Tin học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thảo luận Bài 3

+73
TRANTHINHPHAT (I11C)
DuongTrungQuan
nguyenhuutho
dongocthien (I11C)
lymydung_I12A
NguyenVinhQuang_I12A
LeMInhTien(I11C)
TranTrungTinh(I12A)
quynhnhi.nguyen_I12A
NguyenQuocThang(I12C)
TranPhiLong (I11C)
BuiAnhNgoc(I12C)
Truc_Phuong(I111C)
VoTrongQuyet-I12A
VuNguyenQuynhLam_I12C
nguyen_tuan_phat_I12A
PhamDucPhuong(I12A)
NguyenthechinhI12A
lethanhsang_I12A
HuaTranTuQuyen(I12A)
TranThaoUyen127(I92C)
HuynhMinhChanh(i91C)
TranThiMyKhanh(I12A)
quicly_I111c
phanngocthinh(i12a)
HuynhKhaiThien26(I12A)
NguyenHaCamThu(I12A)
HUYNHMINHHAI(I12A)
phamduyI12A
TranMinhTuan143(I12A)
LeThanhTung (I11C)
LeLamThang (113A)
caothithuhuong(102c)
nguyenthihongtham_I12C
nguyenthingocmai_I12A
ngophicamI12A
hoanghaiyen
Đinh Đông Dương
minhtam_I12C
TranHuyCuong17 (I12A)
LamTheTong_I12C
trantrungnam-HC11TH2A
NguyenVanBenI12C
BuiPhamAnBinh(I12A)
levanhop.it
HuynhNguyenTrungHau_I12C
nguyenthimao_I12A
Nguyen Doan Linh051(I11c)
phamphihung55
nguyenthaihiep (I11C)
PHAMLEDUY13(102C)
TranThiAnhDao89I12C
phuongnguyen
hoxuanvu_I12A
DoanNgocDan(I12A)
LePhucHiep(102C)
NguyenHongHaiI12C
NgoPhuQuoc_I12C
LeThiMaiPhuongI12A
DaoThaiHuyI12A
HoNgocTuan142(I12A)
LeQuocKhanh-11H1010059
LeXuanHau (I12C)
Nguyen Sy Hung I12A
TranHoangNhanI12C
HauTrongPhuc(I12A)
NguyenHoangThangI12A
hoanggiangI12C
TrinhThiPhuongThaoI12C
lequanghanh(102c)
NguyenThanhCang(I12A)
trinhvanminh_11h1010077
Admin
77 posters

Trang 4 trong tổng số 8 trang Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  Next

Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty Biên dịch và thông dịch

Bài gửi  LeQuocKhanh-11H1010059 1/3/2012, 13:32

Biên dich : là chuyển toàn bộ chương trình của người dùng, bao gồm các lệnh thực hiện sang ngôn ngữ máy. Lệnh của chương trình được thực thi không cần dịch sang ngôn ngữ máy
VD : sau khi viết chương trình trên VSC++ sau khi hoàn tất ta bấm F5 thì chương trình mới chay
Thông dịch : là nhận được lệnh nào, bộ thông dịch phân tích lệnh đó rồi thực thi luôn. Dịch từng lệnh rồi mới chạy, từng lệnh sau đó muon61chay5 lại thì phải thông dịch lại.
VD: khi ta dùng google dịch ta gõ một từ hoàn chỉnh thì google sẽ dịch ra từ đó mà không cần phải đợi ấn nút dịch

LeQuocKhanh-11H1010059

Tổng số bài gửi : 59
Join date : 16/02/2012
Age : 36
Đến từ : HCM

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty Re: Thảo luận Bài 3

Bài gửi  TranHuyCuong17 (I12A) 1/3/2012, 13:43

Ví dụ về trình Biên dịch
1./ Đối với VBA (trường này sử dụng PowerPoint để đổi màu font chữ)
Mở tập tin PowerPoint cần đổi màu các văn bản trên slide. Sau đó nhấn tổ hợp ALT+F11 để vào cửa sổ VBE
Chọn Insert | Module và dán đoạn mã vừa Copy vào
Vào Run chọn Run Sub (hoặc nhấn phím F5) để chạy thủ tục
Đóng cửa sổ VBE trở về màn hình PowerPoint xem kết quả

Code:
Sub ChangeFontColor()

Dim osld As Slide
Dim oshp As Shape
Dim oShapes As Shapes
Dim i As Integer, j As Integer

For Each osld In ActivePresentation.Slides
    Set oShapes = osld.Shapes
    For Each oshp In oShapes
        If oshp.HasTextFrame And oshp.TextFrame.HasText Then
            oshp.TextFrame.TextRange.Font.Color.RGB = RGB(0, 0, 0)
        End If
       
        If oshp.HasTable Then
            For i = 1 To oshp.Table.Rows.Count
                For j = 1 To oshp.Table.Columns.Count
                    oshp.Table.Cell(i, j).Shape.TextFrame.TextRange.Font.Color.RGB = RGB(0, 0, 0)
                Next j
            Next i
        End If
    Next oshp
Next osld

End Sub

2./ Đối với VBScript (trường hợp này dùng thay đổi địa chỉ IP máy tính)
Anh chị copy code bên dưới, dán vào notepad, rồi save lại file có đuôi là .vbs
Sau đó click run là ok,

Code:
strComputer = "."
Set objWMIService = GetObject("winmgmts:" _
    & "{impersonationLevel=impersonate}!\\" & strComputer & "\root\cimv2")
Set colNetAdapters = objWMIService.ExecQuery _
    ("Select * from Win32_NetworkAdapterConfiguration where IPEnabled=TRUE")
strIPAddress = Array("192.168.4.3")
strSubnetMask = Array("255.255.255.0")
strGateway = Array("192.168.4.1")
strGatewayMetric = Array(1)
For Each objNetAdapter in colNetAdapters
    errEnable = objNetAdapter.EnableStatic(strIPAddress, strSubnetMask)
    errGateways = objNetAdapter.SetGateways(strGateway, strGatewaymetric)
Next
Set objWMIService = GetObject("winmgmts:" _
    & "{impersonationLevel=impersonate}!\\" & strComputer & "\root\cimv2")
Set colNetCards = objWMIService.ExecQuery _
    ("Select * From Win32_NetworkAdapterConfiguration Where IPEnabled = True")
For Each objNetCard in colNetCards
    arrDNSServers = Array("203.162.4.190", "203.162.4.191")
    objNetCard.SetDNSServerSearchOrder(arrDNSServers)
Next

3./ Đối với BAT (trường này dùng để xóa thư mục temp của ổ C cho nhẹ máy)
Anh chị copy code bên dưới, dán vào notepad, rồi save lại file có đuôi là .BAT
Sau đó click run là ok,
Code:

del "C:\WINDOWS\Prefetch" /f /s /q
rd "%Temp%" /s /q
EXIT
TranHuyCuong17 (I12A)
TranHuyCuong17 (I12A)

Tổng số bài gửi : 37
Join date : 16/02/2012
Age : 37
Đến từ : DLY™

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty Re: Thảo luận Bài 3

Bài gửi  minhtam_I12C 1/3/2012, 13:47

TrinhThiPhuongThaoI12C đã viết: *Bộ thông dịch lệnh & biên dịch *

Biên dịch ( Compilation):
- Chương trình chạy nhanh .
- Có mã đích .
- Khó quan sát phát hiện lỗi.
- Mang tính rủi ro cao .
Vd : 1 người muốn hiểu được nội dung của 1 cuốn sách tiếng anh hay – trong khi người đó ko hề biết gì về anh văn – lúc này học phải nhờ đến 1 biên dịch viên soạn thảo lại nội dung cuốn sách bằng tiếng việt

Thông dịch ( Interpretation):
- Chương trình chạy chậm .
- Gặp dòng lệnh nào thi hành dòng lệnh dó.
- Dễ phát hiện lỗi .
- Ít rủi ro .
Vd : trong 1 buổi ký họp đồng giữa 2 đối tác Việt Nam và Lào . Ông chủ người việt không nói đc tiếng lào và ngược lại . Lúc này cần 1 thông dịch viên để diễn giải lại nội dung của 2 ông chủ nói - để hiểu nhau .

minhtam_I12C

Tổng số bài gửi : 14
Join date : 15/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty Sự giống nhau va khác nhau giữa Buffering và Caching ?

Bài gửi  Đinh Đông Dương 1/3/2012, 14:04

Mình có thêm ý kiến chút:
Bộ đệm (BUFFER) hay bộ nhớ đệm là vùng nhớ tạm trong khi chờ đến lượt vì CPU và các thiết bị khác không làm việc cùng tốc độ, HĐH thì xử lý các tiến trình có chia thời gian. Do đó cần có bộ đệm để chứa tạm thời, bộ đệm hoạt động theo cơ chế First In, First Out (FIFO).

Cache là tên gọi của bộ nhớ đệm của CPU, nơi lưu trữ các dữ liệu nằm chờ các ứng dụng hay phần cứng xử lý.Mục đích của nó là để tăng tốc độ xử lý (có sẵn sử dụng liền không cần tốn thời gian đi lùng sục tìm kéo về).

Đinh Đông Dương

Tổng số bài gửi : 12
Join date : 17/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty re: Biên dịch và thông dịch

Bài gửi  hoanghaiyen 1/3/2012, 14:45

Theo mình nghĩ:
1.Trình biên dịch: dịch mã nguồn ra mã máy để cho CPU(bộ vi xử lí) xử lí.Mỗi ngôn ngữ sẽ có 1 trình biên dịch riêng.Thí dụ java có trình biên dịch java. Khi một lập trình viên viết 1 chương trình máy tính xong thì anh ta cần phải biên dịch nó (file nguồn) ra mã máy(thường là file.exe) để chạy.
2.Tuy nhiên không phải bộ vi xử lí hay hệ điều hành nào cũng hiểu được mã máy mà trình biên dịch vừa dịch ra(hay nói cách khác là bộ xử lí hiểu được ngôn ngữ này nhưng lại không hiểu ngôn ngữ khác). Cho nên ta cần phải có trình thông dịch(đóng vai trò như 1 thông dịch viên) để diễn giải cho CPU (bộ xử lí) hiểu.

Mong các bạn góp ý thêm Smile

hoanghaiyen

Tổng số bài gửi : 7
Join date : 23/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty Tóm tắt và so sánh trình biên dịch (compiler) - trình thông dịch (interpreter)

Bài gửi  ngophicamI12A 1/3/2012, 15:05

Thảo luận Bài 3 - Page 4 69588125


Thảo luận Bài 3 - Page 4 75991638



Được sửa bởi ngophicamI12A ngày 1/3/2012, 15:27; sửa lần 1.
ngophicamI12A
ngophicamI12A

Tổng số bài gửi : 24
Join date : 23/02/2012
Age : 34
Đến từ : BRVT

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty Chức năng và ứng dụng của Phần mềm Virtual PC

Bài gửi  nguyenthingocmai_I12A 1/3/2012, 15:09

Phần mềm máy ảo Virtual PC do hãng Microsoft cung cấp có những chức năng và ứng dụng:
o Mỗi PC ảo có HĐH riêng do đó có thể cài đủ loại hệ điều hành trên 1 máy, bao nhiêu cũng được.
o Mỗi PC ảo ứng với 1 tập tin ảnh *.vhd.
o Mỗi PC ảo có cửa sổ riêng.
o Có thể nối mạng giữa các máy ảo do đó dễ dàng nghiên cứu và thử nghiệm mạng mà chỉ có 1 máy (không card, không dây mạng).

nguyenthingocmai_I12A

Tổng số bài gửi : 26
Join date : 17/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty Biên dịch và thông dịch

Bài gửi  nguyenthihongtham_I12C 1/3/2012, 15:15

Một thông dịch là một chương trình máy tính thực hiện các chương trình khác. Điều này là trái ngược với một trình biên dịch mà không thực hiện chương trình đầu vào (mã nguồn), nhưng dịch thành mã máy thực thi (còn gọi là mã đối tượng) là đầu ra vào một tập tin để thực hiện sau này. Nó có thể là có thể thực hiện cùng một mã nguồn hoặc trực tiếp bởi một trình thông dịch hoặc biên dịch và sau đó thực thi mã máy sản xuất.

Trình biên dịch là một chương trình máy tính. Nó dịch một chương trình viết bằng một ngôn ngữ máy tính (gọi là ngôn ngữ nguồn) vào một chương trình tương đương được viết bằng một ngôn ngữ máy tính khác (gọi là đầu ra hoặc ngôn ngữ mục tiêu).


nguyenthihongtham_I12C

Tổng số bài gửi : 17
Join date : 16/02/2012
Age : 34
Đến từ : Dak Lak

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty Bổ sung về dòng lệnh Linux và các hệ điều hành khác

Bài gửi  nguyenthihongtham_I12C 1/3/2012, 15:30

Giao diện dòng lệnh (CLI) là một cơ chế tương tác với một hệ thống điều hành hoặc phần mềm trên máy tính bằng cách gõ lệnh để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Giao diện này chỉ có văn bản - trái ngược với việc sử dụng một con trỏ chuột với một giao diệnngười dùng đồ họa (GUI) để click vào tùy chọn, hoặc các menu trên một giao diện người sử dụng văn bản (TUI) để chọn các tùy chọn. Phương pháp này hướng dẫn một máy tính để thực hiện một nhiệm vụ nhất định được gọi là "Enter" một key: hệ thống chờ đợi cho người sử dụng chọn lựa để kết.
Một thông dịch dòng lệnh sau đó nhận được, phân tích, và thực hiện lệnh ngườidùng được yêu cầu. Các thông dịch dòng lệnh có thể được chạy trong một thiết bị đầu cuối văn bản hoặc trong một cửa sổ giả lập thiết bị đầu cuối như là một khách hàng bao từ xa như PuTTY. Sau khi hoàn thành, lệnh này thường trả về đầu ra cho người sử dụngtrong các hình thức của dòng văn bản trên CLI. Kết quả này có thể là một câu trả lời nếu lệnh là một câu hỏi, hoặc nếu không thì một bản tóm tắt hoạt động.
Khái niệm của CLI nguồn gốc khi máy máy đánh chữ (TTY) được kết nối vào máy tính trong những năm 1950, và được cung cấp kết quả theo yêu cầu, so với hàng loạt định hướng công nghệ so với hàng loạt định hướng công nghệ cơ khí đục lỗ vào thẻ.. Chuyên dụng màn hình CRT thiết bị đầu cuối dựa trên văn bản theo sau, với sự tương tác nhanh hơn và biết thêm thông tin có thể nhìn thấy cùng một lúc, sau đó thiết bị đầu cuối đồ họa phong phú các hình ảnh hiển thị thông tin mới xuất hiện. Hiện tại, máy tính cá nhân đóng gói tất cả ba chức năng (chế biến hàng loạt, CLI, GUI) trong các phần mềm.
CLI tiếp tục hợp tác phát triển với giao diện đồ họa giống như những người được cung cấp bởi Microsoft Windows, Mac OS và hệ thống cửa sổ X. Trong một số ứng dụng, chẳng hạn như MATLAB, AutoCAD hoặc EAGLE, CLI được tích hợp với giao diện, vớimột số lợi ích của cả hai.
Xu hướng của các hệ điều hành :

Hiện tại, các hệ điều hành hiện đại vẫn đang chạy theo xu hướng đồ họa, các dòng lệnh được thực hiện ngầm thông qua click chuột của người dung lên một biểu tượng nào đó. Điều này giúp người dung máy tính bình thường có thể dễ dàng nắm bắt nhanh phần mềm mình đang sử dụng. Nó cũng giải thích vì sao hệ điều hành đồ họa được yêu chuộng sử dụng trên thế giới, đơn giản vì người dung chuyên môn ít hơn rất nhiều lần so với người dung bình thường. Và tương lai của Microsoft vẫn đang rất sang lạng. ^.^
Đối với người yêu thích giao diện đẹp và phục vụ cho thiết kế đồ họa và có chút tài chính thì MAC của Apple lại là lựa chọn số 1 và đây cũng là ước mơ cửa nhiều người muốn có trong tay một sản phẩm đẹp ( kể cả mình :d )

Tuy nhiên, với các nhà quản trị mạng chuyên nghiệp thì lại lựa chọn lại ngược lại. Họ chọn dòng lệnh của Linux để có thể dễ dàng sử dụng hơn (mặc dù các bản phân phối của Linux cũng đang cố gắng phát triển đồ họa). Nó giúp họ Thỏa sức sang tạo lại gọn nhẹ cho chương trình sử dụng và quan trọng, nó bảo mật cao hơn window, khắc phục sự cố nhanh chóng, theo dõi dễ dàng hơn cho toàn hệ thống, Firewall cũng mạnh mẽ hơn. Các lỗi của window khi gặp thì phải gửi lên cho Microsoft và chờ rất lâu sau mới có kết quả nhưng Linux thì ngược lại, nó có một cộng đồng mạng lớn cùng xây dựng lên nên chỉ sau vài giờ đã có nhiều ý kiến và chỉnh sửa khác nhau được gửi về. Giúp cho quá trình khắc phục sự cố nhanh chóng hơn….
Qua những so sánh trên ta thấy được sự vươn lên mạnh mẽ của một HĐH mới thuộc họ UNIX . Có thể thấy những ưu điểm nổi bật nhất của Linux là tính bảo mật , độ tin cậy , miễn phí , và hỗ trợ người sử dụng rất tốt . Linux nhanh chóng khắc phục được những hạn chế của mình và đang trở thành đối thủ lớn của Windows . Song song với việc đó , Windows , mà đứng đằng sau là tập đoàn Microsoft mạnh nhất thế giới cũng có rất nhiều cải tiến nhằm tối ưu hóa HĐH của mình . Ưu điểm lớn nhất của Windows là sự thống nhất mạng tính toàn cầu và tương thích giữa hệ điều hành với các thiết bị phần cứng rất tốt . Còn lợi thế của HĐH MAC là hỗ trợ giao diện đồ họa và các xủ lý đồ họa cao . Chrome OS hệ điều hành đầu tiên Google thiết kế ban đầu nhắm vào các dòng netbook .

Quan điểm trên của mình không phải là để tôn thờ Linux hay Windows, mỗi người có một sở thích riêng và lựa chọn riêng, tuy nhiên nên cân nhắc khi bắt tay vào sử dụng một hệ điều hành nào đó. Đối với mình, sử dụng bình thường sẽ ưu tiên windows, cho việc quản trị server mình vẫn chọn Linux ( đang tiếp tục tìm hiểu về nó ) và sau này mình sẽ muốn có một con MAC thật đẹp :d.

nguyenthihongtham_I12C

Tổng số bài gửi : 17
Join date : 16/02/2012
Age : 34
Đến từ : Dak Lak

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty Sự khác nhau giữa Trình biên dịch và trình thông dịch

Bài gửi  caothithuhuong(102c) 1/3/2012, 21:22

Điểm khác nhau chính là trình biên dịch sẽ dịch mã nguồn sang mã máy 1 lần duy nhất, và sau đó chương trình sẽ chạy 1 mình trên HDH.

Còn trình thông dịch thì sẽ dịch chương trình sang mã máy mỗi khi chạy. Do vậy chương trình của bạn không tự chạy 1 mình được mà phải cần có bộ thông dịch nạp lên trước.

Ưu điểm của trình biên dịch là chương trình của bạn có thể được tối ưu tốt cho HDH và kiến trúc phần cứng ngay lúc dịch sang mã máy. Tuy quá trình này tốn thời gian, nhưng chỉ thực hiện có 1 lần mà thôi.

Còn trình thông dịch thì có ưu điểm là có thể chạy trên nhiều HDH và kiến trúc máy tính khác nhau, miễn là có bộ thông dịch tương ứng trên HDH.

Về không gian:
- Đối với trình biên dịch thì file exe thường có dung lượng to hơn file source nhiều. Đơn giản bạn thử viết 1 chương trình hello world bằng C rồi dịch sang exe rồi so sánh file exe với file c xem dung lượng ra sao :
- Tuy nhiên, file exe lúc này đã là mã máy, nên trên đĩa nó bao nhiêu thì load lên memory nó sẽ xấp xỉ bấy nhiêu. Còn với các chương trình thông dịch thì trên memory còn có bộ thông dịch, và bộ thông dịch phải load chương trình nguồn lên rồi dịch thành mã máy...cho nên thường quá trình chạy 1 chương trình thông dịch sẽ tốn memory hơn.

Về thời gian:
- Trình biên dịch tốn thời gian dịch, nhưng chỉ 1 lần duy nhất.
- Trình thông dịch thì mỗi lần chạy sẽ chuyển chương trình của bạn sang mã máy, mỗi lần dịch thì thời gian tốt ít thôi, nhưng bù lại có thể lần nào chạy cũng phải dịch (trừ khi bộ thông dịch cache lại kết quả của lần dịch trước đó).

caothithuhuong(102c)

Tổng số bài gửi : 13
Join date : 20/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty Ngôn Ngữ Lập Trình Máy

Bài gửi  LeLamThang (113A) 1/3/2012, 22:27

Có hàng trăm loại ngôn ngữ lập trình khác nhau, mỗi loại ngôn ngữ đều có cú pháp riêng của nó. Một số ngôn ngữ thì được phát triển để dùng trên các loại máy tính chuyên biệt, một số ngôn ngữ khác thì - do sự thành công của nó - đã trở thành chuẩn và được áp dụng trên đa số các máy tính. Ngôn ngữ lập trình có thể được phân chia thành 3 loại chính : ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ cấp cao.

Ngôn ngữ máy

Ngôn ngữ máy (mã máy) là ngôn ngữ nền tảng của bộ vi xử lý. Các chương trình được viết trong tất cả các loại ngôn ngữ khác cuối cùng đều được chuyển thành ngôn ngữ máy trước khi chương trình đó được thi hành. Vì tập lệnh của ngôn ngữ máy phụ thuộc vào loại vi xử lý nên ngôn ngữ máy sẽ khác nhau trên những máy tính có sử dụng bộ vi xử lý khác nhau. Lợi điểm của viết chương trình bằng ngôn ngữ máy là lập trình viên có thể điều khiển máy tính trực tiếp và đạt được chính xác điều mình muốn làm. Do đó, các chương trình ngôn ngữ máy được viết tốt là những chương trình rất hiệu quả (tốc độ thi hành nhanh, kích thước nhỏ). Bất lợi của chương trình ngôn ngữ máy là thông thường sẽ mất rất nhiều thời gian để viết, rất khó đọc, theo dõi để tìm lỗi. Thêm vào đó, bởi vì chương trình được viết bằng tập lệnh phụ thuộc vào bộ vi xử lý nên chương trình chỉ chạy được trên những máy tính có cùng bộ vi xử lý mà thôi. Ngôn ngữ máy cũng được gọi là ngôn ngữ cấp thấp (low-level language)

Hợp ngữ

Hợp ngữ được phát triển nhằm giúp các lập trình viên dễ nhớ các chỉ thị của chương trình hơn. Hợp ngữ tương tự như ngôn ngữ máy nhưng lại sử dụng các ký hiệu gợi nhớ (mnemonics hay mã lệnh hình thức - symbolic operation code) để biểu diễn cho các mã lệnh của máy. Một đặc điểm khác nữa là hợp ngữ thông thường cho phép định địa chỉ hình thức (symbolic addressing), nghĩa là một vị trí bộ nhớ trong máy tính có thể được tham chiếu tới thông qua một cái tên hoặc ký hiệu, chẳng hạn như TOTAL thay vì phải sử dụng địa chỉ thực sự của nó (bằng con số nhị phân) trong ngôn ngữ máy. Các chương trình hợp ngữ còn bao gồm các chỉ thị vĩ mô (macro instruction) có thể tạo ra nhiều lệnh mã máy. Các chương trình hợp ngữ được chuyển sang mã máy thông qua một chương trình đặc biệt gọi là trình hợp dịch (assembler). Mặc dù hợp ngữ tương đối dễ dùng hơn mã máy nhưng hợp ngữ vẫn được xem là ngôn ngữ cấp thấp bởi vì nó vẫn còn rất gần với từng thiết kế của máy tính.

Ngôn ngữ cấp cao

Cuộc cách mạng của ngôn ngữ máy tính bắt đầu với sự phát triển của ngôn ngữ cấp cao vào cuối thập kỷ 1950 và 1960. Ngôn ngữ cấp cao gần gũi hơn với ý niệm ngôn ngữ mà hầu hết mọi người đều biết, nó bao gồm các danh từ, động từ, ký hiệu toán học, liên hệ và các thao tác luận lý. Các yếu tố này có thể được phối hợp, liên kết với nhau tạo thành một hình thức của câu. Các "câu" này được gọi là các mệnh đề của chương trình (program statement). Chính vì những đặc điểm này, các lập trình viên dễ dàng đọc và dễ học ngôn ngữ cấp cao hơn so với ngôn ngữ máy hoặc hợp ngữ. Một lợi điểm quan trọng là ngôn ngữ cấp cao thông thường không phụ thuộc vào máy tính, nghĩa là các chương trình viết bằng ngôn ngữ cấp cao có thể chạy trên các loại máy tính khác nhau (sử dụng các bộ vi xử lý khác nhau).

Các ngôn ngữ lập trình thông dụng:

Mặc dù đã có hàng trăm ngôn ngữ lập trình được sinh ra, chỉ có một số ít là được sử dụng rộng rãi và được xem là một chuẩn công nghiệp. Các ngôn ngữ này đều có thể được sử dụng trên nhiều loại máy tính khác nhau.

BASIC, viết tắt của cụm từ Beginner's All-Purpose Symbolic Instruction Code, được phát triển bởi John Kermeny và Thomas Kurtz vào năm 1964 tại trường đại học Dartmouth. Ban đầu, họ thiết kế BASIC là một ngôn ngữ lập trình đơn giản, có tính tương tác để các sinh viên học tập và sử dụng. BASIC đã trở thành một trong những ngôn ngữ lập trình thông dụng nhất được sử dụng trên các máy vi tính và máy tính mini ngày nay.

COBOL, viết tắt của COmmon Business Oriented Language, được giới thiệu vào năm 1960. Ðược hỗ trợ bởi bộ quốc phòng Hoa Kỳ, COBOL được phát triển bởi một hội đồng bao gồm các đại diện từ phía chính phủ và công nghiệp. Grace M.Hopper là người chính yếu trong hội đồng và được xem là nhà phát triển chính của ngôn ngữ COBOL. COBOL đã từng là một trong những ngôn ngữ được dùng rộng rãi nhất cho các ứng dụng thương mại. Bằng cách dùng một hình thức tựa tiếng Anh, các câu lệnh của COBOL được sắp xếp vào trong các câu và nhóm lại thành từng đoạn (paragraph). Hình thức tiếng Anh giúp COBOL dễ viết và đọc nhưng cũng làm cho chương trình nguồn dài hơn. COBOL rất tốt trong việc xử lý các tập tin lớn và thực hiện nhưng phép tính thương mại tương đối đơn giản.

C, được phát triển bởi tác giả Dennis Ritchie tại phòng thí nghiệm Bell vào năm 1972. Ban đầu, C được thiết kế như là một ngôn ngữ để viết các phần mềm hệ thống, nhưng ngày nay, nó được xem là một ngôn ngữ công dụng chung. C là một ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ đòi hỏi kỹ năng lập trình chuyên nghiệp mới có thể sử dụng hiệu quả được. Nhu cầu dùng C để phát triển nhiều loại phần mềm kể cả các ứng thương mại đang gia tăng. Các chương trình C thường được dùng với hệ điều hành Unix (phần lớn hệ điều hành Unix được viết bằng C).

FORTRAN, viết tắt của FORmula TRANslator được phát triển bởi một nhóm lập trình viên của công ty IBM dưới sự lãnh đạo của John Backus. Công bố vào năm 1957, FORTRAN được thiết kế như là một ngôn ngữ lập trình dành cho các nhà khoa học, kỹ sư và toán học. FORTRAN được xem như là ngôn ngữ lập trình cấp cao đầu tiên và được chú ý bởi khả năng của nó cho phép dễ dàng diễn đạt và tính toán các phương trình toán học.

PASCAL, ngôn ngữ sẽ được sử dụng để giảng dạy trong giáo trình này, được phát triển vào năm 1968 bởi Niklaus Wirth, một nhà khoa học máy tính tại Zurich, Thụy Sĩ. Pascal được phát triển để giảng dạy lập trình. Tên Pascal không phải là từ viết tắt, đó là tên của một nhà toán học, Blaise Pascal (1623 - 1662) người đầu tiên tạo ra máy tính. Pascal, dùng trong cả máy tính cá nhân và máy tính lớn là một trong những ngôn ngữ lập trình đầu tiên được phát triển trong đó khuyến khích phương pháp lập trình cấu trúc.

Các loại ngôn ngữ lập trình khác :

ALGOL (ALGOrithmetic Language). Ngôn ngữ lập trình cấu trúc dùng cho các ứng dụng khoa học và toán học.

APL(A Programming Language). Một ngôn ngữ mạnh mẽ, dễ dùng, rất tốt trong việc xử lý dữ liệu được lưu dưới dạng bảng (ma trận)

FORTH, tương tự như C, tạo ra các mã chương trình nhanh và hiệu quả. Ban đầu được phát triển để điều khiển kính viễn vọng không gian.

LISP, LISt Processing, ngôn ngữ trí tuệ nhân tạo thông dụng.

LOGO, chủ yếu được biết đến như là một công cụ để dạy khả năng giải quyết vấn đề.

MODULA-3, tương tự như PASCAL. Dùng chủ yếu để phát triển các phần mềm hệ thống.

PILOT, Programmed Inquiry Learning Or Teaching, dùng bởi các nhà giáo dục để viết các chương trình hướng dẫn CAD.

PL/I, Programming Language/ One. Ngôn ngữ thương mại và khoa học phối hợp nhiều chức năng của FORTRAN và COBOL.

PROLOG, PROgramming LOgic. Dùng trong trí tuệ nhân tạo.

RPG, Report Program Generator. Dùng các mẫu đặc biệt để giúp người dùng xác định dữ liệu vào, dữ liệu ra và các yêu cầu tính toán của một chương trình.

ADA, lấy tên của Augusta Ada Bryon, người được xem là đã viết chương trình đầu tiên, được thiết kế để phục vụ cho việc viết, bảo trì các chương trình lớn trong một khoảng thời gian dài.

LeLamThang (113A)

Tổng số bài gửi : 35
Join date : 15/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty Sự khác nhau giữa Caching và Buffering

Bài gửi  LeThanhTung (I11C) 1/3/2012, 23:04

Cache: khái niệm này gắn liền với CPU là bộ nhớ có tốc độ cao để CPU sử dụng thay vỉ truy xuất vào RAM, nó là phần cứng
Buffer : đây thật ra không phải là phần cứng, đây là một kỹ thuật trong lập trình để tạo một vùng nhớ tạm cho chương trình sử dụng, có thể là nơi chưa tạm dữ liệu trước khi được xử lí (video), trước khi streaming (các ứng dụng mạng). sở dĩ phải có buffer là vì tốc độ nhận dữ liệu của thiết bị lưu trữ thấp hơn tốc độ xử lí của ứng dụng hoặc ứng dụng không có nhu cầu lưu trữ nhưng cần dữ liệu để xử lí. Nếu không có buffer thì ứng dụng phải đợi mất thời gian khi xử lí theo kiểu on the fly (nhận bao nhiêu xử lí bấy nhiêu), có buffer thì nó se đăng ký tạm một vùng nhớ. Một giây nó có thễ xử lí 100kb thì buffer trước 500kb, như vậy ứng dụng chi đợi một lần duy nhất. Ví dụ điển hình là streaming video trên youtube hoặc khi ghi đĩa DVD (đĩa DVD mà ghi phải đợi dữ liệu từ HDD thì hỏng).



LeThanhTung (I11C)

Tổng số bài gửi : 50
Join date : 28/08/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty Biên dịch và thông dịch

Bài gửi  LeThanhTung (I11C) 1/3/2012, 23:08

Thông dịch(Interpretation) còn gọi là sự thông dịch, còn trình thông dịch (Interpretor) là một trình thông dịch ngôn ngữ. Trong thông dịch thì mã nguồn không được dịch trước thành ngôn ngữ máy mà mỗi lần cần chạy chương trình thì mã nguồn mới được dịch để thực thi từng dòng 1 (line by line). Tất cả các ngôn ngữ không biện dịch ra mã máy điều phải sử dụng trình thông dịch (PHP, WScripts, Perl, Linux Shell, Python....). Các ngôn ngữ theo trình thông dịch thường được gọi là script (kịch bản).
-Ưu điểm:
+ Phát triển nhanh chóng.
+ Có thể chỉnh sửa mã nguồn bất kỳ khi nào.
+ Mạnh xử lý cú pháp.
+ Uyển chuyển mềm dẻo, ràng kiểu dữ liệu không chặt chẽ.
+Có thể chạy trên mọi nền tảng (flatform, hệ điều hành) nếu có trình thông dịch tương ứng, tại vì không phải là ngôn ngữ máy(chỉ là file văn bản) nên không bị phụ thuộc vào HDH, tiêu biểu là Perl, PHP, Python.
-Nhược điểm:
+ Tại vì do là ngôn ngữ thông dịch chạy line by line nên nên ngôn ngữ thông dịch không hỗ trợ đa luồn (multi thread), giao dịch (transaction).... nên ngôn ngữ trình thông dịch chủ yếu là dùng ở mức độ font-end .
+ Cũng do chạy line by line nên tốc độ thực thi không nhanh bằng các chương trình viết bằng ngôn ngữ biên dịch (C, C++, VB...) đã chuyên trực tiếp ra ngôn ngữ máy.
Biên dịch(Compilation). Chương trình được viết được biên dịch ra thành ngôn ngữ máy trên một HDH xác định trước và chỉ chạy trên HDH đó.
-Ưu điểm:
+ Ràng buộc chặc chẽ về kiểu trong ngôn ngữ.
+ Hỗ trợ các tính năng đa tuyến, transtion.
+ Do đã biên dịch phụ thuộc vào hệ điều hành nên ct có thể tận dụng toàn bộ các tính năng đặc trưng của hdh.
+ Tốc độ thực thi tốt.
+ Bảo mật tốt (không thể xâm phạm mã nguồn làm thay đổi chức năng của chương trình)
-Nhược điểm:
+ Sau khi biên dịch ra ngôn ngữ máy thì chỉ có thể chạy trên một HDH xác định.



LeThanhTung (I11C)

Tổng số bài gửi : 50
Join date : 28/08/2011

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty Phân biệt giữa thông dịch và biên dịch? cho ví dụ trong đời thường?

Bài gửi  TranMinhTuan143(I12A) 2/3/2012, 08:07

1. Thông dịch :
_ Kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn
_ Chuyển đổi câu lệnh đó thành một hay nhiều câu lệnh tương ứng trong ngôn ngữ máy
_ Thực hiện các câu lệnh vừa chuyển đổi

2. Biên dịch :
_ Duyệt, phát hiện lỗi, kiểm tra tính đúng đắn của các câu lệnh trong chương trình nguồn
_ Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy tính và có thể lưu trữ đẻ sử dụng lại khi cần thiết

VD đời thường
_ Trong cuộc họp có 2 người nước ngoài muốn nói chuyện với nhau nhưng họ không biết tiếng của nhau. Vậy để nói chuyện được họ cần phải có người thông dịch để có thể hiểu đối phương nói cái gì (Thông dịch)

_ Trong cuộc họp ở 1 công ty đa quốc gia các nhân viên là người của nhiều nước nên họ không thể đọc được bản báo cáo của một người nào đó khác quốc gia của họ. Vậy để mọi người đọc được thì bản báo cáo đó sẽ được dịch ra và biên tập lại thành từng thứ tiếng khác nhau và gửi cho các thành viên trong cuộc họp đó đọc (Biên dịch)

TranMinhTuan143(I12A)

Tổng số bài gửi : 38
Join date : 22/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty 1 số điều cần biết về Driver máy tính

Bài gửi  phamduyI12A 2/3/2012, 09:26

- Mỗi khi máy tính khởi động, hệ điều hành sẽ bắt đầu việc kiểm tra các thiết bị phần cứng của máy, và để giúp cho hệ điều hành có thể giao tiếp với phần cứng của máy tính, chúng ta cần có driver.
- Driver có nhiệm vụ thông dịch cho phần cứng và hệ điều hành, nếu không có driver hoặc driver không đúng với thiết bị, thì lẽ dĩ nhiên hệ điều hành sẽ không thể nhận ra được các thiết bị phần cứng, từ đó dẫn tới việc phần cứng đó không sử dụng được.
- Ngày nay, Microsoft đã tính hợp một số lượng dữ liệu driver khá lớn cho hệ điều hành Windows, đôi khi với những thiết bị quá mới hoặc bạn cập nhật sai driver vẫn dẫn tới việc phần cứng không sử dụng được.
- Có một số ý kiến cho rằng, nếu việc cài đặt và cập nhật cho driver là quá phức tạp, thì ta nên sử dụng hẳn driver mặc định đã cài cho máy. Nhưng điều ấy thật sự không phải là cách giải quyết tối ưu.

- Các bạn hoàn toàn có thể làm hỏng driver của các thiết bị khi vô tình xóa chúng mà không hề hay biết, hoặc nếu máy tính của bạn bị virus tấn công và xóa đi những thiết lập driver của bạn thì việc cài đặt và cập nhật lại driver là một điều tất nhiên. Hi hữu vẫn bắt gặp một vài trường hợp driver chạy không ổn định do lỗi từ phía nhà sản xuất và chính lúc đó bạn phải bắt tay vào việc cập nhật một bản driver mới thích hợp cho máy tính của mình. Như vậy bạn đã phần nào định hình cũng như nắm bắt được những thông tin liên quan đến driver.

- Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu đến những phướng pháp cũng như thủ thuật nhằm cài đặt cũng như cập nhật driver. Nếu lần đầu mua máy tính, nơi cung cấp máy tính sẽ cái đặt đầy đủ các yêu cầu cần thiết cho máy tính của các bạn. Điều cần chú ý ở đây đó là việc gìn giữ và bảo quản đĩa driver được cung cấp. Đã có một số trường hợp người dùng máy tính bảo quản đĩa driver không kỹ dẫn tới việc đĩa bị hư hỏng không còn dùng được nữa.
- Vậy nếu bạn vô tình làm mất đĩa driver hay làm hỏng driver mà không có đĩa driver để cài lại bạn sẽ làm thế nào?
+ cách 1: vào website của các hãng sản xuất linh kiện máy tính của bạn và nhập thông số sản phẩm vào sẽ tìm được.
+ cách 2: nếu cách 1 không hiệu quả thì mình xin giới thiệu vài website uy tín chuyên cung cấp các diver
---->http://www.pcdrivers.com/ , http://www.driverguide.com/ hay http://www.rootvn.net/ .

- Với những trường hợp mong muốn cập nhật phiên bản mới nhất của driver nhằm sữa lỗi cũng như cải thiện hiệu quả làm việc của phần cứng thì sao? Trước hết, bạn nên tạo một Restore Point cho hệ thống, đây là một biện pháp an toàn dành cho hệ thống của bạn. Với Restore Point, bạn có thể yên tâm nâng cấp driver cho PC của mình, vì nếu nâng cấp driver thất bại bạn hoàn toàn có thể khôi phục lại những thiết lập hệ thống ban đầu. Cách làm như sau: Truy cập vào System Properties chọn thẻ System Protection sau đó lựa chọn nút Create để bắt đầu tiến trình cài đặt Restore Point cho hệ thống.

Thế là bạn có thể yên tâm làm việc với chiếc PC của mình mà không lo về khoảng hỏng vặc của thiết bị do phần mềm. Hy vọng chút ý kiến lượm lặt này có thể giúp các bạn. What a Face

phamduyI12A

Tổng số bài gửi : 20
Join date : 19/02/2012
Age : 34
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty Remote Desktop 1 số cách cấu hình

Bài gửi  phamduyI12A 2/3/2012, 09:38

- Remote Desktop cung cấp truy cập cho việc truy cập từ một máy tính nội hạt chạy hệ điều hành Windows XP cho đến bất cứ một máy tính ở xa . Remote Desktop trong Windows XP là phiên bãn mở rộng của Terminal Service Windows 2000 . Remote Desktop trên Windows XP thực hiện việc truy cập từ xa từ một máy tính nội hạt đến máy tính ở xa ở bất kỳ nơi nào trên thế giới . Sử dụng Remote Desktop bạn có thể kết nối đến mạng máy tính văn phòng và truy cập đến tất cã các ứng dụng của bạn . Remote Desktop là nền tãng của Terminal Service .

Remote Desktop bao gồm các phần sau :
- Giao thức Remote Desktop
- Phần mềm Client : Remote Desktop Connection và Remote Desktop Web Connection

Tóm lại khi sử dụng Remote Desktop bạn phải làm như sau :
- Bật Remote Desktop trong Windows XP Professional
- Kích hoạt người dùng để kết nối với máy tính ở xa chạy hệ điều hành Windows XP Professional .
- Cài đặt phần mềm Remote Desktop Connection cho máy tính Client
- Cài đặt Remote Desktopm Web Connection (nếu máy tính Client không chạy hệ điều hành Windows XP)

- Bật Remote Desktop trong Windows XP Professional
Khi bạn cài đặt Windows XP , Remote Desktop mặc định được vô hiệu hóa (tắt) . Bạn cần bật Remote Desktop trước khi bạn có thể sử dụng nó để kết nối máy tính từ xa .
Đăng nhập vào quyền Administrator
Nhấn chuột phải vào MyComputer chọn Properties . Trong System Properties bạn chọn thanh Remote chọn mục Allow users to connect remotely to this computer . Logoff hoặc khởi động lại máy tính .

Cho phép người dùng kết nối đến máy tính chạy Windows XP Professional
Để truy cập từ xa máy tính Windows XP của bạn , bạn phải là thành viên của nhóm Administrator hoặc nhóm Remote Desktop Users . Trong Windows XP bạn có thể thêm một hay nhiều người dùng đến nhóm Remote Desktop Users . Thêm người dùng vào nhóm Remote Desktop Users
Đăng nhập vào máy tính Windows XP với quyền Administrator .
Nhấn chuột phải vào MyComputer chọn Properties . Trong System Properties chọn Properties . chọn tiếp Remote . Chọn Select Remote Users .
Trong hộp thoại Remote Desktop Users nhấn Add . trong hộp thoại Select Users , ở mục Name bạn nhập User mà bạn muốn thêm vào

Chọn một người dùng nào đó mà bạn muốn thêm vào và nhấn OK .
Cài đặt phần mềm cho Client . Để thiết lập Remote Desktop Client việc đầu tiên cần cài đặt Remote Desktop Connection (hoặc Terminal Services Client) . Máy tính của bạn có thể kết nối với máy tính từ xa bằng mạng LAN , WAN , kết nối dialup hoặc kết nối Internet .

Lưu ý : Terminal Services client sử dụng port 3389 TCP cho việc truyền thông với máy tính từ xa

Danh sách các phiên bãn phần mềm client cho các hệ điều hành khác nhau .

Windows XP (all versions) Remote Desktop Connection : Start - Programs chọn Accessories/Communications chọn tiếp Remote Desktop Connection

Windows 2000 Professional : Remote Desktop Connection Cài đặt từ đĩa CD Windows XP .

Microsoft® Windows® 2000 Server Terminal Services Client : Vào Start- Programs chọn Terminal Services ClientRecommended

Windows 95 and Windows 98 : Remote Desktop Connection , cài đặt từ đĩa CD Windows XP .

Windows NT 4.0 : Remote Desktop Connection , cài đặt từ đĩa CD Windows XP .

- Cài đặt Remote Desktop Connection

Cho máy tính client chạy hệ điều hành từ Windows 2000 trở xuống , bạn cần cài đặt Remote Desktop Connection từ đĩa cài đặt hệ điều hành Windows XP Professional .
Đặt đĩa CD Windows XP vào chọn Perform Additional Tasks và chọn mục Set up Remote Desktop Connection. Trong mục Remote Desktop Connection-Install Shield Wizard làm hướng dẫn ở màn hình giới thiệu cho đến khi việc cài đặt hoàn tất .

- Cài đặt Remote Desktop Web Connection

Remote Desktop Web Connection là một ứng dụng Web bao gồm các điều khiển ActiveX chẳng hạn các trang ASP và HTML . Khi Remote Desktop Web Connection được triển khai trên một Web Server nào đó . Nó cho phép người dùng kết nối đến máy tính Windows XP Professional bằng cách sử dụng trình duyệt Internet Explorer .

Trường hợp nếu Remote Desktop Connection hoặc phần mềm Terminal Services Clients không được cài đặt trên máy tính của người dùng cần kết nối . Cài đặt nó trong Add/Remove Program .
Khi bạn cài đặt Remote Desktop Web Connection , những tập tin mặc định được chép đến thư mục %systemroot%\Web\Tsweb của Web server .
Bạn có thể sử dụng bao gồm các trang (default.html và connect.asp) hoặc thay đổi chúng để cần cho các ứng dụng của bạn .
Remote Desktop Web Connection yêu cầu máy tính client có giao thức TCP/IP hoặc trên một mạng , sử dụng trình duyệt Internet Explorer 4.0 trở lên . Khi một người dùng truy cập đến 1 trang web trên IIS Server thì nó sẽ nhúng điều khiển ActiveX client , điều khiển này được tải từ máy tính client và được lưu trữ trong Internet Explorer .

Mặc dù IIS Server bắt buộc download điều khiển ActiveX đến máy tính client , IIS Server không kết nối đến với máy tính từ xa sử dụng hệ điều hành Windows XP ở bất cứ thời gian nào khi bạn sử dụng Remote Desktop Web Connection . Mặc định máy tính client phải kết nối đến máy tính từ xa thông qua giao thức TCP/IP .





Thiết lập phiên làm việc Remote Desktop

Sau khi cài đặt phần mềm client thích hợp cho máy tính client , bạn có thể connect đến máy tính từ xa . Bạn có thể thiết lập một phiên làm việc với máy tính sử dụng hệ điều hành Windows XP Professional bằng cách sử dụng một trong hai phương thức sau : Remote Desktop Connection và Remote Desktop Web Connection

Sử dụng Remote Desktop Connection - Tạo một kết nối mới

Vào Start – Programs chọn Accessories và khi đó chọn mục Communications chọn Remote Desktop Connection .
Trong hộp thoại Remote Desktop Connection , ở mục Computer bạn nhập địa chĩ IP của máy tính chạy hệ điều hành Windows XP . Nhấn Connect . trong hộp thoại Log On Windows nhập username , password và domain (nếu được yêu cầu) và nhấn OK . Trong Remote Desktop Connection , bạn có thể cấu hình cho phiên làm việc của Remote Desktop .

Chức năng cho phép trên Remote Desktop Connection - Sử dụng Remote Desktop Web Connection

Để sử dụng Remote Desktop Web Connection , bạn cần phải chắc chắn rắng Web Server của bạn phải chạy . Máy tính client phải có kết nối mạng và sử dụng trình duyệt Internet Explorer 4.0 .

Để kết nối một máy tính từ xa bằng cách sử dụng Remote Desktop Web Connection

Trên máy tính client bạn mở trình duyệt Internet Explorer, trong thanh Address nhập URL (Uniform Resource Locator) cho thư mục chính của Webserver của Remote Desktop Web Connection (mặc định thư mục này là /Tsweb/) . Ví dụ nếu website của bạn có đăng ký DNS server gọi là msdn , vậy trong mục Address bạn nhập vào như sau : http://msdn/tsweb/ và nhấn Enter . Trong trang Remote Desktop Web Connection , ở mục Server bạn nhập tên máy tính từ xa mà bạn cần kết nối và nhấn Connect .

Bảo mật và mã hóa trong Remote Desktop

Bạn có thể tăng tính năng bảo mật cho một phiên làm việc trên Remote Desktop bằng cách sử dụng bất kỳ hoặc tất cã các phương thức sau :

Thiết lập mức độ mã hóa

Mã hóa dữ liệu có thể bảo vệ dữ liệu của bạn bằng cách mã hóa nó trên đường truyền thông giữa client và máy tính sử dụng Windows XP Professional . Bảo vệ mã hóa đề phòng việc rủi ro dữ liệu truyền đi bị ngăn chặn một cách trái phép . Mặc định phiên làm việc Remote Desktop được mã hóa ở mức cao nhất của bảo mật cho phép (sử dụng 128 bit) .
Tuy nhiên , một vài phiên bãn cũ của phần mềm Terminal Services client không hỗ trợ mức mã hóa này . Bạn có thể thiết lập mức độ mã hóa của kết nối mục đích nhằm gởi và nhận dữ liệu ở mức mã hóa cao nhất hỗ trợ bởi client . Có hai mức mã hóa được cho phép : High và Client Compatible .

High. Mức High mã hóa dữ liệu gởi từ client đến máy tính từ xa và từ máy tính từ xa đến client bằng cách sử dụng mã hóa mạnh đến 128 bit . Sử dụng mức này nếu bạn chắc chắn máy tính client của bạn hỗ trợ mã hóa 128 bit (ví dụ nếu nó chạy trên Windows XP Professional) . Clients không hỗ trợ mức mã hóa này sẽ không được nối kết .

Client Compatible. Mức mã hóa dữ liệu Client Compatible gởi giữa client và máy tính từ xa ở khóa từ client . Sử dụng mức này nếu máy tính client của bạn không hỗ trợ mã hóa 128 bit . bạn có thể thiết lập mức độ mã hóa của kết nối giữa client và máy tính từ xa bằng cách cho phép chức năng Set client connection encryption level Properties trong thiết lập Terminal Services Group Policy.

Cho phép xác nhận thẩm quyền cho mật khẩu ở thời gian đăng nhập
Để tăng cường bảo mật cho một phiên làm việc Remote Desktop qua Internet , bạn phải giới hạn chức năng bỏ qua mật khẩu tự động .
Để làm điều này bạn có thể bật chức năng Always prompt client for password trong Terminal Services Group Policy .Khi thiết lập được cho phép , bạn phải cung cấp mật khẩu của bạn trong hộp thoại Windows Logon bất cứ lúc nào khi bạn bắt đầu một phiên làm việc với Remote Desktop .

Ngoài ra bạn nên tắt các chức năng sau trong Terminal Services Group Policy : Do not allow clipboard redirection , Do not allow printer redirection , Do not allow drive redirection.

Sử dụng Group Policy với Remote Desktop

Trong Windows XP Professional, bạn có thể sử dụng Group Policy để thiết lập cấu hình kết nối Remote Desktop , thiết lập chính sách người dùng và quãn lý phiên làm việc Remote Desktop . Để cấu hình chính sách cho người dùng bạn phải là người có quyền Administrator hoặc quyền tương đương .

Cho phép Group Policy trên máy tính cá nhân .

Để thiết lập cấu hình chính sách Terminal Services cho máy tính cá nhân hoặc người dùng của máy tính đó bạn mở Group Policy để thay đổi Local Group Policy. Chính sách nhóm Terminal Services mặc định không được cấu hình . Bạn có thể cấu hình cho Group Policy bằng lựa chọn disabled hoặc enabled.

Truy cập Terminal Services Group Policy
Vào Start – Run gõ mmc nhấn OK . Trong menu File bạn chọn Add/Remove Snap-in . Trong hộp thoại Add/Remove Snap-in bạn nhấn Add . Chọn Group Policy , nhấn Add và chọn Finish .
Trong hộp thoại Add Standalone Snap-in chọn Close . Trong Add/Remove Snap-in dialog box nhấn OK . Trong Console pane bạn chọn tiếp Computer Configuration chọn Administrative Templates chọn Windows Components và chọn Terminal Services .

Việc thực hiện trên Remote Desktop bạn phải gặp vấn đề như : yêu cầu máy chũ (ở nhà) phải cài đặt Windows XP Professional ở trên . Nếu máy chũ bạn sử dụng hệ điều hành Windows 2000 trở xuống thì bạn phải nhờ đến công cụ sau :

Ngoài ra để tìm hiểu bảo mật bạn nên tham khảo tài liệu về xây dựng các tập tin mẩu bảo mật (Security Templates) - Điều đầu tiên học bảo mật trên Windows Server, kiểm tra dịch vụ và port cấu hình thiết lập Administrative Template trong Group Policy Object (GPO) , kiểm toán chế độ bảo mật trên Windows Server , Authorization and Access Control , sử dụng công cụ Microsoft Baseline Security Analyzer (MBSA) để dò tìm lỗ hồng từ đó cập nhật Hotfix và đề ra phương pháp phòng chống , dùng Systems Management Server (SMS) để chuẩn đoán từ xa , thường xuyên kiểm tra Event Log để kiểm tra phần mềm , phần cứng bị lỗi và giám sát các sự kiện bảo mật cho Windows từ đó phát hiện sự cố không mong muốn trên server của mình .

phamduyI12A

Tổng số bài gửi : 20
Join date : 19/02/2012
Age : 34
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty Tại sao 1 máy sử dụng USB 3G không remote Desktop được với PC?

Bài gửi  phamduyI12A 2/3/2012, 09:44

- Vì modem nối với PC sử dụng IP quốc tế nên có thể Remote được tới tất cả các PC trên thế giới .
- Còn IP của 3G là IP của máy chủ PROXY của các ISP nên bị quản lý .
P/S: ISP ( Internet Service Provider ) .

phamduyI12A

Tổng số bài gửi : 20
Join date : 19/02/2012
Age : 34
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty Re: Thảo luận Bài 3

Bài gửi  LamTheTong_I12C 2/3/2012, 10:07

BẠN TẠO 1 FILE COPY.BAT
CÂU LỆNH COPY:
COPY (VỊ TRÍ FILE) (VỊ TRÍ CẦN COPY TỚI)

VD:
CÓ FILE ABC.TXT TRONG Ổ D:\ MUỐN COPY SANG Ổ C:\
DÙNG NOTEPAD TẠO 1 FILE COPY.TXT SAVE DẠNG ANSI COPY DÒNG NÀY VÀO FILE COPY

Code:
COPY D:\ABC.TXT C:\


SAU ĐÓ BẠN SỬA PHẦN ĐUÔI FILE COPY.TXT THÀNH COPY.BAT
CLICK CHẠY FILE COPY.BAT XEM KẾT QUẢ.

TỪ ĐÓ CÓ THỂ ỨNG DỤNG RỘNG RA NHƯ VIẾT FILE AUTORUN ĐỂ CHẠY CÁC FILE BAT VÀ CÁC FILE EXE KHÁC. (MẤY ANH VIRUS VỚI DIỆT VIRUS THÍCH CÁI NÀY Very Happy)

CHÚC BẠN THÀNH CÔNG. cheers


Tôi làm theo các bước này mà vẫn không thực hiện được, hơn nữa nếu làm như vậy cũng chỉ dừng lại ở mức copy bằng lệnh chứ chưa tự động copy vào thời điểm nào đó. Bạn giúp lại vấn đề này được không?

LamTheTong_I12C

Tổng số bài gửi : 6
Join date : 16/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty Khái niệm về Bộ đệm, hiện tượng tràn bộ nhớ đệm và tình trạng thắt cổ chai ?

Bài gửi  TranMinhTuan143(I12A) 2/3/2012, 11:29

TRẢ LỜI:
Khái niệm về Bộ đệm
- Bộ đệm (BUFFER) hay bộ nhớ đệm là vùng nhớ tạm trong khi chờ đến lượt vì CPU và các thiết bị khác không làm việc cùng tốc độ, HDH thì xử lý các tiến trình có chia thời gian. Do đó cần có bộ đệm để chứa tạm thời. Bộ đệm hoạt động theo cơ chế FIFO.
VD: 1. Khi ghi dữ liệu lên ổ cứng hoặc đọc dữ liệu từ ổ cứng cũng cần Buffer.
2. Khi hai máy tính truyền dữ liệu cũng cần Buffer…
- Lỗi tràn bộ đệm là một điều kiện bất thường khi một tiến trình lưu dữ liệu vượt ra ngoài biên của một bộ nhớ đệm có chiều dài cố định. Kết quả là dữ liệu đó sẽ đè lên các vị trí bộ nhớ liền kề. Dữ liệu bị ghi đè có thể bao gồm các bộ nhớ đệm khác, các biến và dữ liệu điều khiển luồng chạy của chương trình (program flow control).
Hiện tượng tràn bộ nhớ đệm và tình trạng thắt cổ chai
Hiện tượng tràn bộ đệm xảy ra khi ta copy một xâu (char[]) dài vào một xâu được khai báo với kích thước nhỏ, trong chương trình C/C++, và sử dụng các hàm copy xâu không kiểm tra biên như strcpy(), gets()... Khi đó toàn bộ xâu nguồn với kích thước lớn sẽ được ghi đè lên xâu đích kích thước nhỏ, tràn qua phần bộ nhớ được cấp phát cho xâu đích và ghi đè lên các giá trị khác đang được lưu trong stack như biến nội bộ, địa chỉ trả về của chương trình hiện tại (Return address)...

một chương trình ví dụ bị tràn bộ đệm:
... void f(char * source) { int i = 1;
char buffer[16]; strcpy(buffer, source); } ... f(a_very_big_string); ...

Tuỳ theo độ dài và nội dung của xâu nguồn mà hậu quả của việc tràn bộ đệm buffer[16] ở trên có thể là:

-biến i bị thay đổi giá trị.

-return address cua f() bi thay đổi giá trị, do dó, khi f chạy xong, thay vì quay về chương trình đã gọi f(), chương trình lại nhảy đến địa chỉ là giá trị mới của return address, coi đó là mã chương trình và chạy. Kết quả là chương trình bị crash hoặc có những biểu hiện không bình thường.

Thông thường, hacker đưa một đoạn mã máy (gọi là shellcode) vào đầu xâu a_very_big_string, cuối xâu là địa chỉ của xâu đó trong bộ nhớ chương trình. Mục đích là để khi hiện tượng tràn bộ đệm xảy ra, return address của f() sẽ bị ghi đè bởi địa chỉ của shellcode. Kết quả là sau khi f() kết thúc, shellcode sẽ được chạy. Shellcode chính là đoạn mã máy chứa các lệnh phá hoại, hoặc lệnh tạo ra một command shell trong Unix/Linux.

TranMinhTuan143(I12A)

Tổng số bài gửi : 38
Join date : 22/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty So sánh Remote Desktop với 1 số phần mềm của hãng thứ 3

Bài gửi  HUYNHMINHHAI(I12A) 2/3/2012, 12:20

Dưới đây là một số quan điểm về so sánh giữa Remote Desktop Connection và một số phần mềm hỗ trợ Remote Destop của các hãng thứ 3 như VNC, Teamviewer, LogmeIn, ... của cá nhân mình.
* Về sự đơn giản hóa:
- Với Remote Desktop Connection của Windows, mặc định đã được đóng gói đi kèm khi bạn cài đặt Windows nhưng để hoạt động được bạn cần phải biết cách bật (Enable) chức năng Remote Desktop Connection, sau đó Add User được phép truy cập qua Remote Desktop Connection vào, sau đó còn quan tâm đến việc Firewall của Windows đã cho phép Remote Desktop Connection đi qua chưa? Phải NAT port (mở cổng) của Remote Desktop Connection trên Modem (hoặc Router) để cho phép truy cập Remote Desktop Connect từ WAN vào. Kế nữa là phải giải quyết vấn đề IP, nếu là IP WAN của mình là IP tĩnh thì chẳng nói làm gì, nhưng IP động cần phải nhờ đến sự trợ giúp của phần mềm cập nhật IP. Và điều này dĩ nhiên bạn sẽ cần phải có một chút kiến thức về Mạng máy tính.
-Các phần mềm của hãng thứ 3 khi khai thác nó rất đơn giản, ta chỉ cần lên trang chủ của các hãng phần mềm đó download phần mềm về (Với LogmeIn bạn cần đăng kí tài khoản và add Computer Name của bạn vào) và cài vào máy là có thể sử dụng với LAN, WAN ngay.
--> Kết luận ở khía cạnh này thì phần mềm hỗ trợ Remote Desktop của hãng thứ 3 ăn đứt chức năng Remote Desktop Connection của Windows.
* Về vấn đề truy xuất:
- Remote Desktop hoạt động theo hình thức connect điểm - điểm.
- Phần mềm của hãng thứ 3 truy xuất theo hình thức điểm - trung gian - điểm.
--> Kết luận: ở khía cạnh truy xuất và thao tác trên Remote Desktop Connection nhanh hơn khi phải sử dụng phần mềm của hãng thứ 3.
* Về vấn đề an toàn - bảo mật:
- Remote Desktop Connection của Windows là một sự liên hệ trực tiếp từ máy Client đến Server, không qua trung gian nên vấn đề bảo mật và an toàn thông tin sẽ cao hơn. Nếu cần sự bảo mật hơn nữa chúng ta có thể sử dụng hình thức đổi port default (cổng mặc định) của chức năng Remote Desktop Connections trên Windows.
- Phần mềm hỗ trợ Remote Desktop của hãng thứ 3 tất nhiên dữ liệu của bạn sẽ không còn được an toàn khi các gói tin gửi đi, nhận về của bạn sẽ phải lưu đậu ở một nơi trung gian trước khi tới tay của bạn.
--> Kết luận: Về khía cạnh này thì chức năng Remote Desktop Connection của Windows lại hơn hẳn phần mềm hỗ trợ của hãng thứ 3. Đây thực sự là vấn đề cực kì quan trọng trong vấn đề An toàn thông tin (Security).

* Về vấn đề chi phí:
- Remote Desktop Connection là phần mềm (nói chính xác là chức năng) của Windows hỗ trợ miễn phí cho người dùng hệ điều hành Windows của Microsoft.
- Một số hãng phần mềm yêu cầu bạn phải trả một khoản phí để được sử dụng chức năng đầy đủ của phần mềm hỗ trợ Remote Desktop. Tuy nhiên vẫn có đâu đó những phần mềm miễn phí như Teamviewer phiên bản Personal.
--> Kết luận: Về khía cạnh này thì hai bên sàn sàn nhau, nhưng tính chi li ra thì Remote Desktop Connection vẫn hơn phần mềm của hãng thứ 3.

* Về vấn đề hỗ trợ đa chức năng:
- Phần mềm Remote Desktop của hãng thứ 3 có thể hỗ trợ bạn nhiều chức năng hơn remote desktop như VoIP, chat, chia sẽ dữ liệu thông qua phần mềm, trình chiếu - diễn xuất.
- Chức năng Remote Desktop Connection của Windows đơn thuần chỉ là Remote Desktop nhưng nếu bạn cần chương trình diễn xuất - trình chiếu, bạn hãy sử dụng công cụ Remote Assitant của Windows (Nằm ngay bên trên Remote Desktop Connection). Bạn cần chat với phía đối phương, bạn hãy sử dụng công cụ Windows Messenger, chia sẽ dự liệu bạn có thể sử dụng VPN của Windows, ... Nói chung là các phương tiện đi kèm của Windows có đầy đủ khả năng phục vụ đầy đủ chức năng của phần mềm hãng thứ 3 tuy nhiên nó rời rạc hơn vì các Remote Desktop Connection, Remote Assitant, Windows Messenger là các chức năng của Windows.
--> Kết luận: Ở khía cạnh này thì phần mềm của hãng thứ 3 có vẻ nhỉnh hơn Remote Desktop Connection của Windows.

* Về vấn đề hỗ trợ đa cửa sổ cùng hoạt động:
- Remote Desktop Connection có khả năng hỗ trợ đa cửa sổ Remote đến một số lượng máy trong cùng một mạng nhưng để làm được điều này, bạn cần phải thay đổi port mặc định của Remote Desktop Connection ở từng máy Remote Server. Điều này sẽ hơi khó khăn với những người không quen làm.
- Các phần mềm hỗ trợ của hãng thứ 3 thì đơn giản hơn vì khi cài phần mềm vào mỗi máy thì nó sinh ra một ID riêng và các máy tính phân biệt nhau qua ID này để Remote đến.
--> Kết luận: ở khía cạnh này thì các phần mềm hỗ trợ của hãng thứ 3 lại có phần nhỉnh hơn so với chức năng Remote Desktop Connection của Windows.

+KẾT LUẬN CHUNG:
- Nếu bạn là một người khai thác về lĩnh vực IT thì điều chúng ta quan tâm là tính AN TOÀN & BẢO MẬT THÔNG TIN cùng với sự truy xuất và thao tác nhanh, do đó tôi khuyên bạn nên sử dụng Remote Desktop Connection của Windows, đồng thời sử dụng Remote Assitant.
- Nếu bạn là một người không khai thác lĩnh vực Công nghệ thông tin, bạn có thể sử dụng phần mềm hỗ trợ Remote Desktop của hãng thứ 3 vì sự tiện lợi của nó.

HUYNHMINHHAI(I12A)

Tổng số bài gửi : 18
Join date : 22/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty Thảo luận : Hệ điều hành Linux có gì ưu điểm gì ?

Bài gửi  Nguyen Sy Hung I12A 2/3/2012, 13:51

ƯU ĐIỂM
1. Hoàn toàn miễn phí.
Tuy vẫn phải trả một khoảng tiền nhất định nào đó, nhưng số tiền đó chi cho tài liệu hướng dẫn, driver, hỗ trợ kỹ thuật . . . chứ không phải chi phí về bản quyền sử dụng. Nếu không muốn tốn tiền, bạn có thể tải về Linux và các ứng dụng ngay trên Web của các nhà phân phối mà chẳng mất đồng nào (Tất nhiên là vẫn phải trả tiền Internet chứ he he).
2. Uyển chuyển.
Các nhà phân phối Linux có thể chỉnh sửa môi trường hoạt động ủa Linux cho phù hợp với yêu cầu riêng của từng đối tượng người dùng.
3. Độ an toàn cao.
Vì là phần mềm mã nguồn mở nên khi có lỗi phần mềm thì chỉ sau 24h là đã có thể khắc phục được. Người dùng có thể tải về bản sửa lỗi có săn trên mạng.
Mặt khác, các tay viết Virus thường không coi Linux là đối tượng của họ he he.
4. Hướng dẫn sử dụng khá phong phú.
5. Hệ điều hành chạy thống nhất trên mọi hệ thống phần cứng.
Cho dù đến nay có nhiều phiên bản Linux được nhiều nhà phân phối khác nhau phát hành nhưng tất cả đều hoạt động bình thường trên các loại CPU khác nhau của Intel, từ Intel 486 đến các Pentium mới nhất.
KHUYẾT ĐIỀM
1. Người dùng phải thành thạo.
Các này hẳn là khó chịu nhất nè.
Trình tự cài đặt tự động, giao diện thân thiện với người dùng chỉ giảm nhẹ phần nào sự phức tạm trong quá trình cài đặt phần mềm, tinh chỉnh màn hình, card âm thanh, card mạng, . . . Đôi khi những công việc này bắt buộc bạn phải thao tác từ những dòng lệnh cực kỳ "bí hiểm", nhàm chán và rất dễ nhầm lẫn (Trong khi HĐH Windows thì chỉ cần theo thông báo rồi Next. . .next . . . I gree . . . next ,. . . . Finish là xong ha ha ha).
Để cài đặt thành công, đôi khi bạn phải bỏ ra rất nhiều thời gian để tham khảo và nghiêng cứu tài liệu.
2. Phần cứng ít được hỗ trợ.
Tuy đã cố gắng rất nhiều, nhưng bộ Linux của họ vẫn chưa có đủ trình điều khiển cho tất cả các thiết bị phần cứng có trên thị trường.
3. Phần mềm ứng dụng chưa tinh xảo.
Các phần mềm ứng dụng trên Linux rất sẵn và không mất tiền, nhưng đa số không tiện dụng, không phong phú. Nhiều phần mềm ứng dụng thiếu các chức năng thông dụng, đặc trưng mà người dùng đã quen với Microsofr Office.
4. Thiếu chuẩn hóa.
Do Linux toàn miễn phí nên bất cứ ai thích đều có thể tự mình đóng gói, phân phối theo các của mình.
Có hàng chục nhà phân phối khácnhau trên thị truờng, người dùng trước khi cài đặt thường phải tự mình so sánh để tìm ra sản phẩm thích hợp.
5. Chính sách hỗ trợ khách hànf thiếu nhất quán và tốn kém.
Mặc dù không phải trả bản quyền, nhưng người dùng vẫn phải trả phi cho mỗi thắc mắc cần được giải đáp từ nhà phân phối, cho dù đó chỉ là gọi qua điện thoại.

Nguyen Sy Hung I12A

Tổng số bài gửi : 28
Join date : 15/02/2012
Age : 35

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty Remote Destop

Bài gửi  NguyenHaCamThu(I12A) 2/3/2012, 14:46

1. Bạn phải bật chức năng remote desktop để máy tính của bạn chấp nhận kết nối từ máy khác đến. Mở Control Panel, bấm vào System. Nếu bạn đang sử dụng Windows XP hay chọn tab Remote và sau đó kick vào Allow users to connect remotely to this computer. Nếu bạn đang sử dụng Windows Server 2003 thì sẽ hơi khác 1 chút ở cái tên: chọn tab Remote và sau đó kick vào ô Enable Remote Desktop on this computer. Sau đó bấm Ok.

2.Để sử dụng RDC, bạn mở hộp thoại Remote Desktop Connection: Bấm vào Start >> Programs (hoặc All Programs) >> Accessories >> Remote Desktop Connection
Bây giờ bạn có thể gõ tên miền hoặc địa chỉ IPcủa máy bạn định kết nối tới.
Có 3 lựa chọn:

- Don’t allow connection to this computer: sẽ cấm bất cứ ai định kết nối đến máy bạn sử dụng chức năng Remote Desktop.

-Allow connections from computers running any version of Remote Desktop: cho phép mọi người kết nối đến máy bạn.

-Allow connection only from computers running Remote Desktop with Network Level Authentication: chỉ cho phép những máy có sử dụng phiên bản Remote Desktop có chức năng NLA có thể kết nối đến. Vì vậy để đảm bảo tính bảo mật, tốt nhất bạn nên sử dụng phiên bản Windows mới nhất để tận dụng tính năng mới.
hoặc Bấm vào Start >> Run và gõ vào mstsc.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- ưu điểm của Remote desktop
- Bảo mật cao và nhanh, dể sử dụng vì nó có sẵn trên và tích hợp trên windows và chúng ta chỉ cận bật tính năng nó là sử dụng thôi.
- thuận lợi cho việc sử dụng trong mạng nội bộ của môt công ty hoặc cơ quan.
- Hacker không thể tấn công được.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ngoài ra hiện nay có những phần mềm hỗ trợ nhưng kém bảo mật hơn nhưng chức năng vẫn tương tự đó teamviewer.

NguyenHaCamThu(I12A)

Tổng số bài gửi : 22
Join date : 02/03/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty Lợi ích của máy ảo

Bài gửi  NguyenHaCamThu(I12A) 2/3/2012, 14:50

- Tính bảo mật cao do các máy ảo độc lập với nhau.Các tài nguyên vật lý được bảo vệ hoàn toàn vì các máy ảo có thiết bị ảo (một ổ đĩa ảo, thậm chí toàn bộ máy ảo thực tế chỉ là một tập tin của máy ảo vật lý).Có thể lấy từ internet về một chương trình lạ và thử vận hành trên máy ảo mà không sợ bị ảnh hưởng
(ví dụ: do virus)vì nếu có sao cũng chỉ hỏng máy ảo.
- dể phát triển hệ thống (system development) mà không sợ làm ảnh hưởng đến công việc toàn hệ thống máy đang vận hành.HĐh là chương trình phức tạp cần liên tục thử nghiệm, tinh chỉnh, hoàn thiện và nâng cấp.Có thể tiến hành phát triển hệ thống trên một máy ảo thay vì làm trên máy thực.

- Ví dụ: Khi ta download một chương trình nào trên Internet vể ta cho cài đặt và cảm thấy an toàn sau đó ta mới tiến hành cài đặt chương trình đó trên máy tính vật lý.
ví dụ 2: khi một chương trình nào có bản quyền có thời hạn sau khi hết hạn sử dụng phần mềm đó mà không cho ta cài lại phần mềm đó mà buột phải cài lại windows như vậy ta tiến hành cài chương trình phần mềm này trên máy ảo, nếu nó hết hạn thì ta sử dụng lại windows mới mà không cần phải setup lại mất thời gian.
Ví dụ 3: Khi ta tiến hành nâng cấp hệ điều hành thì ta tiến hành nâng cấp thử nghiệm trên máy ảo trước sau đó nếu thấy khả thi thì sau đó ta mới tiến hành nâng cấp windows trên máy thật.

NguyenHaCamThu(I12A)

Tổng số bài gửi : 22
Join date : 02/03/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty Sơ lược về VBScript

Bài gửi  NguyenHaCamThu(I12A) 2/3/2012, 15:00

VBScript (viết tắt của Visual Basic Script Edition) là một ngôn ngữ văn lệnh được thông dịch bởi Windows Script Host của Microsoft. Cấu trúc của nó phản ánh nguồn gốc của nó là một sự biến đổi của ngôn ngữ Visual Basic của Microsoft. Nó có được sự hỗ trợ quan trọng có lợi từ việc các nhà quản lý của Windows tìm kiếm một công cụ tự động mạnh hơn ngôn ngữ batch (được phát triển trong thập niên 1970).


VBScript được thông dịch bằng một phương tiện kịch bản là vbscript.dll, thứ có thể được gọi lên bởi phương tiện asp.dll trong môi trường web, wscript.exe trong môi trường đồ họa Windows, và cscript.exe trong môi trường dòng lệnh. Khi mã nguồn VBScript được chứa trong những tập tin đứng một mình, chúng được có kiểu dữ liệu đặc trưng là .vbs.

Khi được sử dụng trong trình duyệt, VBScript rất giống chức năng với JavaScript – nó tiến hành mã được ghi trong các tập tin HTML. VBScript có được sử dụng để tạo ra các ứng dụng HTML (có dạng .hta) yêu cầu Internet Explorer 5 hoặc mới hơn. Các nhà phát triển web có thể thích JavaScript cho các trình duyệt khác tốt hơn Internet Explorer.

NguyenHaCamThu(I12A)

Tổng số bài gửi : 22
Join date : 02/03/2012

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty Các thành phần hệ thống

Bài gửi  HuynhKhaiThien26(I12A) 2/3/2012, 17:07

Chúng ta có thể tạo ra một hệ thống lớn và phức tạp như hệ điều hành chỉ khi phân chia hệ điều hành thành những phần nhỏ hơn. Mỗi phần nên là một thành phần được mô tả rõ ràng của hệ thống, với xuất, nhập và các chức năng được định nghĩa cẩn thận. Tuy nhiên, nhiều hệ thống hiện đại chia sẻ mục tiêu hỗ trợ các thành phần hệ thống được liệt kê sau đây:

1 Quản lý quá trình

Một chương trình không làm gì trừ khi các chỉ thị của nó được thực thi bởi một CPU. Một quá trình có thể được xem như một chương đang thực thi, nhưng định nghĩa của nó sẽ mở rộng khi chúng ta khám phá chi tiết hơn. Một chương trình người dùng được chia thời chẳng hạn như một trình biên dịch là một quá trình. Một chương trình xử lý văn bản đang được thực thi bởi một người dùng trên một PC cũng là một quá trình. Một tác vụ hệ thống, như gởi dữ liệu xuất ra máy in cũng được xem là một quá trình. Bây giờ chúng ta có thể xem xét một quá trình là một công việc hay chương trình chia thời, nhưng chúng ta sẽ nghiên cứu khái niệm này tổng quát hơn trong các chương sau.

Một quá trình cần các tài nguyên xác định-gồm thời gian CPU, bộ nhớ, tập tin, các thiết bị xuất/nhập-để hoàn thành tác vụ của nó. Các tài nguyên này được cấp cho quá trình khi nó được tạo ra, hay được cấp phát tới nó khi nó đang chạy. Ngoài ra, các tài nguyên vật lý và luận lý khác nhau mà quá trình nhận được khi nó được tạo, dữ liệu khởi tạo khác nhau (hay nhập) có thể được truyền qua. Thí dụ, xem xét một quá trình có chức năng hiển thị trạng thái của một tập tin trên màn hình của một thiết bị đầu cuối. Quá trình này sẽ được cho dữ liệu vào là tên của tập tin, và sẽ thực thi các chỉ thị thích hợp và các lời gọi hệ thống đạt được và xuất trên thiết bị cuối thông tin mong muốn. Khi quá trình này kết thúc, hệ điều hành sẽ đòi lại bất cứ tài nguyên nào có thể dùng lại.

Chúng ta nhấn mạnh một chương trình chính nó không phải là một quá trình; một chương trình là một thực thể thụ động, như là nội dung của tập tin được lưu trên đĩa, trái lại một quá trình là một thực thể hoạt động, với một bộ đếm chương trình xác định chỉ thị kế tiếp để thực thi. Việc thực thi của quá trình phải là tuần tự. CPU thực thi một chỉ thị của quá trình sau khi đã thực thi một chỉ thực trước đó cho đến khi quá trình hoàn thành. Ngoài ra, tại bất kỳ thời điểm nào, tối đa một chỉ thị được thực thi cho quá trình. Do đó, mặc dù hai quá trình có thể được liên kết với cùng một quá trình, vì thế chúng được xem như hai chuỗi thực thi riêng. Thông thường có một chương trình sinh ra nhiều quá trình khi nó thực thi.

Một quá trình là một đơn vị công việc trong hệ thống. Một hệ thống chứa tập các quá trình, một vài quá trình này là các quá trình hệ điều hành (thực thi mã hệ thống) và các quá trình còn lại là các quá trình người dùng (chúng thực thi mã người dùng). Tất cả các quá trình này có tiềm năng thực thi đồng hành bằng cách đa hợp CPU giữa các quá trình.

Hệ điều hành có nhiệm vụ cho các hoạt động sau khi đề cập đến chức năng quản lý quá trình:

•Tạo và xoá các quá trình người dùng và hệ thống
•Tạm dừng và thực thi tiếp quá trình
•Cung cấp các cơ chế đồng bộ hoá quá trình
•Cung cấp các cơ chế giao tiếp quá trình
•Cung cấp cơ chế quản lý deadlock

HuynhKhaiThien26(I12A)

Tổng số bài gửi : 12
Join date : 16/02/2012
Age : 34
Đến từ : Long An

Về Đầu Trang Go down

Thảo luận Bài 3 - Page 4 Empty Re: Thảo luận Bài 3

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 4 trong tổng số 8 trang Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết