Tin học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thảo luận Bài 1

+73
TRANTHINHPHAT (I11C)
DangLeHieu(I102C)
DuongTrungQuan
LeMinhDuc (I11C)
LeMInhTien(I11C)
TranTrungTinh(I12A)
Truc_Phuong(I111C)
ngophicamI12A
NguyenQuocThang(I12C)
HUYNHMINHHAI(I12A)
TranMinhTuan143(I12A)
Nguyen Sy Hung I12A
lacongchinh_I12A
NguyenXuanTri28
trantrungnam-HC11TH2A
huynhvanhung(I12A)
nguyen_tuan_phat_I12A
HoNgocTuan142(I12A)
NguyenthechinhI12A
DoanNgocDan(I12A)
QuyAi(I12A)
phamphihung55
caothithuhuong(102c)
phamduyI12A
NguyenVinhQuang_I12A
LeThanhTung (I11C)
BuiAnhNgoc(I12C)
HuaTranTuQuyen(I12A)
levanhop.it
NguyenHongHaiI12C
PhamDucPhuong(I12A)
nguyenxuankieu(i12a)
lymydung_I12A
NguyenHoangThangI12A
NguyenVanBenI12C
phanngocthinh(i12a)
lethanhsang_I12A
BuiHuongTra(I12A)
NguyenHaThanh97 (I11C)
thailongI12C
Đỗ Phan Diễm Hương I12A
LacChiHao(I12A)
lequanghanh(102c)
trinhvanminh_11h1010077
Nguyen Doan Linh051(I11c)
nguyenthaihiep (I11C)
NguyenTienPhong083 (I11C)
tranvanthien27(I12C)
BuiPhamAnBinh(I12A)
LuongMinhThanh_I12A
TranHoangNhanI12C
VuNguyenQuynhLam_I12C
NguyenMinhCanh(I12A)
NguyenDangPhongI12A
TranHuyCuong17 (I12A)
HNTuan_I12C
NguyenAnhTan15 (I12C)
LePhucHiep(102C)
nguyenthimao_I12A
NguyenVanThang25 (I12A)
tranthithanhuyen85 (I11C)
KimHue36 (I11C)
nguyenthanhnghi_I12C
LeThiMaiPhuongI12A
Lê Xuân Hậu
HuynhNguyenTrungHau_I12C
hoanggiangI12C
dangvannhan_11h1010085
DaoThaiHuyI12A
ĐoànMinhQuangI12A
ĐặngHuỳnhBảoLongI12C
TrinhThiPhuongThaoI12C
Admin
77 posters

Trang 4 trong tổng số 7 trang Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  Next

Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty Hệ điều hành dễ sử dụng và đảm bảo cho chúng ta khi lập trình,thao tác không phụ thuộc vào một thiết bị cụ thể.Tại sao lại như vậy?

Bài gửi  nguyenthimao_I12A 20/2/2012, 11:47

- Hệ điều hành dễ sử dụng vì: vì hệ điều hành tạo cho chúng ta một góc nhìn như nhau với những thiết bị khác nhau,không bị lệ thuộc vào thiết bị cụ thể
Ví dụ: Một máy tính có nhiều ổ đĩa,USB,ổ đĩa A, hay ổ đĩa cứng thì chúng vẫn có cấu trúc giống nhau mặc dù nhìn khác nhau. Khi người dùng biết cách sử dụng một loại thì những cái khác cũng làm tương tự.

nguyenthimao_I12A

Tổng số bài gửi : 35
Join date : 16/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty Ưu và nhược điểm của hệ điều hành nhiều tầng nhiều lớp.

Bài gửi  nguyenthimao_I12A 20/2/2012, 11:54

- Ưu điểm: Có nhiều tầng để dễ dàng trong việc thiết kế,xây dựng hệ thống,được thiết kế theo hình thức chia để trị.
- Nhược điểm: Làm giảm hiệu năng và tốc độ.
Ví dụ về hệ điều hành nhiều tầng nhiều lớp:
Một công ty du lịch lữ hành thì bên dưới nó sẽ có những công ty về dịch vụ khác như: Dịch vụ ăn uống,khách sạn,thuê xe..........

nguyenthimao_I12A

Tổng số bài gửi : 35
Join date : 16/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty Câu 3: P/t HĐH là bộ quản lý tài nguyên

Bài gửi  PhamDucPhuong(I12A) 20/2/2012, 12:25

-HĐH đứng ra làm trung gian để quản lý tất cả tài nguyên trong máy tính,đáp ứng các yêu cầu sử dụng tài nguyên của người dùng.
VD: công ty dịch vụ lữ hành lo quản lý tất cả tài nguyên của nó, khi chúng ta cần,có nhu cầu thì công ty dịch vụ lữ hành mới cung cấp cho chúng ta. Chúng ta không thể tự tiện sử dụng các tài nguyên như là chỗ ở, phương tiện đi lại... của dịch vụ lữ hành.
- Trong trường hợp nhiều chương trình, nhiều người dùng cần chia sẻ các tài nguyên chung, HĐH phải giải quyết tranh chấp có thể xảy ra và đứng ra làm trung gian điều phối sao cho tài nguyên được sử dụng đúng thứ tự,dùng xong lại được cấp cho đối tượng khác sử dụng.
VD: Ở lóp học, micro,máy chiếu là tài nguyên , những tài nguyên này chỉ có giới hạn, chúng được văn phòng của ĐH mở quản lý, văn phòng đóng vai trò như HĐH quản lý tài nguyên trong máy tính ,khi có lớp học thì sinh viên đại diện của lớp sẽ xuống văn phòng mượn thiết bị để sử dụng cho việc học, khi học xong phải mang trả lại .Nếu không có văn phòng quản lý các thiết bị như micro,máy chiếu thì ai cũng có thể mượn,sử dụng được , đến khi cần sử dụng thì sẽ xảy ra tình trạng thiếu,hư hỏng, không có thiết bị để sử dụng.

PhamDucPhuong(I12A)

Tổng số bài gửi : 17
Join date : 19/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty Câu 2 : Phân tích định nghĩa hệ điều hành là máy tính mở rộng hay máy tính ảo ?

Bài gửi  levanhop.it 20/2/2012, 12:42

- Ẩn các chi tiết của phần cứng để máy tính dễ sử dụng hơn.
- Người sử dụng và người lập trình được cung cấp một giao diện đơn giản, dễ hiểu và không phụ thuộc vào thiết bị cụ thể.
- Thực tế, HĐH là một hệ thống bao gồm nhiều máy tính trừu tượng xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau. Máy tính mức dưới phục vụ cho máy tính mức trên.
- Bản thân chương trình ứng dụng cũng là một máy tính trừu tượng và phải dễ sử dụng nhất.
- Công việc của người lập trình là liên tục xây dựng các máy tính trừu tượng như vậy (cho người khác sử dụng và cho cả chính mình).

levanhop.it

Tổng số bài gửi : 40
Join date : 16/02/2012
Age : 34
Đến từ : Phan Thiết - Bình Thuận

https://www.facebook.com/Kenny Hop

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty Câu 1 : Trình bày mục tiêu, ý nghĩa và cấu trúc môn học HDH ?

Bài gửi  levanhop.it 20/2/2012, 12:45

Mục tiêu : Cung cấp các khái niệm cơ bản về cấu trúc và hoạt động của HĐH.
Ý nghĩa :
- Hiểu sâu nguyên lý hoạt động của phần cứng và phần mềm máy tính.
- Học phương pháp phân tích, thiết kế và lập trình một hệ thống lớn để áp dụng cho công tác nghiệp vụ sau này.
Cấu trúc : gồm 8 chương :
- Chương 1 : Giới thiệu Hệ điều hành.
+ Định nghĩa hệ điều hành.
+ Lịch sử hệ điều hành.
+ Phân loại hệ điều hành.
- Chương 2 : Cấu trúc máy tính.
+ Hoạt động của máy tính.
+ Cấu trúc nhập xuất (I/O Structure).
+ Hoạt động của máy tính.
+ Cấu trúc bộ nhớ.
+ Phân cấp bộ nhớ.
- Chương 3 : Cấu trúc hệ điều hành.
+ Các thành phần hệ thống.
+ Các dịch vụ hệ thống.
+ Các lời gọi hệ thống.
+ Các chương trình hệ thống
+ Cấu trúc hệ thống.
+ Thiết kế và thi công (Design & Implementation).
+ Sản sinh hệ thống.
- Chương 4 : Quản lý tiến trình.
+ Khái niệm tiến trình (Process Concept).
+ Điều phối tiến trình (Process Scheduling).
+ Thao tác với tiến trình (Operations on Process).
+ Cộng tác giữa các tiến trình (Cooperation Process).
+ Liên lạc giữa các tiến trình (Interprocess Communications).
+ Liên lạc trong hệ thống Khách – Chủ ( Communications in Client – Server).
- Chương 5 : Đa luồng.
+ Khái niệm chung.
+ Chuẩn Pthreads.
+ Đa luồng trong windows.
- Chương 6 : Điều phối CPU.
+ Khái niệm chung.
+ Tiêu chí điều phối (Scheduling Criteria).
+ Các thuật giải điều phối (Scheduling Algorithms).
- Chương 7 : Đồng bộ hóa tiến trình.
+ Khái niệm chung.
+ Vấn đề đoạn tương tranh (Critical-Section Problem).
+ Đèn hiệu (Semaphores).
+ Bài toán Hiền triết cùng ăn.
- Chương 8 : Deadlocks
+ Mô hình hệ thống (System Model).
+ Bản chất của deadlocks.
+ Các phương thức xử trí deadlocks.
+ Ngăn chặn deadlocks.
+ Tránh deadlocks.
- Chương 9 : Quản lý bộ nhớ.
+ Khái niệm chung (Background).
+ Quản lý bộ nhớ thực (Real Memory).
+ Quản lý bộ nhớ ảo (Virtual Memory).
+ Quản lý bộ nhớ ảo trong Windown 2000.
- Chương 10 : Quản lý tập tin.
+ Tập tin (Files)
+ Tổ chức thứ bậc của thư mục.
+ Hiện thực hệ thống tập tin trong Windown.


Được sửa bởi levanhop.it ngày 20/2/2012, 13:11; sửa lần 1.

levanhop.it

Tổng số bài gửi : 40
Join date : 16/02/2012
Age : 34
Đến từ : Phan Thiết - Bình Thuận

https://www.facebook.com/Kenny Hop

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty Câu 3 : Phân tích định nghĩa hệ điều hành là bộ quản lý tài nguyên (Resource Manager) ?

Bài gửi  levanhop.it 20/2/2012, 12:46

- Đáp ứng các yêu cầu sử dụng tài nguyên thiết bị như: CPU, Bộ nhớ trong, ổ đĩa, ổ băng, Máy in, Card mạng, ...
- Trong trường hợp nhiều chương trình, nhiều người dùng cùng chia sẻ các tài nguyên chung như vậy, HĐH phải giải quyết tranh chấp có thể xảy ra và đứng ra làm trung gian điều phối sao cho tài nguyên được sử dụng đúng thứ tự, dùng xong lại được cấp cho đối tượng khác sử dụng.
- Hình dung tình huống: 3 chương trình cùng in ra một máy in duy nhất. Khó chấp nhận trường hợp 1 trang in xen kẽ nhiều kết quả từ nhiều nguồn khác nhau. HĐH giải quyết bằng cách đưa kết quả in của mỗi chương trình tạm thời ra đĩa cứng, sau đó lần lượt in từ đĩa vào thời điểm thích hợp.

levanhop.it

Tổng số bài gửi : 40
Join date : 16/02/2012
Age : 34
Đến từ : Phan Thiết - Bình Thuận

https://www.facebook.com/Kenny Hop

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty Câu 4 : Trình bày nguyên lý làm việc của hệ điều hành đa chương và phân tích hệ điều hành đa chương với hệ diều hành chia thời gian ?

Bài gửi  levanhop.it 20/2/2012, 13:03

Hệ điều hành đa chương : Là hệ điều hành có thể quản lí nhiều chương trình cùng một lúc trong bộ nhớ Ram, cùng chia sẻ quyền sử dụng CPU theo một thuật toán nào đó.
Ví dụ như Windows 3.1, Windows 9x…
Nhìn chung :
- Có nhiều tác vụ (tiến trình) cùng một lúc được nạp đồng thời vào bộ nhớ chính.
- Thời gian xử lý của CPU được phân chia giữa các tác vụ đó.
- Tận dụng được thời gian rảnh tăng hiệu suất sử dụng CPU (CPU utilization).
- Và khi một một tác vụ không cần đến CPU (do phải thực hiện I/O với thiết bị ngoại vi), thì tác vụ khác được thi hành.
- Yêu cầu :
+ Đồng thời công việc (job scheduling): chọn job trong job pool trên đĩa và nạp nó vào bộ nhớ để thực thi.
+ Quản lý bộ nhớ (memory management).
+ Định thời CPU (CPU scheduling).
+ Cấp phát tài nguyên (đĩa, máy in,…).
+ Bảo vệ.

levanhop.it

Tổng số bài gửi : 40
Join date : 16/02/2012
Age : 34
Đến từ : Phan Thiết - Bình Thuận

https://www.facebook.com/Kenny Hop

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty Nguyên lý hoạt động của hệ điều hành chia thời gian (Time – Sharing System) ?

Bài gửi  levanhop.it 20/2/2012, 13:35

- Là loại hệ điều hành đa chương (Multi-programmed systems) nhưng không cung cấp khả năng tương tác với users.
- CPU luân phiên chuyển đổi thực thi giữa các công việc.
+ Quá trình chuyển đổi xảy ra thường xuyên hơn, mỗi công việc chỉ được chia một phần nhỏ thời gian CPU.
+ Cung cấp sự tương tác giữa hệ thống với user, khi kết thúc thực thi một lệnh, OS sẽ chờ lệnh kế tiếp từ bàn phím chứ không phải từ card reader.
+ Một công việc chỉ được chiếm CPU để xử lý khi nó nằm trong bộ nhớ chính.
+ Khi cần thiết, một công việc nào đó có thể được chuyển từ bộ nhớ chính ra thiết bị lưu trữ, nhường bộ nhớ chính cho công việc khác.
- Yêu cầu đối với OS trong Time-Sharing Systems.
+ Định thời công việc (job scheduling).
+ Quản lý bộ nhớ (Memory Management) :
1. Các công việc được hoán chuyển giữa bộ nhớ chính và đĩa.
2. Virtual memory: cho phép một công việc có thể được thực thi mà không cần phải nạp hoàn toàn vào bộ nhớ chính.
+ Quản lý các process (Process Management).
1. Định thời CPU (CPU scheduling).
2. Đồng bộ các công việc (synchronization).
3. Tương tác giữa các công việc (process communication).
4. Tránh Deadlock.
+ Quản lý hệ thống file, hệ thống lưu trữ (disk management).
+ Phân bổ các thiết bị, tài nguyên.
+ Cơ chế bảo vệ (protection).

levanhop.it

Tổng số bài gửi : 40
Join date : 16/02/2012
Age : 34
Đến từ : Phan Thiết - Bình Thuận

https://www.facebook.com/Kenny Hop

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty Phân biệt File Server với Client-Server ?

Bài gửi  levanhop.it 20/2/2012, 13:37

- File-Server: Máy chủ không tính toán, chỉ làm dịch vụ tập tin cho các máy khác.
- Client-Server: Máy khách (Client) gửi yêu cầu, Máy chủ (Server) tính toán và gửi trả lại kết quả.

levanhop.it

Tổng số bài gửi : 40
Join date : 16/02/2012
Age : 34
Đến từ : Phan Thiết - Bình Thuận

https://www.facebook.com/Kenny Hop

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty Phân biệt client-server và file-server

Bài gửi  HuaTranTuQuyen(I12A) 20/2/2012, 16:16

Mô hình client-server là một mô hình phổ biến cho các mạng máy tính sử dụng các thiết bị máy khách và máy chủ được thiết kế cho các mục đích cụ thể. Một yêu cầu được thực hiện cho một dịch vụ cụ thể từ khách hàng để các máy chủ . Các máy chủ đáp ứng hoặc cuộc hội thoại tiếp tục giữa máy khách và máy chủ cho đến khi một trong những người tham gia kết thúc.
Mô hình client-server có thể được sử dụng trên Internet cũng như mạng nội bộ ( mạng LAN ). Ví dụ về các hệ thống client-server trên Internet bao gồm trình duyệt web và máy chủ Web , khách hàng và máy chủ FTP , và DNS .

---------------------------------------

Mô hình File-server: là một máy tính trong mạng có mục đích chính là cung cấp một địa điểm để lưu trữ các tập tin máy tính được chia sẻ (như tài liệu, các file âm thanh, hình chụp, phim ảnh, hình ảnh, cơ sở dữ liệu, vv...) mà có thể được truy cập bởi các máy trạm làm việc trong mạng máy tính. Thuật ngữ máy chủ nêu bật vai trò của máy trong sơ đồ Client-server, nơi mà các khách hàng là các máy trạm sử dụng kho lưu trữ. Một máy chủ tập tin thường không thực hiện bất kỳ tính toán, và không chạy bất kỳ chương trình nào thay mặt cho khách hàng (client). Nó được thiết kế chủ yếu để cho phép lưu trữ nhanh chóng và lấy dữ liệu, các tính toán được thực hiện bởi các máy trạm.
File server thường thấy trong các trường học và các văn phòng và hiếm khi gặp ở các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại địa phương với việc sử dụng mạng LAN để kết nối máy tính khách của họ.


Được sửa bởi HuaTranTuQuyen(I12A) ngày 20/2/2012, 16:25; sửa lần 1.

HuaTranTuQuyen(I12A)

Tổng số bài gửi : 10
Join date : 20/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty Phân biệt HĐH đa xử lý và HĐH gom cụm

Bài gửi  HuaTranTuQuyen(I12A) 20/2/2012, 16:24

Hệ điều hành đa xử lý và hệ điều hành gom cụm giống nhau là đều tập hợp nhiều CPU với nhau để thực hiện công việc tính toán
Hệ điều hành gom cụm khác hệ điều hành đa xử lý ở điểm chúng được hợp thành từ hai hay nhiều hệ thống đơn được kết hợp với nhau.


-----------------------------------------------------

Hệ điều hành gom cụm
Nhiều máy nối mạng để cùng thực hiệc công việc chung

Phân loại :
- Gom cụm đối xứng (Symmetric Clustering): các máy ngang hàng về chức năng. Mỗi máy thực hiện phần việc của mình và giám sát lẫn nhau. Ví dụ: Trong hệ thống mạng gồm nhiều máy chủ chạy song song và chúng đang kiểm soát lẫn nhau.
- Gom cụm phi đối xứng (Asymmetric Clustering): Một máy chạy trong Hot Standby Mode, nghĩa là chỉ giám sát công việc các máy khác nhưng sẽ đảm đương công việc của máy gặp sự cố. Ví dụ: Hệ thống mạng gồm hai máy server chạy song song, trong đó một máy ở trong chế độ dự phòng (hot standby). Máy dự phòng không là gì cả ngoại trừ theo dõi server hoạt động. Nếu server đó bị lỗi, máy chủ dự phòng nóng trở thành server hoạt động.

HuaTranTuQuyen(I12A)

Tổng số bài gửi : 10
Join date : 20/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty Cau 1:Phan tich dinh nghia he dieu hanh la May tinh mo rong(Extended machine) hay May tinh ao (virtual Machine)

Bài gửi  BuiAnhNgoc(I12C) 20/2/2012, 16:48


Coi no nhu may tinh mo rong vi no che dau cac chi tiet giao tiep cua cac lop ben duoi.
cung cap cac dich vu cho phep cac chuong trinh khac su dung (thong qua cac System Call).
He dieu hanh nhu mot bo quan ly tai nguyen (resourse Manage).Cac tai nguyen nhu la CPU , bo nho, thiet bi I/O.Moi chuong trinh khi thuc hien se chiem dung mot so tai nguyen.

BuiAnhNgoc(I12C)

Tổng số bài gửi : 6
Join date : 16/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty Thao luan bai 1

Bài gửi  LeThanhTung (I11C) 20/2/2012, 23:32

PHÂN TÍCH ĐỊNH NGHÍA HĐH LÀ BỘ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN:
Đáp ứng các yêu cầu sử dụng tài nguyên thiết bị như : CPU, Bộ nhớ trong, ổ đĩa , ổ băng. Trong trường hợp nhiều chương trình nhiều người dùng cùng chia sẻ các tài nguyên chung như vậy HĐH phải giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra và đứng ra làm trung gian điều phối sao cho tài nguyên được sử dụng đúng thứ tự dùng xong lại được cấp cho đối tượng khác sử dụng.

LeThanhTung (I11C)

Tổng số bài gửi : 50
Join date : 28/08/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty Re: Thảo luận Bài 1

Bài gửi  ĐặngHuỳnhBảoLongI12C 20/2/2012, 23:42

nguyenthimao_I12A đã viết:- Ưu điểm: Có nhiều tầng để dễ dàng trong việc thiết kế,xây dựng hệ thống,được thiết kế theo hình thức chia để trị.
- Nhược điểm: Làm giảm hiệu năng và tốc độ.
Ví dụ về hệ điều hành nhiều tầng nhiều lớp:
Một công ty du lịch lữ hành thì bên dưới nó sẽ có những công ty về dịch vụ khác như: Dịch vụ ăn uống,khách sạn,thuê xe..........
Nếu xem ờ mặt lập trình thì khi thiết kế hdh thành thành nhiều tầng sẽ có ưu điểm là:
-Dễ bào trì, dễ nâng cấp và dễ phát triển cũng như sữa lỗi,
còn về mặt trái thì:
-Khi bị sự cố là dễ gặp phài hiệu ứng domino
ĐặngHuỳnhBảoLongI12C
ĐặngHuỳnhBảoLongI12C

Tổng số bài gửi : 26
Join date : 15/02/2012
Age : 38
Đến từ : Sài Gòn

http://www.yiivn.com

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty Phân biệt File-Server và Client-Server

Bài gửi  NguyenVinhQuang_I12A 21/2/2012, 02:22

File-Server: là một máy tính trong mạng có mục đích chính là cung cấp một địa điểm để lưu trữ các tập tin máy tính được chia sẻ (như tài liệu, các file âm thanh, hình chụp, phim ảnh, hình ảnh, cơ sở dữ liệu, vv...) mà có thể được truy cập bởi các máy trạm làm việc trong mạng máy tính. Thuật ngữ máy chủ nêu bật vai trò của máy trong sơ đồ Client-server, nơi mà các khách hàng là các máy trạm sử dụng kho lưu trữ. Một máy chủ tập tin thường không thực hiện bất kỳ tính toán, và không chạy bất kỳ chương trình nào thay mặt cho khách hàng (client). Nó được thiết kế chủ yếu để cho phép lưu trữ nhanh chóng và lấy dữ liệu, các tính toán được thực hiện bởi các máy trạm.File server thường thấy trong các trường học và các văn phòng và hiếm khi gặp ở các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại địa phương với việc sử dụng mạng LAN để kết nối máy tính khách của họ.

Client-Server: Là một mô hình nổi tiếng trong mạng máy tính, được áp dụng rất rộng rãi và là mô hình của mọi trang web hiện có. Ý tưởng của mô hình này là máy con (đóng vai trò là máy khách) gửi một yêu cầu (request) để máy chủ (đóng vai trò người cung ứng dịch vụ), máy chủ sẽ xử lý và trả kết quả về cho máy khách.Thuật ngữ server được dùng cho những chương trình thi hành như một dịch vụ trên toàn mạng. Các chương trình server này chấp nhận tất cả các yêu cầu hợp lệ đến từ mọi nơi trên mạng, sau đó nó thi hành dịch vụ và trả kết quả về máy yêu cầu. Một chương trình được coi là client khi nó gửi các yêu cầu tới máy có chương trình server và chờ đợi câu trả lời từ server. Chương trình server và client nói chuyện với nhau bằng các thông điệp (messages) thông qua một cổng truyền thông liên tác IPC (Interprocess Communication). Để một chương trình server và một chương trình client có thể giao tiếp được với nhau thì giữa chúng phải có một chuẩn để nói chuyện, chuẩn này được gọi là giao thức. Nếu một chương trình client nào đó muốn yêu cầu lấy thông tin từ server thì nó phải tuân theo giao thức mà server đó đưa ra. Bản thân chúng ta khi cần xây dựng một mô hình client/server cụ thể thì ta cũng có thể tự tạo ra một giao thức riêng nhưng thường chúng ta chỉ làm được điều này ở tầng ứng dụng của mạng. Với sự phát triển mạng như hiện này thì có rất nhiều giao thức chuẩn trên mạng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển này. Các giao thức chuẩn (ở tầng mạng và vận chuyển) được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay như: giao thức TCP/IP, giao thức SNA của IBM, OSI, ISDN, X.25 hoặc giao thức LAN-to-LAN NetBIOS. Một máy tính chứa chương trình server được coi là một máy chủ hay máy phục vụ (server) và máy chứa chương trình client được coi là máy tớ (client). Mô hình mạng trên đó có các máy chủ và máy tớ giao tiếp với nhau theo 1 hoặc nhiều dịch vụ được gọi là mô hình client/server. Thực tế thì mô hình client/server là sự mở rộng tự nhiên và tiện lợi cho việc truyền thông liên tiến trình trên các máy tính cá nhân. Mô hình này cho phép xây dựng các chương trình client/server một cách dễ dàng và sử dụng chúng để liên tác với nhau để đạt hiệu quả hơn.

NguyenVinhQuang_I12A

Tổng số bài gửi : 21
Join date : 17/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty Phân biệt HĐH đa xử lý và HĐH gom cụm

Bài gửi  NguyenVinhQuang_I12A 21/2/2012, 02:31

Hệ điều hành đa xử lý và hệ điều hành gom cụm giống nhau là đều tập hợp nhiều CPU với nhau để thực hiện công việc tính toán
Hệ điều hành gom cụm khác hệ điều hành đa xử lý ở điểm chúng được hợp thành từ hai hay nhiều hệ thống đơn được kết hợp với nhau.


a. Hệ điều hành đa xử lý
Các hệ hỗ trợ nhiều CPU, còn gọi là các hệ song song (Parallel Systems)

Ích lợi:
- Tăng thông suất : tăng số tác vụ hoàn tất trong 1 đơn vị thời gian, bằng cách tăng số lượng bộ xử lý, chúng ta hy vọng thực hiện nhiều công việc hơn với thời gian ít hơn.
- Tiết kiệm: Nhiều CPU nhưng chung bộ nhớ và các thiết bị ngoài. Ví dụ: Nếu nhiều chương trình điều hành trên cùng tập hợp dữ liệu thì lưu trữ dữ liệu đó trên một đĩa và tất cả bộ xử lý chia sẻ chúng sẽ rẻ hơn là có nhiều máy tính với đĩa cục bộ và nhiều bản sao dữ liệu.
- Tăng độ tin cậy: Nếu 1 CPU gặp sự cố, hệ vẫn chạy tuy có chậm hơn. Ví dụ: Nếu chúng ta có 10 bộ xử lý và có 1 bộ xử lý bị sự cố thì mỗi bộ xử lý trong 9 bộ xử lý còn lại phải chia sẻ của công việc của bộ xử lý bị lỗi. Do đó, toàn bộ hệ thống chỉ giảm 10% năng lực hơn là dừng hoạt động. Các hệ thống được thiết kế như thế được gọi là hệ thống có khả năng chịu lỗi (fault tolerant).

Phân loại:
- Đa xử lý đối xứng (symmetric multiprocessing-SMP). Trong hệ thống này mỗi bộ xử lý chạy bản sao của hệ điều hành và những bản sao này giao tiếp với các bản sao khác khi cần.
. Các CPU chung bộ nhớ và thiết bị
. Các CPU ngang hàng về chức năng
Ví dụ: Windows 2000 professional : 2CPU ; Windows 2000 Server : 4 CPU

- Đa xử lý bất đối xứng (asymmetric multiprocessing).
. Các CPU chung bộ nhớ và thiết bị
. Các CPU được ấn định chức năng riêng: Cơ chế này định nghĩa mối quan hệ chủ-tớ. Bộ xử lý chính lập thời biểu và cấp phát công việc tới các bộ xử lý tớ.
.. Có CPU chủ (Master): kiểm soát toàn hệ thống
.. Các CPU khác đóng vai trò phụ thuộc (Slaves), chuyên trách công việc nào đó. (chờ bộ xử lý chủ ra chỉ thị hoặc có những tác vụ được định nghĩa trước)
Ví dụ: Hệ điều hành SunOS 4.x

b. Hệ điều hành gom cụm
Nhiều máy nối mạng để cùng thực hiệc công việc chung

Phân loại :
- Gom cụm đối xứng (Symmetric Clustering): các máy ngang hàng về chức năng. Mỗi máy thực hiện phần việc của mình và giám sát lẫn nhau. Ví dụ: Trong hệ thống mạng gồm nhiều máy chủ chạy song song và chúng đang kiểm soát lẫn nhau.
- Gom cụm phi đối xứng (Asymmetric Clustering): Một máy chạy trong Hot Standby Mode, nghĩa là chỉ giám sát công việc các máy khác nhưng sẽ đảm đương công việc của máy gặp sự cố. Ví dụ: Hệ thống mạng gồm hai máy server chạy song song, trong đó một máy ở trong chế độ dự phòng (hot standby). Máy dự phòng không là gì cả ngoại trừ theo dõi server hoạt động. Nếu server đó bị lỗi, máy chủ dự phòng nóng trở thành server hoạt động.

NguyenVinhQuang_I12A

Tổng số bài gửi : 21
Join date : 17/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty Mục Tiêu, Ý Nghĩa và Cấu Trúc Môn Học Hệ Điều Hành

Bài gửi  NguyenVinhQuang_I12A 21/2/2012, 02:47

-Mục tiêu: Nhằm cung cấp các khái niệm cơ bản về cấu trúc và hoạt động của hệ điều hành.

-Ý nghĩa:
+ Hiểu sâu hơn về nguyên lý hoạt động của phần cứng và phần mềm máy tính.
+ Học phương pháp phân tích,thiết kế và lập trình một hệ thống lớn để áp dụng cho công tác nghiệp vụ sau này.
+ Là kiến thức cơ sở để từ đó sử dụng, khai thác hiệu quả những dịch vụ của hệ điều hành, tích cực xây dựng những ứng dụng với giao diện dễ sử dụng nhất.

-Cấu trúc môn học:
+ Môn học gồm có 8 chương:
• Giới thiệu hệ điều hành.
• Cấu trúc máy tính.
• Cấu trúc hệ điều hành.
• Quản lý tiến trình.
• Đa luồng.
• Điều phối CPU.
• Đồng bộ hóa tiến trình.
• Deadlocks.

NguyenVinhQuang_I12A

Tổng số bài gửi : 21
Join date : 17/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty Sự khác nhau giữ windows 7, 8 và OS X Lion

Bài gửi  phamduyI12A 21/2/2012, 09:09

Yêu cầu cấu hình của Windows 7:
- Windows 7 và 8 đều yêu cầu bộ xử lý tốc độ 1 GHz, 1 GB bộ nhớ RAM (2 GB RAM cho Windows 64-bit).
Yêu cầu cấu hình của OS X Lion:
- Chip Core 2 Duo hoặc cao hơn, 2 GB bộ nhớ RAM.
-OS X của Apple chỉ hỗ trợ bộ xử lý 64-bit của Intel, trong khi Windows 7 yêu cầu chip Intel 32-bit hoặc 64-bit hoặc bộ xử lý của AMD. Windows 8 hỗ trợ cả bộ xử lý cấu trúc ARM, dù các thiết bị ARM sẽ cần tới các ứng dụng được viết riêng.
**vậy ARM là gì ?
-Là nền tảng chính cho các thiết bị cầm tay.
-Hiện nay có 2 nền tảng sản xuất CPU là x86 ( bản quyền duy nhất chỉ có Intel sở hửu) và ARM. Intel độc quyền nền tảng x86 cho riêng mình và ARM thì được sử dụng cho rất nhìu hãng sản xuất CPU khác vd như Qualcomm, Nvidia, Samsung...
-Khác biệt lớn nhất của 2 loại kiến trúc xử lý này, đó là "ngôn ngữ" mà 2 loại CPU này nói không giống nhau, tức là x86 có cách tính toán xử lý dữ liệu khác hoàn toàn so với ARM. Sự khác biệt này khiến cho các phần mềm được viết để chạy trên kiến trúc x86 sẽ không hoạt động được trên ARM và ngược lại. "Phần mềm" ở đây không chỉ là ứng dụng, mà là tất cả các thứ... không phải phần cứng ở trên máy tính bao gồm hệ điều hành và phần mềm ứng dụng. Windows, Mac OS X hiện tại chỉ hỗ trợ x86 mà không hỗ trợ ARM, một số distro của Linux cùng với các hệ điều hành di động như Android, iPhone... lại chạy được trên ARM.
+ Các phiên bản trước, OS X chỉ chính thức được hỗ trợ trợ với bộ công cụ của Apple trong khi Windows có thể chạy trên mọi loại phần cứng. OS X là hệ điều hành Apple giành riêng cho máy tính bàn.
+Windows 7 về mặt kĩ thuật cũng là hệ điều hành cho máy tính bảng, trong khi đó, Windows 8 đã được thiết kế đặc biệt giành cho máy tính bảng và PC dùng màn hình cảm ứng.
+Khi ở chế độ chờ, CPU x86 tiêu thụ điện gấp 50 lần so với CPU ARM, kích thước của 1 con chip trên nền ARMv7 chỉ nhỏ bằng 1/3 lần 1 con chip Atom.
+Giao diện của Windows 8 là sự kết hợp giữa giao diện Windows truyền thống cùng khá nhiều thay đổi, đặc biệt là trên máy tính bảng. Thanh Start đã biến mất và được thành thế bằng màn hình Start giống với giao diện của Windows Phone và Kinect.
+ Windows 8 vẫn chỉ đang ở bản giành cho nhà phát triển nhưng có thể thấy hệ điều hành này trên tablet tốt hơn so với Windows 7.
+Giao diện trên Lion được coi còn hơn cả một cuộc cách mạng. Thanh cuộn đã được nén lại. ứng dụng Lauchpad phong cách iOS. Về cơ bản, giao diện trên Lion là sự tinh tế hóa từ Snow Leopard.

**Windows 8 và OS X Lion hỗ trợ hoàn toàn cảm ứng:
-Windows 8 và Lion là nói đến những động tác tay cảm ứng. Trái với tính năng cảm ứng mờ nhạt trên Windows 7, cảm ứng trên Windows 8 thân thiện hơn rất nhiều với bàn phím trên màn hình rất thú vị, nhận dạng động tác tay, đặc biệt là tính năng không nhận dạng lòng bàn tay, giúp bạn không bị gõ nhầm nếu lòng bàn tay vô tình chạm vào màn hình. Shocked

**Chữ viết tay:
-Cả Windows 7 và Windows 8 đều hộ trợ nhận dạng chữ viết tay. Trong Windows 8, không gian giành cho chữ viết tay rộng hơn trong Windows 8 giúp cho việc sử dụng dễ dàng hơn.
-Bàn phím trên màn hình cũng được cải tiến trong Windows 8 giúp cải tiến độ chính xác khi gõ cùng chế độ cho phép gõ nhanh khi cầm máy tính bảng bằng cả 2 tay.
-Do Apple không hỗ trợ bút stylus, các thiết bị chạy Lion không cung cấp việc nhận dạng chữ viết tay mà không có ứng dụng của hãng thứ 3. Và do là hệ điều hành giành cho máy để bàn, Lion không hỗ trợ bàn phím ảo.

**Lưu trữ đám mây:
+Điện toán đám mây là gì ?
-Điện toán đám mây (tiếng Anh: cloud computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. Theo tổ chức Xã hội máy tính IEEE "Nó là hình mẫu trong đó thông tin được lưu trữ thường trực tại các máy chủ trên Internet và chỉ được được lưu trữ tạm thời ở các máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong doanh nghiệp, các phương tiện máy tính cầm tay, ...".

-Điện toán đám mây là khái niệm tổng thể bao gồm cả các khái niệm như phần mềm dịch vụ, Web 2.0 và các vấn đề khác xuất hiện gần đây, các xu hướng công nghệ nổi bật, trong đó đề tài chủ yếu của nó là vấn đề dựa vào Internet để đáp ứng những nhu cầu điện toán của người dùng. Ví dụ, dịch vụ Google AppEngine cung cấp những ứng dụng kinh doanh trực tuyến thông thường, có thể truy nhập từ một trình duyệt web, còn các phần mềm và dữ liệu đều được lưu trữ trên các máy chủ.

-Windows 8 là phiên bản Windows hỗ trợ đám mây rõ ràng nhất và có thể nói là tiện lợi nhất trong các phiên bản của hệ điều hành này. Bạn có thể cài đặt ứng dụng vào máy mình từ Windows Store. Windows 8 cũng cho phép đồng bộ cài đặt qua Windows Live (gồm bookmark trình duyệt, lịch sử lướt web...). Bạn cũng có thể sử dụng SkyDrive để điều khiển máy tính từ xa. Dữ liệu cũng có thể được đồng bộ qua SkyDrive.

-Cách tiếp cận của Apple có vẻ “di động” hơn: iCloud sẽ có mặt trong iOS 5 hoặc với người dùng cập nhật OS X. Apple cung cấp 5 GB lưu trữ miễn phí để bạn đồng bộ các dữ liệu mua từ iTune, ảnh, tài liệu, danh bạ, lịch và mail giữa các máy tính chạy OS X và thiết bị iOS.

-Nếu bạn là người ham mê nhạc, Apple cung cấp iTune Match giúp bạn quét thư viện iTunes và chuyển chúng sang máy Mac hoặc các thiết bị iOS. Dù OS X là một phần của iCloud, rõ ràng dịch vụ này có sự ưu tiên với người dùng iOS hơn là Mac OS X.

**Bảo mật:
-Windows 7 đã đạt được một bước tiến quan trọng về độ bảo mật của Microsoft. Kế thừa thành công đó, Windows 8 đã có những bước tiến xa hơn. IE là trình duyệt được đánh giá tốt về chống malware, ứng dụng Metro cũng sẽ được lọc để tránh bạn cài các chương trình gây hại vào máy.
-Windows 8 có tính năng reset giúp bạn làm mới PC mà không cần phải cài đặt lại hệ điều hành. What a Face
-OS X thì quan tâm đến lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng hơn là malware, và điều này có lẽ cũng hợp lý với máy Mac bởi cho đến hiện tại, OS X vẫn là một nền tảng ít có sự tấn công của virus.
Tính năng tự động lưu trữ cũng như chức năng sao lưu Time Machine tuyệt vời sẽ là giải pháp cho những người dùng hay quên lưu tài liệu hoặc trong trường hợp dữ liệu của bạn bị hỏng.

**Hiệu năng và tính ổn định:
-Ấn tượng ban đầu cho thấy windows chạy rất nhanh, khởi động nhanh hơn, chiếm ít tài nguyên cũng như hiệu quả hơn so với Windows 7 nếu chạy trên phần cứng như nhau.
-Thử nghiệm OS X Lion với người tiền nhiệm cho thấy hiệu năng của “sư tử” không có nhiều sự khác biệt so với Snow Leopard.
-Do phải hỗ trợ hàng triệu phần cứng kết hợp phần mềm, chúng ta thường chứng kiến lỗi crash trên Windows. Những thử nghiệm trên Windows 8 cho thấy hệ điều hành này sẽ có tính ổn định cao hơn so với Windows 7.
-Việc tích hợp chặt phần cứng và phần mềm có nghĩa Lion có tính ổn định cao hơn so với Windows, nhưng không phải lúc nào cũng vậy: Lion có một số lỗi hiển thị làm toàn bộ hệ thống bị khóa.

**Kết luận:
-Windows 7 đã khá là hoàn thiện, nhưng bước chuyển đến Windows 8 thực sự là một cách tân. Đó là thay đổi lớn nhất của Microsoft kể từ lần nâng cấp phiên bản hệ điều hành Windows 3.x đến Windows 95. Nếu hiện tại bạn đang sử dụng Windows 7, lời khuyên đưa ra là bạn nên nâng cấp lên Windows 8.
-Nhưng liệu Windows 8 có tốt hơn Lion? Sự so sánh giữa Windows và Lion sẽ là khá khập khiễng bởi mỗi OS được thiết kế để thực hiện những chức năng riêng.
-Trong khi Lion lấy ý tưởng từ iOS, rõ ràng Lion chỉ dành cho hệ thống máy bàn, không hỗ trợ bút stylus, và hiện tại OS X và iOS là hai hệ điều hành riêng biệt giành cho 2 loại thiết bị khác nhau. Windows 8, mặt khác, lại được thiết kế để chạy trên nhiều loại thiết bị khác nhau, cho trải nghiệm nhất quán trên máy tính bảng, PC, điện thoại và tích hợp chặt với các sản phẩm khác như Kinect.
Nguồn: tổng hợp từ Internet.

phamduyI12A

Tổng số bài gửi : 20
Join date : 19/02/2012
Age : 34
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty Mã nguồn mở (Open Source) là gì ?

Bài gửi  LePhucHiep(102C) 21/2/2012, 09:40

Nói đến Nguồn Mở, chúng ta không thể nào không nhắc tới Richard Stallman. Năm 1983, ông đã khởi xướng dự án GNU, và vào năm 1984 thành lập ra tổ chức Phần mềm Tự với triết lý tự do cho phần mềm – phần mềm tự do (Free Software). Sau này cụm từ "phần mềm tự do" và "nguồn mở" (Open Source), ít hay nhiều, đều mô tả cùng chủng loại phần mềm, nhưng còn nói cả nhiều thứ khác về phần mềm và giá trị của nó. Cho tới nay, dự án GNU vẫn tiếp tục sử dụng khái niệm "phần mềm tự do" để biểu thị ý tưởng về TỰ DO, là điều quan trọng nhất, chứ không phải chỉ về công nghệ. Rất tiếc, từ TỰ DO này vẫn bị rất nhiều người hiểu lầm là miễn phí về giá (Free of charge). Vì vậy cũng cần nhắc lại định nghĩa về phần mềm tự do để chúng ta hiểu chính xác về nó.

Cần phân biệt rõ phần mềm Nguồn Mở và phầm mềm miễn phí :

- Phần mềm Nguồn Mở (OpenSource Software) tương đương với phần mềm Tự do (Free Software)
•Một chương trình là phần mềm tự do đối với một người sử dụng bình thường, nếu bạn có thể:
•Tự do chạy chương trình với bất cứ mục đích nào
•Tự do sửa đổi chương trình phù hợp với nhu cầu của bạn
•Tự do phân phối lại các bản sao, kể cả cho không hoặc có phí
•Tự do phân phối các bản đã được sửa đổi đối với các chương trình (để làm cho sự tự do này có hiệu lực trong thực tế, bạn buộc phải truy cập vào vào mã nguồn, vì việc làm thay đổi trong chương trình mà không có mã nguồn là cực kỳ khó khăn), sao cho cộng đồng có thể hưởng lợi từ việc cải tiến của bạn.
•Vì chữ "Free" ở đây là TỰ DO, không liên quan gì tới giá, nên không có mâu thuẫn gì giữa việc bán các bản sao và phần mềm tự do.


- Phần mềm nguồn mở thì đa số miễn phí, còn phần mềm miễn phí không hẳn đã là phần mềm nguồn mở.

- Phần mềm mã nguồn mở phải tuân thủ theo giấy phép GPL. Có 2 đặc điểm cơ bản cần hiểu rõ là :

- Tác giả gốc giữ bản quyền về phần mềm nhưng cho phép người dùng rất nhiều quyền khác, trong đó có quyền tìm hiểu, phát triển, công bố cũng như quyền khai thác thương mại sản phẩm.
Tác giả sử dụng luật bản quyền để bảo đảm các quyền đó không bao giờ bị vi phạm đối với tất cả mọi người, trên mọi phần mềm có sử dụng mã nguồn của mình.

- Đặc biệt điểm thứ 2 thường được gọi là hiệu ứng virus (viral effect)vì nó biến tất cả các phần mềm có dùng mã nguồn GPL cũng biến thành phần mềm GPL. Trên thực tế điều này có ý nghĩa: bất kỳ tác giả nào sử dụng dù chỉ 1 phần rất nhỏ mã nguồn GPL trong chương trình của mình cũng phải công bố chương trình đó dưới điều kiện GPL. Điều kiện này quy định ví dụ:
•Mọi phần mềm GPL đều phải công bỗ mã nguồn của mình rộng rãi công khai và phải tạo điều kiện cho mọi người truy cập được mã nguồn ấy (ví dụ qua web hoặc qua việc bán CD giá rẻ)
•Giữ nguyên mọi dòng chú thích về nguồn gốc tác giả, bản quyền của họ cũng như điều kiện được áp dụng đối với phần mềm (trong 1 file có tên LICENSE)
•Cấm việc bán mã nguồn nhưng cho phép kinh doanh chương trình được tạo ra từ mã nguồn ấy hoặc là các dịch vụ hỗ trợ liên quan.

Tại sao chúng ta lại dùng phần mềm mã nguồn mở :

- Gần như tất cả các chương trình ứng dụng phân phối theo điều kiện GPL có thể coi là miễn phí đối với người dùng (trong phần lớn các trường hợp để nhận được nó bạn chỉ phải trả tiền đĩa CD, DVD hoặc kết nối Internet). Theo một báo cáo gần đây từ Forrester Research, các công ty có thể tiết kiệm tới 25% chi phí duy trì cơ sở dữ liệu bằng cách chuyển sang sử dụng mã nguồn mở và ngoài ra là 25% chi phí phần cứng. Tiết lộ từ Nidiffer, lãnh đạo C&K Market cho hay, họ đã tiết kiệm được gần 20% chi phí so với trước đây khi chuyển qua sử dụng nền tảng cơ sở dữ liệu của Ingres.


- Vì là mã nguồn mở , nên bạn có thể xem trực tiếp mã nguồn của nó, có thể chỉnh sửa và phát triển phần mềm theo ý mình. Khi có một phần mềm hữu ích ra đời, nó sẽ được cộng đồng nguồn mỡ đón nhận và chung tay phát triển phần mềm đó. Nhờ vậy mà các phần mềm mã nguồn mở không ngừng phát triển về chất lượng và số lượng. Các hệ điều hành viết bằng mã nguồn mở là một minh chứng. Tiêu biểu là dự án Debian, phát triển bản phân phối Debian GNU/Linux được cộng đồng nguồn mở phát triển rất hiệu quả. Mỗi khi phát hiện ra lỗi nào đó của hệ điều hành, lỗi đó sẽ được thông báo và cả cộng đồng cùng sửa lỗi. Thường thì chỉ sau 24 giờ lỗi được sửa. Theo chuyên trang Wiki của Debian có tới hơn 15.400 nhà phát triển Debian, cùng vô số tình nguyện viên trên toàn thế giới cùng tham gia phát triển. Vì vậy các hệ điều hành mã nguồn mở có tính bảo mật rất cao. Chính vì thế phần mềm mã nguồn mở sử dụng được trí tuệ của cộng đồng -> nên tin học sẽ phát triển

- Đối với SV, nhất là SV CNTT, việc tìm hiểu và nghiên cứu các phần mềm mã nguồn mở nói chung và Linux nói riêng đem lại cho sinh viên rất nhiều lợi ích :

* Bỏ qua những giá trị về kinh tế, việc tìm hiểu Linux trước hết đem lại cho chúng ta một cái hình rộng hơn về tin học. Bạn không còn chỉ bị bó buộc trong Windows và việc viết các phần mềm trong Windows. VD: Học Linux khiến bạn hiểu rõ hơn thế nào là Cấu trúc file : Trong Linux không dùng hệ thống định vị file FAT thường thấy trong Dos hay Win mà dùng ext3, ext4, ReierFS từ đó đó bạn hiểu thêm về cách tổ chức thông tin trên đĩa. Từ chỗ có một cái nhìn rộng hơn, bạn sẽ hiểu sâu hơn và ngay cả việc phát triển các ứng dụng trên Windows cũng sẽ có hiệu quả hơn.

* Linux và các phần mềm mã nguồn mở cung cấp cho bạn mã nguồn của chương trình. Rất nhiều trong số các chương trình này được viết bởi những lập trình viên nhiều kinh nghiệm và đã được cộng đồng mã nguồn mở trên toàn thế giới kiểm thử. Vì thế mã của các chương trình này chứa đựng một lượng khối kiến thức rất tinh túy hoàn toàn đáng để bạn có thể học hỏi. Mặt khác những tài liệu về các phần mềm mã nguồn mở thường rất sẵn, chi tiết và được cập nhật thường xuyên. Không hề có những "bí mật công nghệ " trong các sản phẩm mã nguồn mở. Những thắc mắc của bạn cũng có thể được giải đáp nhanh chóng thông qua các forum của các nhóm phát triển mã nguồn mở.Vì vậy, theo tôi, đối với sinh viên ( nhất là sinh viên Việt Nam) học tập và nghiên cứu các phần mềm mã nguồn mở là một trong những cách tốt nhất để nâng cao kiến thức cho mình.


* Tuy nói là "mở" nhưng các Phần mềm Nguồn Mở đều phải tuân thủ theo giấy phép GPL. Với nội dung cơ bản sau :

1. Tự do tái phân phối : Bản quyền sẽ không giới hạn bất cứ ai khỏi việc bán hay đem cho phần mềm đó như là một thành phần của bản phần mềm tổng hợp mà có chứa các chương trình từ nhiều nguồn khác nhau. Bản quyền sẽ không đòi hỏi việc phải giữ nguyên trạng phần mềm hay các phí tổn khác cho những thương vụ như vậy.
2. Mã nguồn : Chương trình phải đi kèm mã nguồn, và phải cho phép phân phối cả mã nguồn cũng như dạng đã được biên dịch. Ở những nơi mà một số dạng sản phẩm không được phân phối cùng mã nguồn thì phải có các cách thức được phổ biến rộng rãi nhằm lấy được mã nguồn với chi phí không cao hơn chi phí tái sản xuất hợp lý–khuyến khích cho phép tải về một cách miễn phí qua Internet. Vì mục đích của mã nguồn mở là tạo điều kiện để việc phát triển được thuận lợi nên cộng đồng này cũng yêu cầu sự sửa đổi mã nguồn cũng phải được tạo điều kiện thực hiện. Do đó, mã nguồn phải để dạng được ưa chuộng mà theo đó một lập trình viên sẽ có thể tham gia sửa đổi chương trình được. Việc biến đổi mã nguồn thành một dạng mã gây rối một cách có chủ tâm là không được phép.
3. Các chương trình phát sinh : Bản quyền phải cho phép sửa đổi và các chương trình phát sinh từ đó, và phải cho phép chúng được phân phối dưới cùng các điều khoản như giấy phép của phần mềm gốc.
4. Tính toàn vẹn của mã nguồn cung cấp bởi Tác giả : Bản quyền có thể hạn chế không cho phép mã nguồn được phân phối ở dạng đã được sửa đổi chỉ nếu như bản quyền cho phép phân phối “các file vá” cùng mã nguồn nhằm mục đích sửa đổi chương trình ở thời gian tạo sản phẩm. Bản quyền phải cho phép một cách tường minh việc phân phối phần mềm được tạo ra từ mã nguồn được sửa đổi. Bản quyền có thể yêu cầu các sản phẩm phát sinh phải mang một cái tên hay một số hiệu phiên bản khác so với phần mềm gốc. Theo đó, bản quyền mã nguồn mở phải đảm bảo rằng mã nguồn sẽ tồn tại ở dạng dễ dàng lấy được, nhưng có thể yêu cầu rằng nó sẽ được phân phối với cơ sở mã nguồn nguyên gốc ban đầu kèm với các bản vá. Theo cách này, những thay đổi “không chính thức” có thể xuất hiện ở hình thức sẵn sàng để tiếp cận nhưng được phân biệt một cách dễ dàng với mã nguồn cơ sở.
5. Không có sự phân biệt đối xử giữa các cá nhân hay nhóm người : Bản quyền phải không được phân biệt đối xử với bất cứ cá nhân hay nhóm người nào. Một số quốc gia, trong đó có Hoa Kì, ban hành điều luật hạn chế xuất khẩu một số loại phần mềm nhất định. Một giấy phép tuân thủ định nghĩa Mã Nguồn Mở có thể cảnh báo cho người sử dụng giấy phép về những hạn chế có thể được áp dụng và nhắc nhở họ là họ có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp; tuy nhiên, bản quyền đó không được tự đặt ra các giới hạn như vậy.
6. Không phân biệt đối xử với bất cứ một lĩnh vực công việc nào : Bản quyền phải không được cản trở bất cứ ai khỏi việc sử dụng chương trình trong một lĩnh vực công việc cụ thể. Ví dụ, nó không được cản trở không cho chương trình đó được dùng trong một doanh nghiệp, hay không được dùng cho việc nghiên cứu gien.
7. Việc phân phối bản quyền : Các quyền lợi đi kèm với chương trình phải áp dụng cho tất cả những ai mà chương trình đó được tái phân phối đến đồng thời không cần phải thực thi một thứ giấy phép phụ thêm nào do các bên đó quy định.
8. Giấy phép phải không được dành riêng cho một sản phẩm : Các quyền lợi đi cùng chương trình đó phải không được phụ thuộc vào việc chương trình phải là một bộ phận một bản phân phối phần mềm cụ thể khác. Nếu chương trình được tách ra từ bản phân phối đó và được sử dụng hay phân phối dưới các điều khoản của giấy phép kèm theo chương trình thì tất cả các bên mà chương trình được phân phối đến cũng nên có được các quyền lợi ngang bằng như những quyền lợi được đưa ra theo bản phân phối phần mềm gốc.
9. Bản quyền phải không được cản trở các phần mềm khác : Bản quyền phải không được áp đặt các giới hạn lên các phần mềm khác mà được phân phối kèm với phần mềm có bản quyền đó. Ví dụ, bản quyền không được chỉ dẫn nhất quyết rằng tất cả các phần mềm khác được phân phối trên cùng một phương tiện thì phải là phần mềm mã nguồn mở. Đúng là GPL tuân thủ theo yêu cầu này. Phần mềm liên kết với các thư viện phân phối dưới GPL chỉ kế thừa GPL nếu nó tạo nên một sản phẩm đơn nhất, chứ không phải là bất cứ phần mềm nào mà chúng chỉ được phân phối đi kèm theo.
10. Giấy phép phải trung dung về mặt công nghệ : Không cho phép tồn tại điều khoản nào của bản quyền khẳng định sự liên quan đến bất cứ một công nghệ riêng biệt hay một kiểu giao diện nào.
LePhucHiep(102C)
LePhucHiep(102C)

Tổng số bài gửi : 69
Join date : 29/08/2011
Age : 40
Đến từ : Đăk Nông

http://www.ngoisao24h.com

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty Re: Thảo luận Bài 1

Bài gửi  LePhucHiep(102C) 21/2/2012, 09:47

NguyenXuanKieu(I12A) đã viết: AmigaOS
BeOS
Debian
Fedora
FreeBSD
Linux
Mac OS (Mac OS 6, Mac OS 7, Mac OS 8, Mac OS 9, Mac OS X)
1985: Windows 1.0
1987: Windows 2.0
1990: Windows 3.0
1993: Windows NT 3.1
1995: Windows 95
1998: Windows 98
2000: Windows 2000
2000: Windows ME
2001: Windows XP
2006: Windows Vista
2009: Windows 7
20??: Windows 8
OS/2
Palm OS
Solaris
Ubuntu
UNIX
Windows Mobile ...........
Có tất cả bao nhiêu thì chịu thôi.
--------
Đúng rồi! Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hệ điều hành, riêng hệ điều hành cho máy tính cũng rất nhiều rồi. Chưa nói đến HDH dành cho điện thoại, máy tính bảng,... Chúng ta chỉ nói chung chung thôi, chứ con số cụ thể bao nhiêu thì khó thống kê.
LePhucHiep(102C)
LePhucHiep(102C)

Tổng số bài gửi : 69
Join date : 29/08/2011
Age : 40
Đến từ : Đăk Nông

http://www.ngoisao24h.com

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty HĐH đa xử lý

Bài gửi  caothithuhuong(102c) 21/2/2012, 09:56

Hầu hết các hệ thống ngày nay là các hệ thống đơn xử lý; nghĩa là chỉ có một CPU chính. Tuy nhiên, các hệ thống đa xử lý (hay còn gọi là hệ song song hay hệ kết nối chặt) được phát triển rất quan trọng. Các hệ thống như thế có nhiều hơn một bộ xử lý trong giao tiếp gần, chia sẻ bus máy tính, đồng hồ, đôi khi còn là bộ nhớ hay thiết bị ngoại vi.
Hệ thống đa xử lý có ba ưu điểm chính:
_ Thông lượng được gia tăng: bằng cách tăng số lượng bộ xử lý, chúng ta hy vọng thực hiện nhiều công việc hơn với thời gian ít hơn. Tỉ lệ giữa sự tăng tốc với N bộ xử lý không là N; đúng hơn nó nhỏ hơn N. Trong khi nhiều bộ xử lý cộng tác trên một công việc, một lượng chi phí phải chịu trong việc giữ các thành phần làm việc phù hợp. Chi phí này cộng với chi phí cạnh tranh tài nguyên được chia sẻ, làm giảm kết quả được mong đợi từ những bộ xử lý bổ sung. Tương tự như một nhóm gồm N lập trình viên làm việc với nhau không dẫn đến kết quả công việc đang đạt được tăng N lần.
_ Tính kinh tế của việc mở rộng: hệ thống đa xử lý có thể tiết kiệm nhiều chi phí hơn hệ thống đơn bộ xử lý, bởi vì chúng có thể chia sẻ ngoại vi, thiết bị lưu trữ và điện. Nếu nhiều chương trình điều hành trên cùng tập hợp dữ liệu thì lưu trữ dữ liệu đó trên một đĩa và tất cả bộ xử lý chia sẻ chúng sẽ rẻ hơn là có nhiều máy tính với đĩa cục bộ và nhiều bản sao dữ liệu.
_ Khả năng tin cậy được gia tăng: nếu các chức năng được phân bổ hợp lý giữa các bộ xử lý thì lỗi trên một bộ xử lý sẽ không dừng hệ thống, chỉ năng lực bị giảm. Nếu chúng ta có 10 bộ xử lý và có 1 bộ xử lý bị sự cố thì mỗi bộ xử lý trong 9 bộ xử lý còn lại phải chia sẻ của công việc của bộ xử lý bị lỗi. Do đó, toàn bộ hệ thống chỉ giảm 10% năng lực hơn là dừng hoạt động. Các hệ thống được thiết kế như thế được gọi là hệ thống có khả năng chịu lỗi (fault tolerant).
Việc điều hành vẫn tiếp tục trong sự hiện diện của lỗi yêu cầu một cơ chế cho phép lỗi được phát hiện, chuẩn đoán và sửa lỗi nếu có thể. Hệ thống Tandem sử dụng sự nhân đôi phần cứng và phần mềm để đảm bảo sự điều hành vẫn tiếp tục mặc dù có lỗi xảy ra. Hệ thống này chứa hai bộ xử lý, mỗi bộ xử lý có bộ nhớ cục bộ riêng. Các bộ xử lý được nối kết bởi một bus. Một bộ xử lý chính và bộ xử lý kia là dự phòng. Cả hai bản sao được giữ ở mỗi bộ xử lý: một là chính và một là dự phòng. Tại các điểm kiểm tra (checkpoints) trong việc thực thi của hệ thống, thông tin trạng thái của mỗi công việc-gồm một bản sao hình ảnh bộ nhớ-được chép từ máy chính tới máy dự phòng. Nếu một lỗi được phát hiện, bản sao dự phòng được kích hoạt và được khởi động lại từ điểm kiểm tra mới nhất. Giải pháp này đắt vì nó bao gồm việc nhân đôi phần cứng.
Các hệ thống đa xử lý thông dụng nhất hiện nay sử dụng đa xử lý đối xứng (symmetric multiprocessing-SMP). Trong hệ thống này mỗi bộ xử lý chạy bản sao của hệ điều hành và những bản sao này giao tiếp với các bản sao khác khi cần. Vài hệ thống sử dụng đa xử lý bất đối xứng (asymmetric multiprocessing). Trong hệ thống này mỗi bộ xử lý được gán một công việc xác định. Một bộ xử lý chủ điều khiển hệ thống; những bộ xử lý còn lại hoặc chờ bộ xử lý chủ ra chỉ thị hoặc có những tác vụ được định nghĩa trước. Cơ chế này định nghĩa mối quan hệ chủ-tớ. Bộ xử lý chính lập thời biểu và cấp phát công việc tới các bộ xử lý tớ.

caothithuhuong(102c)

Tổng số bài gửi : 13
Join date : 20/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty Yếu điểm và nhược điểm mã nguồn mở

Bài gửi  LePhucHiep(102C) 21/2/2012, 10:06

Hạn chế tính năng : các phần mềm mở nói chung vẫn còn kém xa về chất lượng so với các PM có thu phí.
Thiếu sáng tạo: 100% các phiên bản của những PM này thường chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là bắt chước y chang các tính năng của bản nâng cấp các PM thu phí. Điển hình nhất là Ubuntu với Mac và Windows. Khi Windows và Mac phát triển một loạt các tính năng giao diện mới thì Ubuntu cũng xây dựng bổ sung các tính năng đó. Một vài chuyên gia cho rằng, nếu thực sự những PM giành được thị phần lớn, nó sẽ vấp phải một rào cản cực lớn đó là bản quyền – vì tất cả những nội dung của các phần mềm này đều là sao chép lại các phần mềm bản quyền. Bởi vì lý do đó, theo đánh giá của cộng đồng mạng, khá nhiều người đã chán nản quay lại dùng các PM trả phí (đã crack) vì tính năng của chúng được cập nhật thường xuyên hơn.
Bảo mật không bảo đảm : các lỗ hổng của trình duyệt web Internet Explorer trong hệ điều hành Windows và chê rằng hệ điều hành này có nhiều lỗi và kém an toàn hơn so trình duyệt web Safari trong hệ điều hành Macintosh của hãng Apple. Tuy thế, theo đánh giá của các chuyên gia, Internet Explorer là trình duyệt web an toàn nhất so với các trình duyệt khác, nhưng nó bị tấn công nhiều vì được sử dụng nhiều trên thế giới. Safari thậm chí còn “dính” rất nhiều lỗi bảo mật hơn cả Internet Explorer nhưng lại ít bị hacker tấn công, đơn giản vì hệ điều hành Macintosh chiếm một tỷ trọng quá nhỏ trên thế giới.

Điều này cũng tương tự với các hệ điều hành mã nguồn mở và dễ bị tấn công hơn rất nhiều lần vì code thiết kế được cung cấp sẵn trên mạng. Nếu như một PM có thể do nhiều người thiết kế nhưng đến lúc nó bị tấn công thì lại không có ai đứng ra chịu trách nhiệm. Không những thế, các phiên bản những hệ điều hành dạng này khá nhiều và phức tạp nên người dùng đôi khi sẽ không biết họ đang dùng sản phẩm nào. Đó cũng là lý do, tại sao các hãng sản xuất máy tính, thà chấp nhận bỏ tiền mua hệ điều hành Microsoft Windows còn hơn sử dụng các hệ điều hành nguồn mở miễn phí như Hacao hay Ubuntu.
Mã nguồn mở sẽ… hết mở: Google với các dự án Google Chromium và Android cũng được quảng bá là hoàn toàn miễn phí nhưng nhiều chuyên gia không tin vào việc này. Kho ứng dụng cho Android mà Google đang nắm giữ và thu phí giúp mang lại cho hãng này một khoản tiền không nhỏ từ cái danh hiệu “miễn phí” của Android. Với trình duyệt web Google Chrome miễn phí, hãng Google đang đi một bước xa hơn trong việc đóng cửa các hệ điều hành mã nguồn mở bằng việc tăng cường sự phát triển của công cụ tìm kiếm Google Search (và thu lại lợi nhuận từ quảng cáo). Hay với hệ điều hành Google Chromium, hãng này sẽ góp phần xóa bỏ việc crack các phần mềm nhưng đồng thời lại có thể hưởng lợi từ việc bán phần mềm của các ty khác thông qua website của mình.

Các PM, muốn phát triển tốt, phải có một tổ chức đầu tư nghiên cứu chuyên sâu. Những PM tốt nhất, sau này, theo các chuyên gia, sẽ… “đóng” lại.
LePhucHiep(102C)
LePhucHiep(102C)

Tổng số bài gửi : 69
Join date : 29/08/2011
Age : 40
Đến từ : Đăk Nông

http://www.ngoisao24h.com

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty Cách nhận biết hệ điều hành trên máy tính

Bài gửi  phamphihung55 21/2/2012, 12:07

Hệ điều hành là tập hợp các chương trình phần mềm chạy trên máy tính, dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng, các tài nguyên, phần mềm trên máy tính.

Hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng, phần mềm máy tính, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng.
Thảo luận Bài 1 - Page 4 HeDieuHanhLaGi
Để biết máy tính đang sử dụng phiên bản hệ điều hành Windows nào, bạn hãy làm theo các bước như sau:

• Bạn bấm đồng thời phím Windows (phím có hình cửa sổ) trên bàn phím và phím R, khi cửa sổ Run hiện ra, bạn gõ Winver và bấm OK.

• Cửa sổ mới xuất hiện sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về hệ điều hành bạn đang sử dụng.
phamphihung55
phamphihung55

Tổng số bài gửi : 83
Join date : 16/02/2012
Age : 34

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty Re: Thảo luận Bài 1

Bài gửi  phamphihung55 21/2/2012, 12:09

LePhucHiep(102C) đã viết:
NguyenXuanKieu(I12A) đã viết: AmigaOS
BeOS
Debian
Fedora
FreeBSD
Linux
Mac OS (Mac OS 6, Mac OS 7, Mac OS 8, Mac OS 9, Mac OS X)
1985: Windows 1.0
1987: Windows 2.0
1990: Windows 3.0
1993: Windows NT 3.1
1995: Windows 95
1998: Windows 98
2000: Windows 2000
2000: Windows ME
2001: Windows XP
2006: Windows Vista
2009: Windows 7
20??: Windows 8
OS/2
Palm OS
Solaris
Ubuntu
UNIX
Windows Mobile ...........
Có tất cả bao nhiêu thì chịu thôi.
--------
Đúng rồi! Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hệ điều hành, riêng hệ điều hành cho máy tính cũng rất nhiều rồi. Chưa nói đến HDH dành cho điện thoại, máy tính bảng,... Chúng ta chỉ nói chung chung thôi, chứ con số cụ thể bao nhiêu thì khó thống kê.

khá cụ thể rồi đó bạn, cố gắng lên nha Laughing
phamphihung55
phamphihung55

Tổng số bài gửi : 83
Join date : 16/02/2012
Age : 34

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty Học HĐH để làm gì?

Bài gửi  QuyAi(I12A) 21/2/2012, 20:09

Theo mình thì muốn biết ý nghĩa của việc học môn hệ điều hành thì đơn giản thôi: Chúng ta cần biết hệ điều hành quan trọng như thế nào đối với máy tính và các thiết bị.
Hệ điều hành quản lý toàn bộ tài nguyên của máy tính, và dĩ nhiên đã là người "quản lý" thì việc quản lý như thế nào cho hiệu quả, tránh thất thoát là rất quan trọng. Các hệ điều hành khác nhau sẽ có cách quản lý khác nhau đối với các tài nguyên của máy tính. Và dĩ nhiên mỗi hệ điều hành đều có ưu-khuyết điểm của nó, chúng ta học HĐH để nhằm tìm hiểu cách thức mà HĐH xử lý và quản lý tài nguyên, nhằm sử dụng hiệu quả hệ thống máy tính.
HĐH cũng "quản" luôn cả những phần mềm mà chúng ta cài đặt trên máy tính, việc phần mềm có hoạt động được và hiệu quả hay không cũng phụ thuộc vào việc chúng ta có hiểu về nó, về cách thức mà nó xử lý khi gặp sự cố trong quá trình chạy phần mềm của chúng ta hay không. Và đương nhiên, nó cũng quản cả dữ liệu, cái quan trọng nhất trong quá trình làm việc, việc bố trí, tổ chức dữ liệu ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ xử lý,sự an toàn của dữ liệu, khả năng phục hồi nếu có mất mát dữ liệu.
HĐH cũng quản lý việc kết nối các máy tính lại với nhau, mỗi hệ điều hành có cách chia sẻ dữ liệu, kết nối và cài đặt khác nhau với các kiểu mạng khác nhau, và nó thể hiện các giải thuật bảo mật cũng khác nhau nên các hệ điều hành khác nhau cũng có độ "yếu" và độ "mạnh" khác nhau đối với các cuộc tấn công trên mạng, việc học và hiểu biết về HĐH là việc rất quan trọng đối với không chỉ riêng người quản trị mạng mà còn với tất cả những người làm việc với máy tính.

Vài dòng lạm bàn, các bạn cứ vào ném đá thoải mái nhé, giúp nhau học hỏi thôi mà.
QuyAi(I12A)
QuyAi(I12A)

Tổng số bài gửi : 24
Join date : 21/02/2012
Age : 48
Đến từ : HCMC

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 1 - Page 4 Empty Re: Thảo luận Bài 1

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 4 trong tổng số 7 trang Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết