Tin học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thảo luận Bài 3

+73
TRANTHINHPHAT (I11C)
DuongTrungQuan
nguyenhuutho
dongocthien (I11C)
lymydung_I12A
NguyenVinhQuang_I12A
LeMInhTien(I11C)
TranTrungTinh(I12A)
quynhnhi.nguyen_I12A
NguyenQuocThang(I12C)
TranPhiLong (I11C)
BuiAnhNgoc(I12C)
Truc_Phuong(I111C)
VoTrongQuyet-I12A
VuNguyenQuynhLam_I12C
nguyen_tuan_phat_I12A
PhamDucPhuong(I12A)
NguyenthechinhI12A
lethanhsang_I12A
HuaTranTuQuyen(I12A)
TranThaoUyen127(I92C)
HuynhMinhChanh(i91C)
TranThiMyKhanh(I12A)
quicly_I111c
phanngocthinh(i12a)
HuynhKhaiThien26(I12A)
NguyenHaCamThu(I12A)
HUYNHMINHHAI(I12A)
phamduyI12A
TranMinhTuan143(I12A)
LeThanhTung (I11C)
LeLamThang (113A)
caothithuhuong(102c)
nguyenthihongtham_I12C
nguyenthingocmai_I12A
ngophicamI12A
hoanghaiyen
Đinh Đông Dương
minhtam_I12C
TranHuyCuong17 (I12A)
LamTheTong_I12C
trantrungnam-HC11TH2A
NguyenVanBenI12C
BuiPhamAnBinh(I12A)
levanhop.it
HuynhNguyenTrungHau_I12C
nguyenthimao_I12A
Nguyen Doan Linh051(I11c)
phamphihung55
nguyenthaihiep (I11C)
PHAMLEDUY13(102C)
TranThiAnhDao89I12C
phuongnguyen
hoxuanvu_I12A
DoanNgocDan(I12A)
LePhucHiep(102C)
NguyenHongHaiI12C
NgoPhuQuoc_I12C
LeThiMaiPhuongI12A
DaoThaiHuyI12A
HoNgocTuan142(I12A)
LeQuocKhanh-11H1010059
LeXuanHau (I12C)
Nguyen Sy Hung I12A
TranHoangNhanI12C
HauTrongPhuc(I12A)
NguyenHoangThangI12A
hoanggiangI12C
TrinhThiPhuongThaoI12C
lequanghanh(102c)
NguyenThanhCang(I12A)
trinhvanminh_11h1010077
Admin
77 posters

Trang 8 trong tổng số 8 trang Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8

Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 8 Empty Phân biệt giữa thông dịch và biên dịch

Bài gửi  dongocthien (I11C) 21/3/2012, 13:11

Thông dịch còn gọi là sự thông dịch, còn trình thông dịch là một trình thông dịch ngôn ngữ. Trong thông dịch thì mã nguồn không được dịch trước thành ngôn ngữ máy mà mỗi lần cần chạy chương trình thì mã nguồn mới được dịch để thực thi từng dòng 1. Tất cả các ngôn ngữ không biện dịch ra mã máy điều phải sử dụng trình thông dịch (PHP, WScripts, Perl, Linux Shell, Python....). Các ngôn ngữ theo trình thông dịch thường được gọi là script.
Ưu điểm
- Phát triển nhanh chóng
- Có thể chỉnh sửa mã nguồn bất kỳ khi nào
- Mạnh xử lý cú pháp
- Uyển chuyển mềm dẻo, ràng kiểu dữ liệu không chặc chẽ
- Có thể chạy trên mọi nền tảng (flatform, hệ điều hành) nếu có trình thông dịch tương ứng, tại vì không phải là ngôn ngữ máy(chỉ là file văn bản) nên không bị phụ thuộc vào HDH. tiêu biểu là Perl, PHP, Python
Nhược điểm
- Tại vì do là ngôn ngữ thông dịch chạy line by line nên nên ngôn ngữ thông dịch không hỗ trợ đa luồn (multi thread), giao dịch (transaction).... nên ngôn ngữ trình thông dịch chủ yếu là dùng ở mức độ font-end (muốn biết font-end là gì thì google đi)
- Cũng do chạy line by line nên tốc độ thực thi không nhanh bằng các chương trình viết bằng ngôn ngữ biên dịch (C, C++, VB...) đã chuyên trực tiếp ra ngôn ngữ máy.

Biên dịch(Compilation). Chương trình được viết được biên dịch ra thành ngôn ngữ máy trên một HDH xác định trước và chỉ chạy trên HDH đó (C++ -> .exe chỉ chạy trên Win, C++ -> .o chạy trên Unix/Linux .....)
Ưu điểm
- Ràng buộc chặc chẽ về kiểu trong ngôn ngữ.
- Hỗ trợ các tính năng đa tuyến, transtion ...
- Do đã biên dịch phụ thuộc vào hệ điều hành nên ct có thể tận dụng toàn bộ các tính năng đặc trưng của hdh
- Tốc độ thực thi tốt
- Bảo mật tốt (không thể xâm phạm mã nguồn làm thay đổi chức năng của chương trình)
- ....
Nhược điểm
- Sau khi biên dịch ra ngôn ngữ máy thì chỉ có thể chạy trên một HDH xác định.

dongocthien (I11C)

Tổng số bài gửi : 51
Join date : 27/08/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 8 Empty Vai trò và chức năng của bộ thông dịch lệnh ( Command - Interpreter)

Bài gửi  TrinhThiPhuongThaoI12C 21/3/2012, 19:39

Chức năng: lấy câu lệnh tiếp theo và thực thi nó. (Các câu lệnh giải quyết việc: tạo, hủy, xem thông tin tiến trình, hệ thống. Điều khiển truy cập I/O. Quản lý, truy cập hệ thống lưu trữ thứ cấp. Quản lý, sử dụng bộ nhớ. Truy cập hệ thống file...)
Vai trò:
- Là giao diện chủ yếu giữa người dùng và HĐH. Ví dụ: shell, mouse - based window - and - menu
- Liên hệ chặt chẽ với các thành phần khác. của HĐH để thực thi các yêu cầu của người dùng

TrinhThiPhuongThaoI12C

Tổng số bài gửi : 18
Join date : 15/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 8 Empty Interpretion(thông dịch) và Compilation(biên dịch)

Bài gửi  nguyenhuutho 23/3/2012, 19:39

Biên dịch: Một chương trình được gọi là một trình biên dịch lần đọc chương trình của bạn và chuyển nó thành mã máy. Sau đó, máy tính tuân theo mã máy. Những người đã học nó có thể biết rằng Pascal được thực hiện theo cách này.

Thông dịch: Một chương trình được gọi là một thông dịch viên nhìn vào mỗi dòng của chương trình của bạn lần lượt, các công trình ý nghĩa của nó, tuân theo nó, và sau đó đi vào các dòng tiếp theo.

nguyenhuutho

Tổng số bài gửi : 31
Join date : 09/03/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 8 Empty NỘI DUNG SLIDE BÀI 3

Bài gửi  DuongTrungQuan 26/3/2012, 22:16

thanks ban nhui minh co bai tong hop ca hai bai tren nua ban nao can lien he minh
sinhdojindo@yahoo.com

DuongTrungQuan

Tổng số bài gửi : 57
Join date : 16/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 8 Empty Biên dịch và thông dịch.

Bài gửi  HUYNHMINHHAI(I12A) 27/3/2012, 09:19

Thông dịch(Interpretion) còn gọi là sự thông dịch, còn trình thông dịch (Interpretor) là một trình thông dịch ngôn ngữ. Trong thông dịch thì mã nguồn không được dịch trước thành ngôn ngữ máy mà mỗi lần cần chạy chương trình thì mã nguồn mới được dịch để thực thi từng dòng 1 (line by line). Tất cả các ngôn ngữ không biện dịch ra mã máy điều phải sử dụng trình thông dịch (PHP, WScripts, Perl, Linux Shell, Python....). Các ngôn ngữ theo trình thông dịch thường được gọi là script (kịch bản).
-Ưu điểm:
+ Phát triển nhanh chóng.
+ Có thể chỉnh sửa mã nguồn bất kỳ khi nào.
+ Mạnh xử lý cú pháp.
+ Uyển chuyển mềm dẻo, ràng kiểu dữ liệu không chặt chẽ.
+Có thể chạy trên mọi nền tảng (flatform, hệ điều hành) nếu có trình thông dịch tương ứng, tại vì không phải là ngôn ngữ máy(chỉ là file văn bản) nên không bị phụ thuộc vào HDH, tiêu biểu là Perl, PHP, Python.
-Nhược điểm:
+ Tại vì do là ngôn ngữ thông dịch chạy line by line nên nên ngôn ngữ thông dịch không hỗ trợ đa luồn (multi thread), giao dịch (transaction).... nên ngôn ngữ trình thông dịch chủ yếu là dùng ở mức độ font-end .
+ Cũng do chạy line by line nên tốc độ thực thi không nhanh bằng các chương trình viết bằng ngôn ngữ biên dịch (C, C++, VB...) đã chuyên trực tiếp ra ngôn ngữ máy.


Biên dịch(Compilation). Chương trình được viết được biên dịch ra thành ngôn ngữ máy trên một HDH xác định trước và chỉ chạy trên HDH đó.
-Ưu điểm:
+ Ràng buộc chặc chẽ về kiểu trong ngôn ngữ.
+ Hỗ trợ các tính năng đa tuyến, transtion.
+ Do đã biên dịch phụ thuộc vào hệ điều hành nên ct có thể tận dụng toàn bộ các tính năng đặc trưng của hdh.
+ Tốc độ thực thi tốt.
+ Bảo mật tốt (không thể xâm phạm mã nguồn làm thay đổi chức năng của chương trình)
-Nhược điểm:
+ Sau khi biên dịch ra ngôn ngữ máy thì chỉ có thể chạy trên một HDH xác định.


HUYNHMINHHAI(I12A)

Tổng số bài gửi : 18
Join date : 22/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 8 Empty Những vai trò chủ yếu trong Remote Desktop Services

Bài gửi  HUYNHMINHHAI(I12A) 27/3/2012, 09:19

Trong Windows Server 2008 R2, Remote Desktop Services bao gồm những role sau:

- RD Session Host : Remote Desktop Session Host (RD Session Host), trước đây là Terminal Server, nó cho phép 1 máy chủ cài đặt những chương trình và người dùng kết nối vào máy chủ RD Session Host này để chạy những chương trình, lưu tập tin và sử dụng tài nguyên mạng của máy chủ đó.

- RD Wed Access : Remote Desktop Web Access (RD Web Access), trước đây là TS Web Access, cho phép người dùng truy cập từ xa và kết nối với máy tính thông qua trình duyệt Web.

- RD Licensing : Remote Desktop Licensing (RD Lisesing) trước đây là TS Licesing, quản lý kết nối được cấp phép của người dùng sử dụng Remote Desktop Services (RDS CALs) kết nối đến máy chủ RD Session Host. Bạn sử dụng RD Licensing để cài đặt, theo dõi những trường hợp của RDS CALs trên máy chủ Remote Desktop License.

- RD Gateway : Remote Desktop Gateway (RD Gateway), trước đây là TS Gateway. RD Gateway cấp quyền cho người dùng truy cập từ xa kết nối vào hệ thống mạng doanh nghiệp, từ bất kì thiết bị nào kết nối từ Internet.

- RD Connection Broker : Remote Desktop Connection Broker (RD Connection Broker), trước đây là TS Session Broker, hỗ trợ cân bằng tải và tái kết nối với hệ thống cân bằng tải máy chủ RD Session Host. RD Connection Broker còn cung cấp cho người dùng kết nối vào những chương trình RemoteApp.

- Remote Desktop Virtualization Host : Remote Desktop Virtualization Host (RD Virtualization Host) là vai trò mới trong Remote Desktop Services ở phiên bản Windows Server 2008 R2. Remote Desktop Virtualization Host tích hợp với Hyper-V cung cấp những máy ảo mà có thể sử dụng như những máy tính cá nhân ảo hoặc nhóm máy tính cá nhân ảo bằng cách sử dụng RemoteApp và Desktop Connection hoặc RD Web Access. Tài khoản người dùng được gán cho việc sử dụng 1 máy tính cá nhân ảo duy nhất hay được gán tự động từ nhóm máy tính cá nhân ảo được cấu hình trước đó. RD Virtualization Host là thành phần quan trọng trong giải pháp Virtual Desktop Infrastructure (VDI) được cung cấp bởi Microsoft.

HUYNHMINHHAI(I12A)

Tổng số bài gửi : 18
Join date : 22/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 8 Empty Bộ nhớ đệm Cache

Bài gửi  HUYNHMINHHAI(I12A) 27/3/2012, 09:21

Cache (đọc là kets, hay còn gọi là cạc) là tên gọi của bộ nhớ đệm – nơi lưu trữ các dữ liệu nằm chờ các ứng dụng hay phần cứng xử lý. Mục đích của nó là để tăng tốc độ xử lý (có sẵn xài liền không cần tốn thời gian đi lùng sục tìm kéo về).
Nói một cách bài bản, cache là một cơ chế lưu trữ tốc độ cao đặc biệt. Nó có thể là một vùng lưu trữ của bộ nhớ chính hay một thiết bị lưu trữ tốc độ cao độc lập.
Có hai dạng lưu trữ cache được dùng phổ biến trong máy tính cá nhân là memory caching (bộ nhớ cache hay bộ nhớ truy xuất nhanh) và disk caching (bộ nhớ đệm đĩa).
* Memory cache: Đây là một khu vực bộ nhớ được tạo bằng bộ nhớ tĩnh (SRAM) có tốc độ cao nhưng đắt tiền thay vì bộ nhớ động (DRAM) có tốc độ thấp hơn và rẻ hơn, được dùng cho bộ nhớ chính. Cơ chế lưu trữ bộ nhớ cahce này rất có hiệu quả. Bởi lẽ, hầu hết các chương trình thực tế truy xuất lặp đi lặp lại cùng một dữ liệu hay các lệnh y chang nhau. Nhờ lưu trữ các thông tin này trong SRAM, máy tính sẽ khỏi phải truy xuất vào DRAM vốn chậm chạp hơn.
Một số bộ nhớ cache được tích hợp vào trong kiến trúc của các bộ vi xử lý. Chẳng hạn, CPU Intel đời 80486 có bộ nhớ cache 8 KB, trong khi lên đời Pentium là 16 KB. Các bộ nhớ cache nội (internal cache) như thế gọi là Level 1 (L1) Cache (bộ nhớ đệm cấp 1). Các máy tính hiện đại hơn thì có thêm bộ nhớ cache ngoại (external cache) gọi là Level 2 (L2) Cache (bộ nhớ đệm cấp 2). Các cache này nằm giữa CPU và bộ nhớ hệ thống DRAM. Sau này, do nhu cầu xử lý nặng hơn và với tốc độ nhanh hơn, các máy chủ (server), máy trạm (workstation) và mới đây là CPU Pentium 4 Extreme Edition được tăng cường thêm bộ nhớ đệm L3 Cache.

* Disk cache: Bộ nhớ đệm đĩa cũng hoạt động cùng nguyên tắc với bộ nhớ cache, nhưng thay vì dùng SRAM tốc độ cao, nó lại sử dụng ngay bộ nhớ chính. Các dữ liệu được truy xuất gần đây nhất từ đĩa cứng sẽ được lưu trữ trong một buffer (phần đệm) của bộ nhớ. Khi chương trình nào cần truy xuất dữ liệu từ ổ đĩa, nó sẽ kiểm tra trước tiên trong bộ nhớ đệm đĩa xem dữ liệu mình cần đang có sẵn không. Cơ chế bộ nhớ đệm đĩa này có công dụng cải thiện một cách đáng ngạc nhiên sức mạnh và tốc độ của hệ thống. Bởi lẽ, việc truy xuất 1 byte dữ liệu trong bộ nhớ RAM có thể nhanh hơn hàng ngàn lần nếu truy xuất từ một ổ đĩa cứng.

HUYNHMINHHAI(I12A)

Tổng số bài gửi : 18
Join date : 22/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 8 Empty Re: Thảo luận Bài 3

Bài gửi  TRANTHINHPHAT (I11C) 5/4/2012, 09:25

Thảo luận Bài 3 - Page 8 Empty Một vài đặc điểm của hdh Linux

Sau đây là một vài đặc điểm của Linux:

• Miễn phí (Free): Linux là một hệ điều hành được cung cấp miễn phí
trên Internet, chúng ta không phải trả bất kỳ một chi phí nào cho việc
download nó. Linux được cung cấp cùng với các phâìn mềm chạy trên nó.
• Mã nguồn mở (Open Source): Điều này có nghĩa người sử dụng
không chỉ sử dụng hệ điều hành và thực hiện các chương trình mà còn có thể
xem và sửa đổi mã nguồn của nó, để phát triển nó theo từng mục đích cụ thể
của người sử dụng.
• Yêu cầu phần cứng (Hardware): Linux có thể chạy trên hầu hết các
phần cứng hiện có, nó có thể hoạt động trên các vi xử lý: 386, 486, Pentium
MMX, Pentium II, Sparc, Dec Alpha hoặc Motorola 68000.
• Đa tác vụ (Multi-Tasking): Linux là hệ điều hành đa tác vụ, tức là
một người sử dụng có thể chạy nhiều chương trình tại cùng một thời điểm.
Mỗi tác vụ là một tiến trình. Theo cách này người sử dụng không cần phải
đợi cho một tiến trình kế thúc hợp lệ để khởi động một tiến trình khác.
• Đa người sử dụng (Multi-User): Điều này có nghĩa có nhiều hơn một
người sử dụng có thể sử dụng hệ thống tại cùng một thời điểm. Khái niệm
multi user xuất phát trực tiếp từ khía cạnh multi-tasking. Hệ thống có thể
điều khiển nhiều hơn một người sử dụng tại cùng một thời điểm giống như
cách mà nó điều khiển nhiều hơn một công việc.
• Hỗ trợ đa vi xử lý (Multi Processor Support): Linux có thể điều hành
các hệ thống máy tính có nhiều hơn một vi xử lý.
• Máy chủ web (Web Server): Linux có thể được sử dụng để chạy như
là một web server, và đáp ứng các giao thức ứng dụng như là HTTP hoặc
FTP.
• Hỗ trợ mạng TCP/IP (TCP/IP Networking Support): Hỗ trợ mạng
TCP/IP được xây dựng trong chính kernel của Linux. Linux một trong các hệ
điều hành mạng tốt nhất. Nó bao gồm các chương trình như là: Telnet, Ftp,
Rlogin, Rsh và nhiều chương trình khác.
• Hỗ trợ lập trình (Programming Support): Linux cung cấp hỗ trợ lập
trình cho Fortran, C, C++, Tcl/Tk, Perl và nhiều ngôn ngữ lập trình khác.
• Độ an toàn cao (High Level Security): Một trong những thuận lợi
chính của Linux đó là nó cung cấp một sự an toàn cao cấp bằng cách sử dụng sự
xác thực người sử dụng. Nó cũng lưu trữ password trong dạng thức được mã hoá,
password một khi đã được mã hoá thì không thể giải mã. Linux cũng bao gồm hệ
thống file an toàn, nó được mở rộng từ hệ thống file đang tồn tại.

TRANTHINHPHAT (I11C)

Tổng số bài gửi : 52
Join date : 29/08/2011
Age : 35
Đến từ : THU DAU MOT, BINH DUONG

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 8 Empty VMware và Virtual PC

Bài gửi  PHAMLEDUY13(102C) 15/4/2012, 11:28

Lựa chọn giữa VMware và Virtual PC

Hãy nói rằng bạn muốn thiết lập một máy chủ cơ bản và máy trạm mạng bị cô lập và chạy nó trên máy tính để bàn địa phương của bạn. Bạn biết rằng bạn có thể lựa chọn giữa VMware máy trạm và MS Virtual PC. Vì vậy, làm thế nào để bạn làm cho rằng sự lựa chọn? Hãy so sánh hai ứng dụng cạnh tranh. Dưới đây, tôi sẽ ra khỏi danh sách ủng hộ và con của các ứng dụng này. Như mọi khi, với các ưu và nhược điểm, một số người trong số họ có thể được thảo luận.

VMware Workstation 5.5

Ưu điểm

VMware đã cho ra đời sản phẩm ảo hóa của họ vào năm 1999, 4 năm trước khi Microsoft. Bởi vì điều này, VMware là một sản phẩm trưởng thành. Microsoft thực sự đã mua sản phẩm của họ (được gọi là Connectix) và làm cho nó chạy trên các hệ thống của Intel.
VMware là "tính năng phong phú", nói chung.
Dòng sản phẩm ảo hóa của VMware có chiều sâu đó của Microsoft. VMware cung cấp các sản phẩm như ACE, VirtualCenter, và máy chủ ESX.
Trong khi cả hai Linux hỗ trợ với công cụ Linux / bổ sung, hỗ trợ cho các bản phân phối Linux trong VMware là mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, VMware cung cấp thông tin trợ giúp cho trên 50 phân phối hệ điều hành khác nhau.
Tiêu chuẩn hiệu suất cho VMware, khi chạy Windows XP, cung cấp cho nó nhãn hiệu cao hơn so với Virtual PC. Theo kinh nghiệm của tôi, VMware máy trạm không hoạt động tốt hơn.
Ảnh chụp quản lý cung cấp khả năng đóng băng hệ thống trong thời gian, theo dõi những hình ảnh hệ thống khác nhau, và di chuyển về phía trước và trở lại giữa chúng. Bạn thậm chí có thể chi nhánh bức ảnh chụp hệ thống và tạo ra bức ảnh chụp mới.
VMware Nhóm tính năng này cho phép bạn nhóm các hệ thống ảo với nhau và bắt đầu / dừng tất cả cùng một lúc.
Khả năng nhập khẩu máy máy tính ảo.
Khả năng tạo ra các video AVI nhiệm vụ thực hiện bên trong máy ảo
Hỗ trợ cho hệ thống 64 bit điều hành khách nếu bạn có một bộ xử lý 64 bit
Hỗ trợ bộ vi xử lý kép trên máy ảo
Thiết bị hỗ trợ USB
Nhược điểm

VMware Workstation chi phí $ 189 trong khi Virtual PC là miễn phí
MS Virtual PC (2004 SP1)

Ưu điểm

Thấp hơn nhiều chi phí - Virtual PC 2007 là miễn phí trong khi VMware Workstation chi phí $ 189 nếu bạn tải về nó.
Hạn chế đơn giản và dễ dàng sử dụng giao diện và các tính năng
Có thể vận chuyển các máy ảo từ máy tính ảo với Virtual Server
Hỗ trợ âm thanh trên máy ảo.
Nhược điểm

Ít tài liệu có sẵn cho máy tính ảo.
Quá sắp xếp hợp lý thiết kế ẩn các tính năng bổ sung hoặc cấu hình phức tạp hơn.
Tiêu chuẩn hiệu suất cho máy tính ảo, khi chạy Windows XP, cho điểm thấp hơn so với VMware.
Không có hỗ trợ USB ngoài bàn phím và chuột.
Nhiều tính năng tiên tiến khác được cung cấp bởi VMware Workstation là mất tích (như quản lý ảnh chụp)
Cả VMware và Microsoft cung cấp các sản phẩm máy chủ của họ cho miễn phí (xem VMware Beta và Virtual Server ). Tuy nhiên, bằng cách sử dụng các sản phẩm lớp máy chủ trên hệ thống máy tính để bàn của bạn có thể không có sự lựa chọn tốt nhất. Các sản phẩm đẳng cấp máy chủ được thiết kế để chạy các máy chủ sản xuất. Workstation sản phẩm lớp có sử dụng tính năng thân thiện với người sử dụng máy tính để bàn trong tâm trí. Điều này đi trở lại để biết yêu cầu của bạn.

PHAMLEDUY13(102C)

Tổng số bài gửi : 12
Join date : 17/02/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 8 Empty Re: Thảo luận Bài 3

Bài gửi  HUYNHDUCANHI12A 21/4/2012, 18:26

Mình bỏ thời gian chút ít ra xem trên diễn đàn 3 bài đầu,đều không thấy bài nào đạt yêu cầu của thầy hay được thầy chỉnh sửa lại bài hết.

HUYNHDUCANHI12A

Tổng số bài gửi : 31
Join date : 07/03/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 8 Empty Các dịch vụ của hệ điều hành

Bài gửi  ĐoànMinhQuangI12A 25/4/2012, 10:58

Một hệ điều hành cung cấp môi trường thực thi cho các chương trình chạy trên nó. Nó cung cấp các dịch vụ chính xác cho từng chương trình, và từng người sử dụng chương trình. Các hệ điều hành khác nhau sẽ cung cấp các dịch vụ khác nhau, tuy nhiên chúng ta sẽ xem xét các dịch vụ chung nhất cho hầu hết các loại hệ điều hành. Sau đây là các dịch vụ mà một hệ điều hành thường có để cung cấp cho người dùng các tính năng tiện lợi.

User Interface: hầu hết các hệ điều hành đều có giao diện người dùng (User interface – UI). Giao diện này thường cung cấp một số form. Một là giao diện dòng lệnh Command-line interface (CLI), giao diện này sẽ dụng các lệnh dưới dạng text và một phương thức để nhập các dòng lệnh. Một dạng khác là batch interface, các lệnh và chỉ thị được lưu vào trong file, sau đó các file này được thực thi. Phổ biến nhất là giao diện đồ họa (Graphical user interface). Ở đây, giao diện chính là hệ thống các cửa sổ window và một bàn phím để nhập văn bản. Một vài hệ thống cung cấp 2 hoặc cả 3 dạng giao diện này.
Program execution: hệ thống phải có khả năng load các chương trình vào bộ nhớ và chạy các chương trình này. Chương trình phải có khả năng tự kết thúc việc thực thi của chính nó, bất kể là được thực thi bình thường hoặc không bình thường (có lỗi).

I/O operations: một chương trình đang chạy có thể đòi hỏi nhập/xuất, nghĩa là nó cần phải sử dụng file hoặc các thiết bị nhập xuất. Một số thiết bị đặc biệt có các chức năng đặc biệt (ví dụ như ghi nội dung ra đĩa CD hoặc DVD). Để hiệu quả và an toàn, người dùng không thường xuyên quản lý các thiết bị I/O một cách trực tiếp. Vì vậy, hệ điều hành cần phải cung cấp một sự cân bằng để thực hiện I/O.

File-system manipulation: một chương trình cần phải đọc và ghi các file, thư mục. Các chương trình này cũng cần tạo và xóa các file, tạo bởi chính nó, tìm kiếm file, liệt kê thông tin file. Sau cùng, một chương trình còn có khả năng cho phép hoặc từ chối việc truy xuất vào các file hoặc thư mục thuộc quyền quản lí của chương trình đó.

Communications: có rất nhiều nguyên nhân đòi hỏi một tiến trình phải trao đổi thông tin với tiến trình khác. Các giao tiếp này có thể xảy ra giữa các tiến trình đang được thực thi trên cùng một máy hoặc giữa các tiến trình được thực thi trên các máy tính khác nhau được kết nối thông qua mạng máy tính. Communication còn có thể được gọi đến bằng shared memory hoặc thông qua message passing (chuyển thông điệp), khi đó có các gói tin được hệ điều hành điều khiển di chuyển qua lại giữa các tiến trình.

Error detection: hệ điều hành cần phải được cảnh báo về các lỗi có thể xảy ra. Error có thể xảy ra bên trong CPU và bộ nhớ phần cứng (ví dụ như lỗi bộ nhớ hoặc lỗi nguồn – power failure), trong các thiết bị nhập xuất (ví dụ như ko kết nối được với mạng, thiếu giấy trong máy in…) và trong chương trình mà người dùng sử dụng (lỗi tràn số, truy cập vào địa chỉ bộ nhớ ko hợp lệ…). Ứng với mỗi loại lỗi khác nhau, hệ điều hành cần phải có một hành động thích hợp để đảm bảo tính chính xác và phù hợp trong tính toán. Tính năng gỡ lỗi (debugging facilities) có thể giúp cho user và programmer rất nhiều trong việc sử dụng hệ thống hiệu quả.
Một loại chức năng khác của hệ điều hành tồn tại không phải để giúp người dùng, thay vào đó, chức năng của nó là đảm bảo khả năng tính toán, làm việc hiệu quả của chính nó. Hệ thống đa người dùng có thể nâng cao độ hiệu quả bằng cách chia sẽ các tài nguyên máy tính giữa các user.

Resource allocation: khi có nhiều người dùng hoặc nhiều công việc được xử lí cùng lúc, tài nguyên phải được cấp phát cho mỗi người dùng hoặc công việc đó. Có nhiều loại tài nguyên được quản lí bởi hệ thống. Một số (như chu trình CPU, bộ nhớ chính, file storage) có mã cấp phát đặc biệt, còn những thứ khác (như I/O devices) có các yêu cầu phổ biến. Có thể lấy ví dụ như, trong việc xác định làm thế nào để sử dụng CPU một cách tốt nhất, hệ điều hành có các chu trình định thời CPU (CPU-sheduling routines) mà có thể tham gia vào thống kê tốc độ CPU, các công việc phải thực thi, số lượng các thanh ghi còn dùng được và nhiều thành phần khác. Còn có thể có các chu trình để cấp phát máy in, modems, đĩa cứng gắn ngoài USB và các thiết bị thứ cấp khác.

Accounting: chúng ta luôn muốn đánh dấu thông tin về việc người dùng nào sử dụng loại tài nguyên nào và sử dụng bao nhiêu. Các thông tin này có thể dùng cho kế toán hoặc đơn giản dùng cho việc thu thập số liệu tài nguyên sử dụng. Số liệu thống kê sử dụng có thể là một công cụ giá trị cho người nghiên cứu có thể reconfig hệ thống để nâng cao các dịch vụ tính toán.

Protection and security: người sở hữu các thông tin được lưu trữ trong hệ thống multiuser hoặc hệ thống mạng máy tính có thể muốn kiểm soát việc sử dụng các thông tin này. Khi nhiều tiến trình khác nhau được thực thi cùng lúc, một tiến trình không nên có khả năng can thiệp vào các tiến trình khác hoặc can thiệp vào tiến trình của hệ điều hành. Protection cần dùng để đảm bảo tất cả các truy cập vào tài nguyên hệ thống đều được quản lí, điều khiển. Việc bảo mật hệ thống từ các yếu tố bên ngoài cũng rất quan trọng. Các hệ thống bảo mật này bắt đầu với việc yêu cầu mỗi người dùng xác nhận bản thân với hệ thống, thường là dùng password, để có thể truy cập vào các tài nguyên của hệ thống. Nó còn mở rộng đến việc bảo vệ các thiết bị I/O bên ngoài như modems, network adapters từ các truy cập trái phép và ghi lại tất cả các kết nối này để phát hiện lỗ hổng. Nếu một hệ thống được bảo vệ và an toàn, các giải pháp bảo vệ phải được xậy dựng cho mọi thành phần của hệ thống.

ĐoànMinhQuangI12A

Tổng số bài gửi : 31
Join date : 15/02/2012
Age : 33

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 8 Empty Kỹ thuật máy ảo, với ưu nhược điểm của nó. Phân biệt Vmware và VirtualPC

Bài gửi  LeMinhDuc (I11C) 2/5/2012, 16:23

Kỹ thuật máy ảo
 Máy ảo là sự phát triển lô-gic của kiến trúc phân lớp.
 Bằng cách Điều phối CPU và kỹ thuật Bộ nhớ ảo, có thể tạo cho người dùng ảo giác rằng
người đó đang dùng bộ xử lý và bộ nhớ của riêng mình.
 Nói cách khác: Máy tính ảo của người dùng được giả lập trên nền máy tính vật lý.
 Ví dụ: Trên nền CPU loại PowerPC, Motorola, Alpha,... có thể giả lập máy tính ảo Intel
chạy HĐH Windows và ngược lại. Khi đó, các lệnh của Intel được chuyển đổi sang lệnh
vật lý trước khi thực hiện.
 HĐH máy ảo thương mại đầu tiên: VM/370 của IBM.

Ưu điểm:
 Tính bảo mật cao do các máy ảo độc lập với nhau. Các tài nguyên của máy vật lý được
bảo vệ hoàn toàn vì các máy ảo có Thiết bị ảo (Một ổ đĩa ảo, thậm chí toàn bộ máy ảo
thực tế chỉ là một tập tin của máy vật lý). Có thể lấy từ Internet về một chương trình lạ và
thử vận hành trên máy ảo mà không sợ bị ảnh hưởng (ví dụ do virus) vì nếu có sao cũng
chỉ hỏng máy ảo.
 Dễ phát triển hệ thống (System Development) mà không sợ làm ảnh hưởng đến công việc
toàn hệ máy đang vận hành. HĐH là chương trình phức tạp, cần liên tục thử nghiệm, tinh
chỉnh, hoàn thiện và nâng cấp. Có thể tiến hành Phát triển hệ thống trên một máy ảo thay
vì làm trên máy thực.

Nhược điểm:
 Vấn đề lưu trữ vật lý. Thông thường, mỗi máy ảo chỉ dùng một tập tin để lưu tất cả
những gì diễn ra trong máy ảo. Do đó nếu bị mất tập tin này xem như mất tất cả.
 Nếu máy tính có cấu hình phần cứng thấp nhưng cài quá nhiều chương trình máy ảo, máy
sẽ chậm và ảnh hưởng đến các chương trình khác.
 Do tập trung vào một máy tính, nếu máy bị hư thì toàn bộ các máy tính ảo đã thiết lập
trên nó cũng bị ảnh hưởng theo.
 Ở góc dộ bảo mật, nếu hacker nắm quyền điều khiển máy tính chứa các máy ảo thì
hacker có thể kiểm soát được tất cả các máy ảo trong nó.

Phân biệt Vmware và VirtualPC
Giống nhau:
 Giúp giả lập máy tính ảo trên một máy tính thật. Khi cài đặt chúng lên, ta có thể tạo nên các máy
ảo chia sẻ CPU, RAM, Card mạng với máy tính thật. Điều này cho phép xây dựng nên một hệ
thống với một vài máy tính được nối với nhau theo một mô hình nhất định, người sử dụng có thể
tạo nên hệ thống của riêng mình, cấu hình theo yêu cầu của bài học.
Khác nhau:
 Về mạng nội bộ, VMW cung cấp tới 4 phương thức kết nối: 'Bridged Connection', 'Network
Address Translation', 'Host Only' và 'Custom'. 'Bridged Connection' cho phép máy ảo trực tiếp kết
nối với mạng LAN hoặc Internet. 'Network Address Translation' cho phép máy ảo kết nối mạng
bằng cách dùng chung địa chỉ IP của máy chủ. 'Host Only' tạo một mạng riêng mà trong đó máy
chủ được coi như một máy tính tách rời. Với 'Custom', bạn có thể tạo một mạng ảo theo những
yêu cầu cụ thể. Chúng tôi sử dụng phương thức 'Network Address Translation' và nhận thấy việc
kết nối mạng không gặp bất kỳ khó khăn gì trong cả 2 môi trường Windows và Linux.
 VPC đòi hỏi 2 cửa sổ chương trình: một cho việc quản lí các máy ảo, một cho từng máy ảo.
Ngược lại, VMW lại gộp cả 2 cửa sổ trên vào làm một. Tuy nhiên, VPC cung cấp menu của cửa
sổ chương trình đơn giản hơn của VMW. Cả 2 phần mềm đều cho phép thực hiện tất cả các thao
tác cấu hình chi tiết thông qua menu chính, song bạn cũng có thể trực tiếp thực hiện một số thiết
đặt thông qua các biểu tượng ở thanh trạng thái phía dưới.

PS mới ra cái mới VirtualBox xài sướng hơn 2 cái kia máy nào yếu thì sử dụng cái này nó cho phép mình chỉnh luôn card đồ hoạ share bằng ram để cài các hệ điều hành yêu cầu đồ hoạ

LeMinhDuc (I11C)

Tổng số bài gửi : 39
Join date : 26/08/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 8 Empty Cache Và Buffer

Bài gửi  ĐoànMinhQuangI12A 28/5/2012, 11:05

Cache là tên gọi của bộ nhớ đệm, dạng bộ nhớ trung gian như RAM - trung gian giữa nơi xử lí (CPU) và nơi chứa dữ liệu (HDD), nơi lưu trữ các dữ liệu nằm chờ các ứng dụng hay phần cứng xử lý. Mục đích của nó là để tăng tốc độ xử lý (có sẵn xài liền không cần tốn thời gian đi lùng sục tìm kéo về).
- Cache là một cơ chế lưu trữ tốc độ cao đặc biệt. Bộ nhớ Cache là bộ nhớ nằm bên trong của CPU, nó có tốc độ truy cập dữ liệu theo kịp tốc độ xủa lý của CPU, điều này khiến cho CPU trong lúc xử lý không phải chờ dữ liệu từ RAM vì dữ liệu từ RAM phải đi qua Bus của hệ thống nên mất nhiều thời gian. Nó có thể là một vùng lưu trữ của bộ nhớ chính hay một thiết bị lưu trữ tốc độ cao độc lập.Có hai dạng lưu trữ cache được dùng phổ biến trong máy tính cá nhân là memory caching (bộ nhớ cache hay bộ nhớ truy xuất nhanh) và disk caching (bộ nhớ đệm đĩa).
Ví dụ: Hàng đã có trong kho thì không cần phải mất thêm thời gian ra tiệm mua mới mà chỉ cần vào kho lấy ra thôi.

Buffer là bộ đệm, bộ nhớ trung gian, một đơn vị của bộ nhớ được giao nhiệm vụ tạm thời lưu giữ các thông tin.
Bộ đệm (Buffer) hay bộ nhớ đệm là vùng nhớ tạm trong khi chờ đến lượt vì CPU và các thiết bị khác không làm việc cùng tốc độ, HDH thì xử lý các tiến trình có chia thời gian. Do đó cần có bộ đệm để chứa tạm thời. Bộ đệm hoạt động theo cơ chế FIFO.
Ví dụ:
+ Khi ghi dữ liệu lên ổ cứng hoặc đọc dữ liệu từ ổ cứng cũng cần Buffer.
+ Khi hai máy tính truyền dữ liệu cũng cần Buffer…

ĐoànMinhQuangI12A

Tổng số bài gửi : 31
Join date : 15/02/2012
Age : 33

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 8 Empty So sánh hai phần mềm máy ảo Vmware và VirtualPC

Bài gửi  TRANTHINHPHAT (I11C) 30/5/2012, 10:11

Giống nhau:
- Giúp giả lập máy tính ảo trên một máy tính thật. Khi cài đặt chúng lên, ta có thể tạo nên các máy ảo chia sẻ CPU, RAM, Card mạng với máy tính thật. Điều này cho phép xây dựng nên một hệ thống với một vài máy tính được nối với nhau theo một mô hình nhất định, người sử dụng có thể tạo nên hệ thống của riêng mình, cấu hình theo yêu cầu của bài học.

Khác nhau:
- Về mạng nội bộ, VMW cung cấp tới 4 phương thức kết nối: 'Bridged Connection', 'Network Address Translation', 'Host Only' và 'Custom'. 'Bridged Connection' cho phép máy ảo trực tiếp kết nối với mạng LAN hoặc Internet. 'Network Address Translation' cho phép máy ảo kết nối mạng bằng cách dùng chung địa chỉ IP của máy chủ. 'Host Only' tạo một mạng riêng mà trong đó máy chủ được coi như một máy tính tách rời. Với 'Custom', bạn có thể tạo một mạng ảo theo những yêu cầu cụ thể. Chúng tôi sử dụng phương thức 'Network Address Translation' và nhận thấy việc kết nối mạng không gặp bất kỳ khó khăn gì trong cả 2 môi trường Windows và Linux.

TRANTHINHPHAT (I11C)

Tổng số bài gửi : 52
Join date : 29/08/2011
Age : 35
Đến từ : THU DAU MOT, BINH DUONG

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 8 Empty Sự giống nhau và khác nhau giữa Buffering và Caching ?

Bài gửi  DaoQuangTri38(I12A) 2/6/2012, 02:47

Sự giống nhau : đều là bộ nhớ đệm có tác dụng lưu trữ tạm thời một số dữ liệu trên ổ cứng nhằm tăng tốc tốc độ truy xuất dữ liệu và tăng tuổi thọ cho ổ cứng.

Sự khác nhau :
- Buffering :
+ Tốc độ truy xuất dữ liệu chậm.
+ Chỉ cần một con chíp nhớ đơn giản không cần bộ điều khiển riêng.
+ Khả năng quản lý dữ liệu của nó rất kém.(Khi lưu trữ dữ liệu tạm thời, buffer lưu trữ một lúc cả một track vì thế nếu muốn tìm một sector nào trên track này thì hệ điều hành lại phải tiếp tục tìm kiếm trên track mà buffer cung cấp)

- Cache :
+ Có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn nhiều so với buffers.
+ Phải cần đến bộ điều khiển cache ( vd như phải có chíp điều khiển hoặc phần mềm điều khiển).
+ Khả năng quản lý dữ liệu của nó cao hơn

DaoQuangTri38(I12A)

Tổng số bài gửi : 26
Join date : 22/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 8 Empty Re: Thảo luận Bài 3

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 8 trong tổng số 8 trang Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết