trong NTLDR.

(Sưu tầm)
NTLDR sau đó chuyển vào mode 32 bit(Chú ý rằng 1 bộ xử lý của Intel luôn khởi động vào mode 16 bit).Sau đó nó load 1 bản sao đặc biệt của các file hệ thống I/O và đọc chúng trong file boot.ini.

File boot.ini có thông tin về mỗi hệ điều hành cần khởi động.Windows XP có khả năng hỗ trợ đa khởi động(Điều đó là bình thường để cài đặt Win XP có thể khởi động với Windows NT, Windows XP, Windows 95 or Windows 98).File NTLDR tiến hành xử lý file boot.ini, trưng bày các thông tin cho phép người sử dụng lựa chọn hệ điều hành nào sẽ được load.

Khi bạn chọn Win Xp để load,file NTLDR sẽ load file ntdetect.com. Đây là file thu thập các thông tin về phần cứng được cài đặt hiện hành và lưu giữ những thông tin này vào registry.Hầu hết các thông tin này được lưu giữ trong cây HKEY_LOCAL_MACHINE .

1 khi file NTDETECT đã kiểm tra xong phần cứng,điểu khiển được trả về lại cho file NTLDR và tiến trình khởi động lại được tiếp tục.Vào thời gian này Registry đã được cập nhật về cơ bản cấu hình các phần cứng trong máy tính ,thông tin cấu hình này được lưu trữ trong HKEY_LOCAL_MACHINEHardware.

Dấu nhắc lựa chọn cấu hình "Press spacebar now to invoke Hardware Profile/Last Known Good menu," cho phép Win XP sử dụng những cấu hình đặc biệt, được lưu trữ trong HKEY_LOCAL_MACHINE.

Theo sau sự kiểm tra của file NTDETECT,file NTLDR load và khởi tạo các nhân Windows NT,load các services, và bắt đầu Windows.

Khi các nhân đã được load xong, HAL(Hardware Abstraction Layer) cũng được load,nó được sử dụng để quản lý các thiết bị phần cứng.Kế đến các khóa trong registry HKEY_LOCAL_MACHINE_System cũng được load vào bộ nhớ. Windows XP sẽ quét registry để tìm tất cả các drivers bắt đầu với giá trị 0,bao gồm những drivers sẽ được load và khởi tạo vào lúc khởi động.

Sau đó các nhân sẽ được khởi tạo. Màn hình chào đón chuyển đến khung nền đen và bạn sẽ nhìn thấy thông tin về build number của Windows XP và number của bộ xử lý hệ thống.Tại đây ,hệ thống sẽ quét lại lần nữa registry và tìm tất cả các driver cần được load trong gia đoạn khởi động nhân.

Từ lúc này Windows XP bắt đầu nhiều thành phần của hệ thống và các thành phần do user cài đặt. Mỗi thành phần này đọc thông tin từ registry và thực thi nhiều công việc khác nhau.Trong giai đoạn cuối,chương trình quản lý user logon, WinLogon, bắt đầu. WinLogon cho phép người sử dụng log on và sử dụng Win Xp.

Vậy là bạn đã hiểu tại sao mỗi khi cài đặt 1 số phần mềm cũng như chỉnh sửa trong Registry đòi hỏi bạn phải khởi động lại máy rồi đó.

PhamQuangHien_I12A

Tổng số bài gửi : 62
Join date : 22/02/2012
Age : 35
Đến từ : Quãng Ngãi

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Phân loại bộ nhớ

Bài gửi  TRANTHINHPHAT (I11C) 5/4/2012, 09:22

Như ta đã biết Bộ nhớ là thiết bị nhớ có thể ghi và chứa thông tin. Mỗi loại thì lại có dung lượng, tốc độ truy cập, cổng giao tiếp khác nhau.
Bộ nhớ được phân ra 16 loại như sau: (sao nhiều vậy nhỉ Rolling Eyes )
1. ROM (Read Only Memory)
Ðây là loại bộ nhớ dùng trong các hãng sãn xuất là chủ yếu. Nó có đặc tính là
thông tin lưu trữ trong ROM không thể xoá được và không sửa được, thông tin sẽ được
lưu trữ mãi mãi. Nhưng ngược lại ROM có bất lợi là một khi đã cài đặt thông tin vào rồi
thì ROM sẽ không còn tính đa dụng. Ví dụ điển hình là các con "chip" trên motherboard
hay là BIOS ROM để vận hành khi máy tính vừa khởi động.
2. PROM (Programmable ROM)
Mặc dù ROM nguyên thủy là không ghi hay xóa được, nhưng các thế hệ sau của
ROM đã đa dụng hơn như PROM. Các hãng sản xuất có thể cài đặt lại ROM bằng cách
dùng các loại dụng cụ đặc biệt và đắt tiền. Thông tin có thể cài đặt vào chip và nó sẽ lưu
lại mãi trong chip. Một đặc điểm lớn nhất của loại PROM là thông tin chỉ cài đặt một lần
mà thôi. CD cũng có thể được gọi là PROM vì chúng ta có thể lưu trữ thông tin vào nó
chỉ một lần duy nhất và không thể xoá được.
3. EPROM (Erasable Programmable ROM)
Một dạng cao hơn PROM là EPROM, tức là ROM có thể xoá và ghi lại được.
EPROM khác PROM ở chỗ là thông tin có thể được viết và xoá nhiều lần theo ý người sử
dụng, và phương pháp xoá là phần cứng (dùng tia hồng ngoại).
4. EEPROM (Electrically Erasable Programmable ROM)
Ðây là một dạng cao hơn EPROM, đặt điểm khác biệt duy nhất so với EPROM là
có thể ghi và xoá thông tin lại nhiều lần bằng phần mềm.
5. RAM (Random Access Memory)
RAM là thế hệ kế tiếp của ROM, cả RAM và ROM đều là bộ nhớ truy xuất ngẫu
nhiên, tức là dữ liệu được truy xuất không cần theo thứ tự. Tuy nhiên ROM chạy chậm
hơn RAM rất nhiều. Thông thường ROM cần trên 50ns để xử lý dữ liệu trong khi đó
RAM cần dưới 10ns.
6. SRAM (Static RAM) và DRAM (Dynamic RAM)
SRAM (RAM tĩnh) là loại RAM lưu trữ dữ liệu không cần cập nhật thường xuyên
trong khi DRAM là loại RAM cần cập nhật dữ liệu thường xuyên. Thông thường dữ liệu
trong DRAM sẽ được làm tươi (refresh) nhiều lần trong một giây để giữ lại những thông
tin đang lưu trữ, nếu không thì dữ liệu trong DRAM cũng sẽ bị mất do hiện tượng rò rỉ
điện tích của các tụ điện. Các khác biệt của SRAM so với DRAM:
- Tốc độ của SRAM lớn hơn DRAM do không phải tốn thời gian refresh..
- Chế tạo SRAM tốn kém hơn DRAM nên thông thường sử dụng DRAM để
hạ giá thành sản phẩm.
7. FPM - DRAM (Fast Page Mode DRAM)
Là một dạng cải tiến của DRAM, về nguyên lý thì FPM - DRAM sẽ chạy nhanh
hơn DRAM do cải tiến cách dò địa chỉ trước khi truy xuất dữ liệu. FPM - DRAM hầu như
không còn sản xuất trên thị trường hiện nay nữa.
8. EDO - DRAM (Extended Data Out DRAM)
Là một dạng cải tiến của FPM - DRAM, nó truy xuất nhanh hơn FPM - DRAM
nhờ một số cải tiến cách dò địa chỉ trước khi truy cập dữ liệu. Tuy nhiên, EDO - DRAM
là cần hỗ của chipset hệ thống. Loại bộ nhớ nầy chạy với máy 486 trở lên (tốc độ dưới
75MHz). EDO DRAM cũng đã quá cũ so với kỹ thuật hiện nay, tốc độ của EDO-DRAM
nhanh hơn FPM-DRAM từ 10 - 15%.
9. BDEO-DRAM (Burst Extended Data Out DRAM)
Là thế hệ sau của EDO DRAM, dùng kỹ thuật đường ống (pipeline) để rút ngắn
thời gian dò địa chỉ.
10. SDRAM (Synchronous DRAM)
Ðây là một loại RAM có nguyên lý chế tạo khác hẳn với các loại RAM trước.
Đồng bộ (synchronous) là một khái niệm rất quan trọng trong lĩnh vực số. RAM hoạt
động do một bộ điều khiển xung nhịp (clock memory), dữ liệu sẽ được truy xuất hay cập
nhật mỗi khi clock chuyển từ logic 0 sang 1, đồng bộ có nghĩa là ngay lúc clock nhảy từ
logic 0 sang 1 chứ không hẳn là chuyển sang logic 1 hoàn toàn (tác động bằng cạnh
xung). Do kỹ thuật này, SDRAM và các thế hệ sau có tốc độ cao hơn hẳn các loại DRAM
trước, đạt tốc độ 66, 100, 133 MHz.
11. DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM)
Ðây là loại bộ nhớ cải tiến từ SDRAM. Nó nhân đôi tốc độ truy cập của SDRAM
bằng cách dùng cả hai quá trình đồng bộ khi clock chuyển từ logic 0 sang 1 và từ logic 1sang 0 (dùng cả cạnh âm và cạnh dương). Loại RAM này được CPU Intel và AMD hỗ trợ,
tốc độ vào khoảng 266 MHz. (DDR-SDRAM đã ra đời trong năm 2000)
12. DRDRAM (Direct Rambus DRAM)
Hệ thống Rambus (tên hãng chế tạo) có nguyên lý và cấu trúc chế tạo hoàn toàn
khác loại SDRAM truyền thống. Bộ nhớ sẽ được vận hành bởi một hệ thống phụ gọi là
kênh truyền Rambus trực tiếp (direct Rambus channel) có độ rộng bus 16 bit và một xung
clock 400MHz (có thể lên tới 800MHz). Theo lý thuyết thì cấu trúc mới nầy sẽ có thể trao
đổi dữ liệu với tốc độ 400MHz x 16 bit = 400MHz x 2 bytes = 800 MBps. Hệ thống
Rambus DRAM cần một chip serial presence detect (SPD) để trao đổi với motherboard.
Ta thấy kỹ thuật mới nầy dùng giao tiếp 16 bit, khác hẳn với cách chế tạo truyền thống là
dùng 64 bit cho bộ nhớ nên kỹ thuật Rambus cho ra đời loại chân RIMM (Rambus Inline
Memory Module), khác so với bộ nhớ truyền thống. Loại RAM này chỉ được hỗ trợ bởi
CPU Intel Pentum IV, tốc độ vào khoảng 400 – 800 MHz
13. SLDRAM (Synchronous - Link DRAM)
Là thế hệ sau của DRDRAM, thay vì dùng kênh Rambus trực tiếp 16 bit và tốc độ
400MHz, SLDRAM dùng bus 64 bit chạy với tốc độ 200MHz. Theo lý thuyết thì hệ
thống mới có thể đạt được tốc độ 200MHz x 64 bit = 200MHz x 8 bytes = 1600 MBps,
tức là gấp đôi DRDRAM. Ðiều thuận tiện là là SLDRAM được phát triển bởi một nhóm
20 công ty hàng đầu về vi tính cho nên nó rất da dụng và phù hợp nhiều hệ thống khác
nhau.
14. VRAM (Video RAM)
Khác với bộ nhớ trong hệ thống, do nhu cầu về đồ hoạ ngày càng cao, các hãng
chế tạo card đồ họa đã chế tạo VRAM riêng cho video card của họ mà không cần dùng bộ
nhớ của hệ thống chính. VRAM chạy nhanh hơn vì ứng dụng kỹ thuật Dual Port nhưng
đồng thời cũng đắt hơn rất nhiều.
15. SGRAM (Synchronous Graphic RAM)
Là sản phẩm cải tiến của VRAM, nó sẽ đọc và viết từng block thay vì từng mảng
nhỏ.
16. Flash Memory
Là sản phẩm kết hợp giữa RAM và đĩa cứng, bộ nhớ flash có thể chạy nhanh như
SDRAM mà và vẫn lưu trữ được dữ liệu khi không có nguồn cung cấp.

TRANTHINHPHAT (I11C)

Tổng số bài gửi : 52
Join date : 29/08/2011
Age : 35
Đến từ : THU DAU MOT, BINH DUONG

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Cấu trúc bộ nhớ luôn lũy thừa 2 ?

Bài gửi  HuynhMinhChanh(i91C) 13/4/2012, 23:04

Vì sao kích cỡ của trang bộ nhớ luôn là lũy thừa của 2?
Giải:
- Cơ chế phân trang cho phép không gian địa chỉ thực (physical address space) của một process có thể không liên tục nhau.
- Bộ nhớ thực được chia thành các khối kích thước cố định bằng nhau gọi là frame.
- Thông thường kích thước của frame là lũy thừa của 2, từ khoảng 512 byte đến 16MB
- Bộ nhớ luận lý (logical memory) cũng được chia thành khối cùng kích thước gọi là trang nhớ (page).

HuynhMinhChanh(i91C)

Tổng số bài gửi : 47
Join date : 02/03/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 2 - Page 8 Empty Re: Thảo luận Bài 2

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 8 trong tổng số 9 trang Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết