Tin học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thảo luận Bài 6

+85
LeThanhQuang (I22B)
NguyenVanQuoc (I22B)
PhanNgocThoai(I22B)
NguyenThiNgocPhuoc(122A)
NguyenTienDat (I22A)
LeNgocTung (I22A)
BuiHuuDang(I22B)
NguyenTrongTinh(I22A)
TranDangKhoa(I22A)
NguyenBaoLoc70(I22A)
PhamThiThuyTien_[I22B]
NguyenVanPhat(I22B)
DangQuangBinh(I22B)
PhamThiThao (I22B)
NguyenHoangMinhQuan(I22B)
NguyenThiMai(I22A)
nguyenhoanglam_I22B
phuquoccuong(I22A)
lekhanhhoa(I22B)
phungvanduong24(I12A)
VANCONGLOI(I22A)
NguyenVanSang(I22A)
NguyenTuHuy(I22A)
phamthanhdai(I22B)
DuongTrungQuan
xuantri27 (I11C)
CAOTHANHLUAN(I22B)
NguyenThienChuongI22A
NguyenLoc(I22A)
NguyenMinhTuan (I22B)
Dao Duy Thanh(I22B)
TranBinhCongLuanI12A
NguyenThiNgocHuyen (I22B)
tranngochuy(I22B)
NguyenVanLanh (I22A)
tranvanminh82(I22A)
VanNhatDongGiang(I22A)
HongGiaPhu (I22A)
NguyenThiThom(I22A)
HoHaiTheI12A
NgT.KimHuyen(I22A)
phanthanhcan(I22A)
NguyenThiBichTram (I22A)
damvanhau(I22A)
TruongNhuNgoc (I22A)
dangvannhan(I22A)
VoMinhThang(I22B)
PhamQuocCuong (I22A)
NguyenMinhTam(I22B)
PhamPhuKhanh52(I22B)
NguyenTanDat(I22B)
vivanbieu(I22B)
NguyenVietDuc39 (I22B)
MaiXuanSon (I22B)
truongtph.i11c
NguyenBacHoi(I22B)
QuangMinhTuan(I22B)
TranVuSang (I22B)
VoMinhDien(I22B)
NguyenThanhTung(I22B)
NguyenCaoDuong(I22B)
TruongTranThanhTu(I22B)
NguyenManhHuy(I22B)
NguyenCaoTri (I22B)
TruongMinhTriet(I22B)
PhamTuanChinh(I22B)
AnhDao(I22B)
NguyenPhuongNhu(I22B)
caoanhthi(I22B)
nguyenthithutrang (I11C)
NguyenQuocHuy (I22B)
NguyenHoangThien(I22B)
NguyenThanhQuoc(I22A)
lehongphong(I22B)
NgoVanTuyen(I22B)
nguyenvankhoa59(122B)
vokimthong
HoangThanhThien(I22B)
HuynhDucQuang(I22B)
BuiThucTuan(I22B)
NguyenHoangKimVu (I11C)
LeThiKimNgan67(I11C)
BuiTrongHung41(I11C)
dangthihoangly(I12A)
Admin
89 posters

Trang 9 trong tổng số 11 trang Previous  1, 2, 3 ... 8, 9, 10, 11  Next

Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty Re: Thảo luận Bài 6

Bài gửi  NguyenThiMai(I22A) 1/4/2013, 16:46

Điều phối hàng chờ nhiều mức và phân biệt MQS với MFQS
* Điều phối hàng chờ nhiều mức (Multilevel Queue Scheduling - MQS)
- Hàng chờ Ready được phân cấp thành nhiều mức có độ ưu tiên khác nhau. VD:Mức các tiến trình tương tác chạy ở mặt trước có độ ưu tiên cao nhất và mức các tiến trình lô(batch) vận hành trong hậu trường.
- Mỗi hàng chờ có thuật giải để điều phối riêng.
- Quan hệ giữa các mức:
+ Ưu tiên cố định:xong hết các tiến trình mức trên rồi chuyển xuống mức dưới.Đang chạy tiến trình mức dưới mà xuất hiện tiến trình mức cao hơn,tiến trình mức dưới sẽ bị tiếm quyền do tiến trình mới có độ ưu tiên cao hơn.
+ Phân bổ theo tỉ lệ thời lượng.

* So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa giải thuật MQS và MFQS:

- Giống nhau: Multilevel Queue Scheduling (Điều phối hàng chờ nhiều mức) và Multilevel Feedback Queue Scheduling (Điều phối hàng chờ nhiều mức có điều tiết) cùng sử dụng nhiều mức hàng chờ với độ ưu tiên khác nhau, mỗi hàng chờ có thể sử dụng thuật toán riêng, ví dụ Round-Robin (RRS) hoặc FCFS.

- Khác nhau: Multilevel Feedback Queue Scheduling cho phép điều chuyển (điều tiết) tiến trình từ hàng chờ này sang hàng chờ kia (hạ cấp độ hay nâng cấp độ ưu tiên), nghĩa là mềm dẻo hơn Multilevel Queue Scheduling.
- Và đối với MQS thì khi các tiến trình được xếp vào hàng đợi thì không thay đổi được vị trí còn MFQS thì tiến trình có thể di chuyển từ mức này sang mức khác và ngược lại.

Ví dụ: Trong ga Hòa Hưng có 5 ô cửa bán vé, những người mua vé xếp hàng vào 5 cửa. Có 5 loại khách hàng với 5 loại ưu tiên khác nhau. Chỉ có 1 cô nhân viên bán vé thôi.
+ Cửa 1: cửa hệ thống: cho những người trong ngành hoặc thân nhân của những người trong ngành đường sắt.
+ Cửa 2: cho thương binh.
+ Cửa 3: cho những người bình thường, khách vãng lai.
+ Cửa 4: khách có độ ưu tiên thấp hơn.
+ Cửa 5: cho Sinh viên.
Với MQS: chỉ 1 cô bán vé chạy từ cửa này sang cửa kia, cửa nào có khách thì chạy sang cửa đó.
Với MFQS: có điều phối nếu có sự ưu tiên, đẩy bớt tiến trình từ cửa này sang cửa kia, giúp cho hoạt động được tốt hơn.

NguyenThiMai(I22A)

Tổng số bài gửi : 32
Join date : 28/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty Re: Thảo luận Bài 6

Bài gửi  NguyenHoangMinhQuan(I22B) 1/4/2013, 17:21

Cam on rat nhiu !!! Bay gio thi minh da hieu ...

NguyenHoangMinhQuan(I22B)

Tổng số bài gửi : 1
Join date : 21/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty Các đặc điểm của tiến trình

Bài gửi  PhamThiThao (I22B) 1/4/2013, 21:46

Một số đặc tính của tiến trình cần được quan tâm như tiêu chuẩn điều phối :

a) Tính hướng xuất / nhập của tiến trình ( I/O-boundedness):

Khi một tiến trình nhận được CPU, chủ yếu nó chỉ sử dụng CPU đến khi phát sinh một yêu cầu nhập xuất ? Hoạt động của các tiến trình như thế thường bao gồm nhiều lượt sử dụng CPU , mỗi lượt trong một thời gian khá ngắn.

b) Tính hướng xử lý của tiến trình ( CPU-boundedness):

Khi một tiến trình nhận được CPU, nó có khuynh hướng sử dụng CPU đến khi hết thời gian dành cho nó ? Hoạt động của các tiến trình như thế thường bao gồm một số ít lượt sử dụng CPU , nhưng mỗi lượt trong một thời gian đủ dài.

c) Tiến trình tương tác hay xử lý theo lô :

Người sử dụng theo kiểu tương tác thường yêu cầu được hồi đáp tức thời đối với các yêu cầu của họ, trong khi các tiến trình của tác vụ được xử lý theo lô nói chung có thể trì hoãn trong một thời gian chấp nhận được.

d) Độ ưu tiên của tiến trình :

Các tiến trình có thể được phân cấp theo một số tiêu chuẩn đánh giá nào đó, một cách hợp lý, các tiến trình quan trọng hơn ( có độ ưu tiên cao hơn) cần được ưu tiên hơn.

e) Thời gian đã sử dụng CPU của tiến trình :

Một số quan điểm ưu tiên chọn những tiến trình đã sử dụng CPU nhiều thời gian nhất vì hy vọng chúng sẽ cần ít thời gian nhất để hoàn tất và rời khỏi hệ thống . Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng các tiến trình nhận được CPU trong ít thời gian là những tiến trình đã phải chờ lâu nhất, do vậy ưu tiên chọn chúng.

f) Thời gian còn lại tiến trình cần để hoàn tất :

Có thể giảm thiểu thời gian chờ đợi trung bình của các tiến trình bằng cách cho các tiến trình cần ít thời gian nhất để hoàn tất được thực hiện trước. Tuy nhiên đáng tiếc là rất hiếm khi biết được tiến trình cần bao nhiêu thời gian nữa để kết thúc xử lý.

PhamThiThao (I22B)

Tổng số bài gửi : 54
Join date : 19/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty Bài tập Dùng thuật giải FCFS để điều phối CPU

Bài gửi  PhamThiThao (I22B) 1/4/2013, 21:47

Giả sử một hệ thống có 3 tiến trình với tính chất như sau:
Tiến trình Thời điểm đến (giây thứ) Khoảng CPU (số giây)
P1 0 5
P2 1 2
P3 2 2
Dùng thuật giải FCFS để điều phối CPU:
a) Thể hiện bằng biểu đồ Gantt.
b) Tính thời gian chờ trung bình của các tiến trình.

PhamThiThao (I22B)

Tổng số bài gửi : 54
Join date : 19/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty 4 tình huống ra quyết định của trình điều phối

Bài gửi  PhamThiThao (I22B) 1/4/2013, 21:48

* Các tình huống ra quyết định của trình điều phối:
1. Khi tiến trình chuyển từ Running sang Waiting (Chờ I/O. chờ tiến trình con)
2. Khi tiến trình chuyển từ Running sang Ready (do ngắt xảy ra)
3. Khi tiến trình chuyển từ Waiting sang Ready (khi kết thúc I/O)
4. Khi tiến trình kết thúc công việc.

PhamThiThao (I22B)

Tổng số bài gửi : 54
Join date : 19/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty Phân biệt điều phối tiếm quyền và không tiếm quyền

Bài gửi  PhamThiThao (I22B) 1/4/2013, 21:48

Giống nhau:
Được dùng trong điều phối CPU (chọn tiến trình trong Ready Queue để cấp thời gian CPU (chuyển sang trạng thái Running)).

Khác nhau:
- Preemptive Scheduling thì điều phối CPU có tiếm quyền còn Non-Preemptive Scheduling thì điều phối CPU không tiếm quyền.
- Non-Preemptive Scheduling: Có nghĩa là khi tiến trình P1 có thời điểm đến trước P2 thì tiến trình P1 được thực hiện hết khoảng thời gian thực hiện, sau đó mới thực hiện tiến trình P2.
- Preemptive Scheduling: Có nghĩa là khi có 3 tiến trình P1, P2, P3 có thời điểm đến theo thứ tự đó thì tiến trình P1 sẽ được thực hiện với một khoảng thời gian cho phép sau đó bị tiến trình P2 hay P3 tiếm quyền. Còn quá trình điều phối kế tiếp như thế nào là tuỳ thuộc vào thuật toán điều phối và độ ưu tiên của tiến trình.

PhamThiThao (I22B)

Tổng số bài gửi : 54
Join date : 19/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty Re: Thảo luận Bài 6

Bài gửi  DangQuangBinh(I22B) 1/4/2013, 22:36

PhamThiThao (I22B) đã viết:Giả sử một hệ thống có 3 tiến trình với tính chất như sau:
Tiến trình Thời điểm đến (giây thứ) Khoảng CPU (số giây)
P1 0 5
P2 1 2
P3 2 2
Dùng thuật giải FCFS để điều phối CPU:
a) Thể hiện bằng biểu đồ Gantt.
b) Tính thời gian chờ trung bình của các tiến trình.
[img]Thảo luận Bài 6 - Page 9 74407404 [/img]

DangQuangBinh(I22B)

Tổng số bài gửi : 20
Join date : 12/03/2013
Age : 34
Đến từ : I22B

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty Re: Thảo luận Bài 6

Bài gửi  NguyenThiMai(I22A) 1/4/2013, 23:51

lol! lol! Dạng bài tập quan trọng 100% ra thi lol! lol! lol!
Giải thuật ngắn hơn chạy trước SJFS (Shortest Job First Scheduling) có tiếm quyền (Preemptive):
Tiến trình Thời điểm CPU-Burst(ms)
P15 22
P2 1015
P320 5
Sơ đồ Gantt:
|-P1--|---P2---|--P2-|--P3-|-----P1------|
5-----10--------20----25-----30------------47

Giải thích:
1) Tại thời điểm 5ms tiến trình P1 (CPU-Burst=22ms) xuất hiện, tiến trình P1 thực thi được khoảng 5ms thì tiến trình P2 (CPU-Burst=15ms) đến.
2) Tiến trình P1 phải nhường CPU lại cho tiến trình P2 (nghĩa là tiến trình P1 còn lại 17ms chưa được thực thi), tiến trình P2 thực thi được 15ms thì tiến trình P3 (CPU-Burst=5ms) đến (nghĩa là P2 còn 5ms chưa được thực thi) lúc này CPU-Burst của P2 còn lại và CPU-Burst của P3 bằng nhau và bé hơn CPU-Burst của P1, nên tiến trình nào nhỏ hơn và đến trước thì làm trước.
3) Tiến trình P2 làm tiếp 5ms còn lại.
4) CPU được nhường cho tiến trình P3 (CPU-Burst=5ms). Sau khi tiến trình P3 thực thi xong thì không có tiến trình nào tới nữa. quay lại thực hiện tiếp tiến trình P1 (còn 17ms).
5) Sơ đồ Gantt hoàng chỉnh cho bài toán trên.
- Thời gian chờ:
+ Thời gian chờ của mỗi tiến trình:
P1=(47-5)-22=20 ms
P2=(25-10)-15=0 ms
P3=(30-20)-5=5 ms
+ Thời gian chờ trung bình: (20+0+5)/3=8.33 ms

NguyenThiMai(I22A)

Tổng số bài gửi : 32
Join date : 28/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty Re: Thảo luận Bài 6

Bài gửi  NguyenThiMai(I22A) 2/4/2013, 00:00

Cuộc đời và sự nghiệp của Henry Laurence Gantt
Henry Laurence Gantt (sinh 1861 - mất 23 tháng 11 năm 1919) là một kĩ sư cơ khí và cố vấn dự án người Mỹ, nổi tiếng với việc phát triển sơ đồ Gantt năm 1910. Sơ đồ Gantt được sử dụng rộng rãi trong những công trình lớn như đập Hoover hay hệ thống đường quốc lộ liên bang Mỹ và ngày nay vẫn là một công cụ quan trọng trong quản lý dự án.
+ Tiểu sử
Henry Gantt sinh tại quận Calvert, Maryland, Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp trường McDonogh năm 1878 và trường cao đẳng Johns Hopkins rồi làm thầy giáo và người vẽ đồ án trước khi trở thành kĩ sư cơ khí. Năm 1887 ông cùng Frederick W. Taylor quản lý công ty thép Midvale và công ty thép Bethlehem cho đến năm 1893. Sau này, khi làm cố vấn dự án, ngoài sơ đồ Gantt, ông còn thiết kế hệ thống thưởng năng suất - trong đó nhân viên có năng suất vượt định mức sẽ được thưởng phần trăm. Ngoài ra, ông còn phát triển một số phương pháp đo đạc hiệu suất và năng suất nhân viên.
+ Đóng góp
Henry Gantt đã có nhiều đóng góp cho môn khoa học quản lý, đáng nói nhất bao gồm:
Sơ đồ Gantt: Đến ngày nay, sơ đồ Gantt vẫn được coi là một công cụ quản lý quan trọng. Sơ đồ Gantt biểu thị thời gian biểu của dự án dùng để quản lý, lên kế hoạch và kiểm soát tiến độ công việc trong dự án. PERT (Program Evaluation and Review Technique - Phương pháp ước lượng và xem xét chương trình) là một biến thể của sơ đồ Gantt.
Hiệu suất công nghiệp: Hiệu suất công nghiệp có thể được nâng cao bằng cách phân tích một cách khoa học mọi khía cạnh của công việc. Công tác quản lý công nghiệp là cải tiến hiệu suất bằng cách hạn chế tối đa rủi ro.
Hệ thống thưởng năng suất: Henry Gantt thưởng phần trăm quản lý viên tương ứng với năng suất vượt định mức nhân viên dưới quyền họ đạt được.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Henry Gantt tin rằng doanh nghiệp phải có trách nhiệm với xã hội.

NguyenThiMai(I22A)

Tổng số bài gửi : 32
Join date : 28/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty Re: Thảo luận Bài 6

Bài gửi  NguyenThiMai(I22A) 2/4/2013, 00:01

Các hàm cơ bản trong thư viện Win32 API:
– CreateThread: Khởi tạo luồng
– SuspendThread: Tạm dừng/ngưng một luồng (tăng biến đếm số
lần suspend)
– ResumeThread: Tiếp tục một luồng bị tạm dừng (giảm biến đếm số
lần suspend).
– SetThreadPriority: Thiết lập mức độ ưu tiến của luồng (tương đối
so với mức độ ưu tiên của process) ( LOW, BELOW LOW or HIGH)
– GetThreadPriority: Lấy mức độ ưu tiên của luồng.
- GetCurrentThread: Có chức năng trả về mục quản tạm cho luồng hiện tại
- TerminateThread:Có chức năng ngắt luồng
- ExitThread: Dùng để kêt thúc một luồng

NguyenThiMai(I22A)

Tổng số bài gửi : 32
Join date : 28/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty Re: Thảo luận Bài 6

Bài gửi  NguyenThiMai(I22A) 2/4/2013, 00:06

5 tiêu chí điều phối CPU
1. Công suất CPU (CPU Utilisation): Thực tế đạt từ 40% - 90% thời gian CPU. CPU càng bận càng tốt.
2. Thông suất hệ thống (Throughput): Số TT hoàn tất trong 1 đơn vị thời gian, ví dụ: 1 TT / giờ, 10 TT / giây.
3. Tổng thời gian làm việc (Turnaround Time): Kể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc tiến trình (Bao gồm tổng thời gian chờ tại Ready Queue, tổng thời gian sử dụng CPU, tổng thời gian I/O, …).
4. Thời gian chờ (Waiting Time): Tổng thời gian chờ tại Ready Queue.
5. Thời gian đáp ứng (Response Time): Thời gian kể từ khi người dùng đặt yêu cầu cho đến khi có phản hồi đầu tiên.

NguyenThiMai(I22A)

Tổng số bài gửi : 32
Join date : 28/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty Bốn tình huống ra quyết định của trình điều phối.

Bài gửi  NguyenVanPhat(I22B) 2/4/2013, 12:47

Bốn tình huống ra quyết định của trình điều phối.
1. Khi tiến trình chuyển từ Running sang Waiting (chờ I/O, chờ tiến trình con)
2. Khi tiến trình chuyển từ Running sang Ready( do ngắt xảy ra).
3. Khi tiến trình chuyển từ Waiting sang Ready( do kết thúc I/O).
4. Khi tiến trình kết thúc công việc.
Phân biệt điều phối tiếm quyền và điều phối không tiếm quyền:
• Điều phối không tiếm quyền( Non - Preemptive): sơ đồ điều phối chỉ tiến hành trong tình huống 1 và 4. Tiến trình giữ CPU cho đến khi kết thúc bình thường hoặc khi chuyển sang trạng thái Waiting( cách làm trong Windows 3.1 và Macintosh OS). Dùng khi máy không có Timer.
• Điều phối có tiếm quyền( Preemptive):sơ đồ điều phối tiến hành trong cả 4 tình huống.
• Giống nhau: cùng điều phối CPU( chọn tiến trình trong Ready Queue để cấp thời gian CPU( chuyển sang trạng thái Running)).
• Khác nhau:
 Preemptive Scheduling thì điều phối CPU có tiếm quyền còn Non – Preemptive Scheduling thì điều phối CPU không tiếm quyền.
 Non – Preemptive Scheduling: có nghĩa là khi có 1 tiến trình P1, P2, P3 xuất hiện thì nó sẽ thực hiện 1 phần của tiến trình P1, sau đó nó tiếm quyền và thực hiện 1 phần của tiến trình P2, sau đó nó tiếm quyền và thực hiện 1 phần của tiến trình P3. Cứ như vậy nó sẽ thực hiện xong các tiến trình.

NguyenVanPhat(I22B)

Tổng số bài gửi : 16
Join date : 13/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty Vì sao hệ điều hành phải có chức năng điều phối CPU. Năm tiêu chí điều phối CPU

Bài gửi  NguyenVanPhat(I22B) 2/4/2013, 12:50

1. Vì sao hệ điều hành phải có chức năng điều phối CPU?
Trong các hệ đa chương thực thi nhiều chương trình đồng thời làm tăng hiệu suất hệ thống.
Tại mỗi thời điểm, chỉ có một process được thực thi. Do đó, cần phải giải quyết vấn đề phân chia, lựa chọn process thực thi sao cho được hiệu quả nhất  chiến lược định thời CPU.

2.Năm tiêu chí điều phối CPU là những tiêu chí nào?
1. Công suất CPU (CPU Utilisation): Thực tế đạt từ 40% - 90% thời gian CPU. CPU càng bận càng tốt.
2. Thông suất hệ thống (Throughput): Số TT hoàn tất trong 1 đơn vị thời gian, ví dụ: 1 TT / giờ, 10 TT / giây.
3. Tổng thời gian làm việc (Turnaround Time): Kể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc tiến trình (Bao gồm tổng thời gian chờ tại Ready Queue, tổng thời gian sử dụng CPU, tổng thời gian I/O, …).
4. Thời gian chờ (Waiting Time): Tổng thời gian chờ tại Ready Queue.
5. Thời gian đáp ứng (Response Time): Thời gian kể từ khi người dùng đặt yêu cầu cho đến khi có phản hồi đầu tiên.

NguyenVanPhat(I22B)

Tổng số bài gửi : 16
Join date : 13/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty Re: Thảo luận Bài 6

Bài gửi  PhamThiThuyTien_[I22B] 3/4/2013, 14:25

VoMinhDien(I22B) đã viết:
NguyenCaoDuong(I22B) đã viết:
phungvanduong24(I12A) đã viết:Một hệ thống có 3 tiến trình với thời điểm đến và thời gian sử dụng CPU như sau:
TT Thời điểm đến (ms) CPU-Burst (ms)
P1 4 46
P2 30 28
P3 51 33
Dùng thuật giải RRS với thời lượng bằng 20 ms để điều phối CPU (có thể có 2 phương án):
a. Thể hiện bằng biểu đồ Gantt.
b. Tính thời gian chờ trung bình của các tiến trình.
Giải

a/ Thể hiện bằng biểu đồ Gantt

-----+----P1--+---P1----+---P2-----+-P1--+----P3----+--P2--+-- P3----
-----|----------|----------|-----------|------|------------|-------|---------|
0--- 4--------24------- 44 ------- 64 --- 70 --------- 90 ----98 ------111

b/
P1 = (70-4)-46=20
P2= (98-30)-28=40
P3= (111-51)-33=27
TG chờ TB =(P1+P2+P3)= 87/3=29 (ms)

Ban ơi, hình như biểu đồ Gantt của bạn không đúng đó. Bạn coi lại thời điểm 64 ms nha.
Theo mình thì bạn nên làm theo thầy giảng là cần phải vẽ thêm bản trợ giúp để có thể tính chính xác thời gian chờ, vẽ đúng biểu đồ grant.

Bảng trợ giúp
P1 P2 P3
4(46) 30(28) 51(33)
24(26) 64 ( 8 ) 90(13)
44(6) 98(0) 111(0)
70(0)

PhamThiThuyTien_[I22B]

Tổng số bài gửi : 8
Join date : 17/03/2013
Age : 33
Đến từ : Tây Ninh

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty Phân biệt thuật giải MQS với thuật giải MFQS

Bài gửi  Dao Duy Thanh(I22B) 3/4/2013, 14:40

1.Điều phối hàng chờ nhiều mức (Multilevel Queue Scheduling – MQS)
• Hàng chờ Ready được phân cấp thành nhiều mức có độ ưu tiên khác nhau, ví dụ: Mức các tiến trình tương tác (Interactive) chạy ở mặt trước ( Foreground ) có độ ưu tiên cao nhất và Mức các tiến trình lô ( Batch ) vận hành trong hậu trường (Background ) .
• Mỗi hàng chờ có thuật giải điều phối riêng, ví dụ: Foreground dùng RRS, Background dùng FCFS.
• Quan hệ giữa các mức:
- Ưu tiên cố định: Xong hết các tiến trình mức trên rồi mới chuyển xuống mức dưới. Đang chạy tiến trình mức dưới mà xuất hiện tiến trình mới mức cao hơn, tiến trình mức dưới sẽ bị tiếm quyền cho tiến trình mới có độ ưu tiên cao hơn ( Hệ Solaris 2 dùng cách này ) .
- Phân bổ theo tỉ lệ thời lượng, ví dụ: 80% thời lượng CPU dành cho Foreground, 20 % cho Background.
Thảo luận Bài 6 - Page 9 Unled1al
2.Điều phối hàng chờ nhiều mức có điều tiết ( Multilevel Feedback Queue Scheduling – MFQS )
• Như MQS nhưng cho phép Điều tiết tiến trình sang mức khc, ví dụ: những tiến trình hướng CPU được đưa xuống mức dưới, trong khi tiến trình hướng I/O hoặc chờ lâu được chuyển lên trên.
• MFQS đặc trưng bởi các thông số:
- Số mức ( số hàng chờ )
- Thuật giải điều phối cho mỗi mức
- Phương thức nâng cấp tiến trình
- Phương thức hạ cấp tiến trình
- Phương thức chọn hàng chờ ( chọn mức ) cho tiến trình mới
Thảo luận Bài 6 - Page 9 Unledbzh

Dao Duy Thanh(I22B)

Tổng số bài gửi : 16
Join date : 13/03/2013
Age : 34

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty Re: Thảo luận Bài 6

Bài gửi  PhamThiThuyTien_[I22B] 3/4/2013, 15:08

NguyenThiMai(I22A) đã viết: lol! lol! Dạng bài tập quan trọng 100% ra thi lol! lol! lol!
Giải thuật ngắn hơn chạy trước SJFS (Shortest Job First Scheduling) có tiếm quyền (Preemptive):
Tiến trình Thời điểm CPU-Burst(ms)
P15 22
P2 1015
P320 5
Sơ đồ Gantt:
|-P1--|---P2---|--P2-|--P3-|-----P1------|
5-----10--------20----25-----30------------47

Giải thích:
1) Tại thời điểm 5ms tiến trình P1 (CPU-Burst=22ms) xuất hiện, tiến trình P1 thực thi được khoảng 5ms thì tiến trình P2 (CPU-Burst=15ms) đến.
2) Tiến trình P1 phải nhường CPU lại cho tiến trình P2 (nghĩa là tiến trình P1 còn lại 17ms chưa được thực thi), tiến trình P2 thực thi được 15ms thì tiến trình P3 (CPU-Burst=5ms) đến (nghĩa là P2 còn 5ms chưa được thực thi) lúc này CPU-Burst của P2 còn lại và CPU-Burst của P3 bằng nhau và bé hơn CPU-Burst của P1, nên tiến trình nào nhỏ hơn và đến trước thì làm trước.
3) Tiến trình P2 làm tiếp 5ms còn lại.
4) CPU được nhường cho tiến trình P3 (CPU-Burst=5ms). Sau khi tiến trình P3 thực thi xong thì không có tiến trình nào tới nữa. quay lại thực hiện tiếp tiến trình P1 (còn 17ms).
5) Sơ đồ Gantt hoàng chỉnh cho bài toán trên.
- Thời gian chờ:
+ Thời gian chờ của mỗi tiến trình:
P1=(47-5)-22=20 ms
P2=(25-10)-15=0 ms
P3=(30-20)-5=5 ms
+ Thời gian chờ trung bình: (20+0+5)/3=8.33 ms
Bạn có thể giải thích chi tiết dùm mình cách làm của giải thuật SJFS này không? Theo như thầy hướng dẫn thì mình nhớ nếu ngắn hơn chạy trước là khoảng CPU kế tiếp nhỏ hơn thì được chạy trước còn trong trường hợp bằng nhau thì dùng giải thuật FCFS, vậy sao mình thấy bạn làm theo thứ tự P1,P2,P3. Mình không rõ lắm, bạn giải thích dùm mình nha. Cảm ơn bạn trước !

PhamThiThuyTien_[I22B]

Tổng số bài gửi : 8
Join date : 17/03/2013
Age : 33
Đến từ : Tây Ninh

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty Re: Thảo luận Bài 6

Bài gửi  PhamThiThuyTien_[I22B] 3/4/2013, 16:31

TranVuSang (I22B) đã viết:
TranVuSang (I22B) đã viết:
NguyenCaoTri (I22B) đã viết:
TranVuSang (I22B) đã viết:Giả sử hàng chờ Ready có các tiến trình sau:
Thảo luận Bài 6 - Page 9 57337776
Sử dụng thuật giải RRS với thời lượng = 20ms
Biểu đồ Gantt:
Thảo luận Bài 6 - Page 9 13096758

Thời gian chờ trung bình:[ 57 + 15 + ( 17 + 33 + 4 ) + ( 27 + 33 ) ] / 4 = 46,5ms

Giải thích: ...

Cái này mình tự thêm vào thời gian xuất hiện của các tiến trình mong Thầy và các bạn cho ý kiến. Thank
Sao mình ra kết quả khác!

Sơ đồ Gantt:

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Rrsa

Thời gian chờ = Thời điểm kết thúc - Thời điểm bắt đầu - CPU Burst

T1 = 90 – 0 – 53 = 37(ms)
T2 = 57 – 25 – 17 = 15(ms)
T3 = 162 – 40 – 68 = 54(ms)
T4 = 134 – 50 – 24 = 60(ms)
Ttb=(37+15+54+60) = 166/4 = 41,22(ms)

Giải thích:

Thời điểm t=77 thì cấp CPU cho P1 (không phải P4)
vì:

Khi t=40 thì P1 hết thời lượng CPU (P1 còn 13ms CPU Burst) và P1 quay về hàng chờ Ready chờ cấp CPU

khi t=50 thì P4 mới đến
Cảm ơn bạn đã góp ý, cái này hình như mình nhằm rồi, trong Slides thì các tiến trình có thời điểm đến là như nhau mà mình cứ tưởng là nó luân phiên. Có cái này mình không hiểu mong bạn và các bạn thảo luận dùm mình. Tại thời điểm t=40 thì P1 trả CPU và P2 Running vậy P1 sẽ được xếp vào đâu? theo bạn là Ready nhưng vào thời điểm t=40 thì P3 cũng xuất hiện vậy P3 được xếp vào Ready trước hay P1 được xếp vào Ready trước? Nếu là P3 thì bạn đúng còn nếu là P1 thì sao? Nếu vào thời điểm t=40 mà P1 được xếp vào Waiting thì kết quả sẽ ra sao? P1 nếu xếp vào Waiting thì sẽ chờ khoảng bao lâu mới được xếp lại Ready? Nếu sau 10ms nó mới được xếp vào Ready thì lúc này P4 đã xuất hiện rồi.

Với lại biểu đồ Gantt phải vẽ như thế nào cho đúng vậy các bạn. Tại vì trong Slides thì biểu đồ Gantt ở FCFS khác với ở SJFS và cũng khác luôn so với RRS vậy biểu đồ Gantt chuẩn là biểu đồ nào vậy?

Cái này mình chưa hiểu mong các bạn và Thầy giải thích dùm mình. Thank
Áp dụng công nghệ giải bài tập để giải lại bài này nha các bạn.
Thảo luận Bài 6 - Page 9 57337776
Sử dụng thuật giải RRS với thời lượng = 20ms

Bảng trợ giúp
Thảo luận Bài 6 - Page 9 52934634


a/ Thể hiện bằng biểu đồ Gantt


Thảo luận Bài 6 - Page 9 10601947



b/ Tính thời gian chờ trung bình của các tiến trình
▫️ Tính thời gian chờ của các tiến trình:
_P1 = ( 70 – 0 ) – 53 = 70 – 53 = 17ms
_P2 = ( 57 – 25 ) – 17 = 32 – 17 = 15ms
_P3 = ( 162 – 40 ) – 24 = 122 – 24 = 98ms
_P4 = ( 134 – 50 ) – 24 = 84 – 24 = 60ms

▫️ Tính thời gian chờ trung bình:
( 17 + 15 + 98 + 60 ) / 4 = 190 / 4 = 47.5ms

Điểm đáng chú ý trong bài này là tại thời điểm đến là 40 thì P1 phải trả CPU đồng thời P3 xuất hiện. Mà RRS giống FCFS có nghĩa là tiến trình nào đến trước thì phục vụ trước nên mình cho P1 chạy trước P3, còn nếu như tính theo thời gian còn lại của tiến trình đang vận hành thì P1 vẫn được ưu tiên hơn P3. Ngoài ra thì các bước còn lại giống như của công nghệ giải bài tập. Các bạn tham khảo và cho mình xin ý kiến nha. Thank
Bạn ơi ngay chỗ tính thời gian chờ của P3 bạn hình như tính sai công thức rồi đó.
Theo thầy dạy thì : Thời gian chờ = (Thời điểm kết thúc - Thời điểm đến) - Khoảng CPU
Vậy sao bạn tính P3=( 162 - 40 ) - 24
Theo như đề bài cho thì khoảng CPU của P3 là 68 mà bạn
Vậy thì P3 phải là (162 - 40) - 68 = 54
Suy ra thời gian chờ trung bình P=( 17 + 15 + 54 + 60 ) / 4= 36.5 ms
p/s: cách vẽ biểu đồ của mình giống bạn, đến thời điểm 40ms mình cho P1 chạy trước
Có gì không đúng mấy bạn góp ý kiến nha! Cám ơn mấy bạn trước! Very Happy

PhamThiThuyTien_[I22B]

Tổng số bài gửi : 8
Join date : 17/03/2013
Age : 33
Đến từ : Tây Ninh

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty Phân biệt thuật giải MQS với thuật giải MFQS và ví dụ

Bài gửi  NguyenBaoLoc70(I22A) 3/4/2013, 21:02

Phân biệt thuật giải MQS với thuật giải MFQS

-Multilevel Queue Scheduling:
+ Được chia thành nhiều queue riêng biệt
• Foreground(Chứa các interactive process)
• Background(Chứa các backprocess)
+ Mỗi hàng chờ có thuật giải điều phối riêng
• Foreground: RR
• Background:FCFS
+ Quan hệ giữa các mức
• lập lịch với mức độ ưu tiên
• Phân chia thời gian: mỗi queue nhận được một lượng thời gian CPU nào đó mà có thể lập lịch các tiến trình của nó
+ Tiến trình trong queue có mức độ ưu tiên thấp hơn chỉ có thể chạy khi các queue có mức ưu tiên thấp hơn rỗng
+ Tiến trình có mức ưu tiên cao hơn khi vào ready queue không ảnh hưởng đến tiến trình đang chạy có mức ưu tiên thấp hơn.

Ví dụ:
Việc phục vụ khách trong nhà hàng
+ Thực khách sẽ đến và gọi món ăn, nước uống.
+ Mỗi thức ăn và nước uống đều có thời gian chuẩn bị là khác nhau.
+ Thời gian trung bình đợi của thực khách là khác nhau
• Nếu khách hàng quen thân hoặc đặc bàn trước chúng ta sẽ ưu tiên trước(lập lịch với mức độ ưu tiên)
• Còn lại thường thì các nhà hàng sẽ phục vụ theo kiểu FCFS đến trước phục vụ trước.

*Multilevel Feedback Queue Scheduling
+ Điều tiết tiến trình có thể di chuyển giữa các queue khác nhau
+ Đa mức hàng đợi đặc trưng bởi các thông số sau:
- Số lượng hàng chờ
- Giải thuật lập lịch cho mỗi hàng chờ
- Phương pháp sử dụng để xác định khi nào thì tăng, giảm mức ưu tiên của một tiến trình
- Phương pháp được sử dụng để xác định hàng chờ nào mà tiến rình sẽ đến khi nó cần được phục vụ.
- Giống nhau: Thuật giải Multilevel Queue Scheduling (Điều phối hàng chờ nhiều mức) và Multilevel Feedback Queue Scheduling (Điều phối hàng chờ nhiều mức có điều tiết) cùng sử dụng nhiều mức hàng chờ với độ ưu tiên khác nhau, mỗi hàng chờ có thể sử dụng thuật giải riêng, ví dụ Round-Robin (RRS) hoặc FCFS.
- Khác nhau: Multilevel Feedback Queue Scheduling cho phép điều chuyển (điều tiết) tiến trình từ hàng chờ này sang hàng chờ kia (hạ cấp độ hay nâng cấp độ ưu tiên), nghĩa là mềm dẻo hơn Multilevel Queue Scheduling.
- Ví dụ minh hoạ: Phòng bán vé tàu hoả có thể có nhiều cửa bán vé với mức ưu tiên khác nhau, trong khi chỉ có 1 người bán vé (1 CPU) phải luân chuyển giữa các cửa để phục vụ đủ loại người mua vé (các tiến trình) như người mua bình thường, người mua là thương binh, nguời mất sức lao động,...

NguyenBaoLoc70(I22A)

Tổng số bài gửi : 12
Join date : 20/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty Ví dụ về tiếm quyền và không tiếp quyền

Bài gửi  TranDangKhoa(I22A) 4/4/2013, 12:29


Như khái niệm về quá trình điều phối CPU đã được học trong bài 6. Điều phối CPU.

Vậy, sau đây mình sẽ đưa ra một ví dụ bản thân về phần tiếm quyền hay không tiếm quyền nha. Theo mình thì nhiều khái niệm khó hình dung, mình đưa ra càng nhiều khái niệm thì giúp chúng ta dễ hình dung ra...


--Ví dụ công ty A có 1 thang máy được hoạt động liên tục trước buổi làm việc. Nhân viên Sơn thì có nhiệm vụ đi lấy thư và phân phát cho các nhân viên có thư đến vào mỗi buổi sáng. Trong trường hợp này, anh Sơn cứ lên xuống liên tục (từ lầu 12 xuống lầu 3 rồi đến G, rồi lại lên lầu 5). Trong khi đó, các nhân viên lúc nào cũng xếp hàng và chờ đi thang máy. Trong trường hơp này, anh Sơn có thể được gọi là tiếm quyền thang máy. Còn trong kỹ thuật máy tính thì dùng thuật ngữ điều phối tiếm quyền.

Để giải quyết tình trạng tiếm quyền này, công ty A thuê một nhân viên bảo vệ trực thang máy. Và công việc của anh nhân viên bảo vệ là giới hạn số người dùng thang máy trên một thời điểm, và thực hiện hành động, chỉ một chiều lên hoặc xuống khi di chuyển. Trong trường hợp này được gọi là không tiếm quyền


TranDangKhoa(I22A)
TranDangKhoa(I22A)

Tổng số bài gửi : 32
Join date : 10/03/2013
Age : 33
Đến từ : Lớp I22A

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty Re: Thảo luận Bài 6

Bài gửi  TranDangKhoa(I22A) 4/4/2013, 14:36

phuquoccuong(I22A) đã viết:Câu 1:
Một hệ thống có 3 tiến trình với thời điểm đến và thời gian sử dụng CPU như sau:
Tiến trình Thời điểm đến (ms)CPU-Burst (ms)
P1 3 37
P21020
P32414
Dùng thuật giải Round-Robin với thời lượng 10 ms để điều phối CPU:
a. Thể hiện bằng biểu đồ Gantt
b. Tính thời gian chờ trung bình của các tiến trình
Trả lời:
a. Thể hiện bằng biểu đồ Gantt:
Thảo luận Bài 6 - Page 9 078eda0a934a76fbd5ef0922e89df526_54485731.baitap1
bản trợ giúp
P1 P2P3
3(37)10(20)24(14)
13(27)23(10)53(4)
33(17)43(0)67(0)
63(7)
74(0)
b. Thời gian chờ trung bình của các tiến trình:
- Thời gian chờ của các tiến trình:
P1=(74-3)-37=71-37=34 ms
P2=(43-10)-20=33-20=13 ms
P3=(67-24)-14=43-14=29 ms
- Thời gian chờ trung bình =(34+13+29)/3 = 76/3 = 25,33 ms
Câu 2:
Một hệ thống có 3 tiến trình với thời điểm đến và thời gian sử dụng CPU như sau:
Tiến trình Thời điểm đến (ms)CPU-Burst (ms)
P1 5 47
P22315
P34528
Dùng thuật giải Round-Robin với thời lượng bằng 20 ms để điều phối CPU:
a. Thể hiện bằng biểu đồ Gantt
b. Tính thời gian chờ trung bình của các tiến trình
Trả lời:
a. Thể hiện bằng biểu đồ Gantt:
Thảo luận Bài 6 - Page 9 Hi2q
bản trợ giúp
P1 P2P3
5(47)23(15)45(28)
25(27)40(0)80(8 )
60(7)95(0)
87(0)
b. Tính thời gian chờ trung bình của các tiến trình:
- Thời gian chờ của các tiến trình:
P1 =(87-5)-47= 82-47= 35 ms
P2 =(40-23)-15= 17-15 = 2 ms
P3 =(95-45)-28= 50-28= 22 ms
- Thời gian chờ trung bình = ( 35 + 2 + 22 ) / 3 = 59 / 3 = 19,66 ms

Admin
Trình bày Đẹp và Chuyên nghiệp !


Cảm ơn bạn, đã trình bày hai bài tập. Đây cũng là tư liệu bổ ích để các bạn có thể ôn và làm bài tập!

À, mà hình như trong bài tập 1, có phần P3 hình như chưa đúng với kết quả, do nhầm chút trong phần toán tử thôi, cũng không quan trọng lắm. Dù sao trình bày hình thức và cách làm như vậy khá hoàn hảo rồi. Cảm ơn bạn nhiều nha!
TranDangKhoa(I22A)
TranDangKhoa(I22A)

Tổng số bài gửi : 32
Join date : 10/03/2013
Age : 33
Đến từ : Lớp I22A

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty Re: Thảo luận Bài 6

Bài gửi  TranDangKhoa(I22A) 4/4/2013, 15:37

VANCONGLOI(I22A) đã viết:Kính chào Thầy và các bạn.
Mình xin trình bày ý của thầy về cách làm bài câu 4 trong bài thi cuối kỳ như sau.

NGoài giải bài tập theo công thức ra thì các bạn cần trình bày thêm:

+Bảng trợ giúp
+lý thuyết điều phối ví dụ là theo vòng robin(round robin scheduling -RRS) hay là dạng khác .v.v
+Trình bày ý nghĩa,thuật giải bài giải trên tại sao làm như vậy.

CÓ thể Mình nghe không chính xác, Mong Thầy và các bạn chỉnh sửa và góp ý.
Cảm ơn.


Chào bạn VanCongLoi, về phần bài tập thì chúng ta nên giải đúng theo các dạng điều phối CPU theo thời gian, thường thì Round Robin được dùng trong điều phối các hệ điều hành hiện đại như ngày nay, bởi lẽ áp dụng vào thực tiễn nhiều nên có thể thầy sẽ quan tâm về phần bài tập này nhiều hơn.

Ngoài tính đúng đắn của bài tập, chúng ta cần thực hiện thêm một số yêu cầu mà đề bài đưa ra. Ví dụ như thời gian điều phối CPU tiếp theo sẽ từ khoảng giá trị bao nhiêu đến giá trị bao nhiêu. Nhằm để đảm bảo tính an toàn của bài thi giữa các bạn, và để giải quyết: "Đâu là bài nào, và bài nào của người nào". (theo như ý thầy thì như vậy)

Như các bạn đã biết, trường Đại học Mở về khâu thi cử rất nghiêm ngặt, cụ thể là khi thi đầu vào thì các bạn đã căng thẳng thế nào rồi phải không? Thôi thì mình chúc các bạn và mình đều may mắn khi vượt qua những kỳ thi học kỳ sắp tới các bạn nhé!
TranDangKhoa(I22A)
TranDangKhoa(I22A)

Tổng số bài gửi : 32
Join date : 10/03/2013
Age : 33
Đến từ : Lớp I22A

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty nhận xét

Bài gửi  NguyenTrongTinh(I22A) 4/4/2013, 16:43

nguyenvankhoa59(122B) đã viết:
BuiTrongHung41(I11C) đã viết:Một hệ thống có 3 tiến trình với thời điểm đến và thời gian sử dụng CPU như sau:

Tiến trình Thời điểm đến (ms) CPU-Burst (ms)
P1 5 34
P2 17 23
P3 24 9
Dùng thuật giải Round-Robin với thời lượng 10 ms để điều phối CPU:
a. Thể hiện bằng biểu đồ Gantt.
b. Tính thời gian chờ trung bình của các tiến trình.

Giải:
a. Biểu đồ Gantt

---| P1 | P1 | P2 | P3 | P1 | P2 | P1 | P2|
5 15 25 35 44 54 64 68 71
b. Thời gian chờ trung bình của các tiến trình:
T(tb)= (T1+T2+…+Tn)/n
T1= (5 – 5)+(15-5)+(44-35)+(64-54)=29
T2=(25-15)+(54-44)+(68-64)=24
T3=(35-25)=10
T(tb)=(29+24+10)/3=21ms

bạn tính thời gian chờ trung bình trên không đúng theo mình kết quả phải tính là:
thời gian chờ của:
- p1=(44-25)+(64-54)=29
- p2=(25-17)+(54-35)+(68-64)=31
- p3=35-24=11
vậy thời gian chờ TB=(29+31+11)/3=23,67 ms

mong thầy và các bạn cho ý kiến

Bài này bạn làm đúng rồi..giống kết quả mình


Được sửa bởi NguyenTrongTinh(I22A) ngày 4/4/2013, 16:48; sửa lần 1.

NguyenTrongTinh(I22A)

Tổng số bài gửi : 31
Join date : 11/03/2013
Age : 33
Đến từ : BR-VT

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty Re: Thảo luận Bài 6

Bài gửi  BuiHuuDang(I22B) 5/4/2013, 13:03

Thầy và các bạn,cho tôi hỏi vấn đề này mà tôi mới nghĩ ra.mong các bạn góp ý
Ở đây ta xết mô hình điều phối theo round robin :
Ví dụ:
Tiến trình Thời điểm vào RLThời gian xử lý
P1 0 24
P2 1 3
P32 3
Nếu sử dụng quantum là 4 miliseconds, thứ tự cấp phát CPU sẽ là :
P1 P2P3P1 P1P1 P1 P1
04 710 14 18 2026 30

Thời gian chờ đợi trung bình sẽ là (6+3+5)/3 = 4.66 milisecondes.

Sao ta không xét tới độ trễ của CPU.Như ví dụ ở trên thì ta có 3 tiến trình là P1,P2,P3 (Ví dụ trên)và số lần chuyển CPU giữa các tiến trình là 4 lần. Tôi nghĩ só lần chuyễn giữa các CPU là rất nhỏ.Nhưng trường hợp với Máy Server thì hệ thông xữ lý nhiều tiến trình 1 lúc và độ trễ CPU giả sử là 0,03 giây nhưng với 100 hay 1000 tiến trình thì nó cũng mất thời gian là 3 giây hay 30 giây.
Vậy công thức tính thời gian chờ Trung bình sẽ là: TB+ Delay CPU=thời gian chờ.

Em nghĩ vậy có đúng không Mong Thầy và các bạn góp ý.

Admin
- Đặt vấn đề đúng !
- Chúng ta (và giáo trình tiếng Anh gốc) đã bỏ qua Thời gian Điều phối CPU (công việc của CPU-Scheduler) và Thời gian Chuyển ngữ cảnh (công việc của Dispatcher) để đơn giản Bài toán (trên lớp đã giảng là: Tình trạng giống như trong Vật lý hồi Phổ thông, khi các công thức không tính tới Lực Ma sátLực Hấp dẫn), mặc dù trong trường hợp của ta, các thời gian trên khá lớn (tới khoảng 10% thời gian CPU) !

BuiHuuDang(I22B)

Tổng số bài gửi : 14
Join date : 13/03/2013

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty Phân biệt thuật giải MQS với thuật giải MFQS

Bài gửi  LeNgocTung (I22A) 6/4/2013, 14:49

Điều phối hàng chờ nhiều mức (Multilevel Queue Scheduling - MQS)
• Hàng chờ Ready được phân cấp thành nhiều mức có độ ưu tiên khác nhau, ví dụ: Mức các tiến trình tương tác (Interactive) chạy ở mặt trước ( Foreground ) có độ ưu tiên cao nhất và Mức các tiến trình lô ( Batch ) vận hành trong hậu trường (Background ) .
• Mỗi hàng chờ có thuật giải điều phối riêng, ví dụ: Foreground dùng RRS, Background dùng FCFS.
• Quan hệ giữa các mức:
- Ưu tiên cố định: Xong hết các tiến trình mức trên rồi mới chuyển xuống mức dưới. Đang chạy tiến trình mức dưới mà xuất hiện tiến trình mới mức cao hơn, tiến trình mức dưới sẽ bị tiếm quyền cho tiến trình mới có độ ưu tiên cao hơn ( Hệ Solaris 2 dùng cách này ) .
- Phân bổ theo tỉ lệ thời lượng, ví dụ: 80% thời lượng CPU dành cho Foreground, 20 % cho Background.

Điều phối hàng chờ nhiều mức có điều tiết ( Multilevel Feedback Queue Scheduling - MFQS )
• Như MQS nhưng cho phép Điều tiết tiến trình sang mức khc, ví dụ: những tiến trình hướng CPU được đưa xuống mức dưới, trong khi tiến trình hướng I/O hoặc chờ lâu được chuyển lên trên.
• MFQS đặc trưng bởi các thông số:
- Số mức ( số hàng chờ )
- Thuật giải điều phối cho mỗi mức
- Phương thức nâng cấp tiến trình
- Phương thức hạ cấp tiến trình
- Phương thức chọn hàng chờ ( chọn mức ) cho tiến trình mới

Ví dụ về :
* MQS
Ưu tiên cho cao trước rồi mới tới thấp, ví dụ trong sân bay, khi mua vào cổng qua an ninh, ưu tiên những người cỗng 1 trước, rồi mới tới những người cổng 2, 3, 4 ...... Ai là cán bộ, công viên chức thì ưu tiên vào trước, rồi mới tới cổng dành cho sinh viên, học sinh.
*MFQS
Sân bay bán vé, có 3 cổng chẳng hạn, mức độ 0 ưu tiên trước, bắt buộc hàng đầu tiên, nếu mua vé xong, đi ra ngoài luôn, theo chiều mũi tên và những người chưa mua được còn lại đẩy xuống hàng kế tiếp và nếu mua được thì đi ra ngoài, và cứ như thế đẩy những người còn lại xuống độ 2 và xong đi ra ngoài. Bạn nhìn mũi tên sẽ hiểu.
Còn ra thi, nếu thầy vẽ thêm mũi tên đi lên: thì bạn sẽ giải thích là có sự nâng cấp. Sơ đồ trong sách gọi là hạ cấp. Bạn không hiễu cứ comment nhé
LeNgocTung (I22A)
LeNgocTung (I22A)

Tổng số bài gửi : 35
Join date : 17/03/2013
Age : 35

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty Re: Thảo luận Bài 6

Bài gửi  NguyenTienDat (I22A) 7/4/2013, 21:33

Một hệ thống có 3 tiến trình với thời điểm đến và thời gian sử dụng CPU như sau:
Thảo luận Bài 6 - Page 9 C97c78a782cb977d39785dd5170faf35_54661260.capture
Dùng thuật giải RRS với thời lượng bằng 20 ms để điều phối CPU:
a. Thể hiện bằng biểu đồ Gantt
b. Tính thời gian chờ trung bình của các tiến trình
Bài giải:
Bảng trợ giúp
Thảo luận Bài 6 - Page 9 90178f3b23bcc4d9ba6fd2f85c7ed5b1_54661357.capture2

a) Thể hiện bằng biểu đồ Gantt:
Thảo luận Bài 6 - Page 9 E90a5bcff226826bf8e20c172d30ef3d_54661786.capture31

b) Thời gian chờ trung bình của các tiến trình
- Thời gian chờ của các tiến trình:
P1 = (70 - 4) - 46 = 66 - 46 = 20 ms
P2 = (98 - 30) - 28 = 68 - 28 = 40 ms
P3 = (111 - 51) - 33 = 60 - 33 = 27 ms
- Thời gian chờ trung bình = (20 + 40 + 27)/3 = 87/3 = 29 ms

NguyenTienDat (I22A)

Tổng số bài gửi : 19
Join date : 10/03/2013
Age : 33

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 6 - Page 9 Empty Re: Thảo luận Bài 6

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 9 trong tổng số 11 trang Previous  1, 2, 3 ... 8, 9, 10, 11  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết