Tin học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Câu 2/bài 3: Trình bày chức năng của bộ thông dịch lệnh, phân tích vai trò của bộ thông dịch, phân biệt thông dịch và biên dịch?

Go down

Câu 2/bài 3: Trình bày chức năng của bộ thông dịch lệnh, phân tích vai trò của bộ thông dịch, phân biệt thông dịch và biên dịch? Empty Câu 2/bài 3: Trình bày chức năng của bộ thông dịch lệnh, phân tích vai trò của bộ thông dịch, phân biệt thông dịch và biên dịch?

Bài gửi  nguyenvantoan84(113A) 29/7/2012, 15:27

Câu 2/bài 3: Trình bày chức năng của bộ thông dịch lệnh, phân tích vai trò của bộ thông dịch, phân biệt thông dịch và biên dịch?

a/ Định nghĩa, chức năng, vai trò
-Một trong những chương trình hệ thống quan trọng nhất đối với hệ điều hành là trình thông dịch lệnh. Nó là giao diện giữa người dùng và hệ điều hành
-Giao diện giữa người dùng và HDH là sao?
-khi Users thao tác trên HDH thì có hàng trăm ngàn cái lệnh (commands) được cung cấp tới HDH bởi các lệnh điều khiển ( control statements).Khi một công việc mới được bắt đầu trong hệ thống , hay một người dùng đăng nhập tới hệ thống chia thời, một chương trình đọc và thông dịch các câu lệnh điều khiển được thực thi tự động. Chương trình này còn được gọi trình thông dịch thẻ điều khiển (control-card interpreter) hay trình thông dịch dòng lệnh và thường được biết như shell. Chức năng của nó đơn giản là: lấy câu lệnh tiếp theo và thực thi nó.
-Bác thông dịch lệnh này nằm ở chỗ nào?
-Một vài hệ điều hành chứa trình thông dịch lệnh trong nhân (kernel). Các hệ điều hành khác nhau như MS-DOS và UNIX xem trình thông dịch lệnh như một chương trình đặc biệt đang chạy khi một công việc được khởi tạo hay khi người dùng đăng nhập lần đầu tiên (trên các hệ thống chia thời).
b/ Phân biệt thông dịch và biên dịch
-Biên dịch (Compiler) giống như một dịch thuật gia, giã sử ông ta dịch một cuốn sách từ English sang Vietnam, sau này một người không biết English vẫn có thể hiểu nội dung quyển sách bằng cách đọc quyển tiếng Việt do ông ta dịch. Biên dịch là dịch văn bản viết, còn gọi là dịch viết.
-Thông (Interpreter) giống như là thông dịch viên, có một cuộc hôi thảo người báo cáo là người Anh, trong khi hầu hết người dự báo cáo là người việt không biết tiếng Anh thì sẽ cần đến một anh thông dịch viên, lần sau cũng có cuộc hội thảo tương tự như vậy, cùng chủ đề đó nhưng cũng cần đến anh thông dịch viên. Thông dịch là dịch văn bản nói, còn gọi là dịch nói.
Tóm lại:
+ Điểm khác nhau chính là biên dịch sẽ dịch mã nguồn sang mã máy 1 lần duy nhất, cho ra chương trình đích được lưu lại trong máy tính rồi mới thực hiện chương trình, và sau đó chương trình sẽ chạy 1 mình trên HDH. Còn thông dịch thì sẽ dịch chương trình sang mã máy mỗi khi chạy và sẽ không lưu lại. Do vậy chương trình của bạn không tự chạy 1 mình được mà phải cần có bộ thông dịch nạp lên trước.
Nói gì thì nói cả BD & TD đều chuyển dịch ngôn ngữ cấp cao (if, else…gì gì đó) về ngôn ngữ máy để sử dụng.
Nhiều người còn phân chia các ngôn ngữ lập trình cấp cao thành các ngôn ngữ biên dịch và các ngôn ngữ thông dịch. Mặc dù vậy, rất hiếm khi một ngôn ngữ lại đòi hỏi là loại biên dịch hay loại thông dịch. Các trình biên dịch và các phần mềm thông dịch là các sự thực hiện của các ngôn ngữ chứ không phải bản thân ngôn ngữ.
Vệc phân chia này chỉ phản ánh thực trạng phổ biến của sự thực hiện của các ngôn ngữ chẳng hạn như BASIC được nhiều người cho là một ngôn ngữ thông dịch và C thì lại được xem là ngôn ngữ biên dịch nhưng thực tế ra vẩn tồn tại các trình biên dịch cho BASIC và các phần mềm thông dịch cho C.

nguyenvantoan84(113A)

Tổng số bài gửi : 6
Join date : 21/07/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết