Sự khác biệt giữa các phiên bản và hệ điều hành WINDOW 7
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Sự khác biệt giữa các phiên bản và hệ điều hành WINDOW 7
Windows 7 có tất cả 6 phiên bản, phiên bản chính, được bán rộng rãi nhất dành cho người dùng thông thường có tên Windows 7 Home Premium, và bản tương tự cho khách hàng doanh nhân sẽ là Windows 7 Profesional.
Hai phiên bản cấp thấp, Home Basic và Starter sẽ chỉ được bán cho các hãng lắp ráp máy tính, nhắm tới đối tượng người dùng ở các quốc gia đang phát triển bên ngoài Mĩ, châu Âu và Nhật Bản. Phiên bản có tên Enterprise được dành hạn chế cho các đối tác doanh nghiệp “nặng kí”, trong khi Ultimate với đầy đủ toàn bộ các chức năng sẽ dành cho người dùng trung thành sẵn sàng trả tiền.
1)Khác biệt giữa các phiên bản Windows 7?
Sau đây là một số thông tin cụ thể về các phiên bản Windows 7 được phát hành:
So sánh sự khác nhau giữa các phiên bản Windows 7 – Ảnh: Cnet
Windows 7 Starter là phiên bản tối giản và nhẹ nhất của hệ điều hành mới mà Microsoft sẽ chỉ bán ra cho các nhà sản xuất để cài đặt cho netbook. Người dùng Windows XP hay Vista không thể nâng cấp lên Windows 7 Starter. Cũng không có bản Windows 7 Starter 64 bit và các tính năng sẵn có như Backup và Restore Center sẽ không làm việc với các ổ đĩa chia sẻ qua mạng. Bên cạnh đó, Windows 7 Starter cũng thiếu mất những tính năng "hấp dẫn" như giao diện Aero và tính năng quản lý Theme đều không được kích hoạt cũng như không có Windows Media Center, Windows Media Player. Các tính năng cao cấp như XP Mode để chạy các ứng dụng của hệ điều hành cũ trên nền Windows 7, hay Remote Desktop Host, BitLocker Drive Encryption và tính năng làm việc với màn cảm ứng đa điểm cũng sẽ không xuất hiện trong Windows 7 Starter.
Trên Windows 7 Starter, người dùng có thể chèn các chương trình hay dùng lên Taskbar với danh mục kiệt kê sẵn các ứng dụng đã cài đặt hiển thị ẩn có sẵn, cùng với công cụ tìm kiếm Windows Search làm việc nhanh và thông minh hơn, hay các tính năng kiểm soát kết nối Wi-Fi và quản lý phần cứng làm việc rất trơn tru. Với tùy chọn Anytime Upgrade luôn hiện diện người sử dụng có thể nâng cấp lên Windows 7 Home Premium bất cứ lúc nào.
Windows 7 Home Basic: thiếu giao diện Aero, không có chức năng xem trước cửa sổ phần mềm khi đưa chuột qua biểu tượng trên thanh Taskbar, cũng như chia sẻ kết nối Internet.
Phiên bản cho người dùng phổ thông là Windows 7 Home Premium có giá bán lẻ 264,31 USD. Những tính năng phổ biến của hệ điều hành mới đều có mặt trong bản này, nổi bật là Aero Peek cho phép xem trước các ứng dụng và làm sạch màn hình desktop với Aero Shake. Trong khi Aero Snap phóng to, thu nhỏ các cửa sổ làm việc, Aero skin tạo ra thanh Taskbar không trong suốt nhưng huyền ảo. Ngoài ra, tính năng tùy chỉnh và chuyển đổi theme cũng được kích hoạt, còn Windows Media Center và Windows Media Player đều có sẵn và cho phép người dùng đưa nội dung trình diễn ra ngoài màn hình desktop. Bản Home Premium còn đầy đủ tính năng hỗ trợ làm việc với màn cảm ứng đa điểm. Tính năng Home Group giúp việc chia sẻ dữ liệu giữa máy tính của nhiều người dùng theo nhóm dễ dàng hơn. Windows 7 Home Premium có cả bản 64 bit, có thể dùng tối đa dung lượng RAM 16 GB. Người dùng cũng sẽ dễ dàng nâng cấp lên các phiên bản Windows 7 Professional và Ultimate bất cứ lúc nào.
Nhưng so với 2 phiên bản Windows 7 Professional và Ultimate, Home Premium chưa có các chế độ làm việc chuyên dụng như Location-aware printing, presentation mode, và cũng không có XP Mode hay BitLocker và cả tính năng mới AppLocker, giúp người chủ máy tính hạn chế chạy các chương trình nhờ các thiết lập Group Policy. Cũng không thể sử dụng các công cụ Windows 7 Backup hay Restore cho các ổ đĩa trên mạng giống như Windows 7 Starter.
Windows 7 Professional đầy đủ và chuyên nghiệp hơn, giá 389,5 USD. Có tất cả những tính năng của bản Home Premium, bản Professional được xây dựng cho cả người dùng cá nhân và đối tượng doanh nghiệp nhỏ. Windows 7 Professional bản 64 bit hỗ trợ tối đa RAM 192 GB, hỗ trợ XP Mode và có thể làm việc cùng lúc trên 2 vi xử lý, hỗ trợ backup dữ liệu lên ổ đĩa trên mạng. Nhưng còn thiếu AppLocker, BitLocker, hạn chế trong Aero glass remote và cũng không hỗ trợ giao diện đa ngôn ngữ.
Windows 7 Ultimate giá bán lẻ 404 USD có tất cả những tính năng kể trên, thêm tính năng khởi động từ ổ đĩa ảo và hệ điều hành phụ cho các ứng dụng chạy các ứng dụng nền Unix. Đây là phiên bản dùng cho các đối tượng cao cấp mang tính quốc tế hay môi trường mạng nghiêm ngặt về bảo mật.
Theo Cnet, còn có một số phiên bản khác như Windows 7 Home Basic dành cho các thị trương mới nổi như Bangladesh, China, India, và Mexico, với các tính năng nằm giữa bản Starter và Home Premium. Cụ thể, giao diện Aero chỉ được kích hoạt một phần, hay Windows 7 Enterprise tương tự bản Ultimate nhưng chỉ được bán theo đơn đặt với số lượng lớn. Tại châu Âu còn có bản Windows 7 "E" không cài trình duyệt web Internet Explorer và "N" không có Windows Media player.
Windows 7 Enterprise: tương tự Professional, bổ sung một số tính năng bảo mật cao cấp như Direct Acess, Bitlocker, AppLocker.
Windows 7 Ultimate: có đầy đủ tất cả các tính năng của các phiên bản còn lại, nhưng không có phần bổ sung Ultimate Extra tải về cài đặt riêng như Vista Ultimate.
Nguồn XHTT & Quantrimang.com
2)Khác biệt giữa Windows 32bit và 64bit?
Để máy tính có thể làm việc tốt với RAM (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) thì người dùng Windows sẽ cần phụ thuộc vào 2 phiên bản 32-bit hoặc 64-bit. Hiểu theo cách đơn giản, 64-bit có khả năng xử lý RAM và ứng dụng tốt hơn so với 32 bit.
Cụ thể, 64 bit có thể làm việc với bộ nhớ RAM có dung lượng trên 3,2GB (cũng có thể thấp hơn) đến 128GB, trong khi phiên bản 32-bit chỉ có thể nhận được bộ nhớ RAM tối đa là 3,2GB mà thôi. Vì vậy, nếu bạn cài đặt Windows phiên bản 32-bit trên một hệ thống máy tính sử dụng trên 3,2GB RAM thì coi như số dung lượng thừa sẽ chẳng còn ý nghĩa gì cả.
Khả năng xử lý bộ nhớ lớn làm cho phiên bản 64-bit hiệu quả hơn trong việc thực hiện các quy trình công việc mà bạn giao phó. Phiên bản 64-bit sẽ giúp làm tăng hiệu suất tổng thể trên PC của bạn, vì vậy nó mạnh hơn so với 32-bit. Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu một số điểm khác nhau liên quan đến 2 công nghệ này cũng như việc chọn lựa phiên bản phù hợp với máy tính của bạn.
Cách kiểm tra phiên bản trong của Windows Vista/7
Sở dĩ chúng ta làm điều này bởi Windows Vista/7 là 2 hệ điều hành có 2 phiên bản 32-bit và 64-bit và được người dùng sử dụng đến bản 64-bit, cách thức kiểm tra cũng hoàn toàn tương đương nhau
- Đầu tiên, bạn nhấp chuột vào menu Start, nhấp chuột phải vào Computer và chọn Properties
- Dưới mục System, bạn xem thông tin phiên bản Windows sử dụng hiển thị cạnh dòng thông báo System type, chẳng hạn dưới hình là phiên bản Windows Vista 32-bit.
Kiểm tra khả năng chạy Windows 64-bit của hệ thống
Nếu như khi mua bạn không biết thông tin chính xác về phiên bản CPU bạn sử dụng có hỗ trợ công nghệ 64-bit hay không thì bạn có thể thực hiện các bước dưới đây để xem thông tin về khả năng hỗ trợ của CPU đó.
- Truy cập vào menu Start và gõ vào ô tìm kiếm của hệ điều hành này nội dung “Performance information and tool” bạn sẽ thu được kết quả hiển thị ngay dưới mục Properties và bấm vào liên kết chọn View and print details ở phía dưới các thông tin phần mềm đưa ra.
- Bây giờ, bạn sẽ thấy một thông tin chi tiết về hệ thống máy tính của bạn hiện ra. Bạn hãy chú ý đến chỉ mục 64-bit capable ở trạng thái Yes hay No trong mục System diễn tả trạng thái tương thích hệ thống 64-bit của CPU bạn đang sử dụng.
Lưu ý: Bạn không thể tiến hành nâng cấp từ phiên bản hệ điều hành Windows 32-bit lên phiên bản 64-bit và ngược lại. Nếu muốn cài đặt bản 64-bit, bạn phải cài đặt lại hệ thống từ đầu và cần phải tiến hành sao lưu dữ liệu trước khi cài đặt.
Ưu và nhược của hệ thống 64 bit
- Nói về tính ưu điểm chính của hệ thống 64-bit, người dùng có thể truy cập và quản lý bộ nhớ của hệ thống được tốt hơn. Cùng với đó là tính năng bảo mật được nâng cao nhờ vào những tính năng như Kernel Patch Protection hỗ trợ bảo vệ phần cứng và thực hiện sao lưu dữ liệu, loại bỏ các trình điều khiển của hệ thống 16-bit có sẵn. Ngoài ra, hiệu suất cả những chương trình đặc biệt trên hệ điều hành 64 bit là rất tốt.
- Tuy nhiên, phiên bản 64-bit cũng không thiếu phần dính vào những nhược điểm. Cụ thể là, các trình điều khiển của 32-bit không thể hoạt động trên hệ thống 64-bit nên bạn không hy vọng sử dụng được những phiên bản cũ, hầu hết các phần cứng hiện nay không có khả năng hoạt động tốt trên hệ thống 64-bit, các trình điều khiển phải được đăng ký bởi các nhà phát triển ứng dụng.
Làm thế nào để chọn đúng phiên bản Windows?
Đối với bản 64-bit
- Chọn đúng phiên bản của Windows phụ thuộc vào những yêu cầu và ưu tiên của bạn dành cho nó. Nếu bạn muốn tận dụng một hệ thống có bộ nhớ lớn (hơn 3,2GB) thì bạn có thể chọn phiên bản 64-bit. Nhưng hãy kiểm tra cho các công cụ cũng như các chương trình bạn đang chạy có thể hoạt động trên nền tảng 64-bit hay không trước khi quyết định tiến hành chuyển đổi.
- Hầu hết các phần mềm và phần cứng mới đều được hỗ trợ nền tảng 64-bit, kiểm tra khả năng tương thích của phần mềm và các thiết bị tại đây
Đối với bản 32-bit
- Phiên bản 32-bit rẻ hơn so với các phiên bản 64-bit
- Nếu bạn đang sử dụng các phần mềm và phần cứng cũ thì nên chọn phiên bản 32-bit vì nó hỗ trợ tất cả các chương trình và các thiết bị đó.
Lưu ý: Hầu hết các chương trình được thiết kế cho phiên bản 32-bit có thể hỗ trợ phiên bản 64-bit trừ một số chương trình phòng chống virus. Nhưng nếu một chương trình được thiết kế dành cho phiên bản 64-bit thì nó sẽ không làm việc trên phiên bản 32-bit. Do đó, bạn nên lựa chọn chính xác trước khi quyết định mua phiên bản Windows mà mình sẽ dự kiến sử dụng.
Sưu tầm
Hai phiên bản cấp thấp, Home Basic và Starter sẽ chỉ được bán cho các hãng lắp ráp máy tính, nhắm tới đối tượng người dùng ở các quốc gia đang phát triển bên ngoài Mĩ, châu Âu và Nhật Bản. Phiên bản có tên Enterprise được dành hạn chế cho các đối tác doanh nghiệp “nặng kí”, trong khi Ultimate với đầy đủ toàn bộ các chức năng sẽ dành cho người dùng trung thành sẵn sàng trả tiền.
1)Khác biệt giữa các phiên bản Windows 7?
Sau đây là một số thông tin cụ thể về các phiên bản Windows 7 được phát hành:
So sánh sự khác nhau giữa các phiên bản Windows 7 – Ảnh: Cnet
Windows 7 Starter là phiên bản tối giản và nhẹ nhất của hệ điều hành mới mà Microsoft sẽ chỉ bán ra cho các nhà sản xuất để cài đặt cho netbook. Người dùng Windows XP hay Vista không thể nâng cấp lên Windows 7 Starter. Cũng không có bản Windows 7 Starter 64 bit và các tính năng sẵn có như Backup và Restore Center sẽ không làm việc với các ổ đĩa chia sẻ qua mạng. Bên cạnh đó, Windows 7 Starter cũng thiếu mất những tính năng "hấp dẫn" như giao diện Aero và tính năng quản lý Theme đều không được kích hoạt cũng như không có Windows Media Center, Windows Media Player. Các tính năng cao cấp như XP Mode để chạy các ứng dụng của hệ điều hành cũ trên nền Windows 7, hay Remote Desktop Host, BitLocker Drive Encryption và tính năng làm việc với màn cảm ứng đa điểm cũng sẽ không xuất hiện trong Windows 7 Starter.
Trên Windows 7 Starter, người dùng có thể chèn các chương trình hay dùng lên Taskbar với danh mục kiệt kê sẵn các ứng dụng đã cài đặt hiển thị ẩn có sẵn, cùng với công cụ tìm kiếm Windows Search làm việc nhanh và thông minh hơn, hay các tính năng kiểm soát kết nối Wi-Fi và quản lý phần cứng làm việc rất trơn tru. Với tùy chọn Anytime Upgrade luôn hiện diện người sử dụng có thể nâng cấp lên Windows 7 Home Premium bất cứ lúc nào.
Windows 7 Home Basic: thiếu giao diện Aero, không có chức năng xem trước cửa sổ phần mềm khi đưa chuột qua biểu tượng trên thanh Taskbar, cũng như chia sẻ kết nối Internet.
Phiên bản cho người dùng phổ thông là Windows 7 Home Premium có giá bán lẻ 264,31 USD. Những tính năng phổ biến của hệ điều hành mới đều có mặt trong bản này, nổi bật là Aero Peek cho phép xem trước các ứng dụng và làm sạch màn hình desktop với Aero Shake. Trong khi Aero Snap phóng to, thu nhỏ các cửa sổ làm việc, Aero skin tạo ra thanh Taskbar không trong suốt nhưng huyền ảo. Ngoài ra, tính năng tùy chỉnh và chuyển đổi theme cũng được kích hoạt, còn Windows Media Center và Windows Media Player đều có sẵn và cho phép người dùng đưa nội dung trình diễn ra ngoài màn hình desktop. Bản Home Premium còn đầy đủ tính năng hỗ trợ làm việc với màn cảm ứng đa điểm. Tính năng Home Group giúp việc chia sẻ dữ liệu giữa máy tính của nhiều người dùng theo nhóm dễ dàng hơn. Windows 7 Home Premium có cả bản 64 bit, có thể dùng tối đa dung lượng RAM 16 GB. Người dùng cũng sẽ dễ dàng nâng cấp lên các phiên bản Windows 7 Professional và Ultimate bất cứ lúc nào.
Nhưng so với 2 phiên bản Windows 7 Professional và Ultimate, Home Premium chưa có các chế độ làm việc chuyên dụng như Location-aware printing, presentation mode, và cũng không có XP Mode hay BitLocker và cả tính năng mới AppLocker, giúp người chủ máy tính hạn chế chạy các chương trình nhờ các thiết lập Group Policy. Cũng không thể sử dụng các công cụ Windows 7 Backup hay Restore cho các ổ đĩa trên mạng giống như Windows 7 Starter.
Windows 7 Professional đầy đủ và chuyên nghiệp hơn, giá 389,5 USD. Có tất cả những tính năng của bản Home Premium, bản Professional được xây dựng cho cả người dùng cá nhân và đối tượng doanh nghiệp nhỏ. Windows 7 Professional bản 64 bit hỗ trợ tối đa RAM 192 GB, hỗ trợ XP Mode và có thể làm việc cùng lúc trên 2 vi xử lý, hỗ trợ backup dữ liệu lên ổ đĩa trên mạng. Nhưng còn thiếu AppLocker, BitLocker, hạn chế trong Aero glass remote và cũng không hỗ trợ giao diện đa ngôn ngữ.
Windows 7 Ultimate giá bán lẻ 404 USD có tất cả những tính năng kể trên, thêm tính năng khởi động từ ổ đĩa ảo và hệ điều hành phụ cho các ứng dụng chạy các ứng dụng nền Unix. Đây là phiên bản dùng cho các đối tượng cao cấp mang tính quốc tế hay môi trường mạng nghiêm ngặt về bảo mật.
Theo Cnet, còn có một số phiên bản khác như Windows 7 Home Basic dành cho các thị trương mới nổi như Bangladesh, China, India, và Mexico, với các tính năng nằm giữa bản Starter và Home Premium. Cụ thể, giao diện Aero chỉ được kích hoạt một phần, hay Windows 7 Enterprise tương tự bản Ultimate nhưng chỉ được bán theo đơn đặt với số lượng lớn. Tại châu Âu còn có bản Windows 7 "E" không cài trình duyệt web Internet Explorer và "N" không có Windows Media player.
Windows 7 Enterprise: tương tự Professional, bổ sung một số tính năng bảo mật cao cấp như Direct Acess, Bitlocker, AppLocker.
Windows 7 Ultimate: có đầy đủ tất cả các tính năng của các phiên bản còn lại, nhưng không có phần bổ sung Ultimate Extra tải về cài đặt riêng như Vista Ultimate.
Nguồn XHTT & Quantrimang.com
2)Khác biệt giữa Windows 32bit và 64bit?
Để máy tính có thể làm việc tốt với RAM (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) thì người dùng Windows sẽ cần phụ thuộc vào 2 phiên bản 32-bit hoặc 64-bit. Hiểu theo cách đơn giản, 64-bit có khả năng xử lý RAM và ứng dụng tốt hơn so với 32 bit.
Cụ thể, 64 bit có thể làm việc với bộ nhớ RAM có dung lượng trên 3,2GB (cũng có thể thấp hơn) đến 128GB, trong khi phiên bản 32-bit chỉ có thể nhận được bộ nhớ RAM tối đa là 3,2GB mà thôi. Vì vậy, nếu bạn cài đặt Windows phiên bản 32-bit trên một hệ thống máy tính sử dụng trên 3,2GB RAM thì coi như số dung lượng thừa sẽ chẳng còn ý nghĩa gì cả.
Khả năng xử lý bộ nhớ lớn làm cho phiên bản 64-bit hiệu quả hơn trong việc thực hiện các quy trình công việc mà bạn giao phó. Phiên bản 64-bit sẽ giúp làm tăng hiệu suất tổng thể trên PC của bạn, vì vậy nó mạnh hơn so với 32-bit. Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu một số điểm khác nhau liên quan đến 2 công nghệ này cũng như việc chọn lựa phiên bản phù hợp với máy tính của bạn.
Cách kiểm tra phiên bản trong của Windows Vista/7
Sở dĩ chúng ta làm điều này bởi Windows Vista/7 là 2 hệ điều hành có 2 phiên bản 32-bit và 64-bit và được người dùng sử dụng đến bản 64-bit, cách thức kiểm tra cũng hoàn toàn tương đương nhau
- Đầu tiên, bạn nhấp chuột vào menu Start, nhấp chuột phải vào Computer và chọn Properties
- Dưới mục System, bạn xem thông tin phiên bản Windows sử dụng hiển thị cạnh dòng thông báo System type, chẳng hạn dưới hình là phiên bản Windows Vista 32-bit.
Kiểm tra khả năng chạy Windows 64-bit của hệ thống
Nếu như khi mua bạn không biết thông tin chính xác về phiên bản CPU bạn sử dụng có hỗ trợ công nghệ 64-bit hay không thì bạn có thể thực hiện các bước dưới đây để xem thông tin về khả năng hỗ trợ của CPU đó.
- Truy cập vào menu Start và gõ vào ô tìm kiếm của hệ điều hành này nội dung “Performance information and tool” bạn sẽ thu được kết quả hiển thị ngay dưới mục Properties và bấm vào liên kết chọn View and print details ở phía dưới các thông tin phần mềm đưa ra.
- Bây giờ, bạn sẽ thấy một thông tin chi tiết về hệ thống máy tính của bạn hiện ra. Bạn hãy chú ý đến chỉ mục 64-bit capable ở trạng thái Yes hay No trong mục System diễn tả trạng thái tương thích hệ thống 64-bit của CPU bạn đang sử dụng.
Lưu ý: Bạn không thể tiến hành nâng cấp từ phiên bản hệ điều hành Windows 32-bit lên phiên bản 64-bit và ngược lại. Nếu muốn cài đặt bản 64-bit, bạn phải cài đặt lại hệ thống từ đầu và cần phải tiến hành sao lưu dữ liệu trước khi cài đặt.
Ưu và nhược của hệ thống 64 bit
- Nói về tính ưu điểm chính của hệ thống 64-bit, người dùng có thể truy cập và quản lý bộ nhớ của hệ thống được tốt hơn. Cùng với đó là tính năng bảo mật được nâng cao nhờ vào những tính năng như Kernel Patch Protection hỗ trợ bảo vệ phần cứng và thực hiện sao lưu dữ liệu, loại bỏ các trình điều khiển của hệ thống 16-bit có sẵn. Ngoài ra, hiệu suất cả những chương trình đặc biệt trên hệ điều hành 64 bit là rất tốt.
- Tuy nhiên, phiên bản 64-bit cũng không thiếu phần dính vào những nhược điểm. Cụ thể là, các trình điều khiển của 32-bit không thể hoạt động trên hệ thống 64-bit nên bạn không hy vọng sử dụng được những phiên bản cũ, hầu hết các phần cứng hiện nay không có khả năng hoạt động tốt trên hệ thống 64-bit, các trình điều khiển phải được đăng ký bởi các nhà phát triển ứng dụng.
Làm thế nào để chọn đúng phiên bản Windows?
Đối với bản 64-bit
- Chọn đúng phiên bản của Windows phụ thuộc vào những yêu cầu và ưu tiên của bạn dành cho nó. Nếu bạn muốn tận dụng một hệ thống có bộ nhớ lớn (hơn 3,2GB) thì bạn có thể chọn phiên bản 64-bit. Nhưng hãy kiểm tra cho các công cụ cũng như các chương trình bạn đang chạy có thể hoạt động trên nền tảng 64-bit hay không trước khi quyết định tiến hành chuyển đổi.
- Hầu hết các phần mềm và phần cứng mới đều được hỗ trợ nền tảng 64-bit, kiểm tra khả năng tương thích của phần mềm và các thiết bị tại đây
Đối với bản 32-bit
- Phiên bản 32-bit rẻ hơn so với các phiên bản 64-bit
- Nếu bạn đang sử dụng các phần mềm và phần cứng cũ thì nên chọn phiên bản 32-bit vì nó hỗ trợ tất cả các chương trình và các thiết bị đó.
Lưu ý: Hầu hết các chương trình được thiết kế cho phiên bản 32-bit có thể hỗ trợ phiên bản 64-bit trừ một số chương trình phòng chống virus. Nhưng nếu một chương trình được thiết kế dành cho phiên bản 64-bit thì nó sẽ không làm việc trên phiên bản 32-bit. Do đó, bạn nên lựa chọn chính xác trước khi quyết định mua phiên bản Windows mà mình sẽ dự kiến sử dụng.
Sưu tầm
PhamQuangHien_I12A- Tổng số bài gửi : 62
Join date : 22/02/2012
Age : 35
Đến từ : Quãng Ngãi
Similar topics
» Điểm khác biệt giữa hai phiên bản Windows 8 là gì?
» Thảo luận Bài 4
» Các dòng hệ điều hành trên máy tính để bàn là các dòng nào? Hãy trình bày sự khác biệt giữa dòng
» Thảo luận Bài 2
» Thảo luận Bài 1
» Thảo luận Bài 4
» Các dòng hệ điều hành trên máy tính để bàn là các dòng nào? Hãy trình bày sự khác biệt giữa dòng
» Thảo luận Bài 2
» Thảo luận Bài 1
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết