Khi nào Việt Nam Vô Địch wolrd cup thì mới có người nhận giải thưởng Turing
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Khi nào Việt Nam Vô Địch wolrd cup thì mới có người nhận giải thưởng Turing
, câu nói này nói lên điều gì hả các bạn, một điều không thể xảy ra, có thể nói là mãi mãi không thể xảy ra, bởi vì sao, có 2 lý do chính
Nền bóng đá nước nhà: có thể nói đá ngày càng tệ, chẳng ra gì, mà mấy anh mới lên chân thì mắc bệnh ngôi sao, vậy biết khi nào mới khá nổi, vô địch Seagame là một điều đã khó khăn lắm rồi, đó là yếu tố khách quan, còn yếu tố chủ quan là thể hình chúng ta kém xa so với nước ngoài , thằng nào thằng nấy như con trâu, còn mình bằng con nháy, chơi sao lại.
Giải thưởng Turing: giải thưởng vinh danh những ai có thành tựu vĩ đại trong ngành khoa học máy tính, để đạt được thành tựu này thì cần sự nghiên cứu lâu dài và hệ thống trang thiết bị hiện đại, chỉ số IQ của người Việt mình không thua người nước ngoài, nhưng mình đi sau công nghệ của họ, thuộc dạng "sinh sau đẻ muộn " nên đành chấp nhận, ví dụ: muốn nghiên cứu một vấn đề nào đó nhưng trong túi không có tiền để mua thiết bị, thông tin->> trở thành dự án treo.
Giải thưởng này tương đương với giải Nobel trong khoa học cơ bản & giả Fields trong toán học, nền giáo dục mình theo lối Hàn Lâm của Pháp là cái gì cũng biết chút ít, biết chút ít sinh ra cái gì cũng bỏ ngõ, chẳng đi tới đâu, mấy bạn đã học qua chương trình của mình thì cũng đánh giá được rồi đúng không( đừng dối lòng nhé, nói dối là bị rụng răng đấy :d). Có khi nào bạn hỏi Giáo sư Ngô Bảo Châu đã nhận giải Fields rồi đó, vậy trong tương lai sẽ có người nhận giải Turing thôi vì có nói 2 giải thưởng này danh giá và ngang hàng nhau, nhưng bạn ơi giáo sư Ngô Bảo Châu là sản phẩm của nền Giáo dục Pháp chứ không phải của Việt Nam mình, Giáo sư chỉ hoc ở Việt Nam hết cấp 3 vậy thì không có lý do nào để nói nền giáo dục nước nhà đào tạo ra cả, có ai dám nói học hết cấp 3 mà gọi là nhân tài không, khi Giáo sư nhận được giải thưởng nhà nước cũng có những chính sách tận dụng nhân tài đối với Giáo sư, đó là tặng giáo sư căn chung cư 12 tỷ, nhưng theo tôi nghĩ với gia thế nhà giáo sư dư sức mua nổi căn nhà đó, & lương của giáo sư cũng cao hơn người khác( hơn 5 triệu ,) Giáo sư ra nước ngoài làm việc không phải không yêu đất nước mình mà vì công nghệ trong nước không đáp ứng được lĩnh vực nghiên cứu của ông, cho nên nền giáo dục mình ngày nào chưa phát triển thì thôi mình cứ thế mà bước, Theo tôi người đạt được giải Fields & Nobel thì gọi là nhân tài, còn người đạt giải Turing thì gọi là Thiên tài. !
Cho nên nếu bạn nào mong muốn đạt được giải thưởng cao quý đó thì bạn đừng buồn, nhân tài thì mỗi quốc gia điều có còn thiên tài thì ngàn năm có một.
Admin
- Giải thưởng Nobel danh giá nhất !
- Còn so sánh với Quán quân World Cup bóng đá có mục đích "Hóm hỉnh" và để Dễ hiểu thôi.
Nền bóng đá nước nhà: có thể nói đá ngày càng tệ, chẳng ra gì, mà mấy anh mới lên chân thì mắc bệnh ngôi sao, vậy biết khi nào mới khá nổi, vô địch Seagame là một điều đã khó khăn lắm rồi, đó là yếu tố khách quan, còn yếu tố chủ quan là thể hình chúng ta kém xa so với nước ngoài , thằng nào thằng nấy như con trâu, còn mình bằng con nháy, chơi sao lại.
Giải thưởng Turing: giải thưởng vinh danh những ai có thành tựu vĩ đại trong ngành khoa học máy tính, để đạt được thành tựu này thì cần sự nghiên cứu lâu dài và hệ thống trang thiết bị hiện đại, chỉ số IQ của người Việt mình không thua người nước ngoài, nhưng mình đi sau công nghệ của họ, thuộc dạng "sinh sau đẻ muộn " nên đành chấp nhận, ví dụ: muốn nghiên cứu một vấn đề nào đó nhưng trong túi không có tiền để mua thiết bị, thông tin->> trở thành dự án treo.
Giải thưởng này tương đương với giải Nobel trong khoa học cơ bản & giả Fields trong toán học, nền giáo dục mình theo lối Hàn Lâm của Pháp là cái gì cũng biết chút ít, biết chút ít sinh ra cái gì cũng bỏ ngõ, chẳng đi tới đâu, mấy bạn đã học qua chương trình của mình thì cũng đánh giá được rồi đúng không( đừng dối lòng nhé, nói dối là bị rụng răng đấy :d). Có khi nào bạn hỏi Giáo sư Ngô Bảo Châu đã nhận giải Fields rồi đó, vậy trong tương lai sẽ có người nhận giải Turing thôi vì có nói 2 giải thưởng này danh giá và ngang hàng nhau, nhưng bạn ơi giáo sư Ngô Bảo Châu là sản phẩm của nền Giáo dục Pháp chứ không phải của Việt Nam mình, Giáo sư chỉ hoc ở Việt Nam hết cấp 3 vậy thì không có lý do nào để nói nền giáo dục nước nhà đào tạo ra cả, có ai dám nói học hết cấp 3 mà gọi là nhân tài không, khi Giáo sư nhận được giải thưởng nhà nước cũng có những chính sách tận dụng nhân tài đối với Giáo sư, đó là tặng giáo sư căn chung cư 12 tỷ, nhưng theo tôi nghĩ với gia thế nhà giáo sư dư sức mua nổi căn nhà đó, & lương của giáo sư cũng cao hơn người khác( hơn 5 triệu ,) Giáo sư ra nước ngoài làm việc không phải không yêu đất nước mình mà vì công nghệ trong nước không đáp ứng được lĩnh vực nghiên cứu của ông, cho nên nền giáo dục mình ngày nào chưa phát triển thì thôi mình cứ thế mà bước, Theo tôi người đạt được giải Fields & Nobel thì gọi là nhân tài, còn người đạt giải Turing thì gọi là Thiên tài. !
Cho nên nếu bạn nào mong muốn đạt được giải thưởng cao quý đó thì bạn đừng buồn, nhân tài thì mỗi quốc gia điều có còn thiên tài thì ngàn năm có một.
Admin
- Giải thưởng Nobel danh giá nhất !
- Còn so sánh với Quán quân World Cup bóng đá có mục đích "Hóm hỉnh" và để Dễ hiểu thôi.
LeThanhTan66 (113A)- Tổng số bài gửi : 30
Join date : 16/07/2012
Age : 35
Lich sử giải Nobel
Giải thưởng Nobel, hay Giải Nobel (phát âm tiếng Thuỵ Điển: [noˈbɛl], Thụy Điển, số ít: Nobelpriset, Na Uy: Nobelprisen), là một tập các giải thưởng quốc tế được tổ chức trao thưởng hằng năm kể từ năm 1901 cho những cá nhân đạt thành tựu trong lĩnh vực vật lý, hoá học, y học, văn học và hoà bình; đặc biệt là giải hoà bình có thể được trao cho tổ chức hay cho cá nhân. Vào năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển đưa thêm vào một giải về lĩnh vực khoa học kinh tế để tưởng nhớ nhà khoa học Alfred Nobel, người đã sáng lập ra giải Nobel. Kết quả đoạt giải được công bố hằng năm vào tháng 10 và được trao (bao gồm tiền thưởng, một huy chương vàng và một giấy chứng nhận) vào ngày 10 tháng 12, ngày kỷ niệm ngày mất của Nobel. Giải Nobel được thừa nhận rộng rãi như là giải thưởng danh giá nhất một người có thể nhận được trong lĩnh vực được trao. [1]
Giải Nobel Hòa bình được trao thưởng ở Oslo, Na Uy, trong khi các giải khác được trao ở Stockholm, Thụy Điển. Giải Nobel được xem là giải danh giá nhất trong các lĩnh vực văn học, y học, vật lý, hóa học, hòa bình và kinh tế.[2]
Các giải Nobel không bắt buộc phải được trao hàng năm, nhưng ít nhất phải được trao một lần cho mỗi 5 năm. Một giải khi đã trao thì không bao giờ bị tước. Giải Nobel được trao cho tối đa 3 người mỗi năm
Giải Nobel lập nên theo nguyện vọng cuối cùng của Alfred Nobel, một nhà hóa học, nhà công nghiệp học và người phát minh ra thuốc nổ của Thụy Điển. Alfred Nobel đã viết nhiều bản di chúc trong cuộc đời của mình. Bản cuối cùng viết vào ngày 27 tháng 11 năm 1895, một năm trước khi ông mất. Ông kí tên trong một quán bar ở Paris. Ông đã thấy tổn thương vì phát minh thuốc nổ của ông được sử dụng cho mục đích dã man và ông muốn giải thưởng của ông phục vụ cho nhân loại. Có giả thuyết cho rằng động lực thúc đẩy là do ông đọc cáo phó về sự chết non của chính ông, do một nhà báo Pháp viết, là người đã nhầm Alfred với Ludvid, người anh của Alfred, khi Ludvid mất, và như thế bài báo đã chê trách Alfred là "thần chết". Vì thế trong bản di chúc, Alfred đã dành 94% trị giá tài sản (khoảng 2 000 000 bảng Anh) và lấy lãi hàng năm để lập nên 5 giải Nobel (vật lý, hóa học, hay y học, văn học, và hòa bình) cho "những ai, trong những năm trước khi giải được trao đó, đã đưa đến những lợi ích nhất cho con người.". Ông tuyên bố:
Tất cả tài sản còn lại của tôi được thực hiện như sau đây:
Số tiền vốn sẽ được người thực hiện di chúc đầu tư vào các nguồn an toàn và lập nên quỹ, và lợi nhuận nói trên được chia thành các giải thưởng cho những ai trong những năm trước khi nhận giải đã phục vụ tốt cho nhân loại. Lợi nhuận nói trên được chia ra làm 5 giải thưởng bằng nhau, chia ra như sau: một phần cho người có phát hiện hay phát minh quan trọng nhất trong lĩnh vực vật lý, một phần cho người có phát hiện và phát triển quan trọng nhất trong hóa học; một phần cho người có phát hiện quan trọng nhất trong lĩnh vực sinh lý học hay y học; một phần cho người đã sáng tạo ra trong lĩnh vực văn chương tác phẩm nổi bật nhất với khuynh hướng lý tưởng hóa; và một phần cho người đã đóng góp nhiều nhất hay tốt nhất nhất cho tình anh em giữa các dân tộc, cho sự xóa bỏ hay giảm thiểu quân đội thường trực và cho sự giữ gìn và tăng tình hữu nghị giữa các nước.
Giải thưởng cho vật lý và hóa học sẽ do viện Hàn lâm Thụy Điển trao tặng; cho sinh lý học hay y học do viện Caroline ở Stockholm; cho văn chương do viện Hàn lâm Stockholm; và cho người đóng góp vì hòa bình do ủy ban 5 người được Quốc Hội Na Uy bầu. Trong di chúc của tôi có nói rõ ràng rằng giải được trao không phân biệt quốc gia của người nhận, vì thế người xứng đáng nhận giải nhất sẽ nhận giải, dù cho người đó có là người Scandinavi hay không.
Do chưa hoàn tất và vì các trở ngại khác, phải đến 5 năm sau khi ông mất, Quỹ tài trợ Nobel mới ra đời và giải Nobel đầu tiên được trao năm 1901.
Giải Nobel Hòa bình được trao thưởng ở Oslo, Na Uy, trong khi các giải khác được trao ở Stockholm, Thụy Điển. Giải Nobel được xem là giải danh giá nhất trong các lĩnh vực văn học, y học, vật lý, hóa học, hòa bình và kinh tế.[2]
Các giải Nobel không bắt buộc phải được trao hàng năm, nhưng ít nhất phải được trao một lần cho mỗi 5 năm. Một giải khi đã trao thì không bao giờ bị tước. Giải Nobel được trao cho tối đa 3 người mỗi năm
Giải Nobel lập nên theo nguyện vọng cuối cùng của Alfred Nobel, một nhà hóa học, nhà công nghiệp học và người phát minh ra thuốc nổ của Thụy Điển. Alfred Nobel đã viết nhiều bản di chúc trong cuộc đời của mình. Bản cuối cùng viết vào ngày 27 tháng 11 năm 1895, một năm trước khi ông mất. Ông kí tên trong một quán bar ở Paris. Ông đã thấy tổn thương vì phát minh thuốc nổ của ông được sử dụng cho mục đích dã man và ông muốn giải thưởng của ông phục vụ cho nhân loại. Có giả thuyết cho rằng động lực thúc đẩy là do ông đọc cáo phó về sự chết non của chính ông, do một nhà báo Pháp viết, là người đã nhầm Alfred với Ludvid, người anh của Alfred, khi Ludvid mất, và như thế bài báo đã chê trách Alfred là "thần chết". Vì thế trong bản di chúc, Alfred đã dành 94% trị giá tài sản (khoảng 2 000 000 bảng Anh) và lấy lãi hàng năm để lập nên 5 giải Nobel (vật lý, hóa học, hay y học, văn học, và hòa bình) cho "những ai, trong những năm trước khi giải được trao đó, đã đưa đến những lợi ích nhất cho con người.". Ông tuyên bố:
Tất cả tài sản còn lại của tôi được thực hiện như sau đây:
Số tiền vốn sẽ được người thực hiện di chúc đầu tư vào các nguồn an toàn và lập nên quỹ, và lợi nhuận nói trên được chia thành các giải thưởng cho những ai trong những năm trước khi nhận giải đã phục vụ tốt cho nhân loại. Lợi nhuận nói trên được chia ra làm 5 giải thưởng bằng nhau, chia ra như sau: một phần cho người có phát hiện hay phát minh quan trọng nhất trong lĩnh vực vật lý, một phần cho người có phát hiện và phát triển quan trọng nhất trong hóa học; một phần cho người có phát hiện quan trọng nhất trong lĩnh vực sinh lý học hay y học; một phần cho người đã sáng tạo ra trong lĩnh vực văn chương tác phẩm nổi bật nhất với khuynh hướng lý tưởng hóa; và một phần cho người đã đóng góp nhiều nhất hay tốt nhất nhất cho tình anh em giữa các dân tộc, cho sự xóa bỏ hay giảm thiểu quân đội thường trực và cho sự giữ gìn và tăng tình hữu nghị giữa các nước.
Giải thưởng cho vật lý và hóa học sẽ do viện Hàn lâm Thụy Điển trao tặng; cho sinh lý học hay y học do viện Caroline ở Stockholm; cho văn chương do viện Hàn lâm Stockholm; và cho người đóng góp vì hòa bình do ủy ban 5 người được Quốc Hội Na Uy bầu. Trong di chúc của tôi có nói rõ ràng rằng giải được trao không phân biệt quốc gia của người nhận, vì thế người xứng đáng nhận giải nhất sẽ nhận giải, dù cho người đó có là người Scandinavi hay không.
Do chưa hoàn tất và vì các trở ngại khác, phải đến 5 năm sau khi ông mất, Quỹ tài trợ Nobel mới ra đời và giải Nobel đầu tiên được trao năm 1901.
NguyenVanNgoc65 (113A)- Tổng số bài gửi : 5
Join date : 13/08/2012
Giải Turing
Giải thưởng Turing (A. M. Turing Award) là giải thưởng thường niên của Hiệp hội Khoa học Máy tính Association for Computing Machinery cho các cá nhân hoặc một tập thể với những đóng góp quan trọng cho cộng đồng khoa học máy tính.[1] Giải thưởng thường được coi như là giải Nobel cho lĩnh vực khoa học máy tính. Giải thưởng được đặt theo tên của nhà bác học Alan Mathison Turing, nhà toán học người Anh, người được coi là cha đẻ của lý thuyết khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo.[2] Từ năm 2007, giải thưởng có giá trị $250.000, được đồng tài trợ bởi Intel và Google.[1]
Người nhận giải thưởng đầu tiên năm 1966, là Alan Perlis của viện Carnegie Institute of Technology. Năm 2006, Frances E. Allen của IBM là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất cho đến nay được nhận giải thưởng
Những người nhận giải Turing
Năm Người nhận Trích dẫn
1966 Alan J. Perlis Cho những ảnh hưởng trong các kỹ thuật lập trình và xây dựng chương trình dịch
1967 Maurice V. Wilkes Giáo sư Wilkes được biết tới như là người thiết kế và xây dựng EDSAC, máy tính đầu tiên với hàm nội chứa (internally stored). Ông là đồng tác giả với Wheeler và Gill của tập sách "Preparation of Programs for Electronic Digital Computers" xuất bản 1951
1968 Richard Hamming Cho các đóng góp về các phương pháp số, các hệ thống tự mã hóa, phát hiện và sửa lỗi sai
1969 Marvin Minsky Trí tuệ nhân tạo
1970 James H. Wilkinson Cho những nghiên cứu về phân tích số cho việc sử dung các máy tính số tốc độ cao, những đóng góp về Đại số tuyến tính và phân tích lỗi ngược
1971 John McCarthy Cho những đóng góp về Trí tuệ nhân tạo "The Present State of Research on Artificial Intelligence"
1972 Edsger W. Dijkstra Là người đóng góp chủ yếu cho ngôn ngữ lập trình ALGOL. Ông cũng nổi tiếng với thuật toán Dijkstra
1973 Charles W. Bachman Cho những đóng góp đáng chú ý của ông về công nghệ database
1974 Donald E. Knuth Với những cống hiến cho việc phân tích giải thuật và thiết kế ngôn ngữ lập trình, và đặc biệt với tác phẩm kinh điển Nghệ thuật lập trình "The Art of Computer Programming"
1975 Allen Newell và
Herbert A. Simon Với những đóng góp quan trọng cho chuyên ngành trí tuệ nhân tạo , tâm lý học về nhận thức chủ quan (psychology of human cognition), và xử lý chuỗi
1976 Michael O. Rabin và
Dana S. Scott Với bài báo "Finite Automata and Their Decision Problem" (Automat hữu hạn và bài toán quyết định) đã giới thiệu các ý tưởng về máy phi bất định nondeterministic machines, đã làm sáng tỏ rất nhiều khái niệm có giá trị.
1977 John Backus John Backus đã đóng góp nhiều công sức cho việc thiết kế các hệ thống ngôn ngữ lập trình bậc cao, tiêu biểu là FORTRAN, và các bài báo phôi thai cho các thủ tục hình thức của đặc tả các ngôn ngữ lập trình
1978 Robert W. Floyd Có ảnh hưởng sâu sắc đến các phương pháp luận của việc xây dựng hiệu quả các phần mềm tin cậy, đặt nền móng cho nhiều chuyên ngành hẹp của khoa học máy tính: lý thuyết phân tích ngữ pháp, ngữ nghĩa của các ngôn ngữ lập trình, tự động kiểm tra chương trình program verification, tự động tổng hợp chương trình, và phân tích giải thuật
1979 Kenneth E. Iverson Với những nỗ lực tiên phong trong ngôn ngữ lập trình và các ký pháp toán học tạo nên một lĩnh vực chuyên ngành máy tính mớilaf APL, cho những đóng góp của ông về thực hiện hệ tương tác, đào tạo sự dụng APL, và lý thuyết và ứng dụng ngôn ngữ lập trình
1980 C. Antony R. Hoare Cho những đóng góp cơ bản về thiết kế và định nghĩa ngôn ngữ lập trình. Ông cũng là tác giả của giải thuật sắp xếp nổi tiếng Quick sortvà ngôn ngữ CSP
1981 Edgar F. Codd Với những đóng góp nền tảng cho lý thuyết và vận dụng các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu, đặc biệt là cơ sở dữ liệu quan hệ
1982 Stephen A. Cook Góp phần thúc đẩy và mở rộng việc nhận thức về độ phức tạp tính toán
1983 Ken Thompson và Dennis M. Ritchie Với việc phát triển lý thuyết hệ điều hành và đặc biệt là hệ điều hành UNIX
1984 Niklaus Wirth Cho việc phát triển các ngôn ngữ lập trình mới EULER, ALGOL-W, MODULA và PASCAL
1985 Richard M. Karp Với những đóng góp liên tục về lý thuyết lập trình bao gồm việc phát triển các giải thuật hiệu quả cho luồng mạng và các bài toán tối ưu tổ hợp, định ra khả năng tính toán thời gian đa thức và các khái niệm về hiệu quả giải thuật, và đóng góp nổi bật về lý thuyết NP-đầy đủ NP-completeness
1986 John Hopcroft và
Robert Tarjan Cho những đóng góp căn bản về phân tích thiết kế cấu trúc dữ liệu và giải thuật
1987 John Cocke Cho những đóng góp quan trọng trong việc thiết kế và lý thuyết hóa chương trình dịch, kiến trúc các hệ thống lớn và phát triển các tập lệnh đơn giản trong máy tính (RISC)
1988 Ivan Sutherland Cho việc tiên phong trong lĩnh vực đồ họa computer graphics, khởi đầu với chương trình Sketchpad
1989 William (Velvel) Kahan Cho những đóng góp cơ bản về phân tích sốnumerical analysis. Một trong những chuyên gia đầu ngành về tính toán dấu phẩy động floating-point.
1990 Fernando J. Corbató Đi đầu trong việc tổ chức và dẫn dắt sự phát triển của các hệ thống máy tính mục đích chung, large-scale, chia sẻ thời gian và nguồn lực, CTSS vàMultics.
1991 Robin Milner Cho ba thành tựu quan trọng: 1) LCF, cơ chế hóa Logic Scott's of của hàm khả tính (Computable Functions), 2) ML, ngôn ngữ đầu tiên có tính đa hình type inference cùng với kiểu "an toàn" type-safe và cơ chế bắt ngoại lệ exception-handling ; 3) Các hệ thống truyền thông giải tíchCCS, lý thuyết tông quát về tương tranh concurrency. Ông cũng đồng thời khái quát hóa full abstraction, nghiên cứu các mối quan hệ ngữ nghĩa thao tác. operational.
1992 Butler W. Lampson Cho những đóng góp cho việc phát triển môi trường tính toán cá nhân và phân tán.
1993 Juris Hartmanis và
Richard E. Stearns Thiết lập nền tảng cho lý thuyết độ phức tạp tính toán.
1994 Edward Feigenbaum và
Raj Reddy Tiên phong trong việc xây dựng các hệ thống lớn về trí tuệ nhân tạo, chứng minh tầm quan trọng thực tiễn và khả năng thương mại của trí tuệ nhân tạo.
1995 Manuel Blum Ghi nhận cho những đóng góp cơ bản về lý thuyết độ phức tạp tính toán và các ứng dụng trong cryptography và program checking.
1996 Amir Pnueli Giới thiệu temporal logic vào khoa học máy tính và các hệ thống verification.
1997 Douglas Engelbart Đóng góp về tính toán tương tác
1998 Jim Gray Đóng góp về cơ sở dữ liệu và xử lý giao dịch
1999 Frederick P. Brooks, Jr. Những đóng góp về kiến trúc máy tính, hệ điều hành và kỹ nghệ phần mềm.
2000 Andrew Chi-Chih Yao Đóng góp về lý thuyết tính toán, pseudorandom number generation, cryptography, và communication complexity.
2001 Ole-Johan Dahl và
Kristen Nygaard Những ý tưởng cơ bản về lập trình hướng đối tượng.
2002 Ronald L. Rivest,
Adi Shamir và
Leonard M. Adleman Những đóng góp về mã hóa khóa công khai public-key cryptography, RSA (mã hóa).
2003 Alan Kay Với các ý tưởng cội nguồn về các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng vàSmalltalk.
2004 Vinton G. Cerf và
Robert E. Kahn Đóng góp cho internetworking, bao gồm thiết kế và triển khai các giao thức Internet' TCP/IP.
2005 Peter Naur Với những đóng góp về thiết kế ngôn ngữ lập trình.
2006 Frances E. Allen Những đóng góp về lý thuyết và thực nghiệm tối ưu hóa các kỹ thuật chương trình dịch.
2007 Edmund M. Clarke,
E. Allen Emerson và
Joseph Sifakis Phát triển kiểm tra mô hình Model-Checking.
2008 Flag of the United StatesBarbara Liskov Những đóng góp cho cơ sở lý thuyết và thực tiễn của ngôn ngữ lập trình và thiết kế hệ thống, đặc biệt về trừu tượng hóa dữ liệu, khả năng chịu lỗi và tính toán phân tán
2009 Flag of the United StatesCharles P. Thacker Tiên phong trong thiết kế và hiện thực Alto, mô hình máy tính cá nhân đầu tiên, và những đóng góp của ông với Ethernet và máy tính bảng cá nhân.
Người nhận giải thưởng đầu tiên năm 1966, là Alan Perlis của viện Carnegie Institute of Technology. Năm 2006, Frances E. Allen của IBM là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất cho đến nay được nhận giải thưởng
Những người nhận giải Turing
Năm Người nhận Trích dẫn
1966 Alan J. Perlis Cho những ảnh hưởng trong các kỹ thuật lập trình và xây dựng chương trình dịch
1967 Maurice V. Wilkes Giáo sư Wilkes được biết tới như là người thiết kế và xây dựng EDSAC, máy tính đầu tiên với hàm nội chứa (internally stored). Ông là đồng tác giả với Wheeler và Gill của tập sách "Preparation of Programs for Electronic Digital Computers" xuất bản 1951
1968 Richard Hamming Cho các đóng góp về các phương pháp số, các hệ thống tự mã hóa, phát hiện và sửa lỗi sai
1969 Marvin Minsky Trí tuệ nhân tạo
1970 James H. Wilkinson Cho những nghiên cứu về phân tích số cho việc sử dung các máy tính số tốc độ cao, những đóng góp về Đại số tuyến tính và phân tích lỗi ngược
1971 John McCarthy Cho những đóng góp về Trí tuệ nhân tạo "The Present State of Research on Artificial Intelligence"
1972 Edsger W. Dijkstra Là người đóng góp chủ yếu cho ngôn ngữ lập trình ALGOL. Ông cũng nổi tiếng với thuật toán Dijkstra
1973 Charles W. Bachman Cho những đóng góp đáng chú ý của ông về công nghệ database
1974 Donald E. Knuth Với những cống hiến cho việc phân tích giải thuật và thiết kế ngôn ngữ lập trình, và đặc biệt với tác phẩm kinh điển Nghệ thuật lập trình "The Art of Computer Programming"
1975 Allen Newell và
Herbert A. Simon Với những đóng góp quan trọng cho chuyên ngành trí tuệ nhân tạo , tâm lý học về nhận thức chủ quan (psychology of human cognition), và xử lý chuỗi
1976 Michael O. Rabin và
Dana S. Scott Với bài báo "Finite Automata and Their Decision Problem" (Automat hữu hạn và bài toán quyết định) đã giới thiệu các ý tưởng về máy phi bất định nondeterministic machines, đã làm sáng tỏ rất nhiều khái niệm có giá trị.
1977 John Backus John Backus đã đóng góp nhiều công sức cho việc thiết kế các hệ thống ngôn ngữ lập trình bậc cao, tiêu biểu là FORTRAN, và các bài báo phôi thai cho các thủ tục hình thức của đặc tả các ngôn ngữ lập trình
1978 Robert W. Floyd Có ảnh hưởng sâu sắc đến các phương pháp luận của việc xây dựng hiệu quả các phần mềm tin cậy, đặt nền móng cho nhiều chuyên ngành hẹp của khoa học máy tính: lý thuyết phân tích ngữ pháp, ngữ nghĩa của các ngôn ngữ lập trình, tự động kiểm tra chương trình program verification, tự động tổng hợp chương trình, và phân tích giải thuật
1979 Kenneth E. Iverson Với những nỗ lực tiên phong trong ngôn ngữ lập trình và các ký pháp toán học tạo nên một lĩnh vực chuyên ngành máy tính mớilaf APL, cho những đóng góp của ông về thực hiện hệ tương tác, đào tạo sự dụng APL, và lý thuyết và ứng dụng ngôn ngữ lập trình
1980 C. Antony R. Hoare Cho những đóng góp cơ bản về thiết kế và định nghĩa ngôn ngữ lập trình. Ông cũng là tác giả của giải thuật sắp xếp nổi tiếng Quick sortvà ngôn ngữ CSP
1981 Edgar F. Codd Với những đóng góp nền tảng cho lý thuyết và vận dụng các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu, đặc biệt là cơ sở dữ liệu quan hệ
1982 Stephen A. Cook Góp phần thúc đẩy và mở rộng việc nhận thức về độ phức tạp tính toán
1983 Ken Thompson và Dennis M. Ritchie Với việc phát triển lý thuyết hệ điều hành và đặc biệt là hệ điều hành UNIX
1984 Niklaus Wirth Cho việc phát triển các ngôn ngữ lập trình mới EULER, ALGOL-W, MODULA và PASCAL
1985 Richard M. Karp Với những đóng góp liên tục về lý thuyết lập trình bao gồm việc phát triển các giải thuật hiệu quả cho luồng mạng và các bài toán tối ưu tổ hợp, định ra khả năng tính toán thời gian đa thức và các khái niệm về hiệu quả giải thuật, và đóng góp nổi bật về lý thuyết NP-đầy đủ NP-completeness
1986 John Hopcroft và
Robert Tarjan Cho những đóng góp căn bản về phân tích thiết kế cấu trúc dữ liệu và giải thuật
1987 John Cocke Cho những đóng góp quan trọng trong việc thiết kế và lý thuyết hóa chương trình dịch, kiến trúc các hệ thống lớn và phát triển các tập lệnh đơn giản trong máy tính (RISC)
1988 Ivan Sutherland Cho việc tiên phong trong lĩnh vực đồ họa computer graphics, khởi đầu với chương trình Sketchpad
1989 William (Velvel) Kahan Cho những đóng góp cơ bản về phân tích sốnumerical analysis. Một trong những chuyên gia đầu ngành về tính toán dấu phẩy động floating-point.
1990 Fernando J. Corbató Đi đầu trong việc tổ chức và dẫn dắt sự phát triển của các hệ thống máy tính mục đích chung, large-scale, chia sẻ thời gian và nguồn lực, CTSS vàMultics.
1991 Robin Milner Cho ba thành tựu quan trọng: 1) LCF, cơ chế hóa Logic Scott's of của hàm khả tính (Computable Functions), 2) ML, ngôn ngữ đầu tiên có tính đa hình type inference cùng với kiểu "an toàn" type-safe và cơ chế bắt ngoại lệ exception-handling ; 3) Các hệ thống truyền thông giải tíchCCS, lý thuyết tông quát về tương tranh concurrency. Ông cũng đồng thời khái quát hóa full abstraction, nghiên cứu các mối quan hệ ngữ nghĩa thao tác. operational.
1992 Butler W. Lampson Cho những đóng góp cho việc phát triển môi trường tính toán cá nhân và phân tán.
1993 Juris Hartmanis và
Richard E. Stearns Thiết lập nền tảng cho lý thuyết độ phức tạp tính toán.
1994 Edward Feigenbaum và
Raj Reddy Tiên phong trong việc xây dựng các hệ thống lớn về trí tuệ nhân tạo, chứng minh tầm quan trọng thực tiễn và khả năng thương mại của trí tuệ nhân tạo.
1995 Manuel Blum Ghi nhận cho những đóng góp cơ bản về lý thuyết độ phức tạp tính toán và các ứng dụng trong cryptography và program checking.
1996 Amir Pnueli Giới thiệu temporal logic vào khoa học máy tính và các hệ thống verification.
1997 Douglas Engelbart Đóng góp về tính toán tương tác
1998 Jim Gray Đóng góp về cơ sở dữ liệu và xử lý giao dịch
1999 Frederick P. Brooks, Jr. Những đóng góp về kiến trúc máy tính, hệ điều hành và kỹ nghệ phần mềm.
2000 Andrew Chi-Chih Yao Đóng góp về lý thuyết tính toán, pseudorandom number generation, cryptography, và communication complexity.
2001 Ole-Johan Dahl và
Kristen Nygaard Những ý tưởng cơ bản về lập trình hướng đối tượng.
2002 Ronald L. Rivest,
Adi Shamir và
Leonard M. Adleman Những đóng góp về mã hóa khóa công khai public-key cryptography, RSA (mã hóa).
2003 Alan Kay Với các ý tưởng cội nguồn về các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng vàSmalltalk.
2004 Vinton G. Cerf và
Robert E. Kahn Đóng góp cho internetworking, bao gồm thiết kế và triển khai các giao thức Internet' TCP/IP.
2005 Peter Naur Với những đóng góp về thiết kế ngôn ngữ lập trình.
2006 Frances E. Allen Những đóng góp về lý thuyết và thực nghiệm tối ưu hóa các kỹ thuật chương trình dịch.
2007 Edmund M. Clarke,
E. Allen Emerson và
Joseph Sifakis Phát triển kiểm tra mô hình Model-Checking.
2008 Flag of the United StatesBarbara Liskov Những đóng góp cho cơ sở lý thuyết và thực tiễn của ngôn ngữ lập trình và thiết kế hệ thống, đặc biệt về trừu tượng hóa dữ liệu, khả năng chịu lỗi và tính toán phân tán
2009 Flag of the United StatesCharles P. Thacker Tiên phong trong thiết kế và hiện thực Alto, mô hình máy tính cá nhân đầu tiên, và những đóng góp của ông với Ethernet và máy tính bảng cá nhân.
NguyenVanNgoc65 (113A)- Tổng số bài gửi : 5
Join date : 13/08/2012
Similar topics
» Thảo luận Bài 7
» Tiểu sử người được đặt tên cho giải thưởng Turing - Alan Mathison Turing
» giới thiệu thân thế và sự ngiệp của Henry Laurence Gantt
» Thảo luận Bài 7
» Đôi nét về người phát minh ra đèn hiệu và giải thưởng Turing
» Tiểu sử người được đặt tên cho giải thưởng Turing - Alan Mathison Turing
» giới thiệu thân thế và sự ngiệp của Henry Laurence Gantt
» Thảo luận Bài 7
» Đôi nét về người phát minh ra đèn hiệu và giải thưởng Turing
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết