BÀI 02: CẤU TRÚC MÁY TÍNH... (Những vấn đề tư duy và lập trình ứng dụng trong HĐH)
+6
HaVietAnh(I92C)
kimgiap(i92c)
chithong(I92C)
NguyenDucHuy(I92C)
HoTaHuy(I92C)
09h1012099
10 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
BÀI 02: CẤU TRÚC MÁY TÍNH... (Những vấn đề tư duy và lập trình ứng dụng trong HĐH)
Qua bài giảng về Cấu trúc máy tính của Thầy.
Mình rút ra một số bài học mà theo mình cần bổ sung kiến thức hữu ích cho công việc hiện tại.
• Nguyên tắc xử lý ngắt của HĐH
• Quá trình khới động MT & HĐH
• Tuyến thời gian của tiến trình với N yêu cầu tới thiết bị ngoại vi (TBNV)
• Hai phương thức nhập xuất I/O (Sybchronous & Ansynchronous)
• Memory Structure (Phân loại bộ nhớ, Phân cấp bộ nhớ, nguyên tắc lưu gần)
• Protection :
Dual Mode Operation: 0 Monitor Mode, 1 User Mode
I/O
Memory: Base Register, Limit Register, Thuật giải bảo vệ bộ nhớ.
CPU: Xử lý ngắt, bộ định thời gian TIMER.
VẤN ĐỀ TƯ DUY
Thầy có hướng SV đến phần mềm “VOS _ Tiếng nói phương Nam”của nhóm tác giả ĐH KHTN TpHCM. Thật may mắn mình có quen một người trong nhóm đó. Lưu ý VOS đạt giải 3 giải Nhân Tài Đất Việt 2009. Tham khảo demo http://www.ailab.hcmus.edu.vn/slp
Nhận xét phần mềm: Về cơ chế đọc tùy vào đoạn văn bản nhập vào mà VOS phát ra âm đọc … có lúc rất tốt liền mạch và có cảm giác thật, tuy nhiên cũng có lúc không thật sự tốt và có hiện tượng mất từ. Không đọc đươc bảng mã ISO-88591.
Hướng phát triển ứng dụng nhỏ dựa trên VOS.
1. Dạy học Tiếng Việt (Phát triển Software với việc dạy học cho trẻ em không có điều kiện học tiếng Việt …trẻ em nước ngoài…hihi)
2. Ứng dụng để đọc báo Online (giúp những người bận rộn không cần nhìn đọc)
3. Ứng dụng dịch thuật Anh Việt, Việt Anh và vv… trong các hội nghị cấp cao có dung nhiều ngôn ngữ....
Mình có hướng phát triển ứng dụng ĐỌC BÁO ONLINE dựa vào VOS
1. Xử lý lọc Tin và phân loại tin theo các mặt báo (Xử lý tin cũ, tin mới, xử lý trùng lập tin giữa các mặt báo, xử lý chuyển đổi văn bảng (chuyển về UTF-. Việc này quan trọng về hướng người dùng trong việc chỉ cần đọc những tin họ quan tâm…ví dụ: Chị em thích đọc tin về Làm đẹp, thời trang, giá vàng, nội trợ… Còn các anh thanh niên thì thích đọc Pháp luật, tin hình sự…hiếp dâm, giết người…haha
2. Cơ chế lọc văn bản khi gửi đoạn văn bản để tiến hành đọc. VOS chỉ đọc doạn ngắn và ta phân tích bảng tin thành nhiều đoạn ngắn để cho VOS đọc thành 01 bản tin hoàn chỉnh.
3. Xử lý thời gian đợi để VOS dịch sang tiếng nói và Phát ra thiết bị.
4. Bạn nào có thể làm ứng dụng ĐỌC BÁO ONLINE trong vòng 7 nốt nhạc ( ) thì đăng ký tham gia xây dựng PROJECT trên. Lưu ý: chỉ là xây dựng học hỏi và hiểu sâu hơn về môn học HĐH và những thuận lợi khó khăn khi bắt đầu phát triển những dự án bự hơn, không kinh doanh, thương mại và tôn trọng lẫn nhau. Và có thể nhờ Thầy hỗ trợ để có thể hoàn thành theo ý niệm mọi người đều hiểu.
5. Yêu cầu: .NetFramework 3.5, Windows API, WebService. (Request & Response Webservice, Xử lý ngắt HĐH (Timer, interval), Convert file Multimedia, Windows Form Controls.
6. Gợi ý về làm project: VOS demo hiện tại chạy trên nền web và có cả ứng dụng windows. Tuy nhiên ta chỉ phát triển dựa trên webservice của VOS: Cách VOS làm việc là nhận INPUT : text string, OUTPUT: File *.WAV. Vì thể ta có thể dủng Windows Player Control để read file (Kết thúc mỗi đoạn là 1 file lưu thành DS các file wav và đọc theo cơ chế NEXT PLAY của Windows Player Control ) mà không cần xử lý đến vấn đề xử lý ngắt (kết thúc đọc từ thiết bị phát âm) trong HĐH. Tuy nhiên nếu dùng tới thi giúp mình hiểu sâu hơn.
THE END….
[right]
Mình rút ra một số bài học mà theo mình cần bổ sung kiến thức hữu ích cho công việc hiện tại.
• Nguyên tắc xử lý ngắt của HĐH
• Quá trình khới động MT & HĐH
• Tuyến thời gian của tiến trình với N yêu cầu tới thiết bị ngoại vi (TBNV)
• Hai phương thức nhập xuất I/O (Sybchronous & Ansynchronous)
• Memory Structure (Phân loại bộ nhớ, Phân cấp bộ nhớ, nguyên tắc lưu gần)
• Protection :
Dual Mode Operation: 0 Monitor Mode, 1 User Mode
I/O
Memory: Base Register, Limit Register, Thuật giải bảo vệ bộ nhớ.
CPU: Xử lý ngắt, bộ định thời gian TIMER.
VẤN ĐỀ TƯ DUY
Thầy có hướng SV đến phần mềm “VOS _ Tiếng nói phương Nam”của nhóm tác giả ĐH KHTN TpHCM. Thật may mắn mình có quen một người trong nhóm đó. Lưu ý VOS đạt giải 3 giải Nhân Tài Đất Việt 2009. Tham khảo demo http://www.ailab.hcmus.edu.vn/slp
Nhận xét phần mềm: Về cơ chế đọc tùy vào đoạn văn bản nhập vào mà VOS phát ra âm đọc … có lúc rất tốt liền mạch và có cảm giác thật, tuy nhiên cũng có lúc không thật sự tốt và có hiện tượng mất từ. Không đọc đươc bảng mã ISO-88591.
Hướng phát triển ứng dụng nhỏ dựa trên VOS.
1. Dạy học Tiếng Việt (Phát triển Software với việc dạy học cho trẻ em không có điều kiện học tiếng Việt …trẻ em nước ngoài…hihi)
2. Ứng dụng để đọc báo Online (giúp những người bận rộn không cần nhìn đọc)
3. Ứng dụng dịch thuật Anh Việt, Việt Anh và vv… trong các hội nghị cấp cao có dung nhiều ngôn ngữ....
Mình có hướng phát triển ứng dụng ĐỌC BÁO ONLINE dựa vào VOS
1. Xử lý lọc Tin và phân loại tin theo các mặt báo (Xử lý tin cũ, tin mới, xử lý trùng lập tin giữa các mặt báo, xử lý chuyển đổi văn bảng (chuyển về UTF-. Việc này quan trọng về hướng người dùng trong việc chỉ cần đọc những tin họ quan tâm…ví dụ: Chị em thích đọc tin về Làm đẹp, thời trang, giá vàng, nội trợ… Còn các anh thanh niên thì thích đọc Pháp luật, tin hình sự…hiếp dâm, giết người…haha
2. Cơ chế lọc văn bản khi gửi đoạn văn bản để tiến hành đọc. VOS chỉ đọc doạn ngắn và ta phân tích bảng tin thành nhiều đoạn ngắn để cho VOS đọc thành 01 bản tin hoàn chỉnh.
3. Xử lý thời gian đợi để VOS dịch sang tiếng nói và Phát ra thiết bị.
4. Bạn nào có thể làm ứng dụng ĐỌC BÁO ONLINE trong vòng 7 nốt nhạc ( ) thì đăng ký tham gia xây dựng PROJECT trên. Lưu ý: chỉ là xây dựng học hỏi và hiểu sâu hơn về môn học HĐH và những thuận lợi khó khăn khi bắt đầu phát triển những dự án bự hơn, không kinh doanh, thương mại và tôn trọng lẫn nhau. Và có thể nhờ Thầy hỗ trợ để có thể hoàn thành theo ý niệm mọi người đều hiểu.
5. Yêu cầu: .NetFramework 3.5, Windows API, WebService. (Request & Response Webservice, Xử lý ngắt HĐH (Timer, interval), Convert file Multimedia, Windows Form Controls.
6. Gợi ý về làm project: VOS demo hiện tại chạy trên nền web và có cả ứng dụng windows. Tuy nhiên ta chỉ phát triển dựa trên webservice của VOS: Cách VOS làm việc là nhận INPUT : text string, OUTPUT: File *.WAV. Vì thể ta có thể dủng Windows Player Control để read file (Kết thúc mỗi đoạn là 1 file lưu thành DS các file wav và đọc theo cơ chế NEXT PLAY của Windows Player Control ) mà không cần xử lý đến vấn đề xử lý ngắt (kết thúc đọc từ thiết bị phát âm) trong HĐH. Tuy nhiên nếu dùng tới thi giúp mình hiểu sâu hơn.
THE END….
[right]
Re: BÀI 02: CẤU TRÚC MÁY TÍNH... (Những vấn đề tư duy và lập trình ứng dụng trong HĐH)
Một trong những ý tưởng hay! Up bạn Thông 1 cái!
Mình củng thấy đây là một trong những ý tưởng tương tự Google Translate!
Up up...
Mình củng thấy đây là một trong những ý tưởng tương tự Google Translate!
Up up...
HoTaHuy(I92C)- Tổng số bài gửi : 43
Join date : 14/09/2010
Đến từ : HCMC
Hihi...thanks bạn Huy
Thực tế thì VOS cũng chỉ là một cách convert sang tiếng Việt và vấn đề là bộ từ điển tiếng Việt chỉ khoảng 6.000 từ...hi vọng VOS sẽ có bước tiếng xa hơn trong dịch thuật sang giọng nói.
Chức tế thì ứng dụng tương tự đã có rất rất lâu rồi...Và cũng đã tích hợp vào Windows XP thời xa xưa..hihi
Chức tế thì ứng dụng tương tự đã có rất rất lâu rồi...Và cũng đã tích hợp vào Windows XP thời xa xưa..hihi
Mình cũng rất thích vụ VOS,
Cám ơn bạn rất nhiều.
Trong toàn bộ buổi học hôm thứ hai, điểm này làm mình mê mẫn. Nhưng thú thật mình đã mất khả năng lập trình rồi . Nếu các bạn có thể tiến hành dự án này, mình cũng xin phép được theo dõi để học hỏi. Ý tưởng của bạn rất sáng. Mình hy vọng sẽ có nhiều bạn thích và có khả năng cùng thực hiện.
Trong toàn bộ buổi học hôm thứ hai, điểm này làm mình mê mẫn. Nhưng thú thật mình đã mất khả năng lập trình rồi . Nếu các bạn có thể tiến hành dự án này, mình cũng xin phép được theo dõi để học hỏi. Ý tưởng của bạn rất sáng. Mình hy vọng sẽ có nhiều bạn thích và có khả năng cùng thực hiện.
NguyenDucHuy(I92C)- Tổng số bài gửi : 18
Join date : 14/09/2010
Re: BÀI 02: CẤU TRÚC MÁY TÍNH... (Những vấn đề tư duy và lập trình ứng dụng trong HĐH)
Hehe...OK...Now, Start Project...
09H1012099 là Thông...vì hôm bữa chưa rõ cách đặt nên lấy MSSV là account login. Bây giờ đk account chithong(I92C) này dùng luôn...
Những ai có thể tham gia thì tiến hành đăng ký nhé.
Chúng ta sẽ tiến hành tiếp nhận member tham gia project "DOC SACH ONLINE" trong 10 ngày.
từ hôm nay 22-09-2010 đến 03-10-2010 trên Topic này nhé.
Lợi thế tham gia: có thể hiểu sâu về HĐH, Windows Form Control với .netFramework, WebService.
Trong thời gian đăng ký tham gia mình sẽ tiến hành phân tích và tìm hiểu thêm về VOS để có thể làm việc tốt hơn.
Ai đăng ký vui lòng cho số phone, yahoo mesenger, skype.
09H1012099 là Thông...vì hôm bữa chưa rõ cách đặt nên lấy MSSV là account login. Bây giờ đk account chithong(I92C) này dùng luôn...
Những ai có thể tham gia thì tiến hành đăng ký nhé.
Chúng ta sẽ tiến hành tiếp nhận member tham gia project "DOC SACH ONLINE" trong 10 ngày.
từ hôm nay 22-09-2010 đến 03-10-2010 trên Topic này nhé.
Lợi thế tham gia: có thể hiểu sâu về HĐH, Windows Form Control với .netFramework, WebService.
Trong thời gian đăng ký tham gia mình sẽ tiến hành phân tích và tìm hiểu thêm về VOS để có thể làm việc tốt hơn.
Ai đăng ký vui lòng cho số phone, yahoo mesenger, skype.
Được sửa bởi chithong(I92C) ngày 24/9/2010, 11:46; sửa lần 1.
Re: BÀI 02: CẤU TRÚC MÁY TÍNH... (Những vấn đề tư duy và lập trình ứng dụng trong HĐH)
RAM (viết tắt từ Random Access Memory trong tiếng Anh) là một loại bộ nhớ chính của máy tính. RAM được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên vì nó có đặc tính: thời gian thực hiện thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, cho dù đang ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ. Mỗi ô nhớ của RAM đều có một địa chỉ. Thông thường, mỗi ô nhớ là một byte (8 bit); tuy nhiên hệ thống lại có thể đọc ra hay ghi vào nhiều byte (2, 4, 8 byte).
RAM khác biệt với các thiết bị bộ nhớ tuần tự (sequential memory device) chẳng hạn như các băng từ, đĩa; mà các loại thiết bị này bắt buộc máy tính phải di chuyển cơ học một cách tuần tự để truy cập dữ liệu.
Bởi vì các chip RAM có thể đọc hay ghi dữ liệu nên thuật ngữ RAM cũng được hiểu như là một bộ nhớ đọc-ghi (read/write memory), trái ngược với bộ nhớ chỉ đọc ROM (read-only memory).
RAM thông thường được sử dụng cho bộ nhớ chính (main memory) trong máy tính để lưu trữ các thông tin thay đổi, và các thông tin được sử dụng hiện hành. Cũng có những thiết bị sử dụng một vài loại RAM như là một thiết bị lưu trữ thứ cấp (secondary storage).
Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện cung cấp.
RAM khác biệt với các thiết bị bộ nhớ tuần tự (sequential memory device) chẳng hạn như các băng từ, đĩa; mà các loại thiết bị này bắt buộc máy tính phải di chuyển cơ học một cách tuần tự để truy cập dữ liệu.
Bởi vì các chip RAM có thể đọc hay ghi dữ liệu nên thuật ngữ RAM cũng được hiểu như là một bộ nhớ đọc-ghi (read/write memory), trái ngược với bộ nhớ chỉ đọc ROM (read-only memory).
RAM thông thường được sử dụng cho bộ nhớ chính (main memory) trong máy tính để lưu trữ các thông tin thay đổi, và các thông tin được sử dụng hiện hành. Cũng có những thiết bị sử dụng một vài loại RAM như là một thiết bị lưu trữ thứ cấp (secondary storage).
Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện cung cấp.
kimgiap(i92c)- Tổng số bài gửi : 144
Join date : 28/07/2010
Đến từ : Bình Định
Cấu trúc hoạt động của ổ đĩa cứng và các lỗi thường gặp
Ngày nay, máy vi tính (Computer) có mặt tại khắp nơi, trong văn phòng-công xưởng-phòng thì nghiệm-trường học-nhà riêng…và thật khó tưởng tượng một thế giới công nghệ cao thiếu vắng Computer. Nhờ nó mà các nhà khoa học đã làm được thật nhiều điều kỳ diệu để phục vụ cuộc sống con người. Tuy nhiên, không thể không đề cập đến, bên cạnh những lợi ích đó, đôi khi computer cũng khiến chúng ta thật đau đầu: computer không chạy khi nhấn nút nguồn, có chạy nhưng không vào được Windows, máy bị mất toàn bộ dữ liệu(data)…. Trong số những điều khó chịu đó, có lẽ việc mất dữ liệu sẽ là việc gây khó chịu cho nhiều người nhất và nguyên nhân thì có nhiều nhưng thường là do ổ cứng(HDD) của máy tính bị hỏng. Khoảng 70% các trường hợp sự cố hỏng ổ cứng(HDD) nguyên nhân do ổ bị lỗi phần SA (Service Area). Khi đó, người dùng sẽ không thể truy cập vào ổ đĩa, hệ thống sẽ nhận sai tên của ổ đĩa, sai dung lượng, ổ vẫn chạy có tiếng động cơ quay êm nhưng không thể truy cập…Ở Việt Nam, chúng ta thường hay gặp tình trạng này với ổ cứng Maxtor, hệ thống nhận được tên Maxtor nhưng các thông số về model name, dung lượng…đều bị sai hoặc không có. Điều này cũng thường xảy ra với các loại Fujitsu, Western Digital và các loại khác…
Với một số loại PC computer và toàn bộ các loại laptops, chúng đều cung cấp khả năng thiết đặt password cho HDD để khóa việc truy cập và người sử dụng không thể sử dụng máy cho đến khi nhập đúng password. Thông tin về password được lưu trên SA của HDD (chứ không nằm trên mạch điều khiển của HDD hay trên mainboard). Khi người dùng quên password, HDD đó sẽ không thể chạy trên bất cứ hệ thống computers nào cho đến khi password bị phá...Đây là những lỗi rất thường gặp và chúng hoàn toàn có thể sửa chữa được nếu chúng ta có đầy đủ các công cụ giúp cho việc truy cập vào phần SA của HDD. Các thiết bị HDDLab sẽ giúp chúng ta sửa chữa các lỗi SA và phá bỏ hoặc tìm lại password, khi đó chúng ta hoàn toàn có thể truy cập lại phần dữ liệu đã lưu trên HDD.
Tại Việt Nam hiện nay, việc sửa chữa các thiết bị máy tính: màn hình, bo mạch chủ… khá phát triển ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng…tuy nhiên, với việc sửa ổ đĩa cứng thì còn hiếm, nhất là sửa ổ đĩa cứng để cứu lại dữ liệu. Ổ đĩa cứng, như mọi người chúng ta thường biết, là một trong những phương tiện lưu trữ dữ liệu, được dùng để chứa thông tin và các trương trình chạy trên máy tính. Ổ đĩa cứng có ở máy tính để bàn(decktop) IDE, SATA, máy tính xách tay(notebook), máy chủ(server) SCSI…rất phong phú về chủng loại: IBM, HITACHI, SEAGATE, MAXTOR, FUJITSU…và về dung lượng:40Gb, 80Gb, 160Gb, 250Gb, 300Gb…Và chúng cũng rất đa dạng về cấu trúc phần cứng, phần mềm và đa dạng về lỗi gây ra việc hỏng ổ, mất dữ liệu trên ổ.
Như chúng ta thường thấy, ổ đĩa cứng(HDD-HardDisk Drive) gồm có hai phần: phần cơ(như mọi người thường gọi) và phần bảng mạch điều khiển(PCB-Printed Control Board). Phần cơ thường gồm có khung thép chứa đựng các đĩa(platter) để lưu trữ thông tin, motor quay đĩa, hệ thống đầu đọc, hệ thống dịch chuyển và điều khiển dịch chuyển đầu đọc, các lỗ(hole) dùng để can thiệp đến đầu đọc, cơ đầu đọc và thông với bên ngoài, bộ phận lọc bụi…Phần PCB thường gồm có các linh kiện chủ yếu như chip điều khiển chính, ROM, RAM, chip điều khiển nguồn, IC công suất nguồn, cổng giao tiếp data và nguồn…Bên cạnh các cấu thành phần cứng đó là một phần cực kỳ quan trọng đối với HDD mà ít người biết tới, đó là firmware(micro-code). Nếu có thể gọi phần cơ và mạch điện tử, cái mà ta nhìn thấy và chạm vào được, là phần “xác” thì firmware chính là phần “hồn”. Bạn đọc có thể tìm thấy trên mạng cũng như trên giá của các nhà sách rất nhiều thông tin về ổ cứng như cấu trúc sector, liên cung, MBR, boot sector, FAT32, NTFS…
Một số người dùng máy tính, trong đó có cả kỹ thuật viên phần cứng của các công ty tin học, thường hay lầm tưởng khái niệm “chết cơ” của ổ đĩa cứng, họ cho là ổ đĩa cứng đó chỉ có thể vứt đi mà thôi. Họ gọi là chết cơ khi ổ không thể detect, detect sai dung lượng(ổ 40Gb thành 20Gb hoặc 80Gb…), detect sai tên, hệ thống nhận được nhưng chỉ chạy một lúc rồi motor ngừng quay, không thể Format hay Fdisk, không thể chạy được các phần mềm tiện ích cấp thấp…Trên thực tế, các lỗi đó đều có thể có khả năng sửa để chạy bình thường như cũ hoặc có thể cứu lại được dữ liệu cũ đang còn trên đó. Với chủ quan của người viết thì, HDD có khả năng không thể sửa để dùng lại khi nó bị tháo vỏ khung thép của phần cơ trong môi trường bình thường (vì sẽ có bụi bẩn và nó sẽ làm hỏng HDD), tháo rời các bộ phận đầu đọc và platter, làm bẩn và xước phần bề mặt platter và đầu đọc; HDD thực sự không thể cứu lại được data khi platter của nó bị cắt ra nhiều mảnh hoặc bị nghiền vụn, bề mặt platter bị đá mài hoặc vật cứng cày xới tróc hết lớp từ tính phủ trên bề mặt…
Với một số loại PC computer và toàn bộ các loại laptops, chúng đều cung cấp khả năng thiết đặt password cho HDD để khóa việc truy cập và người sử dụng không thể sử dụng máy cho đến khi nhập đúng password. Thông tin về password được lưu trên SA của HDD (chứ không nằm trên mạch điều khiển của HDD hay trên mainboard). Khi người dùng quên password, HDD đó sẽ không thể chạy trên bất cứ hệ thống computers nào cho đến khi password bị phá...Đây là những lỗi rất thường gặp và chúng hoàn toàn có thể sửa chữa được nếu chúng ta có đầy đủ các công cụ giúp cho việc truy cập vào phần SA của HDD. Các thiết bị HDDLab sẽ giúp chúng ta sửa chữa các lỗi SA và phá bỏ hoặc tìm lại password, khi đó chúng ta hoàn toàn có thể truy cập lại phần dữ liệu đã lưu trên HDD.
Tại Việt Nam hiện nay, việc sửa chữa các thiết bị máy tính: màn hình, bo mạch chủ… khá phát triển ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng…tuy nhiên, với việc sửa ổ đĩa cứng thì còn hiếm, nhất là sửa ổ đĩa cứng để cứu lại dữ liệu. Ổ đĩa cứng, như mọi người chúng ta thường biết, là một trong những phương tiện lưu trữ dữ liệu, được dùng để chứa thông tin và các trương trình chạy trên máy tính. Ổ đĩa cứng có ở máy tính để bàn(decktop) IDE, SATA, máy tính xách tay(notebook), máy chủ(server) SCSI…rất phong phú về chủng loại: IBM, HITACHI, SEAGATE, MAXTOR, FUJITSU…và về dung lượng:40Gb, 80Gb, 160Gb, 250Gb, 300Gb…Và chúng cũng rất đa dạng về cấu trúc phần cứng, phần mềm và đa dạng về lỗi gây ra việc hỏng ổ, mất dữ liệu trên ổ.
Như chúng ta thường thấy, ổ đĩa cứng(HDD-HardDisk Drive) gồm có hai phần: phần cơ(như mọi người thường gọi) và phần bảng mạch điều khiển(PCB-Printed Control Board). Phần cơ thường gồm có khung thép chứa đựng các đĩa(platter) để lưu trữ thông tin, motor quay đĩa, hệ thống đầu đọc, hệ thống dịch chuyển và điều khiển dịch chuyển đầu đọc, các lỗ(hole) dùng để can thiệp đến đầu đọc, cơ đầu đọc và thông với bên ngoài, bộ phận lọc bụi…Phần PCB thường gồm có các linh kiện chủ yếu như chip điều khiển chính, ROM, RAM, chip điều khiển nguồn, IC công suất nguồn, cổng giao tiếp data và nguồn…Bên cạnh các cấu thành phần cứng đó là một phần cực kỳ quan trọng đối với HDD mà ít người biết tới, đó là firmware(micro-code). Nếu có thể gọi phần cơ và mạch điện tử, cái mà ta nhìn thấy và chạm vào được, là phần “xác” thì firmware chính là phần “hồn”. Bạn đọc có thể tìm thấy trên mạng cũng như trên giá của các nhà sách rất nhiều thông tin về ổ cứng như cấu trúc sector, liên cung, MBR, boot sector, FAT32, NTFS…
Một số người dùng máy tính, trong đó có cả kỹ thuật viên phần cứng của các công ty tin học, thường hay lầm tưởng khái niệm “chết cơ” của ổ đĩa cứng, họ cho là ổ đĩa cứng đó chỉ có thể vứt đi mà thôi. Họ gọi là chết cơ khi ổ không thể detect, detect sai dung lượng(ổ 40Gb thành 20Gb hoặc 80Gb…), detect sai tên, hệ thống nhận được nhưng chỉ chạy một lúc rồi motor ngừng quay, không thể Format hay Fdisk, không thể chạy được các phần mềm tiện ích cấp thấp…Trên thực tế, các lỗi đó đều có thể có khả năng sửa để chạy bình thường như cũ hoặc có thể cứu lại được dữ liệu cũ đang còn trên đó. Với chủ quan của người viết thì, HDD có khả năng không thể sửa để dùng lại khi nó bị tháo vỏ khung thép của phần cơ trong môi trường bình thường (vì sẽ có bụi bẩn và nó sẽ làm hỏng HDD), tháo rời các bộ phận đầu đọc và platter, làm bẩn và xước phần bề mặt platter và đầu đọc; HDD thực sự không thể cứu lại được data khi platter của nó bị cắt ra nhiều mảnh hoặc bị nghiền vụn, bề mặt platter bị đá mài hoặc vật cứng cày xới tróc hết lớp từ tính phủ trên bề mặt…
HaVietAnh(I92C)- Tổng số bài gửi : 62
Join date : 14/09/2010
Re: BÀI 02: CẤU TRÚC MÁY TÍNH... (Những vấn đề tư duy và lập trình ứng dụng trong HĐH)
1. Các khái niệm cơ bản
- Số nhân:
Trong quá trình làm việc, các phép xử lý được thực hiện trong nhân của CPU, vì vậy nhân là bộ phận căn bản nhất của CPU, các CPU hiện nay có các loại một nhân, hai nhân, bốn nhân. Trong đó phổ biến đang là các CPU hai nhân.
Khi các phép xử lý được thực thi sẽ đòi hỏi một không gian lưu trữ các kết quả tạm thời, vì vậy mỗi nhân sẽ có một bộ đệm sơ cấp (L1) với dung lượng 16-64KB để làm việc nay.
- Tốc độ, còn gọi là xung nhịp (Clock Speed):
Các thông tin được CPU xử lý ở dạng bit nhị phân chỉ nhận các giá trị 0 và 1, hai giá trị này tương ứng với hai trạng thái có/không có dòng điện chạy qua.
Như vậy trong một đơn vị thời gian, nếu CPU có khả năng chuyển trạng thái có/không có dòng điện càng nhiều lần thì khả năng xử lý các phép toán sẽ càng cao, tức là CPU càng hiệu năng.
Mỗi lần CPU chuyển trạng thái như trên được gọi là một xung nhịp, kí kiệu Hz và đơn vị thời gian là 1 giây, công thức quy đổi là:
1000Hz = 1KHz, 1000KHz = 1MHz, 1000MHz = 1GHz.
Như vậy nếu ta có một CPU tốc độ 3GHz thì có thể hiểu trong 1 giây CPU đó đã 3 tỷ lần chuyển trạng thái.
Tuy nhiên ta không được nhầm lẫn số xung nhịp và số phép toán/giây của một CPU vì thông thường phải qua vài xung nhịp thì CPU mới thực hiện đựoc một phép toán, vì vậy số phép toán thực hiện đựoc trong một giây luôn ít hơn con số tốc độ của CPU.
- Bộ đệm thứ cấp (Cache L2): trong quá trình làm việc, CPU cần một vùng lưu trữ tạm thời các thông tin đợi xử lý hoặc chuyển tiếp ở ngoài nhân của CPU – đó là cache L2 (gọ vắn tắt là Cache). Cache có vai trò vô cùng quan trọng vì nếu cache nhỏ sẽ dẫn đến hiện tượng nghẽn cổ chai trong quá trình xử lý của CPU, giảm hiệu năng điện toán. Các CPU Intel Pentium 4 hiện nay thường có Cahce 1MB, 2MB, Intel Pentium D, Core 2 Duo là 2MB, 4MB trong khi Intel Celeron chỉ có 128KB. 256KB, 512KB. Công thức quy đổi là 1024KB = 1MB. Khi nói cache của CPU theo cách thông thường ta hiểu đó là cache L2.
- Bus hệ thống (bus mặt trước – Front Side Bus - FSB): đặc trưng cho khả năng chuyển tải dữ liệu từ CPU xuống mainboard, FSB càng lớn hiệu suất càng cao. Các CPU Intel hiện nay thường có các bus 533MHz, 800MHz, 1066MHz.
Khi nói CPU có bus 800MHz, có thể hiểu trong một giây CPU có thể thực hiện 800 triệu lần chuyển dữ liệu tới mainboard.
- Kiểu giao tiếp (socket) với mainboard:
Các CPU Intel hiện nay có 2 kiểu socket phổ biến là socket 478 và đặc biệt socket 775. Loại socket 478 sử dụng 478 chân cắm cắm xuống 478 lỗ nhỏ trên mainboard, loại socket775 không dùng chăn cắm mà dùng điểm tiếp xúc, nó có 775 điểm tiếp xúc với mainboard.
CPU socket nàothì phải sử dụng với mainboard tương ứng với socket ấy, không sử dụng lẫn cho nhau được.
- Dòng CPU: Dòng CPU nói lên “đẳng cấp” của nó, với các CPU Intel có các dòng sau:
+ Celeron: đây là dòng CPU một nhân giá rẻ, phù hợp các ứng dụng cơ bản. Đặc điểm kỹ thuật của các CPU này là hạn chế về cache và bus. Các CPU celeron hiện nay đang sản xuất có bus 533MHz và cache là 256KB hoặc 512KB.
+ Pentium 4: là dòng một nhân tương đối cao cấp với bus hệ thống 533 hoặc 800MHz và cache 1MB hoặc 2MB.
+ Pentium D: là thế hệ đầu tiên của CPU hai nhân, mỗi nhân dùng một cache riêng rẽ. Pentium D được coi là dòng vi xử lý hiệu năng cao.
+ Core 2 Duo: là thế hệ thứ hai của dòng CPU hai nhân, có đặc điểm dùng chung cache cho cả hai nhân (cache share), ngoài ra kiến trúc của CPU loại này có rất nhiều cải tiến so với các CPU các thế hệ truớc.
+ Pentium Dual-Core: là một phiên bản đặc biệt cũng sử dụng công nghệ cache share và một vài công nghệ của core 2 duo nhưng dung lượng cache rất hạn chế, có thể nói Pentium-DualCore là phiên bản CPU đứng giữa Pentium D và Core 2 Duo về mặt hiệu năng
+ Quad Core: CPU bốn nhân.
- Các công nghệ cho CPU:
Ngoài các thông số về tốc độ, cache, FSB… sức mạnh của một CPU còn phụ thuộc vào các công nghệ được tích hợp trong nó nữa.
+ Công nghệ siêu luồng (HT – Hyper Threading): trong khi hoạt động, các tài nguyên dư thừa của một nhân có thể sẽ được tận dụng để giả lập một nhân khác, nghĩa là CPU với công nghệ này sẽ có một nhân thật và một nhân ảo, tất cả các CPU Pentium 4 bus 800MHz và một số bus 533MHz được tích hợp công nghệ này. Công nghệ HT đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của hệ điều hành, các hệ điều hành Micosoft Windows XP, Vista đều hỗ trợ HT.
+ Công nghệ Dual Core: công nghệ hai nhân, khác với HT, Dual Core có hai nhân thực sự nên hiệu năng đạt rất cao. Công nghệ này chỉ áp dụng cho các dòng Pentium D và Core 2 Duo. Khác với HT, Dual Core không đòi hỏi sự hỗ trợ của hệ điều hành.
+ Công nghệ EM64T, còn gọi là 64bit: CPU loại này có thể hỗ trợ tới 264 địa chỉ nhớ, cao hơn rất nhiều so với các CPU 32 bit trước đây. Một cách đơn giản là CPU loại này có khả năng hỗ trợ nhiều bộ nhớ hơn so với 4GB của các CPU 32bit.
+ Công nghệ XD (Excute Disable Bit): công nghệ này cho phép CPU chống lại được lỗi tràn bộ đệm, ví dụ đơn giản là các virus Blaster, Sasser hoạt động trên nguyên lý tràn bộ đệm sẽ bất lực trước CPU loại này.
+ Công nghệ EIST (Enhanced Intel SpeedStep Technology): với công nghệ này các CPU có khả năng điều chỉnh tốc độ cho phù hợp với các ứng dụng thực giúp tiết kiệm điện năng và làm mát hệ thống.
+ Công nghệ VT (Virtualization Technology): còn gọi là công nghệ ảo hoá, với CPU loại này ta có thể giả lập một máy tính khác hoạt động song song với máy thực mà tài nguyên suy hao rất thấp, đặc biệt phù hợp với các trường hợp cần chạy test các phần mềm, các hệ điều hành mới trên hệ thống trước khi áp dụng thực.
+ Công nghệ Intel Wide Dynamic Excution (Thực thi hành động mở rộng Intel):mỗi xung nhịp các phép toán được thực thi nhiều hơn, cực đại đạt 4 phép toán trong một xung nhịp so với 3 của các CPU thế hệ trước đây.
+ Công nghệ Intel Smart Memory Access (truy cập bộ nhớ nhanh Intel): Dữ liệu trong bộ nhớ và các truy xuất sang bộ đệm được tối ưu hóa ở mức cao nhất để giảm tối đa độ trễ của bộ nhớ, các lệnh thực thi được tăng tốc theo cách thức tối ưu nhất không cần đợi thứ tự như phương pháp truyền thống
+ Công nghệ Intel Advanced Digital Media Boost (tăng tốc xử lý truyền thông kỹ thuật số cao cấp Intel): Các lệnh thực thi họ SSE cho các ứng dụng đồ họa và âm thanh được cải tiến mạnh mẽ đạt hiệu năng gấp đôi so với các công nghệ trước.
Chú ý: các tính năng công nghệ nêu phải được hỗ trợ bởi mainboard và trong một số trường hợp có thể đòi hỏi software hỗ trợ.
- Mã CPU: (mã dịnh danh – CPU number):
Trước đây người ta chỉ gọi các CPU theo tốc độ nên đã dẫn tới sự nhầm lẫn giữa nhiều CPU khác nhau cùng tốc độ, ví dụ nhầm giữa CPU Pentium 4 2.4GHz bus 533MHz cache 1MB và Pentium 4 2.4GHz bus 800MHz cache.
Hơn nữa, sức mạnh của một CPU phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: xung nhịp, dung lượng cache, FSB, các công nghệ tích hợp trong nó… vậy làm thế nào để so sánh sức mạnh của một CPU?
Để khắc phục, năm 2005 Intel đã đưa ra khái niệm mã định danh cho CPU, theo đó mỗi CPU sẽ được gán một mã nhất định và CPU có con số mã càng cao càng hiệu năng.
Theo đó các CPU Intel dành cho máy bàn (desktop) được đánh mã như sau:
+ Dòng Celeron: 3xx (310, 315…)
+ Dòng Pentium 4: 5xx, 6xx trong đó 5xx là loại cache 1MB, 6xx là loại cache 2MB
+ Dòng Pentium D: 8xx,9xx
+ Dòng Core 2 Duo: E4xxx, E6xxx
Ví dụ: Intel Pentium 4 630 3.0GHz, Cache 2MB, FSB 800MHz, HT, mã của CPU này là 640
Bảng liệt kê chi tiết về mã các CPU được công bố và thường xuyên cập nhật tại website http://intel.com
2. Các dạng đóng gói sản phẩm
Intel có hai hình thức đưa sản phẩm của họ ra thị trường, cách thứ nhất là các CPU được đóng gói rồi thông qua hệ thống đại lý phân phối chính thức bán ra thị trường dưới dạng máy tính lắp ráp hoặc bán lẻ trực tiếp. Do các máy tính dạng này rất phong phú về cấu hình và cấu tạo không gian vỏ máy nên để đảm bảo máy tính luôn đạt độ an toàn về nhiệt đặc biệt là với CPU, Intel đã đóng gói kèm mỗi CPU một quạt tiêu chuẩn. CPU và quạt được đặt trong một hộp giấy với khung nhựa chắc chắn và an toàn khi vận chuyển, trên vỏ hộp được in các thông tin về sản phẩm đầy đủ, rõ ràng - đấy chính là CPU hàng box và Intel dành cho các sản phẩm loại này chế độ bảo hành 3 năm cho người dùng cuối thông qua các đại lý phân phối của Intel, kể cả quạt. Cách thứ hai là Intel bán CPU không kèm quạt với số lượng lớn cho các nhà sản xuất máy tính như HP, IBM, Acer... các nhà sản xuất này sẽ tự đặt quạt cho CPU phù hợp nhất với cấu hình và không gian thùng của họ, hơn nữa đây cũng là một cách để các nhà sản xuất máy tính giảm chi phí cho giá thành sản xuất của họ. Chế độ bảo hành cho các CPU loại này đựơc thoả thuận riêng giữa các nhà sản xuất và Intel.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất thường nhập dư thừa một số lượng CPU vì nhiều lý do như dự phòng bảo hành, phòng các rủi ro... hoặc có thể vì nhiều lý do khác mà một số lượng nhất định các CPU không được sử dụng trong dự án của họ. Các CPU này bằng một số cách được đưa ra thị trường, đặc biệt là các thị trường đang phát triển như Việt Nam, Trung Quốc và dĩ nhiên nó không có quạt kèm theo, cũng không vỏ hộp, thứ duy nhất đi kèm nó là một cái khay, một khay đặt 24 chip - đó chính là CPU hàng tray. Nó không được Intel cam kết sẽ bảo hành 3 năm cho người dùng cuối, chế độ bảo hành của nó phụ thuộc vào thoả thuận giữa nhà sản xuất máy tính đã bán nó và nhà nhập khẩu. Hiện tại các nhà nhập khẩu CPU hàng tray tại Việt Nam đều cam kết bảo hành 3 năm không bao gồm quạt.
Các CPU hàng tray sau khi được nhập về Việt Nam sẽ được các nhà nhập khẩu (hoặc các công ty mua lại sản phẩm) trang bị thêm cái quạt cho đủ bộ, như vậy rõ ràng chất lượng chiếc quạt này là không thể nói trước nếu chưa được nhà cung cấp sản phẩm (công ty bán hàng trực tiếp) kiểm định.
Vậy ta đã thấy hai điểm khác biệt cơ bản nhất giữa CPU hàng tray và hàng box là:
- Độ tin cậy của quạt giải nhiệt cho CPU.
- Độ tin cậy của dịch vụ bảo hành.
Và dĩ nhiên những khác biệt trên có ảnh hưởng tới giá bán của từng loại trên thị trường.
Mỗi CPU sẽ có một Serial sản phẩm duy nhất được in lên bề mặt CPU và cả vỏ hộp nếu là CPU hàng box
3. Nước sản xuất:
Phần nhân của CPU được sản xuất tại các quốc gia USA, Ireland, Isaraen sau đó được hoàn thiện và đóng gói tại các quốc gia China, Malaixia, Philippin, Costarica vì vậy nó được ghi nơi sản xuất là một trong 4 quốc gia này.
Cho dù được sản xuất ở quốc gia nào thì các CPU trên cũng đạt tiêu chuẩn chất lượng của Intel.
- Số nhân:
Trong quá trình làm việc, các phép xử lý được thực hiện trong nhân của CPU, vì vậy nhân là bộ phận căn bản nhất của CPU, các CPU hiện nay có các loại một nhân, hai nhân, bốn nhân. Trong đó phổ biến đang là các CPU hai nhân.
Khi các phép xử lý được thực thi sẽ đòi hỏi một không gian lưu trữ các kết quả tạm thời, vì vậy mỗi nhân sẽ có một bộ đệm sơ cấp (L1) với dung lượng 16-64KB để làm việc nay.
- Tốc độ, còn gọi là xung nhịp (Clock Speed):
Các thông tin được CPU xử lý ở dạng bit nhị phân chỉ nhận các giá trị 0 và 1, hai giá trị này tương ứng với hai trạng thái có/không có dòng điện chạy qua.
Như vậy trong một đơn vị thời gian, nếu CPU có khả năng chuyển trạng thái có/không có dòng điện càng nhiều lần thì khả năng xử lý các phép toán sẽ càng cao, tức là CPU càng hiệu năng.
Mỗi lần CPU chuyển trạng thái như trên được gọi là một xung nhịp, kí kiệu Hz và đơn vị thời gian là 1 giây, công thức quy đổi là:
1000Hz = 1KHz, 1000KHz = 1MHz, 1000MHz = 1GHz.
Như vậy nếu ta có một CPU tốc độ 3GHz thì có thể hiểu trong 1 giây CPU đó đã 3 tỷ lần chuyển trạng thái.
Tuy nhiên ta không được nhầm lẫn số xung nhịp và số phép toán/giây của một CPU vì thông thường phải qua vài xung nhịp thì CPU mới thực hiện đựoc một phép toán, vì vậy số phép toán thực hiện đựoc trong một giây luôn ít hơn con số tốc độ của CPU.
- Bộ đệm thứ cấp (Cache L2): trong quá trình làm việc, CPU cần một vùng lưu trữ tạm thời các thông tin đợi xử lý hoặc chuyển tiếp ở ngoài nhân của CPU – đó là cache L2 (gọ vắn tắt là Cache). Cache có vai trò vô cùng quan trọng vì nếu cache nhỏ sẽ dẫn đến hiện tượng nghẽn cổ chai trong quá trình xử lý của CPU, giảm hiệu năng điện toán. Các CPU Intel Pentium 4 hiện nay thường có Cahce 1MB, 2MB, Intel Pentium D, Core 2 Duo là 2MB, 4MB trong khi Intel Celeron chỉ có 128KB. 256KB, 512KB. Công thức quy đổi là 1024KB = 1MB. Khi nói cache của CPU theo cách thông thường ta hiểu đó là cache L2.
- Bus hệ thống (bus mặt trước – Front Side Bus - FSB): đặc trưng cho khả năng chuyển tải dữ liệu từ CPU xuống mainboard, FSB càng lớn hiệu suất càng cao. Các CPU Intel hiện nay thường có các bus 533MHz, 800MHz, 1066MHz.
Khi nói CPU có bus 800MHz, có thể hiểu trong một giây CPU có thể thực hiện 800 triệu lần chuyển dữ liệu tới mainboard.
- Kiểu giao tiếp (socket) với mainboard:
Các CPU Intel hiện nay có 2 kiểu socket phổ biến là socket 478 và đặc biệt socket 775. Loại socket 478 sử dụng 478 chân cắm cắm xuống 478 lỗ nhỏ trên mainboard, loại socket775 không dùng chăn cắm mà dùng điểm tiếp xúc, nó có 775 điểm tiếp xúc với mainboard.
CPU socket nàothì phải sử dụng với mainboard tương ứng với socket ấy, không sử dụng lẫn cho nhau được.
- Dòng CPU: Dòng CPU nói lên “đẳng cấp” của nó, với các CPU Intel có các dòng sau:
+ Celeron: đây là dòng CPU một nhân giá rẻ, phù hợp các ứng dụng cơ bản. Đặc điểm kỹ thuật của các CPU này là hạn chế về cache và bus. Các CPU celeron hiện nay đang sản xuất có bus 533MHz và cache là 256KB hoặc 512KB.
+ Pentium 4: là dòng một nhân tương đối cao cấp với bus hệ thống 533 hoặc 800MHz và cache 1MB hoặc 2MB.
+ Pentium D: là thế hệ đầu tiên của CPU hai nhân, mỗi nhân dùng một cache riêng rẽ. Pentium D được coi là dòng vi xử lý hiệu năng cao.
+ Core 2 Duo: là thế hệ thứ hai của dòng CPU hai nhân, có đặc điểm dùng chung cache cho cả hai nhân (cache share), ngoài ra kiến trúc của CPU loại này có rất nhiều cải tiến so với các CPU các thế hệ truớc.
+ Pentium Dual-Core: là một phiên bản đặc biệt cũng sử dụng công nghệ cache share và một vài công nghệ của core 2 duo nhưng dung lượng cache rất hạn chế, có thể nói Pentium-DualCore là phiên bản CPU đứng giữa Pentium D và Core 2 Duo về mặt hiệu năng
+ Quad Core: CPU bốn nhân.
- Các công nghệ cho CPU:
Ngoài các thông số về tốc độ, cache, FSB… sức mạnh của một CPU còn phụ thuộc vào các công nghệ được tích hợp trong nó nữa.
+ Công nghệ siêu luồng (HT – Hyper Threading): trong khi hoạt động, các tài nguyên dư thừa của một nhân có thể sẽ được tận dụng để giả lập một nhân khác, nghĩa là CPU với công nghệ này sẽ có một nhân thật và một nhân ảo, tất cả các CPU Pentium 4 bus 800MHz và một số bus 533MHz được tích hợp công nghệ này. Công nghệ HT đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của hệ điều hành, các hệ điều hành Micosoft Windows XP, Vista đều hỗ trợ HT.
+ Công nghệ Dual Core: công nghệ hai nhân, khác với HT, Dual Core có hai nhân thực sự nên hiệu năng đạt rất cao. Công nghệ này chỉ áp dụng cho các dòng Pentium D và Core 2 Duo. Khác với HT, Dual Core không đòi hỏi sự hỗ trợ của hệ điều hành.
+ Công nghệ EM64T, còn gọi là 64bit: CPU loại này có thể hỗ trợ tới 264 địa chỉ nhớ, cao hơn rất nhiều so với các CPU 32 bit trước đây. Một cách đơn giản là CPU loại này có khả năng hỗ trợ nhiều bộ nhớ hơn so với 4GB của các CPU 32bit.
+ Công nghệ XD (Excute Disable Bit): công nghệ này cho phép CPU chống lại được lỗi tràn bộ đệm, ví dụ đơn giản là các virus Blaster, Sasser hoạt động trên nguyên lý tràn bộ đệm sẽ bất lực trước CPU loại này.
+ Công nghệ EIST (Enhanced Intel SpeedStep Technology): với công nghệ này các CPU có khả năng điều chỉnh tốc độ cho phù hợp với các ứng dụng thực giúp tiết kiệm điện năng và làm mát hệ thống.
+ Công nghệ VT (Virtualization Technology): còn gọi là công nghệ ảo hoá, với CPU loại này ta có thể giả lập một máy tính khác hoạt động song song với máy thực mà tài nguyên suy hao rất thấp, đặc biệt phù hợp với các trường hợp cần chạy test các phần mềm, các hệ điều hành mới trên hệ thống trước khi áp dụng thực.
+ Công nghệ Intel Wide Dynamic Excution (Thực thi hành động mở rộng Intel):mỗi xung nhịp các phép toán được thực thi nhiều hơn, cực đại đạt 4 phép toán trong một xung nhịp so với 3 của các CPU thế hệ trước đây.
+ Công nghệ Intel Smart Memory Access (truy cập bộ nhớ nhanh Intel): Dữ liệu trong bộ nhớ và các truy xuất sang bộ đệm được tối ưu hóa ở mức cao nhất để giảm tối đa độ trễ của bộ nhớ, các lệnh thực thi được tăng tốc theo cách thức tối ưu nhất không cần đợi thứ tự như phương pháp truyền thống
+ Công nghệ Intel Advanced Digital Media Boost (tăng tốc xử lý truyền thông kỹ thuật số cao cấp Intel): Các lệnh thực thi họ SSE cho các ứng dụng đồ họa và âm thanh được cải tiến mạnh mẽ đạt hiệu năng gấp đôi so với các công nghệ trước.
Chú ý: các tính năng công nghệ nêu phải được hỗ trợ bởi mainboard và trong một số trường hợp có thể đòi hỏi software hỗ trợ.
- Mã CPU: (mã dịnh danh – CPU number):
Trước đây người ta chỉ gọi các CPU theo tốc độ nên đã dẫn tới sự nhầm lẫn giữa nhiều CPU khác nhau cùng tốc độ, ví dụ nhầm giữa CPU Pentium 4 2.4GHz bus 533MHz cache 1MB và Pentium 4 2.4GHz bus 800MHz cache.
Hơn nữa, sức mạnh của một CPU phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: xung nhịp, dung lượng cache, FSB, các công nghệ tích hợp trong nó… vậy làm thế nào để so sánh sức mạnh của một CPU?
Để khắc phục, năm 2005 Intel đã đưa ra khái niệm mã định danh cho CPU, theo đó mỗi CPU sẽ được gán một mã nhất định và CPU có con số mã càng cao càng hiệu năng.
Theo đó các CPU Intel dành cho máy bàn (desktop) được đánh mã như sau:
+ Dòng Celeron: 3xx (310, 315…)
+ Dòng Pentium 4: 5xx, 6xx trong đó 5xx là loại cache 1MB, 6xx là loại cache 2MB
+ Dòng Pentium D: 8xx,9xx
+ Dòng Core 2 Duo: E4xxx, E6xxx
Ví dụ: Intel Pentium 4 630 3.0GHz, Cache 2MB, FSB 800MHz, HT, mã của CPU này là 640
Bảng liệt kê chi tiết về mã các CPU được công bố và thường xuyên cập nhật tại website http://intel.com
2. Các dạng đóng gói sản phẩm
Intel có hai hình thức đưa sản phẩm của họ ra thị trường, cách thứ nhất là các CPU được đóng gói rồi thông qua hệ thống đại lý phân phối chính thức bán ra thị trường dưới dạng máy tính lắp ráp hoặc bán lẻ trực tiếp. Do các máy tính dạng này rất phong phú về cấu hình và cấu tạo không gian vỏ máy nên để đảm bảo máy tính luôn đạt độ an toàn về nhiệt đặc biệt là với CPU, Intel đã đóng gói kèm mỗi CPU một quạt tiêu chuẩn. CPU và quạt được đặt trong một hộp giấy với khung nhựa chắc chắn và an toàn khi vận chuyển, trên vỏ hộp được in các thông tin về sản phẩm đầy đủ, rõ ràng - đấy chính là CPU hàng box và Intel dành cho các sản phẩm loại này chế độ bảo hành 3 năm cho người dùng cuối thông qua các đại lý phân phối của Intel, kể cả quạt. Cách thứ hai là Intel bán CPU không kèm quạt với số lượng lớn cho các nhà sản xuất máy tính như HP, IBM, Acer... các nhà sản xuất này sẽ tự đặt quạt cho CPU phù hợp nhất với cấu hình và không gian thùng của họ, hơn nữa đây cũng là một cách để các nhà sản xuất máy tính giảm chi phí cho giá thành sản xuất của họ. Chế độ bảo hành cho các CPU loại này đựơc thoả thuận riêng giữa các nhà sản xuất và Intel.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất thường nhập dư thừa một số lượng CPU vì nhiều lý do như dự phòng bảo hành, phòng các rủi ro... hoặc có thể vì nhiều lý do khác mà một số lượng nhất định các CPU không được sử dụng trong dự án của họ. Các CPU này bằng một số cách được đưa ra thị trường, đặc biệt là các thị trường đang phát triển như Việt Nam, Trung Quốc và dĩ nhiên nó không có quạt kèm theo, cũng không vỏ hộp, thứ duy nhất đi kèm nó là một cái khay, một khay đặt 24 chip - đó chính là CPU hàng tray. Nó không được Intel cam kết sẽ bảo hành 3 năm cho người dùng cuối, chế độ bảo hành của nó phụ thuộc vào thoả thuận giữa nhà sản xuất máy tính đã bán nó và nhà nhập khẩu. Hiện tại các nhà nhập khẩu CPU hàng tray tại Việt Nam đều cam kết bảo hành 3 năm không bao gồm quạt.
Các CPU hàng tray sau khi được nhập về Việt Nam sẽ được các nhà nhập khẩu (hoặc các công ty mua lại sản phẩm) trang bị thêm cái quạt cho đủ bộ, như vậy rõ ràng chất lượng chiếc quạt này là không thể nói trước nếu chưa được nhà cung cấp sản phẩm (công ty bán hàng trực tiếp) kiểm định.
Vậy ta đã thấy hai điểm khác biệt cơ bản nhất giữa CPU hàng tray và hàng box là:
- Độ tin cậy của quạt giải nhiệt cho CPU.
- Độ tin cậy của dịch vụ bảo hành.
Và dĩ nhiên những khác biệt trên có ảnh hưởng tới giá bán của từng loại trên thị trường.
Mỗi CPU sẽ có một Serial sản phẩm duy nhất được in lên bề mặt CPU và cả vỏ hộp nếu là CPU hàng box
3. Nước sản xuất:
Phần nhân của CPU được sản xuất tại các quốc gia USA, Ireland, Isaraen sau đó được hoàn thiện và đóng gói tại các quốc gia China, Malaixia, Philippin, Costarica vì vậy nó được ghi nơi sản xuất là một trong 4 quốc gia này.
Cho dù được sản xuất ở quốc gia nào thì các CPU trên cũng đạt tiêu chuẩn chất lượng của Intel.
kimgiap(i92c)- Tổng số bài gửi : 144
Join date : 28/07/2010
Đến từ : Bình Định
Chi tiết bên trong Mainboard.
Đây là chi tiết hình ảnh của một ssó MainBoard và CPU
Mainboard GF8200 được thiết kế như người anh em A780.
Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng cách thiết kế của ECS 8200 có vẻ “rộng rãi và thoáng mát " hơn ECS A780 và nổi bật là dòng Black Serial
Một điểm đáng chú ý là GF8200 đã chọn 1 giải pháp tổ hợp Chip đơn thay vì 2 chip Cầu Nam và Cầu Bắc như trên ECS A780.
ECS GF 8200 cho phép hỗ trợ các CPU có TDP max 95W và một vài thử nghiệm cho thấy nó hoạt động được tốt với cả AMD Phenom X4 9850 Black Box có TDB 125W ở chế độ DF. Với phần xung quanh khá rộng rãi khiến cho việc mod thêm 1 bộ tản nhiệt nữa là điều làm được mà không gặp phải khó khăn gì.
Bộ xử lý Istanbul 6 nhân của AMD
Con chip mới này của AMD sẽ có 6MB cache L3 được dùng chung cho các nhân. Mỗi nhân sẽ có 512 kB cache L2. Tùy thuộc vào socket CPU, Istanbul sẽ có thể hỗ trợ DDR2 hoặc DDR3. Theo kiến trúc sư chuyên về chip Hans de Vries, AMD có thể tận dụng kích thước nhỏ của mỗi nhân CPU - 2 nhân 45 nm (đã tính cả 256KB cache L1) chỉ chiếm khoảng không gian là 30 mm2 - để tạo nên lợi thế cho Istanbul. Theo đó, kích thước cuối cùng của chip Istanbul có thể chỉ là 294 mm2 hoặc nhỏ hơn. Trong khi đó, chip Dunnington của Intel có thể sẽ lớn gấp đôi với diện tích khoảng 700 mm2. Cũng theo thông tin này, AMD đang có kế hoạch chuyển sang quy trình sản xuất công nghệ SOI (silicon-on-insulator) 45nm
Hình ảnh chi tiết của Scythe SCMN-1100 100mm Sleeve CPU Cooler - Retail
Mainboard GF8200 được thiết kế như người anh em A780.
Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng cách thiết kế của ECS 8200 có vẻ “rộng rãi và thoáng mát " hơn ECS A780 và nổi bật là dòng Black Serial
Một điểm đáng chú ý là GF8200 đã chọn 1 giải pháp tổ hợp Chip đơn thay vì 2 chip Cầu Nam và Cầu Bắc như trên ECS A780.
ECS GF 8200 cho phép hỗ trợ các CPU có TDP max 95W và một vài thử nghiệm cho thấy nó hoạt động được tốt với cả AMD Phenom X4 9850 Black Box có TDB 125W ở chế độ DF. Với phần xung quanh khá rộng rãi khiến cho việc mod thêm 1 bộ tản nhiệt nữa là điều làm được mà không gặp phải khó khăn gì.
Bộ xử lý Istanbul 6 nhân của AMD
Con chip mới này của AMD sẽ có 6MB cache L3 được dùng chung cho các nhân. Mỗi nhân sẽ có 512 kB cache L2. Tùy thuộc vào socket CPU, Istanbul sẽ có thể hỗ trợ DDR2 hoặc DDR3. Theo kiến trúc sư chuyên về chip Hans de Vries, AMD có thể tận dụng kích thước nhỏ của mỗi nhân CPU - 2 nhân 45 nm (đã tính cả 256KB cache L1) chỉ chiếm khoảng không gian là 30 mm2 - để tạo nên lợi thế cho Istanbul. Theo đó, kích thước cuối cùng của chip Istanbul có thể chỉ là 294 mm2 hoặc nhỏ hơn. Trong khi đó, chip Dunnington của Intel có thể sẽ lớn gấp đôi với diện tích khoảng 700 mm2. Cũng theo thông tin này, AMD đang có kế hoạch chuyển sang quy trình sản xuất công nghệ SOI (silicon-on-insulator) 45nm
Hình ảnh chi tiết của Scythe SCMN-1100 100mm Sleeve CPU Cooler - Retail
HaVietAnh(I92C)- Tổng số bài gửi : 62
Join date : 14/09/2010
Sai mục đích của Topic
Hai bạn HaVietAnh(I92C) & KimGiap(I92C) thân mến.
Cám ơn các comment của 02 bạn. Nhưng hình như không đúng với nội dung mà Topic này mong muốn.
Với lại những thông tin mà 02 bạn đã comment lấy từ nơi khác thì nên ghi rõ nguồn bài viết..để tôn trọng tác giả bải viết.
Và vui lòng đọc kỹ nội dung của Topic này.
Nội dung: hướng đến làm software ĐỌC SÁCH ONLINE dựa vào VOS, tìm hiểu về một số thông tin về HĐH như Topic đã nêu. Và tiến hành đăng ký thành viên để làm việc.
-----------------------------------------------------------------------
Thanks!
Cám ơn các comment của 02 bạn. Nhưng hình như không đúng với nội dung mà Topic này mong muốn.
Với lại những thông tin mà 02 bạn đã comment lấy từ nơi khác thì nên ghi rõ nguồn bài viết..để tôn trọng tác giả bải viết.
Và vui lòng đọc kỹ nội dung của Topic này.
Nội dung: hướng đến làm software ĐỌC SÁCH ONLINE dựa vào VOS, tìm hiểu về một số thông tin về HĐH như Topic đã nêu. Và tiến hành đăng ký thành viên để làm việc.
-----------------------------------------------------------------------
Thanks!
Thanks !
Mình cũng giống như bạn khi nghe thầy nhắc đến việc dùng timer tự tạo thư mục và sao lưu dữ liệu mỗi ngày với câu chuyện "tiếng nói phương nam" mình cũng mê mẫn và muốn tìm hiểu thêm về 2 vấn đề này
Về VOS thật sự mình chưa biết nhiều về nó nhưng mình xin chia sẻ 1 chút về định hướng phát triển về ứng dụng của công ty mình trong tương lai mà mình đã được định hướng và đào tạo, cũng như các bạn đã biết tương lai sắp tới người ta đang hướng đến việc làm việc hoàn toàn trên mạng, tức là k cần cài thêm nhiều software mà chỉ cần cài đặt hdh hỗ trợ tương tác online cùng với việc trang bị internet cho máy tính là hoàn toàn có thể làm tất cả mọi việc trực tuyến như đang thao tác cục bộ trên máy cá nhân,lúc đó sẽ xuất hiện các server với cấu hình " khủng" chịu trách nhiệm chứa tài nguyên để chúng ta - chính là những máy client truy xuất và thao tác, làm giảm nhẹ yêu cầu về cấu hình máy tính và được hỗ trợ tốt hơn trong việc xử lý các tác vụ do được cộng đồng mạng hỗ trợ theo hướng cung cấp các giải pháp giải quyết vấn đề bạn cảm thấy khó xử lý trong công việc, công ty mình cũng vậy, định hướng về lâu dài của công ty là hướng về việc quản lý tổng vụ thông qua việc chia sẻ tài nguyên và phân quyền, song song đó đẩy mạnh phát triển về web và nâng cấp chức năng thao tác trực tuyến trên web, mình thấy đây là hướng đi đúng đắn và có tầm nhìn
VOS cũng vậy nếu ứng dụng vào việc phát triển 1 site đọc báo hoặc luyện nghe nói thì sẽ rất hay, nếu có thể mình cũng mong muốn tự xây dựng 1 site như thế để hỗ trợ những người lớn tuổi dễ dàng tiếp cận thông tin báo đài hằng ngày cũng như tạo 1 diện mạo mới về cách tiếp cận tin tức trên các web site, k dùng cách thông thường cổ điển là mở site va rê chuột để đọc, mà chỉ cần click chuột sẽ có người đọc giúp bạn, như vậy nhiều khả năng sẽ tăng thêm hứng thú trong việc cập nhật thông tin của mọi người
Cuoi cung rất cảm ơn ban nào dã tạo chủ đề này và rất mong nhận được thêm bài chia sẻ của mọi người về vấn đề này
P.S: nếu có bạn nào cùng ý tưởng về 1 site như vậy thì mình cũng muốn tham gia và theo ý kiến chủ quan của mình thì nếu bạn nào muốn tương lai trở thành lập trình viên chuyên nghiệp thì hãy thử tìm hiểu về web và các ứng dụng trên web,cũng như các hdh web, 1 tầm nhìn cho tương lai xa
Thân!
Về VOS thật sự mình chưa biết nhiều về nó nhưng mình xin chia sẻ 1 chút về định hướng phát triển về ứng dụng của công ty mình trong tương lai mà mình đã được định hướng và đào tạo, cũng như các bạn đã biết tương lai sắp tới người ta đang hướng đến việc làm việc hoàn toàn trên mạng, tức là k cần cài thêm nhiều software mà chỉ cần cài đặt hdh hỗ trợ tương tác online cùng với việc trang bị internet cho máy tính là hoàn toàn có thể làm tất cả mọi việc trực tuyến như đang thao tác cục bộ trên máy cá nhân,lúc đó sẽ xuất hiện các server với cấu hình " khủng" chịu trách nhiệm chứa tài nguyên để chúng ta - chính là những máy client truy xuất và thao tác, làm giảm nhẹ yêu cầu về cấu hình máy tính và được hỗ trợ tốt hơn trong việc xử lý các tác vụ do được cộng đồng mạng hỗ trợ theo hướng cung cấp các giải pháp giải quyết vấn đề bạn cảm thấy khó xử lý trong công việc, công ty mình cũng vậy, định hướng về lâu dài của công ty là hướng về việc quản lý tổng vụ thông qua việc chia sẻ tài nguyên và phân quyền, song song đó đẩy mạnh phát triển về web và nâng cấp chức năng thao tác trực tuyến trên web, mình thấy đây là hướng đi đúng đắn và có tầm nhìn
VOS cũng vậy nếu ứng dụng vào việc phát triển 1 site đọc báo hoặc luyện nghe nói thì sẽ rất hay, nếu có thể mình cũng mong muốn tự xây dựng 1 site như thế để hỗ trợ những người lớn tuổi dễ dàng tiếp cận thông tin báo đài hằng ngày cũng như tạo 1 diện mạo mới về cách tiếp cận tin tức trên các web site, k dùng cách thông thường cổ điển là mở site va rê chuột để đọc, mà chỉ cần click chuột sẽ có người đọc giúp bạn, như vậy nhiều khả năng sẽ tăng thêm hứng thú trong việc cập nhật thông tin của mọi người
Cuoi cung rất cảm ơn ban nào dã tạo chủ đề này và rất mong nhận được thêm bài chia sẻ của mọi người về vấn đề này
P.S: nếu có bạn nào cùng ý tưởng về 1 site như vậy thì mình cũng muốn tham gia và theo ý kiến chủ quan của mình thì nếu bạn nào muốn tương lai trở thành lập trình viên chuyên nghiệp thì hãy thử tìm hiểu về web và các ứng dụng trên web,cũng như các hdh web, 1 tầm nhìn cho tương lai xa
Thân!
minhtrieu_i92c- Tổng số bài gửi : 24
Join date : 14/09/2010
NguyenDucHuy(I92C)- Tổng số bài gửi : 18
Join date : 14/09/2010
Re: BÀI 02: CẤU TRÚC MÁY TÍNH... (Những vấn đề tư duy và lập trình ứng dụng trong HĐH)
.Cho minh ghi danh nha Thong: Do Thanh Tu - 09.88.155.411 - luckythanhtu@yahoo.com.vn luckythanhtu@gmail.com
Cam on ban nhieu.
Cam on ban nhieu.
DoThanhTu_I92C- Tổng số bài gửi : 20
Join date : 23/09/2010
Age : 41
Re: BÀI 02: CẤU TRÚC MÁY TÍNH... (Những vấn đề tư duy và lập trình ứng dụng trong HĐH)
Oh...thanks...!
Handsome guy...!
Handsome guy...!
Re: BÀI 02: CẤU TRÚC MÁY TÍNH... (Những vấn đề tư duy và lập trình ứng dụng trong HĐH)
Top hay, Thanks 1 C
BuiCongThanh(I92C)- Tổng số bài gửi : 22
Join date : 22/09/2010
Age : 47
Re: BÀI 02: CẤU TRÚC MÁY TÍNH... (Những vấn đề tư duy và lập trình ứng dụng trong HĐH)
Cám ơn bạn nhé! Topic này giúp mình có cái nhìn tổng quát hơn. Thanks
NTTuyetMinh-I83C- Tổng số bài gửi : 53
Join date : 10/09/2009
Similar topics
» Trình bày cấu trúc khái quát của hệ thống máy tính và liên hệ với cấu trúc trong thực tế
» Thảo luận Bài 3
» Thảo luận Bài 3
» Những phím tắt quan trọng nhất khi dùng máy tính
» Thảo luận Bài 2
» Thảo luận Bài 3
» Thảo luận Bài 3
» Những phím tắt quan trọng nhất khi dùng máy tính
» Thảo luận Bài 2
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết