Tin học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP TIẾP THEO

Go down

CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP TIẾP THEO Empty CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP TIẾP THEO

Bài gửi  107H1035-PhanThaiHoa 15/5/2009, 12:46

1.11.Nêu 1 ví dụ từ đời thường minh hoạ chế độ phục vụ chia thời gian.
Giải:
Ví dụ từ đời thường: Trong nhà hàng, người bồi bàn (CPU) phục vụ mỗi bàn ăn (Chương trình người dùng) trong 1 khoảng thời gian ngắn (chẳng hạn trong 10 giây), sau đó chuyển sang bàn khác.

1.12.Các dòng hệ điều hành trên máy tính để bàn là các dòng nào? Hãy trình bày sự khác biệt giữa dòng Windows 9X với dòng Windows NT/2000/XP/2003.

Dòng DOS: PC-DOS, MS-DOS
Dòng UNIX: XENIX, Linux
Dòng Windows:
Windows 3.X: Windows 3.1
Windows 9X: Windows 95/98/ME
Windows NT: Windows NT/2000/XP/2003/Vista.

1.13.Điền tên thích hợp vào chỗ có dấu hỏi chấm:
Windows 95  Windows 98  Windows 98 SE  ?
1.14.Điền tên thích hợp vào chỗ có dấu hỏi chấm:
?  Windows 2000  Windows XP  ?
1.15.Điền tên thích hợp vào chỗ có dấu hỏi chấm:
Windows 2000 Server (4 CPU)  Windows 2000 Advanced Server (8 CPU)  ? (? CPU)
1.16.Đa xử lý đối xứng khác với Đa xử lý phi đối xứng ở điểm nào? Cho các ví dụ về hệ điều hành đa xử lý đối xứng.
Giải:
Hệ đa xử lý đối xứng:
Có nhiều bộ vi xử lý cùng vận hành và sử dụng chung bộ nhớ và thiết bị I/O, ngang hàng về chức năng
Các hệ điều hành hỗ trợ:
-Solaris, OS/2, Linux
-Windows NT/2000/XP/2003/Vista
Windows 2000 Professional: 2 CPU
Windows 2000 Server: 4 CPU
Windows 2000 Advanced Server : 8 CPU
Windows 2000 Datacenter Server: 32 CPU
……………………………………………….


Hệ đa xử lý phi đối xứng:
Các CPU chung bộ nhớ và thiết bị
Mỗi CPU được ấn định chức năng riêng:
Có CPU chủ (Master) kiểm soát toàn hệ thống
Các CPU khác đóng vai trò phụ thuộc (Slaves), chuyên trách công việc nào đó
Master điều phối và cấp phát công việc cho các Slaves
Hệ điều hành hỗ trợ: SunOS 4.x

1.17.Phân loại các hệ phân tán theo khoảng cách và theo phương thức phục vụ. Phân biệt File Server với Client-Server.
Giải:
Phân loại theo khoảng cách:
LAN (Local-Area Network): Nội bộ
WAN (Wide-Area Network): Diện rộng
MAN (Metropolitan-Area Network): Đô thị
Phân loại theo phương thức phục vụ:
File-Server: Máy chủ không tính toán, chỉ làm dịch vụ tập tin cho các máy khác
Peer-to-Peer: Mạng các máy ngang hàng
Client-Server: Máy khách (Client) gửi yêu cầu, Máy chủ (Server) tính toán và gửi trả lại kết quả.

1.18.Gom cụm đối xứng khác với Gom cụm phi đối xứng ở điểm nào?
Giải:
Gom cụm đối xứng (Symmetric Clustering): Các máy ngang hàng về chức năng, Mỗi máy thực hiện phần việc của mình và giám sát lẫn nhau.
Gom cụm phi đối xứng (Asymmetric Clustering): Một máy chạy trong Hot Standby Mode, nghĩa là chỉ giám sát công việc các máy khác nhưng sẽ đảm đương công việc của máy gặp sự cố.

1.19.Định nghĩa của IEEE về Hệ thời gian thực.
Giải:
Hệ thống thời gian thực (Real-Time Systems)
Thường dùng trong các thiết bị chuyên dụng như điều khiển các thử nghiệm khoa học, điều khiển trong y khoa, dây chuyền công nghiệp.
Ràng buộc tương đối chặt chẽ về thời gian: hard và soft real-time.
Hard real-time:
Hạn chế (hoặc không có) bộ nhớ phụ, tất cả dữ liệu nằm trong bộ nhớ chính (RAM) hoặc ROM
Yêu cầu thời gian đáp ứng, xử lý rất nghiêm ngặt, thường sử dụng trong điều khiển công nghiệp, công nghệ robotics.
Soft real-time:
Thường xuất hiện trong lĩnh vực multimedia, thực tế ảo (virtual reality) với yêu cầu mềm dẻo hơn về thời gian.

2.1.Những bộ phận cấu thành và cấu trúc khái quát của máy tính.
Giải:
Những bộ phận cấu thành máy tính:
CPU (Central Processing Unit)
Bộ nhớ (Memory)
Đường truyền hệ thống (System Bus)
Các mạch điều khiển thiết bị (Device Controller): Điều khiển công việc của thiết bị (Phần cơ); Làm việc đồng thời, song song và độc lập với CPU
Mạch điều khiển bộ nhớ (Memory Controller) với chức năng đồng bộ hoá truy cập bộ nhớ chung

2.2.Quá trình khởi động máy tính và hệ điều hành.
Giải:
Sau khi bật nguồn, chương trình mồi Bootstrap lấy từ ROM hoặc EEPROM được khởi động với chức năng khởi hoạt các thiết bị hệ thống: Các thanh ghi CPU, Bộ nhớ, Disk Controllers,... sau đó khởi động hạt nhân của HĐH nạp từ đĩa cứng.
Hạt nhân (Kernel, Monitor) của HĐH khởi động tiến trình đầu tiên gọi là INIT (Initialization) và chờ các sự kiện (Event) có thể xảy ra.

2.3.Trình bày nguyên tắc xử lý ngắt của hệ điều hành.
Giải:
Hai loại ngắt chính:
Tín hiệu ngắt (Interrupt Signal) từ các thiết bị (Ngắt cứng) truyền qua System Bus.
Tín hiệu ngắt từ chương trình người dùng (Ngắt mềm) nhờ Lời gọi hệ thống (System Call hay Monitor Call). Lệnh đặc biệt này (ví dụ có tên INT hoặc SysCall) là cơ chế để tiến trình người dùng yêu cầu một dịch vụ của HĐH (ví dụ, yêu cầu thực hiện lệnh I/O).
Với mỗi loại ngắt, có đoạn mã riêng của HĐH dùng để xử lý.
Các HĐH hiện đại được dẫn dắt bởi các sự kiện. Nếu không có tiến trình nào vận hành, không có thiết bị I/O nào làm việc, HĐH im lặng chờ và theo dõi.
Thông thường, mỗi loại ngắt tương ứng với 1 dòng trong bảng (Véc-tơ ngắt) chứa con trỏ (Pointer) tới chương trình xử lý loại ngắt đó. Bảng này nằm ở vùng thấp của RAM (ví dụ: 100 bytes đầu tiên).
Cơ chế xử lý ngắt phải có trách nhiệm ghi lại địa chỉ lệnh bị ngắt để sau đó có thể quay lại. Địa chỉ này cùng với nhiều thông tin khác có thể được ghi vào Ngăn xếp hệ thống (System Stack) với nguyên tắc làm việc LIFO ( Last-In, First-Out ).

107H1035-PhanThaiHoa

Tổng số bài gửi : 24
Join date : 06/05/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết